Gấu nhớ nhà
1
1 2 3 4
|
Thư tín,
Đừng lèm bèm chuyện về Hà Nội không còn nhà.
Tôi đâu có nhớ Hà Nội, mà Sài Gòn.
Tôi thì Sài Gòn không, mà Huế cũng không.
Không hiểu sao chẳng thấy nhớ gì về Việt Nam
hết.
Brodsky cũng nói thế:
Cám ơn Trời cho tôi sống không quê nhà.
Thank God I was left on this earth without a homeland.
"He is a
pessimistic poet made melancholy by an intolerable political exile"
Poets
cannot live by sympathy alone.
TLS
viết về nhà
thơ vừa mới mất, Mahmoud Darwish
*
Vừa
nhận được Lần
Cuối Sài Gòn trưa nay. Đọc trên chuyến xe lửa từ nhà trở lại sở.
Đọc thích thú.
Đọc chia sẻ. Và đọc, không biết tại sao, lại rất buồn, có lẽ những
thành phố
anh đang gợi lại đã vĩnh viễn ngoài chúng ta, có phải thế?
Hà Nội là một
chiếc bóng đằng sau Sài Gòn. Sài Gòn là một chiếc bóng đằng sau hiện
tại. Chữ
gợi lại chập chùng những bóng. Những người đã từng có mặt. Những chỗ
ngồi.
Những góc đường. Những tàng cây.
Mới cách đây vài
hôm, đọc lại Rilke, toàn bộ thư của Rilke và tập Duino Elegies, vẫn còn
bần thần, vì nhận ra, quả là đúng, chúng ta vừa nhìn cái gì, là lập tức
cái ấy đã
là nội tại, là mất đi. Mọi thứ đều đã là Lần Cuối. Chúng ta tới đây,
như để có
mặt, một lần, nhìn, [hai chữ không rõ nghĩa], rồi qua đi.
Đọc mới xong phần
đầu của bút ký, và thơ, đã đầy cả Sài Gòn của một thời kỳ kỳ lạ, tan
hoang,
lãng mạn, đổ vỡ, và bi tráng của nó.
Cám ơn anh đã gửi
sách. Đã cho một buổi trưa [chấn động như nhìn xuống con nước Thị Nghè,
trưa có
mây - hay là “trưa cỏ may”?- chiều nhiệt đới, mù trắng xa xa Thủ Đức].
Vài
hàng viết gấp
kẻo anh trông, sợ sách có thể đi lạc.
Sẽ
đọc tiếp Lần
Cuối tối nay. Anh vẫn viết mạnh. Mong anh mãi được vậy.
[Thư
thân hữu,
1998]
TQ
Nhớ Bùn
"Sao
không hát cho những
người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi
không sao
chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi
tên
thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ
dại.
Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ
những
kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng
gần nhà
cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt
hải lắc
đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường
Gia Long.
Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt
nhìn
người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về,
cô tha
thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ
nhàng đậu
trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ,
nhớ..."Nếu mai
không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu
ngao
một mình trước khi bỏ đi.
Như
những lời chúc dữ, chúng
báo trước một Miền Nam
mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong
mỗi chúng ta đều có một
Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của
bạn sáng
ngời.
Lần Cuối Sài Gòn
*
Sóc
Trăng, cái tên thiệt là
ngộ. Sóc là làng, bản, thôn... theo tiếng Khờ-me (ở đây người
ta
thường gọi là tiếng Miên) là điều dễ hiểu. Nhưng còn Trăng
thì
sao? Có phải là con trăng trong tiếng Việt hay là mang một nghĩa nào
khác của
tiếng Khờ-me? Ðiều này tôi chưa kịp hỏi, nhưng được biết ở đây có trên
30% là
người Việt gốc Khờ-me, và cũng có rất nhiều người Hoa lập nghiệp đã từ
bao
nhiêu đời, nên nhiều người Sóc Trăng nói được cả ba ngôn ngữ Việt, Miên
và Tiều.
Nam Đan: Cười cho hết hàm răng
*
Sóc
Trăng ư? Khánh Hưng? Ba Xuyên?
Nơi thằng em nằm xuống.
*
Một thành phố không có gì
đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt
choắt
nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi
rảnh rỗi,
người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã
qua của
mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong
quân đội
Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...), hỏi khách tốt nghiệp
đã lâu
chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc,
thường
là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để
nói, như
sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu
thành,
cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong,
nói, ở
đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ
nhà định
nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này.
Trở lại Ba Xuyên khi
được tin
đứa em trai chết.
Tử
trận.
Mộ Tuyết
*
V/v
Mộ Tuyết
Quân bất kiến cao đường minh
kính...
Chiêu như thanh ty mộ thành
tuyết
Khi Nguyễn Đông Ngạc làm Hai
muơi năm văn học Miền Nam, còn có cái tên Những truyện ngắn hay nhất của
quê hương
chúng ta, Gấu chọn truyện này, một phần để vinh danh sư phụ
Faulkner
[văn phong
của truyện ngắn là từ Asalom,
Absalom!]
Như sợ không ai nhận ra, Gấu bệ
luôn tên
sư phụ vô, cho chắc ăn:
Khi anh
định viết về những chuyện đó, chắc là anh đã lập gia đình (đã
yêu
thương một người đàn bà), đã có con (đã có hai con, một trai, một gái),
và như
một kinh nghiệm của một nhà văn nước ngoài mà anh đã đọc và ngưỡng mộ
(W.
Faulkner), khi đó, bởi vì anh cần chút tiền để trả chút nợ, hay để mua
cho vợ
anh một chiếc áo mới nhân dịp sinh nhật, mua đôi giầy, đôi dép cho hai
đứa nhỏ,
chỉ vì chút nhu cầu tầm thường đó mà anh viết. Tất cả những nhu cầu nhỏ
mọn
chẳng liên quan gì đến văn chương, và cũng chẳng liên quan gì tới những
nỗi đau
khổ mà gia đình anh đã trải qua đó, đã xui khiến anh viết, đã cho anh
thêm chút
can đảm để bỏ một cuộc vui, một cuộc tụ tập với đám bạn bè nơi nhà
hàng, quán
nước (cái không khí túm năm tụm ba đó lúc nào mà chẳng toát ra một vẻ
quyến
rũ), đã cho anh thêm một chút sức mạnh để chống lại những giấc ngủ lết
bết,
chống lại sự lười biếng làm tê liệt mọi dự tính: anh sẽ viết về những
gì thật
nghiêm trang (những cái gì từa tựa như là là ý nghĩa về đời sống, cái
chết,
chiến tranh...) chỉ vì những nguyên nhân thật tầm thường giản dị, và
đem tập
bản thảo đi gạ bán cho một nhà xuất bản.
*
Và nhờ cuốn sách, tấm hình chụp
Gấu đứng ở Sở Thú Sài Gòn, và tí tiểu sử, Gấu qua được cửa ải thanh lọc.
Khi đó, có một bà đang tập tành
làm nhà văn, Gấu còn nhớ tên, sau đậu thanh lọc, qua Úc, rất mê văn
Nguyễn Ngọc
Ngạn, nhờ Gấu giới thiệu với ông, và tờ Làng Văn ở Canada.
Bà có mượn, đọc, chê: Viết về
đứa em trai tử trận mà không có một dòng xót thương, không một giọt
nước mắt.
Cũng góp mặt trong tập truyện,
TTT chọn Dọc Đường. Càng về
sau này càng thấy, đây là truyện ngắn tuyệt
vời nhất
của ông.
Gấu cũng nghĩ như thế, về
Mộ Tuyết. NQT
Gấu,
nhà văn
Nhiều
khi tí tiểu sử trở
thành bùa cứu mạng!
Trước
1975, Gấu có một cái
hình, độc nhất, đóng vai nhà văn, một cái tiểu sử độc nhất, như sau
đây. Không
thể ngờ, chúng trở thành những lá bùa cứu khổ cứu nạn, khi đi thanh
lọc, được
nhà nước tạm dung xếp vào thành phần tị nạn chính trị, thay vì di dân
kinh tế.
Nhờ vậy mà sau đó, được phái đoàn Canada chấp nhận.
Trích
Hai Mươi Năm Văn Học
Miền Nam, do Nguyễn Đông Ngạc biên tập,
xb trước 1975.
Năm sinh của Gấu, trên ghi
1938, theo thế vì khai sinh; sự thực, sinh 16.8.1937
Theo
Gấu đoán, sau khi gieo
quẻ mu rùa, cái sự đang từ ‘lưu vong chuyển sang di cư’ của NMG, là do
nỗi buồn
lớn trong đời viết văn của ông. Và Gấu từ đó, suy rộng thêm ra, mấy anh
chạy về
xin đầu thú đều có một cái “lấn cấn ở trong lương tâm”, ‘chết trong tâm
hồn’.
Anh NBC, trùm bồi Mẽo tại WJC, nhờ gia đình có tiền, chạy du học, thoát
chết,
những vẫn tiếc hùi hụi số tiền bỏ ra, từ đó thù mấy thằng khốn nạn
VNCH. Tay đại uý QC, chạy trốn chiến
tranh bằng cách đẩy thằng
khác vô thế chỗ mình, mấy thằng đào ngũ, trốn trình diện, cũng lại một
nỗi “chết
trong tâm hồn” khác…
Thú thực Gấu chưa từng thấy một
anh nào ra hồn mà về với VC!
Cũng chưa từng có một bài viết,
bản văn nào biện minh đứng đắn cho cái sự về
châm đóm cho VC hút thuốc lào!
Thảm thế.
Gấu này đã từng về "bắt tay với
VC", và bây giờ vẫn muốn về, nhưng được cảnh cáo, thời tiết không đẹp
như ngày
anh về nữa đâu, về là chết anh, chết luôn tụi này, thành thử rét.
Nói rõ hơn, Gấu thù chủ nghĩa
CS, chưa từng thù một ông VC nào, trừ đám nằm vùng, không thù, nhưng
tởm.
Gấu tởm chúng một, chúng tởm Gấu muời. Hẳn thế!
Tứ
Tấu Khúc về Lan Hương và Sài Gòn
Lan Hương
Thời
Gian
Khu
Rừng Trong Đêm
Mùa
Hè Miền Nam
Tứ Tấu Khúc
Alexandria
Alexandria
Quartet
So
we, learning to suffer and not condemn
Và
chúng ta học đau khổ, không học kết tội
No
single imagination can truly own a city
Chẳng
có một tưởng tượng đơn độc nào có thể sở hữu một thành phố.
Sài
Gòn đâu của chi riêng mi, mà còn của BHD.
*
Đọc
vậy đủ rồi. Viết đi.
Chẳng cần đọc nữa.
Nhớ, những ngày mới qua xứ
lạnh, gặp lại cô bạn, và nghe cô ra lệnh.
-Viết về 'chúng ta'? Chữ sao quá
chậm ? (1)
(1) Tôi
viết kể từ khi em
đọc,
Ôi chữ sao quá chậm, so với
cuộc tình của chúng ta.
J'écris depuis que tu me
lis,
Les
mots sont en retard sur
nos vies.
Cầm Dương Xanh
Nhưng, nhắc tới Durrell, mà
làm sao bỏ qua bạn của ông, Henry Miller?
Số TLS đã dẫn quả là còn một
bài nhìn lại Henry Miller, bằng cách đọc "Những Tân Thánh Kinh", New
Bibles, tức tác phẩm của Miller, của Anais Nin, bạn gái của ông, bà này
sợ còn
dzâm hơn cả Miller, và của Durrell.
Henry Miller viết trong Thế
giới của Sex, những xen huê tình, erotic scenes, trong những
cuốn sách của ông,
tương tự như những phép lạ của Chúa Ky Tô, trong Thánh Kinh.
Nin có một câu Gấu rất mê, và
đã từng chép, để tặng Gấu Cái:
Mi giống như một con Gấu:
Tất cả sự êm ái dịu dàng được bọc bằng một cái vỏ
cứng cỏi, cùng với sự sần sùi tuyệt vời của nó, khiến ta chảy tan ra.
Ta thật
là buồn vì nhà ngươi chẳng bao giờ chịu khó hiểu ta thêm một chút. Tại
sao mi
không cố hiểu thêm về ta, mà cứ thế ngưng lại, dậm chân tại chỗ?
Chiều hôm qua, ta tự hỏi,
làm
thế nào, để ta có thể chứng tỏ cho mi thấy, là ta yêu thương mi biết là
chừng
nào. Làm sao chứng tỏ cho mi biết, bằng một phương tiện cho dù mắc mỏ
cỡ nào
đối với ta, rằng ta thương mi?
Và ta chỉ tìm ra được một
phương tiện, đó là gửi tiền cho mi, để mi đi chơi với con mụ đàn bà nào
đó.
Gấu Cái.
Thư của Anais Nin, bồ của
Henry Miller, có sửa đổi chút đỉnh, cho hợp với tình cảnh vợ chồng Gấu!
[Tu es comme l'ours, Henry:
tout de douceur dans une enveloppe de dureté, avec une délicieuse
rugosité
suave qui me fait fondre...]
*
You only live twice
Or so it seems.
One life for yourself
One for your dream
Bạn chỉ sống hai phùa
Một phùa sống
Một phùa mơ
Gấu
nhà văn
*
Tứ
Tấu Khúc Alexandria
Tứ
Tấu Khúc Saigon
Khi gặp
BHD, cô bé 11 tuổi, cũng
là lúc nỗi nhớ Hà Nội không còn sôi sục như những ngày vừa mới di cư,
nhưng đã
lặn sâu vào trong xương trong tuỷ, đột nhiên sống dậy, và thế là những
gì gì, người
nữ muôn đời, thánh nữ… tất cả hiển hiện mồn một trên bộ mặt đen nhẻm
với chiếc
răng khểnh, cặp mắt thông minh, dò hỏi, tại sao mi nhìn ta như vậy? Mi
nghĩ ta là Hà Nội của mi, hử?
Rồi những mối tình sau đó, hình
như cũng bị ảnh hưởng bởi mối tình đầu với một cô bé con, thành thử
chẳng có
mối tình nào có tí mùi sex, mùi lá khô vì đợi chờ, mùi lá ướt tèm nhẹp,
mùi cỏ ngai ngái…
Thảm thật, thảm
thật!
Thánh thiện thật, thánh thiện thật.
Note: Gấu viết đoạn trên trước khi đọc Tình Cát, trên blog NQL.
*
Sài Gòn
nghĩa là gì?
“Đời của mi, ngay ở đây, tại
nơi chốn vất đi này, mi đã làm hỏng nó…”
“Hãy nói lời giã từ thành phố
mà mi đã đánh mất”
(Lawrence
Durrell)
-Sài Gòn nghĩa là gì?
-Thiếu. Nhớ.
Khi viết xong tập đầu của một bộ bốn cuốn, về
thành phố Alexandrie (Quatuor d’Alexandrie: Justine, Balthazar,
Mountolive,
Clea, lần lượt xuất bản từ 1957 tới 1960), Lawrence Durrell (1912-1990)
đã viết
thư cho bạn mình là nhà văn người Mỹ, Henry Miller; bằng một câu nói
nổi tiếng,
ông định nghĩa tác phẩm của mình: “Đây là một thứ thơ xuôi gửi cho một
trong
những thủ đô lớn lao của con tim: Thủ đô của hồi tưởng.”
Tất cả là giả tưởng. Chỉ có
thành phố là có
thực. Trong Lời Tựa cho cuốn Jusrine, Henry
Miller viết: Đây là một thành phố mà chỉ một
người Anh lưu vong tự
nguyện, sinh ra tại (dẫy núi) Himalaya, tìm thấy sự trưởng thành của
mình tại
Hy Lạp, chỉ người đó mới có thể làm cho nó tái sinh. Thành phố không
chỉ đóng
vai dàn dựng (décor): nó là một thực thể, một sinh vật sống động, mang
hơi hám
ma quỉ, được tạo nên bằng máu thịt, đất đá, tội ác, mơ mộng, và bằng cả
huyền
thoại.” “Những nhân vật làm nên cuốn tiểu thuyết cũng có một thực tại
khác
thường: tôi có thể đoan trước rằng họ sẽ gây sốc và hớp hồn một độc giả
Âu
châu. Trong họ, có tất cả bụi bặm và những cơn điên loạn của xứ sở Cận
Đông.”
Henry Miller coi câu chuyện kể
trải ra, không
phải như diễn tiến của một cuốn tiểu thuyết bình thường: nó như soi
nhiều tấm
gương cùng một lúc; nó uốn éo trong một chất thiêng: ánh sáng. Một thứ
ánh sáng
siêu nhiên, tắm đẫm hồi tưởng.
Trong Lời Tựa cho toàn tập, ấn bản tiếng Anh,
tác giả viết: Đây là một nhóm bốn cuốn tiểu thuyết, được đọc như là một
tác
phẩm đơn (a single work) dưới tiêu đề chung là Tứ Khúc Alexandria. Cũng
có thể
cho nó một tiểu đề là: một từ của sự liên tục (a word of continuum,
liên tục
không gian-thời gian theo Einstein). Theo G. Steiner, Durrell đã chuyển
viễn
tượng (thuyết) Tương Đối, vào ngôn ngữ và cách tự sự. Ông nhìn thành
phố Alexandria
theo bốn
chiều.
Cuốn Justine xuất bản năm 1957. Đây là một
thời điểm rất có ý nghĩa với những độc giả người Việt, nhất là người
Việt di
cư, và đã từng sống ở Sài Gòn vào thời kỳ đó. Justine đã là một trong
những đề
tài được đem ra thảo luận của nhóm Sáng Tạo, trong nỗ lực đả phá cái cũ
(đặc
biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn), và cổ xuý cho một cái mới. Cá nhân tôi
tin rằng,
mấy ông trong Sáng Tạo “mê” Alexandria của Durrell, là bởi vì vừa mới
mất Hà
Nội! Phạm Công Thiện cũng rất mê Durrell, nhưng qua một bài viết của
ông mà
người viết đọc từ thuở nảo thuở nào, ông chỉ mê Justine, cô điếm thượng
lưu của
thành phố này thôi.
Nhưng đâu phải một mình ông!
Những trích đoạn, là về thành phố Alexandria, nhưng khi đọc
chúng, Jennifer tôi tưởng tượng, đây là nói về Sài Gòn:
Chính thành phố phải chịu xét đoán; nhưng
chúng ta, những đứa con (của Sài Gòn), phải trả giá.
(C’est la ville qui doit être jugée; mais
c’est nous, ses enfants, qui devons payer le prix.)
Sài Gòn là một máy ép tình yêu; thoát ra khỏi,
là những kẻ bịnh hoạn, những gã cô đơn, những bậc tiên tri, tất cả
những kẻ dục
tính bị tổn thương nặng nề.
(Alexandrie était le grand pressoir de
l’amour; ceux qui en réchappaient étaient les malades, les solitaires,
les
prophètes, tous ceux enfin qui ont été profondément blessés dans leur
sexe).
Nàng là ai? Cái thành phố mà chúng ta đã chọn
lựa?
(Qui est-elle, cette ville que nous avions
élue?)
Hãy chừa riêng ra cho anh, những vết thương
tình mà anh chia sẻ với Sài Gòn.
(Épargne-moi les blessures de l’amour partagé
avec Justine).
Lũ đàn ông chúng mình, đều được tạo ra bằng
bùn và quỉ ma của Sài Gòn.
(Tout homme est fait de boue et de daimon (1),
et la femme ne peut pas nourrir ces deux côtés de sa nature à la fois:
Mọi
người đàn ông đều được tạo nên bằng bùn và quỉ ma, và một người đàn bà
do bản
chất, không thể nuôi nấng cả hai khía cạnh này cùng một lúc).
Chú thích: Theo tiếng Hy Lạp
cổ, daimôn có nghĩa là “thiên tài che chở” (le génie protecteur), từ
này sau có
nghĩa là quỉ ma (démon), và còn được chỉ những nhân vật “trung gian”
giữa thần
và người. (Chú thích bản tiếng Pháp, dịch từ nguyên tác tiếng Anh, của
Roger
Giroux, nhà xb Buchet-Chastel, 1959, lần tái bản tháng Năm, 2000)
Liz ,
do Avedon chụp tại Nữu
Ước, 1958, thời kỳ được Oscar khi đóng "Mèo trên mái nhà nóng", "Cat on
a Hot Tin Roof".
Khi về, cô bé có thói quen để
cô em vô nhà, còn cô chạy đến bên phông tên ngay bên đường cách nhà
chừng mười
bước để rửa chân, thật ra để đùa nghịch cùng những giọt nước. Những cử
chỉ,
dáng điệu của cô làm tôi sau này vẫn thường băn khoăn tự hỏi, không
biết cô bé
đi đón em tan trường về, hay ngược lại. Những giọt nước bị đôi bàn tay
nhỏ bé
ngăn chặn, bắn tung tóe, trầm bổng, trở thành muôn vàn nụ cười trên
môi, trên
má, trên tóc, càng thêm long lanh nhờ ánh mắt tinh nghịch, nhờ nụ cười,
tôi gặp
lại hình ảnh tuyệt vời này trong phim "Lần cuối nhìn Paris", như thể
chính cô bé của tôi đã khám phá ra, đã tìm lại cho cả Châu Âu, cho cả
loài
người, một thành phố Paris bị chiếm đóng vừa được giải tỏa, và nữ tài
tử Liz
Taylor chỉ lập lại những cử chỉ thật đàn bà của một cô bé con-người nữ
muôn đời
ở trong tôi.
Lần
Cuối Sài Gòn
Cảnh cô bé rửa tay chân ở máy nước
trước nhà, cũng là vào năm 1958. Quái thế!
[Gấu nhớ rõ, vì đó là năm Gấu đậu Tú Tài, vừa mới quen cô bé].
Mỗi bài thơ là một
khó.
Thường xuyên, dòng đầu là quà tặng, tôi không biết, của Giời hay của
khả năng
bí hiểm mà người ta gọi là hứng khởi. Thí dụ bài Sun Stone, Đá Mặt
Trời, của
tôi: Tôi viết ba muơi dòng đầu, như có một người nào đó âm thầm đọc cho
tôi
chép. Tôi ngạc nhiên thấy thơ cứ thế tuôn trào, chúng như ở thật xa, mà
cũng
như thật gần, như ở ngay trong lồng ngực. Bất thình lình, ngưng! Tôi
đọc lại,
thấy chẳng phải sửa chữa gì hết. Nhưng đó chỉ là đoạn mở. Và tôi chẳng
làm sao
tiếp tục. Vài ngày sau, tôi khởi sự tiếp, không phải theo kiểu thụ
động, mà là
cố đẩy những dòng về hướng này, hướng nọ, và tôi viết thêm được ba
muơi, hoặc
bốn mươi dòng nữa. Tôi ngưng. Vài ngày sau, lại trở lại với nó. Bằng
cách dị mọ
như vậy, tôi khám phá ra trọn giọng điệu của bài thơ, và nó hướng về
đâu. Nó
giống như một cách điểm lại đời mình, một sự tái sinh của kinh nghiệm,
nỗi quan
hoài, những thất bại, những ám ảnh của tôi. Tôi nhận ra tôi đang sống
khúc cuối
tuổi trẻ của mình, và bài thơ, cùng lúc, vừa là một tận cùng, vừa là
một bắt
đầu. Octavio Paz
Ui chao, ông này phán về thơ, y chang như Gấu tính phán, về mối tình
của Gấu, với BHD: Tôi nhận ra tôi đang
sống khúc cuối
tuổi trẻ của mình, và BHD, cùng lúc, vừa là một tận cùng, vừa là một
bắt
đầu. (1)
(1) Tận cùng: Nhiều tận cùng lắm! Tận cùng một cuộc đời, một cuộc
chiến, một cuộc tình....
Bắt đầu: Ouvrez-moi cette porte... Cửa sắp mở, Gấu sắp đi, và gặp BHD,
và bắt đầu, và biết đâu, cuộc đời sau sẽ rộng lượng hơn cuộc đời này!
[mô phỏng Brodsky]:
Give
me another life, and
I”ll be singing
in
Caffè Rafaella. Or simply
sitting
there.
Or standing there, as
furniture in the corner,
in
case that life is a bit
less generous than the former
Cho
tôi một đời khác, và tôi
sẽ hát
ở
Caflè Rafaella. Hay giản dị
ngồi
ở
đó. Hay đứng ở đó, như cái
bàn cái ghế ở góc phòng,
trong
trường hợp cuộc đời sau
không rộng lượng bằng cuộc đời này
To my daughter
No
single imagination can
truly own a city, so when we speak of Proust’s Paris
, Joyce’s Dublin , Musil’s Vienna
and Lawrence Durrell’s Alexandria
, we are really clearing a space in our minds where specific happenings
and
feelings may be identified and reconvened. It is these novelists’
pressing need
to set their narratives down in some palpable place, almost as aliens
colonizing
a territory, rather than a compulsion to celebrate their country or
fictionalize an already famous vicinity that leads to their iconic
inventions. Nguồn
K
dịch giùm, Tks. NQT
Không
một đầu
óc tưởng tượng nào, một mình nó, có thể thực sự sở hữu một thành
phố đâu,
bởi thế khi chúng ta nói đến Paris của Proust, Dublin của Joyce, Vienna
của Musil
và Alexandria của Lawrence Durrell, là chúng ta đã dọn sạch một chỗ
trống trong trí óc chúng
ta sẵn sàng để cho những sự kiện và cảm xúc đặc thù nào đó
được nhận diện
và gom góp lại . Chính vì sự cần thiết phải sắp đặt những tình
tiết chuyện
kể của các nhà văn này vào một nơi chốn có thể chạm tay
tới
được, gần như theo kiểu ngoại nhân tìm cách chiếm hữu một vùng đất nào
đó làm
thuộc địa, hơn là ý hướng thăng hoa đất nước mình, hoặc tiểu
thuyết
hóa một khu vực đã nổi tiếng sẵn, đã dẫn dắt họ đến những sáng tạo đầy
biểu
tượng.
Tks
Cau nay hay qua, ma kho dich
qua
Nhat la khuc sau.
Tks again
NQT
TB:
Đang chạy nước rút với Istanbul.
NQT
Hà-nội chết theo mối
tình
đầu. Tình yêu khi đó giống như căn bệnh lúc trưởng thành, là tiếng khóc
chào
đời. Đó còn là nỗi sợ hãi đời sống, và mong muốn có một người cùng chia
sẻ.
Nhưng cũng có thể đó chỉ là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của
thời tiết.
Đứa nhỏ tuy đã quen với nắng ấm Miền Nam nhưng không làm sao
quên được
những đợt gió bấc lạnh buốt. Hình như bằng những xôn xao, những mơ hồ
như vậy
tôi viết cho Lan Hương những dòng cuối cùng: "Anh không sợ chúng ta
không
yêu thương nhau nhưng chỉ sợ chúng ta thương nhau nhiều quá".
Note: Câu văn trên, và cả cái truyện, Lần
Cuối Sài Gòn được viết tại Trại
tị nạn Thái
Lan, cc 1989-90.
Khi tờ LV ở Canada vô được Trại Cấm, một anh nhóc, đọc
câu chót, phán, khủng khiếp
quá!
"Anh không sợ chúng
ta
không
yêu thương nhau nhưng chỉ sợ chúng ta thương nhau nhiều quá".
Xạo hết chỗ nói, tới cỡ đó, mà vẫn mất em như thường!
.. một cuốn tiểu thuyết của Durrell,
nàng tặng chàng... vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật
lần thứ ba
mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme” Thời Gian
Bài trên TLS, số 22 & 29
Tháng Tám, 2008, “Những tân thánh kinh”, Karl Orend điểm một số sách
mới ra lò
về Miller, đưa ra câu hỏi, nếu ông ta là sư phụ của... PCT, thì
sư phụ của ông ta
là ai ? Và nếu những xen làm tình ở trong những tác phẩm của ông, thì
cũng giống
như những phép lạ của Chúa
Ky Tô, ông là
tín hữu Ky Tô, hay đệ tử của
Phật ?
Cuốn “Sự tạo thành một thần tượng
phản văn hóa”, của Maria Bloshteyn [Nhà xb Toronto Press, 262
trang, 60 US],
còn có tiểu
tít là “Dostoevsky của Henry Miller”, được coi là một thành tựu lớn
lao, quan
trọng trong trường văn chương so sánh. Nữ tác giả này thật liều cùng
mình [It
requires courage], khi coi một tác giả ở ngoài luồng đối với định chế
văn chương
Mẽo, tức Miller, là đề tài, và nghiên cứu, tìm hiểu sự liên hệ với một
tiểu thuyết
gia được
coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 19: Dos.
Bloshteyn, thật
nghiêm trọng, khi coi Miller "như là một nhà
văn". Mục tiêu của bà, là phám phá, khai triển, điều, bằng cách nào ông
ta
[Miller], Durrell, và Nin, được tạo hứng bởi Dos, về tư tưởng, và
về văn phong.
Bạn của Miller, là Karl
Wickens, có bà vợ là Beatrice, bà này vặc ông chồng, tại sao anh đối xử
với
Miller như là bạn quí, mà ngược lại, ông ta đếch coi anh là cái thứ chó
gì, ông
chồng nghiêm trang trả lời vợ: Anh tin rằng Miller sẽ là một Dostoevsky
của Mẽo
[Gấu bỗng tự hỏi, tại sao PCT không là một Dos của Mít?].
Bloshteyn chứng tỏ, cả
ba đều đọc sai Dos, vì dụng ý của riêng họ. [Bloshteyn shows how
Miller, Durrell and Nin all ‘misread’ Dos in line with their own bias
and needs]
*
Hai bài viết, một,
điểm những
cuốn sách mới ra lò liên quan tới bộ ba Miller, người tình, Nin, và
bạn,
Durrell, và một, giới thiệu ấn bản mới nhất sắp ra lò của Tứ Khúc
Alexandria, đều
tuyệt. Tin Văn làm link và scan, hy vọng sẽ có dịp chuyển ngữ hầu độc
giả.
Tứ
Khúc Alexandria
Two poems from his
Alexandrian period are keys to the Alexandrian tetralogy: “On First
Looking
into Loeb’s Horace” and “Alexandria”.
The second of these is really a poem against the city, or more
correctly a
lament by an exile from Europe
reacting to the
place of his confinement; it ends sadly and lyrically.
So we, learning to
suffer and
not condemn
Can
only wish you this great
pure wind
Condemned
by Greece, and
turning like a helm
Inland
where it smokes the
fires of men,
Spins
weathercocks on farms
or catches
The
lovers at their quarrels
in the sheets;
Or
as a walker in the
darkness might,
Knocks
and disturbs the
artist at his papers
Up
there alone, upon the alps
of night.
It was on these very
“alps of
night” that Durrell was to analyse the lives and actions of his people,
often
encountered as walkers in the darkness, and fit them into an uncertain
world,
like insects caught in amber.
|
|