*


Nhà văn có đám, người đến chia sẻ, phúng viếng đông chẳng khác gì công an, bộ đội có đám...
Nguồn

Gấu xin thành thực chia buồn, với BVVC ngày nào. NQT
Note: Gấu đã từng kể, về cái duyên gặp nhà thơ nhà văn NQT [Nguyễn Quang Thiều], lần đầu về Hà Nội.
Quen qua HPA giới thiệu [qua phôn]. Gấu hỏi thêm HPA, này, có tha hồ nói chuyện không đấy. HPA trợn mắt, vẫn qua phôn, này đừng có đùa, hắn là trung tá [?] an ninh đấy!
Gặp, anh thật là thân thiện, cởi mở. Chỉ có Gấu là hỏng!
Trong một lần uống với cả bọn, vui quá, say quá, ngu quá, Gấu lỡ miệng, xì ra vụ trên.
Thế là xong!

After Empire


VN, Hà Nội
Chuyện vặt vãnh mà cũng phải chính trị hóa nó lên, bệnh thật.
Thư độc giả đài BBC

Sài Gòn đang trở lại với Hà Nội
Chuyện vặt vãnh ở đây, là chuyện Sài Gòn đang có khuynh hướng trở lại với cái tên của nó.
Còn bệnh, hay không bệnh, thì có lẽ phải mượn câu của Brodsky, khi ông nói về thành phố quê hương của ông, St. Petersburg.
Thi sĩ Joseph Brodsky, đứa con của St. Petersburg, khi được hỏi, ông cảm thấy thế nào, khi biết tin thành phố trở lại với cái tên lịch sử của nó; ông trả lời: tôi hạnh phúc quá chừng, quá đỗi! Tôi nói điều này với tất cả hân hoan, và không cần một chút dè dặt, mặc dù hoàn cảnh trớ trêu, có một thành phố St. Petersburg ở trong một Leningrad Region...
Nhưng đừng nghĩ tới chúng ta, mà hãy nghĩ tới những cư dân hiện thời, tới những người sẽ sinh ra tại đó. Họ sống trong một thành phố mang tên thánh, như vậy chẳng hơn là với một cái tên của quỉ. (Better they live in a city that bears the name of a saint than a devil.)
*
Ui chao, hãy nghĩ đến những đứa trẻ của Sài Gòn!
Chúng sinh ra ở Sài Gòn chẳng sướng hơn sinh tại thành phố mang tên Bác?
*
Note: Cái tít, của tay viết bài này, được, được! [Mô phỏng giọng Mai Thảo. NQT]
*

Ở đây, chúng ta hãy vượt lên mọi oan khiên nhất thời, hoặc cuộc đối đầu quốc- cộng, và để ý đến một điều: cái tên gọi Sài-gòn, theo như người viết hiểu, không phải là một từ tiếng Việt, mà là gốc Miên, hoặc Chàm. Tổ tiên của chúng ta, những người mở nước, đã biết kính trọng điều gọi là thiên tài của nơi chốn, genius loci, và đã không đặt tên lại cho một vùng đất đã cưu mang họ, bằng một cái tên mang sẵn từ nhà, từ một vùng đất họ đã bắt buộc rời bỏ. Những Los Angeles, Mississauga, Canada... những địa danh ở Bắc Mỹ là một an ủi cho những người Âu châu, so với tất cả những tội ác đối với thổ dân da đỏ.

Sài Gòn phóng solex như bay

Sài Gòn lần đầu

It seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.
1917
Akhmatova


Nguyễn Du giữa chúng ta

Có những cuốn sách dở - cứ cho rằng dở - nhưng chúng báo hiệu những chuyển đổi.

Nguyên Ngọc là người đầu tiên nhận ra điều này, khi cho rằng, tới Nỗi Buồn Chiến Tranh, "chúng ta" mới có tiểu thuyết. Với Cơ hội Của Chúa, chúng ta có cơ hội của những con người, và những nỗi buồn vui của họ. Chính cái dở của nó lại làm cho chúng ta hy vọng.

Những tranh luận chung quanh cuốn tiểu thuyết, mà không có những quy chụp tác giả của nó, như đã từng xảy ra với Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp... chứng tỏ sự thành công của NVH, qua đó, của xã hội Việt Nam đương thời: Sống chính trị có nghĩa là mọi chuyện được quyết định bằng lời lẽ, bằng thuyết phục, chứ không phải bằng quyền lực và bằng bạo lực. (To be political, to live in a polis, meant that everything was decided through words and persuation and not through force and violene. Hannah Arendt. Con người: Con vật xã hội hay chính trị.)

Cuốn Cơ hội Của Chúa cho thấy tín hiệu đáng mừng đó. 

Một trong những câu văn mở ra bài viết của Sartre, đẹp và bi thương như một câu thơ mang hình thức một câu hỏi, làm nhớ tới câu thơ nổi tiếng của Holderlin (Tại sao lại có những thi sĩ trong một thời điêu đứng như thế này?):

“Tại sao cửa sổ đầu tiên mở ra cõi tiểu thuyết đó lại là ý thức của một tên khùng?”. 

Câu này “quy chiếu” về một câu của Shakespeare, mà Faulkner sử dụng làm đề tựa cuốn sách:

“Đây là một câu chuyện được kể bởi một tên khùng,
Đầy âm thanh và cuồng nộ, và chẳng có ý nghĩa gì.”
[It is a tale told by an idiot, full of sound and fury, signifying nothing. Macbeth]. 

Cá nhân người viết cũng đã từng mô phỏng câu trên của Sartre, và tự hỏi:
“Tại sao cửa sổ đầu tiên mở sang khu vườn Thúy lại bị đóng chặt mãi mãi, chỉ vì một tên xưng xuất là thằng bán tơ?”
Câu mô phỏng trên đây, một cách nào đó, có thể là chiếc chìa khóa, mở ra thế giới tiểu thuyết của NVH và của nhiều tác giả Việt Nam khác.

NQT trả lời DCT


Gấu có nhớ nhà không?


Morrison: 10 Questions
Gấu vs Hồ Nam

"Si je t'oublie, Jerusalem" 

"Ah," Mr. Compson said. "Years ago we in the South made our women into ladies. Then the War came and made the ladies into ghosts. So what else can we do, being gentlemen, but listen to them being ghosts"

Ui chao, chẳng lẽ sư phụ của Gấu, đã tiên tri ra được, cảnh tượng, mấy bà vợ sĩ quan VNCH lặn lội đi thăm chồng, như những hồn ma lẽo đẽo, chàng ở đâu, thiếp ở đó?
Và nếu như thế, Faulkner đi tìm Gấu, hay là Gấu đi tìm Faulkner?
*
Borges trả lời giùm Gấu: Học trò khám phá ra Thầy, không phải Thầy khám phá ra trò:
Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như là nó sẽ sửa đổi tương lai.
Những Tiền Thân của Kafka
*

Bài của Likhachev, “Phẩm tính trí thức”, là bài rất có ích cho các nhà văn. Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn nói về cách sống và phong độ của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner. 
Điềm


Không phải "niềm vui lớn"

Thề phanh thây uống máu quân thù.

Nếu hậu thế hiểu ra rằng, trận đói của Lenin, như tên gọi của nó, không phải thiên tai, mà do ông trùm đỏ cố tình tạo ra, để thúc đẩy bánh xe tiến hoá lịch sử, Cách Mạng Mùa Thu, thành công, một phần là do trận đói năm Ất Dậu.
Theo kể lại, như một giai thoại thê luơng, Văn Cao bật ra nỗi căm giận của mình, khi đứng nhìn những chiếc xe chở xác người lũ lượt chẩy hội phía dưới đường, nơi phường Dạ Lạc [?].
Và, như thế, Cách Mạng Việt Nam, sở dĩ thành công, một phần là do sự tiếp tay của anh lùn xứ mặt trời, trước đó, và sự tham dự của Mẽo vào Việt Nam, sau này.
*
Ăn quả trả vàng, cùng Yankee với nhau, tao gây ra họa da cam, thì tao đã đền cho ‘chúng mày’ cả một Miền Nam, chưa vừa túi tham sao?
[Có một tí khôi hài đen ở đây, theo kiểu, người Đức cám ơn người Do Thái, vì vụ Lò Thiêu: Nhân dân Việt Nam phải cám ơn Nhật, và Huê Kỳ, vì vụ VC].
*
Trận đói của Lenin, 1933: The Terror-Famine, cướp đi, theo Amis [trích dẫn Grossman], chừng 5 triệu người ở Ukraine, 2 triệu ở Kuban, Don, Volga, và Kazakhstan, và đây có lẽ là mùa gặt được mùa nhất tại Liên Xô.

Con số người chết do trận đói năm Ất Dậu, do Nhật gây nên, và do nhử Mẽo vô Việt Nam, cũng đâu có nhằm nhò gì, theo cái kiểu tính toán của Stalin:
Cái chết của một người thì bi thương, cái chết của một triệu người chỉ là thống kê.
[The death of one person is tragic, the death of a million is a mere 'statistic']
*
Sở dĩ hai ông bạn vàng Edmund Wilson và Nabokov cắt bào đoạn nghĩa, là do Lenin gây nên. Để đáp lễ Wilson phạng mình, Nabokov đã lịch sự nghĩ rằng, bạn hiền của ta, do không hiểu thực tại Bolshevik, nên cũng không thể nào hiểu được lời sỉ nhục.
[Nabokov is bearing in mind that Wilson, not understanding the Bolshevik reality, does not understand the insult].
Thật đúng là hòn đất ném đi, cục vàng ném lại!
[Gấu nhớ nằm lòng câu trên, mỗi khi mài dao kéo, sửa soạn đưa lên bàn mổ, những bạn hiền văn chương của mình!]
*
Thê thảm nhất, là, cuộc chiến Việt Nam không thể nào tránh được. Như Cách Mạng Nga, cũng không thể nào tránh được!
Pushkin chẳng đã từng van vái, Lạy Trời đừng bao giờ bắt con phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Dọn


Bắt trẻ đồng xanh

With Love & 20-20 Vision
Comin' Thro the Rye

"Bắt trẻ đồng xanh"
- Bài dự thi đạt giải nhất cuộc thi
"Quyển sách làm thay đổi cuộc đời"