*

 



*

Toni Morrison
10 Questions.
She’s won the Pulitzer and Nobel prizes and recently received the PEN/Borders Literary Service Award. A new collection of her non fiction, What Moves at the Margin, is out now.
Toni Morrison will now take your questions

*
How did you discover your passion for writing?
Roderick Yang, SEATTLE

My deepest passion was reading. At some point-not early, I was 35 or 36-I realized there was a book that I wanted very much to read that really hadn't been written, and so I sort of played around with it in trying to construct the kind of book I wanted to read.

Out of all the novels you've written, do you have a favorite?
Sarah Henderson LOMA LINDA, CALIF.

No, I always am most deeply impressed with the one that's going on at the moment.

What is your prewriting process like?
Sarah McLaughlin, BERKELEY, CALIF.

Different books arrive in different ways and require different strategies. Most of the books that I have written have been questions that I can't answer. In order to actually put down the first word-I don't really have a plan-I sometimes have a character, but I can't do anything with it until the language arrives.

Song of Solomon should be required reading for all African American boys. How did you know what is in our heads?
Ira Levi, TULSA, OKLA.

That was a leap for me. I really wanted to do that book, about the education of a middleclass black man, about his ancestry, and I couldn't. And then my father died, and it was earthshaking for me. I remember saying to myself, I wonder what my father knew about these men? And I have to tell you, I felt access. I knew I could get there if I thought about him.

Do you think that young black females are dealing with the same self-acceptance issues today as your character was in The Bluest Eye?
Francesca Siad CALGARY, ALTA.

No, not at all. When I wrote the book, the young women who read it liked it [but) were unhappy because I had sort of exposed an area of shame. Nowadays I find young African-American women much more complete. They seem to have a confidence that they take for granted.

Do you regret referring to Bill Clinton as the first black President?
Justin Dews CAMBRIDGE, MASS.

People misunderstood that phrase. I was deploring the way in which President Clinnton was being treated, vis-à-vis the sex scandal that was surrounding him. I said he was being treated like a black on the street, already guilty, already a perp. I have no idea what his real instincts are, in terms of race.

Why did you endorse Barack Obama for the presidency?
Chris Francis Lightbourne LONG ISLAND, N.Y.

I thought about voting for Hillary at the beginning. I don't care that she is a woman. I need more than that. Neither his race, his gender, her race or her gender was enough. I needed something else, and the something else was his wisdom.

My 15-year-old daughter lives to write. What advice do you have for aspiring writers?
Darren Wethers ST. LOUIS, MO.

The work is in the work itself. If she writes a lot, that's good. If she revises a lot, that's even better. She should not only write about what she knows but about what she doesn't know. It extends the imagination.

If you had not chosen to share your gift of writing, what else would you have done?
Michelle Patrick NEW YORK CITY

When I started teaching, I was absolutely thrilled. There's nothing more exciting to me than to read books, to talk about books with students-generation after generation-who bring different things to them. I loved that. I would stay there.

Are there any dreams or goals that you have yet to fulfill?
Janie Crawford, SYRACUSE, N.Y. I have two. Well, three, really. Two involve novels that I'm going to write and haven't written. The third is immortality. [Laughs.]I don't mean my work. I mean me. • 

TIME May 19, 2008

*

Có mấy câu thật thú.

1. Viết về cái biết, và viết về cái chẳng biết.

[The work is in the work itself. If she writes a lot, that's good. If she revises a lot, that's even better. She should not only write about what she knows but about what she doesn't know. It extends the imagination.]

2. ... I mean me.

Câu này tưởng là phách lối, nhưng không phải. Theo Gấu.

Đây là diễn dịch ý của Borges: Ngày mai ta sẽ chết. Ta sẽ trở thành bất tử. Ta sẽ là cả thế giới.

.... Bientôt, je serai tout le monde. Je serai mort.
Borges.


What is your prewriting process like?
Sarah McLaughlin, BERKELEY, CALIF.

Different books arrive in different ways and require different strategies. Most of the books that I have written have been questions that I can't answer. In order to actually put down the first word-I don't really have a plan-I sometimes have a character, but I can't do anything with it until the language arrives.

Tiến trình trước khi viết, nó ra làm sao?
Những cuốn sách khác nhau đòi những chiến thuận khác nhau. Hầu hết những cuốn của tôi là do những câu hỏi mà tôi không thể trả lời. Để viết ra được chữ đầu tiên - tôi không có sơ đồ khi viết - đôi khi tôi có một nhân vật, nhưng chẳng có thể làm gì được cho đến khi ngôn ngữ tới.
*
Câu trả lời, thật là giản dị, nhưng mấy ông nhà văn Mít nên đọc. Cái cần nhất, là ngôn ngữ, chứ không phải cái chi chi khác.
Đừng bao giờ nghĩ, ngôn ngữ thì ê hề ra đó, đồ chùa, free, tha hồ xài. Phải làm sao cho nó biến thành của mình.
Nhưng, Morrison quá 'kiệm lời'. Cho đến khi ngôn ngữ tới, và cùng với nó, một văn phong.
Đây cũng là một trong ba búa mà ông anh nhà thơ truyền cho Gấu: Cứ đọc thật nhiều, rồi sẽ kiếm ra ông thầy của mình.
Trình Giảo Kim được Tiên dậy một bài búa. Tỉnh dậy, vội ra sân đi lại bài học, mới đi được đúng ba búa thì bà vợ từ trong nhà chạy ra rủa; Mới sáng sớm, múa may gì đó?
Thế là giật mình, quên sạch. Chỉ còn đúng ba búa.
*

Gấu được ông anh dậy ba búa. Búa thứ nhất liên quan đến dịch thuật. Đừng sợ sai. Sai thì sửa. Búa này liên quan đến văn học Mít. Ông đã từng phán, đại khái, nhà văn Mít cứ viết xong thời thanh xuân, là ngỏm củ tỏi. Do thiếu đọc.
Khi ông đọc truyện ngắn đầu tay, Những con dã tràng, về nói với bà cụ, thằng Trụ sẽ đi xa hơn DNM, là theo nghĩa đó.
Ông tin rằng Gấu sẽ đọc được nhiều hơn đám Mít kia.
Đó là lời khen độc nhất của ông, về Gấu.
Sau này, ông chê nhiều hơn là khen.
Khi Gấu mê đám bạn quí, ông cảnh cáo, nhưng Gấu đâu có hiểu được.
Lúc đó cần bạn quá!

Bạn quí mà sao không cần!

*

Về già, Gấu càng ngộ ra, tất cả những gì bạn có, là ở trong cái đọc, chứ không phải ở trong cái viết.
Morrison trả lời, đam mê sâu thẳm của tôi, là đọc, là cũng theo nghĩa đó.
Ui chao Gấu lại nhớ một ông bạn quí. Ông phán, tao ị ra cho thiên hạ đọc, chứ cần gì phải đọc ai?

*

Nhờ búa thứ nhì, khám phá ra Faulkner.
Búa thứ ba, quan trọng nhất, thì Gấu lại không thực hiện được.

*

Đọc, là tìm ra cái mình viết, cái của mình, trong của người.

Kinh nghiệm này, một ông bạn văn chỉ ra, khi Gấu khoe với anh về "mặc khải Steiner":

-Tao đọc Steiner từ những năm 1960 tại Sài Gòn, mà không thấy, cái điều mày tìm thấy. Như vậy có nghĩa, mày phải có cái đó, rồi mới gặp cái đó được!

Cũng ý đó, nhưng ngược lại, là một bực bội của ông bạn ở trong nước:

Lò Thiêu thì mắc mớ gì tới Mít?

*

Đang lèm bèm về chuyện, cái của mình có ở trong cái của người, tình cờ đọc đúng vấn nạn này:

tout ce qui est prose n'est point vrai
Cái gì là tản văn, là thơ xuôi, là văn xuôi, thì đếch có thực!

Tự hư cấu? Không biết có sướng bằng tự sướng không?
*

Il nous est impossible de penser à quelque chose que nous n'ayons pas auparavant senti par nos sens, exterieures ou interieures.

David Hume

hay:

La beauté des choses existe dans l'esprit de celui qui les contemple.

David Hume

Độc giả Tin Văn

Tks NQT

Tạm dịch:

1. Không thể nghĩ đến một điều gi mà trước đó chúng ta chưa từng cảm, ngoại tại hay nội tại.

2. Vẻ đẹp của sự vật có, ở trong đầu, kẻ chiêm ngưỡng nó.

*

Si l'on s'en tient à ce qu'a dit Borges, Dante écrivit La Divine Comédie uniquement pour y inclure, de temps à autre, des scènes de ses renconntres avec l'irrécupérable Béatrice, dont le regard le comblait d'une inntolérable béatitude.

 

Ui choa, Gấu làm trang Tin Văn, chỉ để kèm vô đó, BHD, mà mỗi lần Em nhìn, là biến Gấu thành Gấu.

*

Nói thêm v/v mặc khải Steiner:

1. Đọc Steiner vào năm 1960, thì Lò Thiêu chỉ là sản phẩm của Âu Châu, thành thử không ngửi ra cái mùi Mít ở trong đó là đúng rồi.

Phải sau 30 Tháng Tư, 1975, Cái Ác Bắc Kít mới lộ ra. Savior biến thành Demon, là như thế đó.

2. Ngoài ra anh bạn không có kinh nghiệm Tam Ích, thành thử lại càng khó thấy "cái đó".

Gấu đọc Steiner tại một thư viện Bắc Mỹ, ở giữa lòng “cái tủ lạnh”, [chữ của Hồ Nam], mà nhìn ra cái cảnh một buổi trưa mùa hè nóng nực của Sài Gòn, ông nhà văn Tam Ích khệ nệ bưng chồng sách, xếp thành một đống, rồi tà tà bước lên…

 

Chân dung

Thứ bảy, 10/05/2008, 09:28

Nhà văn Toni Morrison muốn được bất tử

Thanh Huyền

 

Đoạt hai giải thưởng lớn, Pulitzer và Nobel, Toni Morrison là một trong những nữ nhà văn da màu thành công nhất hiện nay. Bà nổi tiếng với các tác phẩm giàu chất sử thi, ngôn ngữ sống động, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về người da đen. Dưới đây là cuộc trả lời phỏng vấn mới nhất của bà.

- Bà phát hiện ra niềm đam mê văn chương của mình như thế nào?

- Niềm đam mê lớn nhất của tôi là đọc sách. Một ngày, không sớm lắm, khi đã ở vào tuổi 35-36, tôi bỗng phát hiện ra rằng, cuốn sách mà tôi thực sự muốn đọc nhất lại chưa được ai viết ra cả. Vậy là tôi cứ loanh quanh tìm cách viết ra cuốn sách đúng như ý mình muốn.

- Trong số những tác phẩm đã viết, bà có thích nhất một cuốn nào đó không?

- Không. Tôi thường xuyên bị ám ảnh bởi từng cuốn sách ở thời điểm đang viết nó.

- Quá trình chuẩn bị để viết một cuốn sách của bà diễn ra như thế nào?

- Những tác phẩm khác nhau đến với tôi theo những cách thức khác nhau, đòi hỏi "lộ trình" khác nhau. Phần lớn những tiểu thuyết tôi viết đều bắt nguồn từ những câu hỏi mà tôi không thể trả lời được. Trước khi viết tôi thường không lên kế hoạch gì cả. Thỉnh thoảng, tôi có vạch trước các nhân vật, nhưng chuyện sẽ chẳng đi đến đâu cho tới khi chữ thực sự được đổ ra trên trang giấy.

- "Song of Solomon" là cuốn sách thể hiện dường như mọi điều về những chàng trai người Mỹ gốc Phi. Làm sao bà biết hết những gì diễn ra trong đầu họ?

- Đó là một nỗ lực vượt bậc của tôi. Tôi đã muốn viết cuốn sách đó - một tác phẩm về sự trưởng thành của những thanh niên da đen trung lưu, về tổ tiên của họ. Nhưng tôi không viết được. Thế rồi bố tôi qua đời. Đó là một chấn động lớn đối với tôi. Tôi tự nhủ, tôi có thể kể cho độc giả những điều bố tôi biết về những con người này. Từ đó, tôi tìm thấy đường đi. Tôi viết được mỗi khi tôi nghĩ đến bố.

Cây bút "đầy uy lực" trong dòng văn học viết về người da đen.

- Có bao giờ bà cảm thấy hối tiếc vì đã coi Bill Clinton là "vị Tổng thống da đen đầu tiên"?

- Mọi người đều hiểu ý câu nói đó. Ông cũng từng bị đối xử như một đứa trẻ da đen trên phố. Ý tôi không bàn đến vấn đề xuất thân hay chủng tộc. Nhưng tôi lấy làm tiếc vì cách người ta xử sự với cựu tổng thống khi ông dính vào scandal sex.

- Tại sao bà ủng hộ Barack Obama trở thành tổng thống?

- Ban đầu, tôi định bầu cho Hillary Clinton. Tôi không quan tâm đến việc bà ấy là phụ nữ. Tôi cần nhiều hơn thế. Màu da hay giới tính của hai người đều không phải là vấn đề thực sự quan trọng. Tôi cần thứ gì đó khác và đó chính là sự tài giỏi của Obama.

- Bà có lời khuyên nào dành cho các nhà văn trẻ?

- Tác phẩm thể hiện giá trị trong chính văn bản của nó. Nếu bạn viết nhiều là điều rất tốt. Nếu bạn sửa lại nhiều sẽ càng tốt hơn. Bạn không nên chỉ viết về những gì mình biết mà hãy viết về những gì mình chưa biết. Điều đó sẽ rèn luyện trí tưởng tượng.

Morrison giữa sinh viên và người hâm mộ.

- Nếu không được trời phú cho tài văn chương, bà sẽ làm nghề gì?

- Khi mới dạy học, tôi vô cùng hồi hộp và xúc động. Không gì thú vị bằng đọc sách, rồi chuyện trò với sinh viên về những gì mình đã đọc được - từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tôi yêu công việc đó.

- Bà còn có ước mơ nào chưa thực hiện được?

- Tôi có hai ước mơ, thực ra là ba. Hai ước mơ đầu tiên liên quan đến cuốn tiểu thuyết tôi phải viết nhưng vẫn chưa viết được. Còn ước mơ thứ ba là được bất tử. Tôi không nói về tác phẩm, mà nói về chính bản thân tôi.

(Nguồn: Time)

E-Văn

* 

How did you discover your passion for writing?
Roderick Yang, SEATTLE

My deepest passion was reading. At some point - not early, I was 35 or 36 - I realized there was a book that I wanted very much to read that really hadn't been written, and so I sort of played around with it in trying to construct the kind of book I wanted to read.

- Bà phát hiện ra niềm đam mê văn chương của mình như thế nào?

Niềm đam mê lớn nhất của tôi là đọc sách. Một ngày, không sớm lắm, khi đã ở vào tuổi 35-36, tôi bỗng phát hiện ra rằng, cuốn sách mà tôi thực sự muốn đọc nhất lại chưa được ai viết ra cả. Vậy là tôi cứ loanh quanh tìm cách viết ra cuốn sách đúng như ý mình muốn.

Thanh Huyền
eVăn


Người dịch văn học, không chỉ rành tiếng, và còn phải rành văn.

Câu hỏi của độc giả Time, đúng ra là như vầy:

Làm thế nào, như thế nào bà khám phá ra đam mê viết của mình.

 

Bà Morrison bèn ra đòn đầu tiên, búa đầu tiên, dành cho những ai cũng mê viết.

Đam mê sâu thẳm nhất của tôi là đọc, chứ không phải mê viết. 

Từ câu này, mới ra câu sau.

Chính vì mê đọc, đọc ghê quá, đọc nhiều quá, tới một tuổi nào đó, không sớm lắm, sớm làm sao được, còn mê đọc mà, lúc đó tôi 35 hay 36 tuổi, tôi nhận ra là, đọc khủng khiếp như thế mà vẫn thiếu một cuốn, hình như vậy, cái cuốn mà chưa có ai viết ra!

Thiếu một cuốn. Chưa có ai viết ra. Làm sao đọc. Thế là đam mê viết nẩy ra!

Ý trên, có một tay nói, "thơ" hơn nhiều:

Tớ là một thằng cha, đi tìm một cuốn sách để đọc, tớ vô thư viện, kiếm hoài không ra. Thôi, thế thì mình đành viết nó vậy. Thay vì tìm, chắc cũng trong đống sách đang nằm ngủ đó.

*

Gấu đã từng chôm ý trên, để viết về cuốn Sinh Nhạt của một ông bạn quí. Ông bạn quí có người yêu, nàng có cuốn nhật ký, bỏ quên trên tắc xi, ông bạn quí bèn viết cuốn khác thay thế, để tặng nàng.

Lâu quá, không nhớ, có đúng như vậy không, Nhưng cần gì!

Tuy nhiên, vưỡn chưa hách bằng Christian Bobin. Tay này, Gấu cũng tình cờ nhặt lên, từ đống sách đang ngủ, trong thư viện. Bèn "ơ ra kìa" một tiếng, chôm liền, vì đúng tình trạng Gấu, khi viết lại ở hải ngoại.

 

Gấu viết kể từ khi cô bạn đọc.
Chữ sao muộn màng so với đời sống của chúng ta.

 

Tuyệt nữa, là, một độc giả Tin Văn tò mò hỏi, Gấu mà cũng bầy đặt đọc Bobin hả?
Sách của ông này, tôi có đủ, không thiếu một cuốn.
Cần, tôi gửi cho, khỏi mua! 

Tks. NQT

 

Anh viết kể từ khi em đọc,
 Chữ sao muộn màng so với cuộc đời của chúng ta.
J'écris depuis que tu me lis.
Les mots sont en retard sur nos vies. *
 

 Không phải người ta viết để trở thành nhà văn.
 Viết là lặng lẽ trở về với tình yêu thiếu vắng của tất cả tình yêu.**

Do you regret referring to Bill Clinton as the first black President?
Justin Dews CAMBRIDGE, MASS.

People misunderstood that phrase. I was deploring the way in which President Clinnton was being treated, vis-à-vis the sex scandal that was surrounding him. I said he was being treated like a black on the street, already guilty, already a perp. I have no idea what his real instincts are, in terms of race.
 

Có bao giờ bà cảm thấy hối tiếc vì đã coi Bill Clinton là "vị Tổng thống da đen đầu tiên"?

- Mọi người đều hiểu ý câu nói đó. Ông cũng từng bị đối xử như một đứa trẻ da đen trên phố. Ý tôi không bàn đến vấn đề xuất thân hay chủng tộc. Nhưng tôi lấy làm tiếc vì cách người ta xử sự với cựu tổng thống khi ông dính vào scandal sex.

Thanh Huyền
eVăn

*

Câu này 'em' Thanh Huyền 'hiểu sai'.
Độc giả Time hỏi, có bao giờ bà [Morrison] hối tiếc vì đã có lần coi Bill Clinton như là một vị tổng thống da đen đầu tiên. 

Và bà Morrison bèn trả lời, người ta hiểu sai câu của tôi. Tôi không hề coi thằng cha da trắng này là một thằng cha da đen, nhưng mà tôi thấy cách mọi người đối xử đối với ông ta, y hệt như đối xử với một tên da đen, trong cái vụ scandal sex của ông  ta.

"Tôi nói, ông ta bị đối xử như một tên da đen ở ngoài đường phố, coi như đã hoàn toàn có tội rồi..." 

Đây là một câu hay nhất, trong bài phỏng vấn, vậy mà hơi bị được 'hiểu sai' đi!

Chán thiệt! NQT

*

 

Song of Solomon should be required reading for all African American boys. How did you know what is in our heads?
Ira Levi, TULSA, OKLA.

That was a leap for me. I really wanted to do that book, about the education of a middleclass black man, about his ancestry, and I couldn't. And then my father died, and it was earthshaking for me. I remember saying to myself, I wonder what my father knew about these men? And I have to tell you, I felt access. I knew I could get there if I thought about him.

 

[ - "Song of Solomon" là cuốn sách thể hiện dường như mọi điều về những chàng trai người Mỹ gốc Phi. Làm sao bà biết hết những gì diễn ra trong đầu họ?

- Đó là một nỗ lực vượt bậc của tôi. Tôi đã muốn viết cuốn sách đó - một tác phẩm về sự trưởng thành của những thanh niên da đen trung lưu, về tổ tiên của họ. Nhưng tôi không viết được. Thế rồi bố tôi qua đời. Đó là một chấn động lớn đối với tôi. Tôi tự nhủ, tôi có thể kể cho độc giả những điều bố tôi biết về những con người này. Từ đó, tôi tìm thấy đường đi. Tôi viết được mỗi khi tôi nghĩ đến bố. Thanh Huyền, eVăn.]

 

Bài ca Solomon  [tên một tác phẩm của Morrison] nên được đề nghị đọc, đối với toàn thể những đứa con trai Mỹ gốc Phi châu. Làm sao bà biết cái gì ở trong đầu chúng tôi?

-Đây là bước nhẩy vọt đối với tôi. Tôi thực sự muốn viết cuốn sách đó, một cuốn sách về giáo dục, học vấn của một người đàn ông da đen, tầng lớp trung lưu, và về tổ tiên của anh ta, và tôi không thể viết ra được. Thế rồi cha tôi mất, và đây là một cú địa chấn đối với tôi. Tôi nhớ, đã nói với tôi như vầy, không biết cha tôi biết gì về những người đó? Và tôi phải nói với bạn, tôi cảm thấy lối vô cuốn sách. Tôi biết tôi có thể viết được cuốn sách, nếu tôi nghĩ về cha tôi.
 

Cây bút "đầy uy lực" trong dòng văn học viết về người da đen: Câu này không biết ở đâu lòi ra!

*

If you had not chosen to share your gift of writing, what else would you have done?

Michelle Patrick NEW YORK CITY

When I started teaching, I was absolutely thrilled. There's nothing more exciting to me than to read books, to talk about books with students-generation after generation-who bring different things to them. I loved that. I would stay there.

 [Nếu không được trời phú cho tài văn chương, bà sẽ làm nghề gì?

Khi mới dạy học, tôi vô cùng hồi hộp và xúc động. Không gì thú vị bằng đọc sách, rồi chuyện trò với sinh viên về những gì mình đã đọc được - từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tôi yêu công việc đó. Thanh Huyền, eVăn]

 Thay vì nói về thiên phú viết văn, bà tính chia sẻ với chúng tôi chuyện gì đây?

Khi bắt đầu dậy học, tôi sợ lắm. Nhưng rồi tôi nhận ra, không có gì thích thú hơn đối với tôi, ngoài chuyện đọc sách, nói về những cuốn sách với sinh viên, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia. Họ là những con người mang đến cho những cuốn sách những điều khác nhau. Tôi yêu chuyện đó, và tiếp tục ở vậy với những chuyện đó.

*

Are there any dreams or goals that you have yet to fulfill?

Janie Crawford, SYRACUSE, N.Y.

I have two. Well, three, really. Two involve novels that I'm going to write and haven't written. The third is immortality. [Laughs.] I don't mean my work. I mean me.

[- Bà còn có ước mơ nào chưa thực hiện được?

- Tôi có hai ước mơ, thực ra là ba. Hai ước mơ đầu tiên liên quan đến cuốn tiểu thuyết tôi phải viết nhưng vẫn chưa viết được. Còn ước mơ thứ ba là được bất tử. Tôi không nói về tác phẩm, mà nói về chính bản thân tôi. Thanh Huyền, eVăn]

*

Bà còn giấc mơ nào, mục đích nào chưa thực hiện được?

Tôi có hai. Thực ra, ba. Hai liên quan tới những cuốn tiểu thuyết sẽ viết, nhưng chưa viết ra được. Cái thứ ba, sự bất tử. [Cười]. Tôi không muốn nói, tác phẩm, mà là, tôi.

 

Câu chót, được em Thanh Huyền đưa lên làm tít bài viết  "Nhà văn Toni Morrison muốn được bất tử".

Nhưng, câu trả lời của Morrison làm Gấu nhớ đến Borges, và một nhân vật của ông, sắp sửa đi, và anh ta mừng rỡ nói:

Chẳng bao lâu nữa, ta sẽ là cả thế giới. Ta sẽ chết.

... Bientôt, je serai tout le monde. Je serai mort.

*

Gấu sợ rằng, đó mới là ý của Morrison:

Ta sắp sửa đi. Ta sẽ trở thành... bất tử, bởi vì ta sẽ là cả thế giới!

Mai Thảo cũng đã từng nghĩ như vậy những ngày tháng sắp đi.

"Đời ta... những miếu đền.. sử chép cả ngàn chương... ", là cũng bất tử theo nghĩa đó.

Bởi thế, trước khi ông đi, Gấu vội gửi theo ông câu của Borges. NMG đem vô tận giường nằm, trong nhà thương, chờ đi, nghe đọc xong, Người gật gù phán, được, được, thằng Gấu này, trước 1975, nó viết tao không đọc được, giờ viết còn đỡ...

*

Không phải tác phẩm bất tử, mà là tôi bất tử.

Tác phẩm của bà, bất tử, hẳn nhiên rồi, đâu cần phải cầu mong!

Câu trả lời của Morrison làm nhớ đến câu của Steiner:

Flaubert đã từng phát điên lên, tại sao ‘con điếm’ Bovary cứ sống hoài, trong khi ta nằm đây, chết như một con chó ghẻ? (Flaubert cried out against the paradox whereby he lay dying like a dog whereas that ‘whore’ Emma Bovary, his creature… continued alive. G. Steiner, The Uncommon Reader).

*

Được thể , làm tới nhé . K

If you had not chosen to share your gift of writing, what else would you have done?

Michelle Patrick NEW YORK CITY

When I started teaching, I was absolutely thrilled. There's nothing more exciting to me than to read books, to talk about books with students-generation after generation-who bring different things to them. I loved that. I would stay there.

Theo K , câu này phải được dịch như vầy :

Giả thử nếu bà không chọn (con đường ) chia sẻ tài năng văn chương của bà thì bà nghĩ bà đã làm gì ?

Hồi mà tôi mới đi dạy , tôi vô cùng thích thú . Với tôi, thật không có gì khoái cho bằng đọc sách , bàn luận sách với đám sinh viên, hết thế hệ này đến thế hệ khác , (vì) họ đã đưa ra những điều khác biệt cho những cuốn sách ấy . Tôi chịu cái đó lắm . Tôi đã có thể tiếp tục như thế .

&

Tks. Đúng. Câu  này Gấu  dịch sai.  NQT

 

Vào thời net, với những kỹ thuật hiện đại như scaner, thí dụ, dịch, tốt nhất, nên post kèm bản gốc, hoặc bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp của nó, điều Tin Văn vẫn thường làm, "đưa vào thực tế", một trong ba búa ông anh truyền cho, đừng sợ sai, sai thì sửa, nếu không, không thể có tác phẩm.

Độc giả Tin Văn, căn cứ  bản scan, thường xuyên chỉ giùm Gấu những câu, những đoạn, dịch sai hoặc chưa tới, chưa đạt...

 

Cũng tiện đây, nói rõ thêm về ông anh nhà thơ: Sở dĩ Gấu hay nhắc tới, không phải là vì muốn 'khai thác tối đa và đủ kiểu cái chết của TTT', như bạn Hồ Nam phạng Gấu, [Gấu vs Hồ Nam] nhưng mà là, những bài học vỡ lòng của Gấu, từ ông anh, chúng rất cần cho tất cả những ai mê văn chương, hay nói gọn hơn, mê viết.

 

Gấu có một ông bạn cũng khá thân, rất nổi tiếng trong giới viết lách, nhưng nổi tiếng chìm, dân viết thì rành, độc giả, gần như mù tịt. Ông này, rất ư là giỏi ngoại ngữ, cũng từng dịch thuật khá nhiều tác phẩm, nhưng cũng chẳng dám để tên thật, hoặc dịch giùm, cho người khác. Do giỏi ngoại ngữ, nên đọc rất nhiều, rất tự hào về cái sự hiểu biết của mình.

 

Nhân một lần, cùng ông bạn, cả hai cùng ngồi bên hai ông Tây, Gấu tỉ tê hỏi, ông phán thật hách:

Tao không dám dịch, không dám viết, ấy là vì sợ sai. Cỡ như tao mà sai, cái hại khủng khiếp ghê lắm. Tư tưởng càng lớn, đúng thì thành thánh nhân, sai thành ác quỉ, gây hại cho muôn người. Mày không thấy những gương tầy liếp sao: nào Dos, nào Nietzsche, nào Marx...? (1)

(1) Không hiểu ông bạn của Gấu có 'thuổng' Heidegger không?

He who thinks greatly must

                               err greatly: Kẻ nào nghĩ lớn, phải lầm lớn

Heidegger: The Thinker as Poet, Tư tưởng gia như Thi sĩ  [in Poetry, Language, Thought, Thơ, Ngôn ngữ, Tư tưởng, dịch qua tiếng Anh, Albert Hofstadter, nhà xb Harper & Row, New York].

*

Nhưng, một lần cũng bên hai ông Tây, nhân nhắc đến ông anh nhà thơ, mà ông bạn này cũng khá quen biết, Gấu bèn hé lộ, một trong ba búa ông anh truyền cho, cứ đọc tuới, thì tìm ra thầy, cứ dịch tưới, thì có tác phẩm, ông bạn ngớ người ra, than, giá mà tao, vào cái lúc mới lớn, đang hăm hở như thế, mà gặp ông anh của mày, thì đời tao khác hẳn đi rồi!

*

Có một lần, Gấu dịch một câu, lâu quá không còn nhớ, lệch hẳn ra khỏi nguyên tác, và rất ư lấy làm thú vị, nhưng "một" trong "hai" vị độc giả, sau này thân thiết đến như "ruột thịt", bèn mail, mắng, dịch như thế, thì bố ai hiểu nổi!

Gấu không làm sao giải thích cho người bạn thân này, mãi đến khi đọc Linda Lê, trong một bài viết, có trích dẫn một câu của Novalis, nay chép ra đây, thay câu trả lời cho người bạn thân thiết, qua Tin Văn.

 

Novalis có nói, một bản dịch, hoặc có tính văn phạm [theo nghĩa đen], hoặc có tính diễn giải, tức tính mô phỏng, hoặc huyền hoặc.

Cái câu mà Gấu dịch đó [không còn nhớ, nhưng sẽ nhờ "google desktop" tìm giùm], có tính huyền hoặc.

Đẩy câu của Novalis đến tận cùng, tất cả những bản dịch, vờ nguyên tác, như của em Thanh Huyền, đều có tính... huyền hoặc!

Huyền hoặc?

Linda Lê, tiếp tục trích dẫn Novalis: Những bản dịch huyền hoặc là những bản dịch đỉnh cao văn phong. Chúng tái tạo sự tinh khiết, sự hoàn hảo của tính nghệ phẩm, trong tính cá nhân của nó. Không phải tác phẩm nghệ thuật, chính nó, mà những bản dịch đem đến cho chúng ta, nhưng lý tưởng của nó.

Novalis disait qu'une traduction, ou bien est grammaticale (littérale), ou interprétative (adaptation), ou bien mythique. « Les traductions mythiques sont des traductions de haut style: elles reproduisent dans sa pureté et sa perfection le caractère de l'œuvre d'art dans son individu. Ce n'est pas l'œuvre d'art elle-même, réellement, qu'elles nous donnent, mais bien son idéal.»

Linda Lê: L'Âme Romantique [retour aux classiques]. Le Magazine Littéraire số đặc biệt về văn chương và trại tù, Jan 2005

*

"Après Auschwitz, écrire un poème est barbare, et la connaissance exprimant pourquoi il est devenu aujourd'hui impossible d'écrire des poèmes en subit aussi la corrosion. »

Sau Auschwitz, làm thơ thì dã man, và cái sự hiểu biết ra như thế, rằng, bây giờ không thể làm thơ, nó, cũng chịu sự sói mòn.

T.W. Adorno, Critique de la culture et société: Phê bình văn hóa và xã hội

Le Magazine Littéraire, La Littérature et les camps, Janvier 2008

*

Độc giả Time đáp lễ Morrison

Mặc dù lý do mà Toni Morrison đưa ra, để giải thích tại sao Bà gọi Clinton là "vị tổng thống Huê Kỳ da đen đầu tiên', xem ra thật là ngọt ngào, nhưng Bà ơi, Bà nên đọc lại những gì Bà viết ngày nào, trên tờ Người Nữu Ước đi.
Và hãy cẩn thận hơn, với những chữ, bởi vì sinh nghề nào, chết nghiệp đó, nghe!