Gấu nhớ nhà
1
|
Gấu
có nhớ nhà không?
Bánh cuốn Thanh Trì
Tình
cờ đọc lại bài viết của
Vũ Bằng, mới thấy văn phong Mít, mới từ 1957 tới giờ, cũng đã ngậm ngùi
tang
thương dâu bể.
Nhưng,
ngay cả cách ăn, cách
thưởng thức, bánh cuốn Thanh Trì, như VB miêu tả, thì cũng thật dâu bể,
so với
cách của Gấu!
.....
Khi đã đi làm, có
lương
tháng, có nhà ở, do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ
nhìn lại
con hẻm xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày
tháng
cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường
Trần
Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước
mắm nhĩ
màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng
chả quế,
giò lụa. Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn
còn thèm
thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của
thời
gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh,
trong nỗi hối
hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ,
thực dân
mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù... Nhìn bước đi thời
gian trên
khuôn mặt xinh tươi của mấy cô con gái bà chủ tiệm, mới ngày nào còn
tranh
giành đồ chơi, còn tị nạnh đùn đẩy nhau trong việc phục vụ khách, bây
giờ đã
biết đỏ mặt trước mấy cậu thanh niên. Tự nhủ thầm hay là tới 79 đợi một
tô phở
đặc biệt sau khi len lỏi qua các dẫy bàn chật cứng thực khách, cố tìm
một cái
ghế trống. Hay tới quán bà Ba Bủng để rồi lưỡng lự, giữa một tô bún ốc;
cố tìm
lại hình bóng con ốc nhồi ngày xưa, tại một vùng quê của xứ Bắc Kỳ xa
lơ xa
lắc, chỉ muốn quên đi, chỉ muốn chối từ nhưng cuối cùng khám phá ra,
trong đáy
sâu âm u của tâm hồn, của tiềm thức, của quá khứ, hiện tại, tương lai,
của hy
vọng, thất vọng, của hạnh phúc, khổ đau... vẫn có một con ốc nhồi ẩn
náu dưới
mớ bèo trên mặt ao đầy váng; giữa một tô bún riêu, hay một tô bún chả
thơm phức
vẫn còn chút dư vị chợ Đồng Xuân, mới ngày nào được về Hà-nội ăn học.
Ôi tất
cả, chỉ vì thèm nghe cho được cái âm thanh ấm áp của mấy đồng bạc cắc
reo vui
suốt con hẻm Đội Có, Bà Trẻ cho, ngày nào, ngày nào...
Lần
Cuối Sài Gòn
Quan
trọng nhất, trong bánh cuốn Thanh Trì, là nước mắm chấm, và phải là
nước mắm nhĩ!
Vũ Bằng cũng không giải thích, tại sao bánh cuốn Thanh Trì lại liên
can, mắc mớ tới nỗi sầu Hà Nội?
Bẩy Đêm
Đây là cuốn sách đầu tiên mà
Gấu nhìn thấy, của Borges, tại một thư viện Toronto, những ngày đầu đến xứ lạnh.
Gồm
những bài diễn thuyết của Borges. Nhan đề là từ Ngàn lẻ một đêm, một
trong
những đề tài diễn thuyết trong bẩy đêm, của Borges.
Lần đó, mê bài viết về Đạo
Phật của ông, photocopy, mang về, cũng chưa có thì giờ đọc, lần này vớ
được nó
trong một tiệm sách cũ.
Nhưng không hiểu, khi đặt tít
như vậy, Borges có có trong đầu, cuốn Bẩy đêm khoái lạc?
Đêm Borges nói về thơ ca, kết
thúc bằng câu này, mà chẳng khoái [lạc] sao?
Bông hồng thì chẳng tại sao.
Nó nở bởi vì nó nở.
The Rose has no why, it
flowers because it flowers.
[Nguyên tác tiếng Tây Ban Nha]
Heidegger cũng đã từng sử
dụng câu thơ trên, làm nhan đề cho một chương sách của ông.
Vĩnh Biệt
La rose est sans pourquoi,
fleurit parce qu'elle fleurit,
N'a souci d'elle-même, ne
désire d'être vue.
Bông hồng thì chẳng tại sao,
nở hoa bởi vì nở hoa
Chẳng lo lắng gì về mình,
chẳng muốn ai nhìn thấy mình
Heidegger trích dẫn Angelus
Silesius, trong
Nguyên lý của trí tuệ, Le
Principe de raison
*
Like a bird, echo will answer
me.
B.P [Boris Pasternak]
*
And the heart doesn't die
when one thinks it should.
Czeslaw Milosz, "Elegy
for N.N".
*
Ông
già bán một quầy nước nhỏ
đìu hiu ven bậc thang xuống thác Bạc, bằng câu chuyện đời mình, lại
giải thích
được tại sao thị trấn có vẻ không có sức sống, dù thơ mộng bên sườn
núi. Những
người dân lao động đã được (hay bị ?!) chuyển xuống khu dân cư dưới
chân núi.
Theo hướng ngón tay quăn queo, vượt qua những ngọn cây xa xa, là xóm
ông, nơi
mỗi ngày ông già bảy mươi tuổi cắp thùng nước đá đi về gần mười cây số
để kiếm
sống.
Tôi nhìn về phía nhà ông,
nghĩ, ở đó, tôi mới nhìn thấy khói le lói từ những bếp than tổ ong sắp
bắt lửa,
mới nhìn thấy một ngày thường, thấy mồ hôi trên những khuôn mặt lam lũ,
nhọc
nhằn, nhưng gần gũi, thân thiện. Ở đó, tôi mới ghi được những bức ảnh
trẻ con
mắt trong veo níu nhau ríu rít cười phô răng sún.
Chứ không phải chỉ có mây
mù...
Nguyễn Ngọc Tư: Chỉ còn lại là mây mù.
*
... và, nếu như thế,
“hậu thế” sẽ đọc Gấu qua... BHD!
Phách lối vừa thôi cha nội!
Tuy nhiên, đây chính là lời khen của độc giả Tin Văn, không phải chỉ
một người.
Ngoài những trang về BHD ra, còn lại là đen thui.
Một độc giả, từ thưở Gấu vừa mới khởi nghiệp, cũng bạn văn, phán, ui
chao đọc lại Tứ Khúc mới thấy khủng khiếp! Thảo nào mấy đấng bạn quí
của anh thù anh đến như thế!
Tác phẩm lớn có sự đóng góp của Quỉ. Gide phán về Dos.
Nếu như thế, phần đóng góp của Quỉ Đỏ mới khủng khiếp làm sao, ở trong
Tứ tấu khúc,
Cõi khác
*
Mối
tình tưởng tượng nhưng
luôn có cảm tưởng cuộc chiến coi nó như kẻ thù, luôn soi mói rình rập,
khi nhắn
nhủ khi đe dọa, phải chi mi đừng tưởng tượng ra một cô bạn tuyệt vời
như vậy,
phải chi mi bớt yêu thương cô bạn đi một chút, số phận không phải của
riêng mi
mà biết đâu của cả dân tộc sẽ bớt chút thê thảm. Khi cô bạn tìm được
người bạn
đời, mi không còn trông cậy vào đâu để chạy trốn nỗi cô đơn, đành trốn
chui
trốn nhũi vào trong mớ sách vở, và khi hết còn chịu đựng nổi, đã tàn
phá đời mi
thay vì chịu thua... Đó những ngày trên khuôn mặt người dân Sài-gòn khi
ra
đường còn nguyên vẻ hốc hác mất ngủ, xen đôi nét mừng rỡ vì đêm qua
Việt Cộng tha
không pháo kích vô thành phố. Hằng đêm, họ không còn được nghe lời ân
cần chúc
đồng bào ngủ ngon, xin đồng bào vặn nhỏ chiếc la-dô để khỏi làm phiền
bà con
lối xóm. Thay vào đó là một giọng nói đã được gột bỏ mọi rào đón: Tên
những
người phải trình diện theo lệnh Tổng Động Viên, nghe như đã thuộc tài
nguyên
của một thế giới khác, những con số kèm theo tên mỗi người ít ra còn
chút ý
nghĩa vì chúng cho biết sắp tới lượt ai được Thần Chết coi giò coi
cẳng...
*
Ui chao phách lối thiệt. Giá mà Gấu này đừng phịa ra một cô bạn thánh
nữ hơn cả thánh nữ, như thế, có khi vưỡn còn Miền Nam!
Khi rời Hà Nội, Gấu
muời bốn mười lăm tuổi, cỡ đó, và, ký ức của Gấu về nó, là của một
thằng bé nhà quê Bắc Kỳ may mắn được ra Hà Nội học. Và khi nhớ lại,
quãng đời tuyệt vời như thế, không có hình bóng một cô bé con, thì “nói
không được, nói không được”, và, có thể vì vậy, khi nhìn thấy BHD lần
đầu, một cô bé đen nhẻm, ốm tong ốm teo, nhưng cặp mắt thì cực kỳ thông
minh, nụ cười phô ra chiếc răng khểnh… Gấu này bèn ơ ra ka một tiếng,
Hà Nội của Gấu thiếu đúng hình bóng của cô bé mười một tuổi này!
Bởi
vì phải như vậy, mới hiểu được, tại sao, khi BHD bỏ đi, em cay đắng
phán:
"Mi
đâu có yêu thương gì ta, mi yêu thương một con bé 11 tuổi, là ta, từ
đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé đó."
Nếu
không, tại sao cô Nga, một nữ điện thoại viên trên Đài, sau khi đọc
những dòng chữ trong lá thư đầu tiên của BHD gửi cho Gấu, “thứ tình yêu
đầy đam mê mà anh có đó, em không có”, bèn phán:
“Cái
cô bé này không có thương cậu đâu!”
|
|