nqt

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


I
1



Album | Thơ | Tưởng Niệm | Nội cỏ của thiên đường | Sáng tác | Chuyện văn| Dịch thuật | Dịch ngắn | Đọc sách | Độc giả sáng tác |
 Giới thiệu | Góc Sài gòn | Góc Hà nội | Góc Thảo Trường| Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi |
Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự | Thư tín |
Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn| Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn |
Tiểu thuyết
| Lướt Tin Văn Cũ |
Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết| Chân Dung | Jennifer Video
 Thơ Mỗi Ngày|Viết mỗi ngày| Sách & Báo Mới
  Album

*


*

Bướm Vạn Tượng ngày nào của GCC

Trời ơi, sao bác miệt thị người Bắc dữ vậy, bác thù tới tận xương tủy, bác làm tôi nhớ đến đoạn 18, 19 Sách Sáng Thế (Cựu Ước) ông Abraham mặc cả với Chúa, nếu tìm ra được một người tốt trong thành phố Sodome-Gomorrhe thì xin Chúa tha cho thành phố khỏi bị hủy – nhưng không tìm ra được một ai... nên thành phố phải bị hủy.
Bác «lãng mạn» quá, cứ mong chờ có một cú ngoạn mục của các nhân tài.
Mong bác sức khỏe sống lâu để chờ ngày đó.

Tks

Bà bạn của Cô Dung của Gấu, cũng me Tây, có hai ông Tây là chồng, ở với mỗi ông nửa tháng. 1954, chắc cũng được 1 trong hai ông bảo lãnh, qua Tây. Nhớ, có 1 lần bà cô viết thư, kể, hai bà đi shopping, bà cô của Gấu, tay quặt sau lưng, có tí tiền, có ai đó gỡ tay bà, lấy tiền, tưởng là bạn mình, hóa ra không phải.
Đọc thư, Gấu thú thực, quá phục cái tay “ăn trộm” cực bảnh đó.
Khi Gấu đậu cái bằng Trung học đệ nhất cấp, bà mừng quá, viết thư về, ra lệnh, học tiếp. Thế là Gấu có quãng đời, là 1 tên học trò thực thụ, trọ học bên Thủ Thiêm, nhờ thế quen bạn Hàm. Tháng tháng tới nhà 1 người bà con của người bạn của bà cô, lấy tiền đóng tiền ăn, tiền học.
Cả hai bà me Tây chắc là có ý muốn Gấu làm rể nhà này, vì có lần Gấu nhìn thấy 1 cô gái đi lại trong nhà.
Nhưng rõ ràng là cái quá khứ me Tây của bà bạn của cô Gấu làm hỏng cái sự gán ghép đó. Bởi là vì, cái gia đình đó rất ư là bực mình, 1 lần Gấu đến lấy tiền, chắc là sau khi rõ ý định của bà me Tây bà con của họ.
Họ tởm Gấu như tởm bà me Tây của gia đình họ, y chang dòng họ Gấu tởm bà cô của Gấu.
Lẽ tất nhiên, họ đều không tởm tiền của những me Tây như vậy.
Những chuyện như thế, ở cái xứ Bắc Kít, bây giờ vẫn xẩy ra. Bữa trước Gấu đọc trên net, 1 câu chuyện tương tự.
Câu chuyện 1 em Bắc Kít vướng vụ điệp viên cái con mẹ gì đó, chắc cũng xêm xêm!

Suốt thời gian trung học, Gấu cố học tiếng Tây, chỉ để viết được 1 cái thư bằng tiếng Tây, cám ơn ông Tây già, chồng của bà cô của Gấu. Đó là ước mơ học ngoại ngữ đầu tiên của GCC.
Nhớ, lần bà cô viết thư, kể lại, cái thư của mày, tao cũng đọc được, hiểu được.
Ôi sung sướng làm sao!
Bà cô của Gấu mù chữ. Khi biết mình sẽ theo chồng về "mẫu quốc", bà muớn 1 ông dậy bà tiếng Mít. Những thư đầu của bà, chữ nào chữ nấy, như 1 con gà tồ!

SLEEP 

The night assigns us its magic
task. To unravel the universe,
the infinite ramifications
of effects and causes, all lost
in that bottomless vertigo, time.
Tonight the night wants you to forget
your name, your elders and your blood,
every human word and every tear,
what you would have learned from staying awake,
the illusory point of the geometricians,
the line, the plane, the cube, the pyramid,
the cylinder, the sphere, the sea, the waves,
your cheek on the pillow, the coolness
of the fresh sheet, gardens,
empires, the Caesars and Shakespeare
and the hardest thing of all, what you love.
Oddly enough, a pill can
erase the cosmos and erect chaos.
-S.K.

J.L. Borges: Poems of the Night

Ngủ
Đêm trao chúng ta sứ mệnh thần kỳ,
Hãy làm sáng tỏ vũ trụ,
Những nhánh nhiếc vô cùng tận
Của những hậu quả & nguyên nhân
Tất cả tiêu táng thòng
Trong cơn choáng, sâu thật sâu, kể như không đáy, là,
Thời gian.
Tối nay, đêm muốn mi quên
Tên của mi
Hơi bị nhiều đấy nhé!
Có mấy tên NQT, như đã có lần Thầy Kuốc hất hàm hỏi,
Rồi GNV mà có lần Gấu Cái rất ư là bực mình, thằng này là thằng nào?
Nhưng Sad Seagull thì lại gật gù,
Ta ưng cái nick này, thay vì mi!
Rồi, Hai Lúa, Jennifer Trần, Tuấn Anh –cái tên này, một lần khi còn Xề Gòn, Gấu Cái giận điên lên, xé luôn tờ Vấn Đề, vì là tên của cô bạn, cô phù dâu ngày nào, và tên thằng cu lớn, được ghép lại –
Rồi “Kẻ Đúp” nữa chứ?
Cái xác của mi, trong 1 lần tắm sông Mê Kông,
Tò mò tự hỏi, không biết xác của ai
Cứ như Đường Tam Tạng trên đường thỉnh kinh!
Thời gian chờ qua sông
Vô Trại Tị Nạn
Những vị trưởng thượng của mi
Máu của mi, thứ máu Bắc Kít cực kỳ khốn nạn, hà, hà!
Mọi từ của con người, và mọi giọt nước mắt,
Điều mà mi học được khi tỉnh thức,
Cái điểm hàm hồ của những nhà hình học
Tuyến đường, máy bay, hình lập phương, hình kim tự tháp
Hình ống, hình tròn, biển, sóng
Má của mi thì ở bên trên cái gối
Cái mát lạnh của tấm trải giuờng,
Những mảnh vườn
Những đế quốc, những Xê Da và Shakespeare
Và điều căng nhất, hắc ám nhất cũng được, cái - người, cũng được - mà mi yêu
Tếu cực tếu, là,
Chỉ 1 viên thuốc
Là xóa sạch vũ trụ
Và dựng dậy hỗn mang.

    SOMEONE WILL DREAM

What will the indecipherable future dream? A dream that Alonso Quijano can be Don Quixote without leaving his village and his books. A dream that the eve of Ulysses can be more prodigious than the poem that recounts his hardships. Dreaming human generations that will not recognize the name of Ulysses. Dreaming dreams more precise than today's wakefulness. A dream that we will be able to do miracles and that we won't do them, because it will be more real to imagine them. Dreaming worlds so intense that the voice of one bird could kill you. Dreaming that to forget and to remember can be voluntary actions, not aggressions or gifts of chance. A dream that we shall see with our whole body, as Milton wished from the shadow of those tender orbs, his eyes. Dreaming a world without machines and without that afflicted machine, the body. Life is not a dream, Novalis writes, but can become a dream.            
-S.J.L
J.L. Borges: Poems of the Night



Gấu sắp mơ
Cái tương lai đếch làm sao giải mã được sẽ mơ cái gì?
Một giấc mơ mà thằng cu Gấu Bắc Kít nhà quê, có thể là...  Gấu Nhà Văn, mà đếch cần rời cái ngôi làng Thanh Trì ở ven đê sông Hồng, và cô Hồng Con của nó?
Một giấc mơ mà “thời gian trước”,  the eve, của Ulysses có thể hoành tráng hơn nhiều, so với bài thơ kể cuộc đời nhọc nhằn của xừ luỷ
Mơ những thế hệ con người không nhận ra cái tên Ulysses.
Mơ những giấc mơ chính xác hơn nhiều so với sự tỉnh thức của ngày hôm nay.
Một giấc mơ sẽ có thể làm những phép lạ mà chúng ta sẽ không làm, ấy là bởi vì nó thực hơn, thay vì tưởng tượng ra chúng.
Mơ những thế giới dữ dằn đến nỗi tiếng chim cũng có thể làm thịt mi.
Mơ, quên và nhớ có thể là những hành động tự nguyện, không phải những gây hấn, hay những quà tặng của cơ may.
Một giấc mơ mà chúng ta, với trọn cơ thể của chúng ta, như Milton ao ước, nhìn thấy đôi mắt của mình, từ cái bóng của những quả cầu dịu dàng.
Mơ một thế giới không có máy móc, và không có túi thịt thối tha, như nhà Phật nói, hay cái cỗ máy hơi một tí là bị ảnh hưởng, là cái cơ thể của con người
Đời thì đâu phải là mơ, là mộng, như Novalis viết, nhưng có thể trở thành mơ, thành mộng.
                 *

Tị Nạn


Don’t set them up to fail

To become an asylum seeker in Europe is to have overcome adversity. First, to have survived the dangers in your homeland. Then to have survived the journey and reached your destination. Only last week, Unicef warned that women and children were being raped, beaten and starved in Libyan detention centres. Last year, more than 5,000 migrants died attempting to cross the Mediterranean, and Balkan countries shut their borders, blocking many who had hoped to reach northern Europe. To have your claim recognized, and to become a refugee, is harder still. It means negotiating a complicated system that often gets it wrong. So refugee status is a mark not only of suffering but of the ability to withstand it. The attention already given to perilous journeys, and the populist backlash to the surging numbers of asylum seekers in Europe over recent years - though arrivals fell in 2016 - now needs to encompass what happens at their destination. Making a home in a new land is challenging even for those who move by choice and with plentiful resources. Now add in trauma and sometimes physical issues too; a language barrier; skills or qualifications that cannot be transferred. But many of the problems they face are entirely unnecessary.
How the UK treats those gaining admittance is just as critical as who we do and don't let in. We have not done our part if we allow them through the door, but not to make themselves at home. Of Europe's big five nations, only Italy - handling much larger numbers - treats asylum seekers and refugees worse than Britain, which is, for instance, the only EU nation to allow indefinite immigration detention. Asylum seekers are almost never granted the right to work. Bizarrely, those recognized as refugees are routinely forced into destitution because they lose existing entitlements and accommodation before their new benefits and housing have been processed. The "move on" period is 28 days; the British Red Cross has found it takes an average of 42 days to first payment of benefits, and in some cases far longer.
The UK needs a proper dispersal policy, so asylum seekers are not just dumped in areas with cheap housing. Allowing them to work - as many European countries do - would help them to integrate and to support themselves. Much could be learned from the UK's own Syrian Vulnerable Persons Resettlement Programme, bringing in those already recognized as refugees. Though it has its shortcomings, it is better funded and offers integrated support for 12 months. That has led to a two- tier system, and the challenge should be to raise up the way that others are treated, not engage in a race to the bottom. Treating people decently is the right thing to do. It ensures that they are able to contribute to their new society as soon as possible. That is better for everyone. Those seeking asylum in the UK have already succeeded against the odds. Why do we then set them up for failure?

Tị Nạn: Đừng đẩy họ tới tình trạng vô phương chống đỡ (1)

Trở thành 1 người tị nạn ở Âu Châu là trở thành 1 kẻ phải vượt được không biết bao nhiêu là tình trạng thù nghịch, trắc trở, nghịch cảnh.
Trước hết, sống sót những hiểm nguy ở nơi "quê hương mỗi người chỉ có một, nếu đéo có, là đéo sống nổi thành 1 con người", hà, hà!
Rồi sống sót cuộc hành trình, tới được nơi tới. Mới tuần lễ vừa rồi, Unicef cảnh báo, đàn bà và trẻ em bị hãm hiếp, đánh đập và bỏ đói tại những trung tâm giam giữ Libyan.
Năm rồi, hơn 5 ngàn người chết khi toan tính vượt vùng đất Địa Trung Hải, và những xứ sở vùng Balkan đóng cửa biên giới, đóng lại hy vọng của những con người mong tới được Âu Châu qua ngõ này.
Được đoái hoài tới, nhưng được coi là 1 người tị nạn thì vẫn còn rất căng.
Vì bạn còn phải “thương lượng, đàm phán” với cả 1 hệ thống rắc rối mà thường thường là, cái hệ thống này, vờ bạn.
Bởi vậy, qui chế tị nạn là 1 dấu ấn của, không chỉ khổ đau, mà còn của khả năng, "có cứng thì mới đứng được ở nơi đầu gió"!

(1)
https://en.wikipedia.org/wiki/Set_up_to_fail
Being set up to fail is a phrase denoting a no-win situation...

****

Note: GCC đến trại tị nạn sau dead line, tức là sau cái ngày được tự động coi là tị nạn chính trị, và phải trải qua thanh lọc.
Gửi thư cầu cứu 1 vị nữ văn sĩ, 1 trong 5 vị nổi tiếng số 1 trước 1975, tại Miền Nam, vị này được 1 đấng Mẽo bệ về Mẽo trước 30 Tháng Tư chừng ít ngày, khi thấy tên bà trên măng xét 1 tờ báo của lực lượng Khiến Chán ở trong trại.
Bà viết thư trả lời, mi đi trễ quá, đi làm khỉ gì nữa, hết mùa vượt biển rồi - nội dung thư đúng là như thế - GCC đọc thư, thú thực, chỉ muốn viết thư cho VC, xin được hồi chánh!
May quá. có được địa chỉ của Nguyễn Đông Ngạc, qua 1 vị ở trong Trại.
Viết 1 phát là bạn trả lời liền kèm tý tiền còm.
Tuyệt vời nhất, là bạn thông báo cho cả 1 lũ ở bên Mẽo, những Viên Linh, Định Nguyên, chúng phôn cho vị Chủ tịch Pen Mít ở hải ngoại.
Vị này, cũng nhận được lời cầu cứu qua vị nữ văn sĩ, nhưng nếu không có lũ bạn bè như Viên Linh, NDN, DN phôn phiếc, chắc là cũng vờ, vì, khi vị nữ văn sĩ thông báo với anh, bà vờ luôn địa chỉ ở Trại của Gấu, chán thế.
Anh viết, bà nhờ tôi can thiệp cho 1 kẻ mà chính bà vờ không cho biết địa chỉ của ông ta, làm sao tôi can thiệp?
Vị này, viết thư xác nhận GCC là member của PEN/VN (Ngụy)
Kể như xong được tầng đầu địa ngục!

Giả như không có được địa chỉ của Nguyễn Đông Ngạc, là kể như xong đời GCC!

NTST

Thơ của vị bằng hữu NTST có tới tam tuyệt, cực kỳ cao ngạo, cực kỳ cao sang, và cũng cực kỳ tâm sự, riêng tư - đúng như thế, GCC chưa từng khen ai theo cái kiểu đãi bôi, hay, phán loạn cào cào, không có chứng từ dẫn chứng, nhưng quả có 1 sự rắc rối, khó hiểu, ở đây.
Vị này, Nam Kít, và, dân Nam, họ rất ưa xuề xòa.
Tâm sự, riêng tư, OK, nhưng cao ngạo, cao sang, vô lý quá, hà, hà!
Đàn bà ba miền, theo GCC, cái gọi là cao sang, thường là thuộc dân Huế.
Tinh tế, tế nhị, Bắc Kít.
Nam Kít, kể như chẳng có gì hết.
Vậy mà bà này, ôm "tam tuyệt" vào thơ của bà, quái dị thực!

Ngồi một lát cho ấm ghế đá
Một lát thôi lệ ấm bàn tay


Ui chao, chỉ cần hai câu thơ thôi, là đã ôm hết cả cõi thơ, cả cõi đàn bà, vô mình rồi!
NQT

V/v
Đàn bà ba miền, theo GCC, cái gọi là cao sang, thường là thuộc dân Huế.

Về già, ngẫm nghĩ lại, ngẫm nghĩ mãi, và, bởi vì những vị bằng hữu cuối cùng còn lại của GCC, thì đều là dân Huế, cho nên Gấu ngộ ra, đây là đất của nhà vua.
Đâu có phải là tự nhiên mà nhà Nguyễn chọn Huế là kinh đô!
Chữ của vua, thường dân vô tình dùng, là chạm huý, là mất đầu!



Viết mỗi ngày
 
Đọc một vòng, tôi càng thấy rõ hơn, văn chương thực chất là một cái bẫy. Phải tự đặt câu hỏi chứ: tại sao cả Tô Hoài lẫn Võ Phiến đều gắn vào với Nguyễn Tuân? Trả lời được thì sẽ hiểu được rất nhiều điều.
Ở Tô Hoài, sự gắn vào Nguyễn Tuân là cố ý, còn với Võ Phiến, dường như "câu chuyện Võ Phiến-Nguyễn Tuân" xuất phát từ một nhận xét của Nguyễn Hiến Lê.

Gấu nhớ là, khi Tràng Thiên, tức Võ Phiến, được trong nước chiếu cố, hình như NN có phán, VP viết ký bảnh hơn Nguyễn Tuân?
Tô Hoài, theo GCC, là 1 trường hợp cực kỳ ghê gớm của xứ Bắc Kít, không đơn giản.
Sợ còn bảnh hơn cả Nguyễn Tuân!

http://www.tanvien.net/T_G/kim_thuyen_thoat_xac.html

PHIM SÁCH NHẠC

Đọc “Ba người khác”

SGGP:: Cập nhật ngày 27/01/2007 lúc 20:50'(GMT+7)

Tấn bi kịch hãi hùng về cải cách ruộng đất ở một xã đồng bằng Bắc bộ do chính người trong cuộc: ông đội phó đội cải cách, kiêm chánh án, kể. Một trong những ông đội phó cải cách, kiêm chánh án những năm tháng “nhất đội, nhì trời” ấy, lại chính là nhà văn lớn Tô Hoài (năm 1954-1955, ông mới 34 - 35 tuổi), tác giả Ba người khác. Vì thế, tiểu thuyết này rất sinh động, hấp dẫn, khiến người đọc chỉ có thể từ tin đến rất tin những điều trần trụi, khốc liệt được lần lượt phơi bày trong tác phẩm.

Ba người khác, có thể hiểu như tự truyện của nhân vật “tôi”, tên Bối, đội phó Đội cải cách ruộng đất, kiêm chánh án, kể về mình và hai người khác là Cự (đội trưởng) và Đình (cán bộ đội), cùng không hiểu biết gì về nông thôn, nông dân, nhưng “được tiếng là đánh địch (địa chủ, phản động) giỏi, có thành tích” trong ba đợt cải cách ở Thanh Hóa, được cấp trên tin cậy, điều về “cải thổ” một xã ở Hải Dương, mới tiếp quản sau khi quân Pháp rút.

 Và tấn đại bi kịch đã được nhà văn vẽ ra. Một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khốc, đen tối và đẫm máu... 

Thực tế, những bi kịch về cải cách ruộng đất, nếu các tác phẩm văn học nhiều năm qua, vì nhiều lý do, chưa nói đến hoặc nói không đầy đủ thì những dấu ấn nặng nề về những sai lầm và hậu quả xã hội lâu dài của nó đến nay, sau hơn 50 năm, nhiều cá nhân, gia đình vẫn chưa hết nhức nhối. 

Bởi vậy, bi kịch về những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Ba người khác, với những người quan tâm hoặc hiểu biết về nó, đều đã quen thuộc. Có lẽ cũng biết điều này, để tránh sự “quen thuộc”, nhà văn Tô Hoài đã chọn cách viết tác phẩm từ lời kể của tên tội phạm, khác với những tác giả trước đây, viết với tư thế là nạn nhân, pháp quan, thầy đời v.v…

 Và sự lựa chọn này đã khiến Ba người khác ngay lập tức được các nhà phê bình, nhà văn “tài cao, đức trọng”, tôn vinh nhiệt liệt như đón chào ngôi sao rực sáng trên bầu trời văn chương Việt Nam.

 Trong Ba người khác, nếu cứ căn theo lời kể của “Tôi”, thì Bối, Cự, Đình thực sự là ba gã bản chất lưu manh theo ba kiểu khác nhau. Khi về địa phương, họ bắt mối và tập hợp quanh mình các “rễ”, “chuỗi” u tối, toàn đui, què, mẻ, sứt, nếu không cũng khùng khùng, điên điên...

 Cả ba ông Đội tuy cùng trình độ văn hóa thấp, vẫn đều đủ khôn ranh để biết việc nào đúng, sai, tốt, xấu, lợi, hại, nhưng vì sức ép thành tích, vô trách nhiệm, tham vọng quyền lực cá nhân, ham muốn thỏa mãn dục vọng thấp hèn, biết sai, xấu vẫn làm; biết dối trá, tội ác vẫn “vô tư” lăn xả… gây ra bao nhiêu bi thương, tang tóc cho làng xóm.

 Bằng thứ giọng bình thường hóa tội ác, toàn bộ lời kể của Đội Bối, trong Ba người khác, không chỗ nào tỏ ra đau khổ hay sám hối. Không biết khi kể chuyện, Bối đã hết chất lưu manh, dối trá hay chưa, nhưng ở cái xã và các xã đang “thổ cải” thời kỳ ấy, những nơi mà mầm mống nhân tính đã bị chính những người như họ tiêu diệt thì chắc chắn không thể có một ông Đội Bối vô can, và bây giờ lại uốn éo thanh minh rằng mình cũng chỉ là nạn nhân.

 Trong Ba người khác, chuyện tình dục tội lỗi được kể bằng thứ ngôn ngữ chính xác, khoái cảm hả hê, tâm đắc. Chỉ với 250 trang sách mỏng, những cảnh hoang dâm, quần dâm diễn ra thường xuyên, mọi lúc mọi nơi: Ba anh Đội: Cự, Bối, Đình thay nhau, nhường nhau làm tình các nữ dân quân, bần cố nông “rễ, chuỗi”: Đơm, Duyên… bất kể ban đêm, ban ngày, trước, sau lúc hội họp, lúc đấu tố; làm tình ngay bụi cây bên đường làng, bên đống rạ trong sân; làm tình cô Đơm trước người mẹ tàn tật, làm tình cô Duyên bên ông bố điếc; Đội Bối quần dâm với nhiều nữ dân quân trong một đêm ở lán gác…

 Trong Ba người khác, Đội thấy gái và gái thấy Đội, bất cứ hoàn cảnh nào, cũng như lũ cuồng dâm vồ nhau làm tình, không hề từ tình cảm mà chỉ từ động dục, đổi chác, lợi dụng nhau... giữa làng xã tiêu điều, đói khát, oan khốc, đấu tố tùy tiện. Viết về tình dục và dâm đãng để tạo ra sự rùng rợn về một loài kinh tởm hơn cầm thú và man di mọi rợ chưa từng có trong xã hội loài người, thì Ba người khác quả là “ép phê”.

 Nhưng người đọc buộc phải ngờ anh Đội Bối “tố điêu”, vì chắc chắn cái hiện thực hoang dâm hủ bại ngập ngụa trên, chỉ có trong trí tưởng tượng ác độc, vô luân của bọn tố điêu, chứ không thể có ở làng quê Việt Nam bất cứ thời kỳ nào. Cái giỏi của nhà văn lớn Tô Hoài chính là ở chỗ này: Vừa làm cho Ba người khác trở thành tác phẩm ăn khách mà vẫn tiếp tục lột trần Đội Bối, cà cuống chết đến đít còn cay, đã thất bại thảm hại, rơi xuống dưới đáy xã hội mà vẫn nguyên vẹn bản chất dối trá, lưu manh của anh Đội Bối ngày xưa.

 Trong Ba người khác, đội phó Bối, kiêm chánh án, không chỉ dùng “nghệ thuật” hoang dâm (vì ngày nay, hoang dâm đang được nhìn nhận là “đổi mới tư duy”) để bình thường hóa tội ác, mà còn trút hết mọi tội ác diễn ra ở xã thời cải cách, lên đầu đội trưởng Cự, một kẻ theo địch, đã chết, chẳng bao giờ có cơ hội viết tự truyện để bào chữa cho mình, đổ tội sang người khác, và nói thêm: Hàng nghìn vụ xử án, kết án oan “kẻ thù giai cấp” hồi đó đều không thể thiếu chữ ký của chánh án Bối. Dưới thần bút của Tô Hoài, có thể nói, Đội Bối là chân dung nhân vật tội đồ hoàn hảo nhất từ trước tới nay trong văn chương Việt Nam.

 Song đỉnh điểm cao thâm của nhà văn lớn Tô Hoài trong Ba người khác lại ở chỗ, vừa rút hết vốn sống của người trong cuộc, viết ra loại sự thật đáp ứng được khẩu vị và sự hiếu kỳ, khiến người đọc, nhất là các nhà phê bình đang muốn nổi của nền văn học Việt Nam, phải trầm trồ tâm phục khẩu phục, ông đồng thời vẫn tách bạch được sự thanh cao, thánh thiện bằng giọng văn dưng dửng, biếm biếm, như mình hoàn toàn là người ngoài cuộc, nên cùng lúc, ông cũng được ca ngợi là khách quan, dũng cảm khi dám mổ xẻ, phanh phui đến tận cùng một đề tài nhạy cảm.

 Đương nhiên, đọc văn học, phải cố gắng tách tác phẩm ra khỏi những hiểu biết về tác giả, nhiều bậc thầy đã dạy thế, nhưng khi chính tác giả tự ghép mình vào tác phẩm thì tách làm sao được...

 Trong Ba người khác, cuối cùng, ba kẻ gây tội ác, cũng phải chịu luật nhân quả, như nhiều chục năm qua, trong dân gian vẫn lan truyền về thân phận hẩm hiu của những kẻ gieo ác trong cải cách ruộng đất: Đội Cự vào Nam, chiêu hồi, bị đặc công ta giết; Đội Đình và vợ con đi ăn mày rồi tha hương vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, tiếp tục đeo đuổi giấc mơ trại Đại Đồng hão huyền; Đội Bối bị vợ con bỏ, bật ra lề hè bơm xe... Bi kịch cải cách ruộng đất ở xã nọ kết thúc có hậu, kèm theo lời giải đáp “đúng hướng” về nguyên nhân đẻ ra sự xáo trộn làng quê kinh hoàng: Đội Cự có vẻ như do địch cài vào, Đội Bối là đảng viên giả mạo, còn Đội Đình, đảng viên thật sự, chỉ có mỗi tội lãng mạn không tưởng.

 Nhiều người bảo Ba người khác đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam. Nói như thế là chưa thấy hết tầm cỡ của Tô Hoài, chưa hiểu thế nào là thuật kim thiền thoát xác. Đọc xong Ba người khác, không nhìn ra người thứ tư, một anh Đội Bối B, sau cải cách, sau sửa sai, vẫn tiếp tục được thăng quan tiến chức, hưởng ngập mặt những bổng lộc, quyền lợi, nhờ cải cách ruộng đất, và đến tận cuối đời, chứng khôn ranh vẫn nguyên vẹn, vẫn thu hút được quanh mình đủ loại “chuỗi, rễ” đời mới, là chưa hiểu hết cái sâu xa, cái vô cùng của tác phẩm.

TRÚC ANH

 

Ba Thằng Lăng Nhăng

Ce qu'il faut craindre, ce n'est pas tant la vue de l'immoralité des grands que celle de l'immoralité menant à la grandeur.

ALEXIS DE TOCQUEVILLE, De la démocratie en Amérique [Về dân chủ ở Mỹ].

Henning Mankell trích dẫn, trong Người Cười, L'homme qui souriait, tiểu thuyết trinh thám, nguyên tác tiếng Thụy Điển

Điều đáng sợ, không phải viễn ảnh về sự vô đạo đức của những đại gia, thí dụ như Tô Hoài, nhưng mà là của sự vô đạo đức, chính nó, đưa đến đỉnh cao thời đại, bước ngoặt lịch sử.

*

Henning Mankell, sinh năm 1948, tại Harjedalen, sống giữa Mozambique và Thụy Điển, nhà văn đa dạng, một trong những bậc thầy không chối cãi của tiểu thuyết trinh thám Thụy Điển. Loạt tiểu thuyết  - với nhân vật trung tâm, ông cò cảnh sát Wallander, đã đem đến cho tác giả giải thưởng lớn về văn chương trinh thám, của Hàn Lâm Viện Thụy Điển – miêu tả cuộc sống tại một thành phố nhỏ Scanie, và những cuộc tra hỏi đáng ngại của cảnh sát, đối diện một xã hội trượt ra khỏi họ. Tại Pháp ông được Prix Mystère de la Critique, Calibre 38, và le Trophée 813.

Như nhân vật thần kỳ, ông cò Maigret, của Simenon, Wallander cũng đối diện với bài toán thiện/ác, nhưng Wallander bị cái ác hỏi thăm sức khỏe hơi bị nhiều, so với Maigret. Tại làm sao mà có những kẻ, tay này thì làm việc thiện, lo cho cái mỹ, cái lý tưởng, cái chân lý, tay kia, làm thịt người một cách thật tàn nhẫn, và thật vô phúc cho kẻ nào, thí dụ như Wallander, cản đường họ.

Ở cuối Người Cười, một nhân vật hỏi Wallander:
Đâu là giới hạn của sự độc ác.
-Làm sao tôi biết được? (1)
Người kia xì một cái, bĩu môi: Mi là cảnh sát mà mi không biết, thì ai biết?
*

Đâu là giới hạn của cái ác ở trong Ba Người Khác?
Mi là nhà văn, tức một thứ cảnh sát của lương tâm, mi trực tiếp tham dự cái ác, làm sao mi không biết?

Note: GCC mới đọc 1 bài trên net về Nguyễn Bình Phương.
Khen thủng trời luôn, mà, như Gấu được biết, cũng 1 tay chuyên phục vụ Cái Ác, 1 tay đánh người, giết người, 1 tay viết văn, hay, "nhà văn của Quân Đội Nhân Dân"!
Gấu chưa đọc đấng này thành ra không có ý kiến!
Để từ từ tính!

*

Note: Tay này, vua viết trinh thám, biết mình sắp đi, ung thư phổi, bèn viết cuốn này. Gấu mua, làm mồi, viết cuốn của Gấu!
Chắc là sẽ viết về những ngày ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, nơi Gấu tính chọn, để chết, đếch thèm trở về Đời!
Nơi chốn hạnh phúc, là nơi chốn để chết!

Khi ông anh của Gấu viết MCNK, ông biết, mình là con voi già, trở về cái nghĩa địa voi, tức là Đà Lạt của ông, để chết.
Nơi chốn hạnh phúc nhất?

Thì đọc thư viết cho đảo xa thì biết.
Hay đọc mấy bài thơ của ông gửi cho đảo xa.

Ngôi nhà đỏ, trăng hồng

TTT @ Phan Nguyên Blog

Những đứa trẻ của Dickens
17.2.1973

Em và anh thuộc loại máu lạnh ở xứ nóng không hợp thật. Mấy ngày em ở Sài Gòn, tuy nói với em là vẫn làm việc nhưng anh chẳng làm gì cả. Làm mấy bài thơ thì có. Lúc nào anh cũng ngóng, biết em không đến, nhất là hai bữa cuối trước ngày em đi. Em đi lần này không có anh đưa. Giả thử anh có đưa chỉ làm em nặng thêm, máy bay nặng thêm. Bữa ấy - chắc là có cô H.A đưa ra đến Phạm Ngũ Lão - có thấy nhẹ không?

Ngồi trước mặt em, anh thật chẳng hiểu mình ra sao, mình muốn gì. Bởi anh toàn nói bậy không. Lúc nào anh cũng cứ nghĩ chẳng nên làm em buồn, hãy cùng vui lúc bấy giờ. Nhưng cái vui anh gây ra cũng tệ. Anh tự hỏi : tại sao đối với em, anh không làm như với những người khác, hay bình thường là hai kẻ yêu nhau, như mọi người. Bữa em hỏi anh có sợ em không, bây giờ anh thấy có lẽ anh sợ em. "Sợ" như cái mặc cảm anh biết bắt rễ tự nơi anh ngày nhỏ:  không bao giờ anh có được cái mà tất cả mọi người đều có. Đứa trẻ bất hạnh mồ côi ra đời quá sớm mà. Nó chỉ nhìn đồ chơi bày trong tủ kính, nhìn đồ chơi những đứa khác chơi, nó chẳng có, chẳng ai nghĩ đến cho nó. Em có biết anh đọc Le Petit Chose năm nào không? Năm học lớp ba và từ xửa xưa đó anh đã thấy nhân vật đó là anh rồi. Những đứa trẻ của Dickens đều vậy, lớn lên khá hơn nhưng rốt cuộc vẫn khốn đốn vì yêu người.

http://tanvien.net/TG_TP/Beckett_vs_VKK.html

Về cái chuyện sống, Sam đặt cho mình 1 kỷ luật nghiêm ngặt. Một tối, hai đứa chúng tôi có hẹn nhậu, liền sau khi Gill và tôi lấy nhau, em lần đầu, còn tôi, một, hai, ba, lần thứ ba.
Một vợ là đủ rồi. Ông gật gù, lèm bèm. Đó là tất cả những gì mà 1 người đàn ông cần có. Yeats một, và chỉ một mà thôi, như thằng cha GCC. Joyce thì cũng thế. – Tôi cũng sẽ chỉ có thế.
Sam có những người hùng của ông… và tôi nghĩ tôi chẳng bao giờ được kể như 1 trong số đó.
Những hồi ức quan trọng nhất của tôi về Beckett thì không phải về 1 nhà văn thần sầu, số dách, tuyệt cú mèo nhưng mà là một người bạn thần sầu. Tôi biết đến ông, là qua những gì ông viết, nhưng liền đó, với tôi, ông trở thành một trong số ít ỏi, mà chúng ta cẩn thận chọn, ngược hẳn ý bà mẹ, để phục vụ, như là ông via của mình.
Lần gặp chót, cách đây chừng vài tháng, thì ông mỏng và trong suốt như...  1 anh VC nằm dưới hố được tụi Ngụy lôi lên!
Ông sống trong 1 phòng của 1 cái nhà dành cho đám người già ở đường Remy-Dumonce, chỉ cách nhà của vị bác sĩ "môi hở răng lạnh" của ông chừng vài nhà. Tôi sững sờ khi nhận ra, ông sống y chang 1 nhân vật do ông phịa ra. Để tới được căn phòng của ông, người ta phải đi qua 1 cái gì được gọi như là "phòng giải trí" của người già. Chừng một, hoặc hai tá ông già bà lão Tẩy ngồi một dọc, giống như đám chim sẻ trên sợi dây điện, coi 1 màn ca hát nhảy múa thật là cà chớn, của một người đàn ông trên màn hình của 1 cái TV đen trắng, ở xứ Bắc Kít, khi chưa giải phóng được Miền Nam để…  nhận hàng, dù là bơ thừa phó mát cặn Yankee mũi lõ bỏ lại. Tôi nhảy bổ vào giấc mơ chiến thắng Miền Nam của đám già đang chia sẻ cho nhau này, và hỏi phòng của bạn quí của tớ ở chỗ nào. Có vẻ như chẳng có ai biết ông. Tôi kiếm văn phòng của “viện dưỡng lão”, và sau đó, được dẫn qua một cái sân nhỏ ở đằng sau khu nhà, và tôi nhìn thấy một căn phòng nhỏ xíu, ở tầng chệt, màn cửa sổ ấp ló. Beckett ở trong phòng, mặc 1 cái áo cũ te tua, làm việc với cây viết và mực, tại 1 cái bàn [loại bàn thường dùng để chơi bài bridge].
Tôi đột nhiên đứng sững, lơ láo nhìn, nhớ lại cú sốc của Beckett, lần ông khám phá ra, tôi đếch biết “Dong buồm tới [Sailing to] Byzantium” của Yeats.
Đêm đó, trước khi rời cái bàn, bài thơ của Yeats chạy từ hồi ức của Mr Beckett qua hồi ức của tôi, cùng với 1 cái ghi chú nho nhỏ, có tính khoa bảng, của sự cẩn trọng, của Sam: "Tôi thực sự không hoàn toàn gật đầu hài lòng, ở cái phần “linh hồn vỗ tay” của bài thơ!"
Căn phòng sau cùng của Samuel Beckett thì xác xơ, nhỏ xíu, và buồn bã: một cái giường một cái bàn bridge, và một cái ghế bàn ăn, một cái TV “cho những sự kiện thể thao”, Giống 1 phòng nhà tù, thấy sao thấm thía, và cái phản ứng liền tù tì của tôi, là ôm ông lên, rồi bỏ chạy ra khỏi căn phòng, ra khỏi lúc này, trở về 1 khúc nào đó của thời đã qua. Phải cỡ chừng một năm trời thì tôi mới quen nổi với cảm giác thôi đành chịu như thế, đành để ông ở đó, đành chấp nhận đó là sự chọn lựa của ông.
Hai chúng tôi nói chuyện vài tiếng đồng hồ. Ông hỏi tôi về mấy đứa nhỏ, về công việc của tôi, về những cuốc chạy marathon của Gill, bà xã tôi, tôi có cần tiền không, hay là tôi OK?
Đến lượt tôi. Tôi hỏi về tình trạng sức khỏe của ông. Ông rành căn bịnh đặc biệt của mình, giải thích những cơ chế của nó như 1 khoa học gia. Não của ông, máu luân lưu không đủ, không đúng điệu. Nhưng khi ông chi ly về cái cảm giác, sensation, [“xăng xa xườn”, Gấu Cà Chớn phiên âm theo kiểu “phiện thú lắm”, “yên sĩ phi lý thuần”, inspiration] - về vấn đề căn bịnh nó hành ông như thế trong cơ thể đặc biệt của mình, thì lúc đó, ông là quả là cả 1 nhà văn, all writer: cô đọng, sáng sủa một cách rất là nghệ thuật, succinct and artfully clear:

“Tớ ở trong Cát Lầy của TTT”,
"I am standing in quicksand."

Khi tôi rời Sam lần chót, tôi biết là chẳng còn hy vọng gặp 1 ông Beckett còn sống nữa. Tôi loay hoay sắp xếp đời mình, để có thể trở lại Paris, kế cận ông chừng sáu tuần, bắt đầu vào tháng Giêng. Tôi “coi thường” cát lầy, tính sai chừng 1 tháng.
Nói 1 cái gì đó về ông, rồi cát lầy mặc mẹ cát lầy.
Điều mà Beckett nói về Joyce sau cùng đúng là điều tôi nói về Beckett:
“Ông chẳng bao giờ viết về điều gì. Ông luôn viết điều gì”.

Tôi lo là, mọi người sẽ thổi ông, gọi ông là “Thánh Sam”, và nếu như thế, họ sẽ bỏ qua một sự thực quan trọng nhất, hiển nhiên nhất: Với cuộc đời của mình, Mr. Beckett [thì cũng giống như Mr. Tin Văn] chứng tỏ, ngay cả ở trong cái thế kỷ khốn kiếp, tồi bại, là thế kỷ của riêng lũ chúng ta, với một nhà văn, thì sau cùng vẫn khả hữu điều này: Sống, và làm việc với 1 sự cẩn trọng lớn, một sự trau chút lớn, và một sự toàn vẹn lớn.
Đó là điều mà Samuel Beckett có thể: Không phải một vì thánh - ở vào những lúc chẳng ra cái chó gì – not even totally tasteful – nhưng vẫn luôn luôn, hoài hoài, là 1 nghệ sĩ: giọng trong sáng, đảm trách, thẳng 1 dòng với cái đẹp nhất. 
Và với nghĩa cả, good cause.
Chung quanh ông, phẩm chất của Cuộc Đời thì thối tha, ghê tởm, và phẩm chất của Cái Chết, thì là một giải pháp thay thế nó, đếch làm sao mà hài lòng, thỏa mãn.