Thứ
Hai 28/6/2004
Nguyễn
Quốc Trụ
Đáp
lời Đoàn Cầm Thi:
«Une
technique romanesque renvoie toujours à la métaphysique
du romancier».
Câu
dịch mà tôi đề nghị, đúng ra là như vầy: Kỹ thuật tiểu
thuyết luôn quy chiếu về siêu hình học của tiểu thuyết gia. (Một kỹ
thuật tiểu
thuyết luôn quy chiếu về "cái
gọi là" (la) siêu hình học của tiểu
thuyết gia. Những từ gạch dưới, là để bỏ đi.)
Theo
tôi nên dịch từ Métaphysique là Siêu hình học, hiểu
theo nghĩa, một hệ tư tưởng, của một nhóm, một trường phái, hay một
tiểu thuyết
gia. Thí dụ, siêu hình học của Sartre là chủ thuyết hiện sinh, của
Hegel là chủ
nghĩa duy tâm, Marx là duy vật biện chứng: Hiện hữu có trước yếu tính,
từ đó,
chỉ một bước, là tới nhận định tôn giáo là thuốc
phiện của quần chúng. Với họ, đây là hệ tư
tưởng, hay cái nhìn
(vision) của họ về thực tại, về thế giới… Còn với tiểu thuyết gia, là
viễn ảnh
về thế giới do ông ta bịa đặt ra. Chẳng hạn, như Sartre gọi, Kafka là
một
"tiểu thuyết gia của sự siêu việt bất khả", the novelist of
impossible transcendence (trong bài điểm Kẻ Xa Lạ của Camus, trong
Situations I
- Nhận định I): Cửa Nhà Trời kia rồi,
nhưng khoan đã, tí nữa mới tới lượt bạn, như trong truyện ngắn Trước
luật pháp
- Devant La Loi của ông. Thành thử nếu bạn tìm ra được siêu hình
học
của một
tiểu thuyết gia, là cùng lúc, bạn nhận ra kỹ thuật viết của người đó.
Chính vì
vậy mà Kafka cho rằng, kỹ thuật chính là linh hồn (ông dùng từ hữu thể,
être)
của văn chương, chứ không phải là nội dung.
Câu
"Kỹ thuật tiểu thuyết…", như Đoàn Cầm Thi
(ĐCT) đã biết, trích từ bài “Về cuốn
Âm Thanh và Cuồng Nộ: Thời tính
trong tiểu
thuyết của Faulkner”. Có thể câu của Sartre, là từ
Heidegger,
tức là
từ Hữu thể và Thời gian mà
ra. Sartre đọc Heidegger, và đem áp dụng vào
thế
giới tiểu thuyết của Faulkner, cố tìm ý nghĩa, hay là trật tự, cho một
thế giới
vô trật tự; nói một cách khác, cố cắt nghĩa, giải thích kỹ thuật viết
của
Faulkner, mà ông gọi là kỹ thuật của sự hỗn độn. Từ đó, ông nhận ra
Faulkner, thay vì
chấp nhận thời gian của chiếc đồng hồ, ông đập nát nó ra, sắp xếp lại,
dựa trên
ý thức của một tên khùng, và thay tiếng tích tắc bằng tiếng hú của nó.
Với
Garcia Marquez, thí dụ vậy, một “đệ tử” của Faulkner, cũng là một siêu
hình học
về thời gian: như là những vòng tròn đồng hiện, những nhân vật trùng
tên, trong Trăm Năm Cô Đơn.
Thành thử vì lý do đó, không thể dịch romancier (tiểu thuyết
gia) là “tác giả” được, trong khi ở nhiều trường hợp khác, hai từ “tác
giả”,
“tiểu thuyết gia” có thể được sử dụng thay đổi cho nhau mà không sợ
hiểu lầm.
Khi mượn câu của Sartre, làm đề từ cho
bài viết về Cơ hội Của Chúa,
của Nguyễn Việt Hà (NVH), Đoàn Cầm Thi có thể, nhận ra có một "kỹ thuật
của sự hỗn độn" ở trong Cơ Hội Của Chúa, và điều này làm bà liên tưởng
tới câu của Sartre, khi ông viết về Faulkner. Nhưng theo
tôi, kỹ thuật hỗn độn của NVH không phải do anh tạo ra, mà mượn ngay
từ xã hội hiện đại Việt Nam.
*
* *
Có
những cuốn sách dở - cứ cho rằng dở - nhưng chúng báo
hiệu những chuyển đổi.
Nguyên
Ngọc là người đầu tiên nhận ra điều này, khi cho
rằng, tới Nỗi Buồn Chiến Tranh, "chúng
ta" mới có tiểu thuyết. Với Cơ
hội Của Chúa, chúng ta có cơ hội của những con người, và những
nỗi buồn
vui của
họ. Chính cái dở của nó lại làm cho chúng ta hy vọng.
Những
tranh luận chung quanh cuốn tiểu thuyết, mà không có
những quy chụp tác giả của nó, như đã từng xảy ra với Bảo Ninh, Nguyễn
Huy
Thiệp... chứng tỏ sự thành công của NVH, qua đó, của xã hội Việt Nam
đương
thời: Sống chính trị có nghĩa là mọi chuyện được quyết định bằng lời
lẽ, bằng
thuyết phục, chứ không phải bằng quyền lực và bằng bạo lực. (To be
political,
to live in a polis, meant
that everything was decided through words and
persuation and not through force and violene. Hannah Arendt. Con người:
Con vật
xã hội hay chính trị.)
Cuốn
Cơ hội Của Chúa cho
thấy tín hiệu đáng mừng đó.
Một
trong những câu văn mở ra bài viết của Sartre, đẹp và bi
thương như một câu thơ mang hình thức một câu hỏi, làm nhớ tới câu thơ
nổi
tiếng của Holderlin (Tại sao lại có những thi sĩ trong một thời điêu
đứng như
thế này?):
“Tại sao cửa sổ đầu tiên mở ra cõi tiểu thuyết đó lại là ý
thức của một tên khùng?”.
Câu
này “quy chiếu” về một câu của Shakespeare, mà Faulkner
sử dụng làm đề tựa cuốn sách:
“Đây là một câu chuyện được kể bởi một tên khùng,
Đầy âm thanh và cuồng nộ, và chẳng có ý nghĩa gì.”
[It is a tale told by an idiot, full of sound and fury,
signifying nothing. Macbeth].
Cá
nhân người viết cũng đã từng mô phỏng câu trên của
Sartre, và tự hỏi:
“Tại sao cửa sổ đầu tiên mở sang khu vườn Thúy lại bị đóng
chặt mãi mãi, chỉ vì một tên xưng xuất là thằng bán tơ?”
Câu
mô phỏng trên đây, một cách nào đó, có thể là chiếc chìa
khóa, mở ra thế giới tiểu thuyết của NVH và của nhiều tác giả Việt Nam
khác.
NQT
[Trích e_Văn]
Thời Tính Trong Tiểu Thuyết
Faulkner:
Nói đến viễn ảnh, là nói tới
thời gian. Một thời gian chưa có, nhưng sẽ có. Đối lại với Giấc Đại
Mộng của Marx, về một con người hoàn toàn trong một thế giới không còn
giai cấp, chúng ta có "Viễn ảnh Nội Tâm", hay "Cơn Ác Mộng Riêng Tư"
của Kafka. (G. Steiner tự hỏi: Tại sao một cơn ác mộng riêng tư của một
cá nhân lại biến thành sự thực khủng khiếp cho cả một thế kỷ: thế kỷ
20, thế kỷ Lò Thiêu, thế kỷ Gulag?]
Nhưng thôi,
hãy trở về với đàn cừu, hãy "khoanh vùng" vào một cõi văn chương, như
Sartre đã làm, khi bàn về cuốn "Âm Thanh và Cuồng Nộ", và vấn đề Thời
Tính trong tiểu thuyết của Faulkner:
"Đọc Âm Thanh
và Cuồng Nộ, người ta đụng ngay phải những cái kỳ cục của kỹ thuật. Tại
sao ông đập nát thời gian trong câu chuyện, và làm rối tung lên, những
mẩu đoạn? Tại sao cái cửa sổ đầu tiên mở ra thế giới tiểu thuyết của
ông, [Tại sao cái cửa sổ mở sang khu vườn Thúy], lại là ý thức của một
tên khùng? [lại bị đóng chặt lại mãi mãi, chỉ vì một tên xưng xuất, là
thằng bán tơ?]. Và ông trả lời: một kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui về
một siêu hình học của tiểu thuyết gia... và thật rõ như ban ngày, siêu
hình học của Faulkner là một siêu hình học về thời gian. (Une technique
romanesque renvoie toujours à là métaphysique du romancier... or il
saute aux yeux que la métaphysique du Faulkner est la métaphysique du
temps.).
Theo người
viết, không chỉ với Faulkner không thôi, mà với đa số nhà văn, chỉ là
một siêu hình học về thời gian. Nói một cách khác, viễn ảnh của nhà văn
mới là quan trọng (hơn là kỹ thuật), và chính nó quyết định sự sống còn
của tác phẩm. Trường hợp của Greene, hay của Orwell, chuyện họ làm gián
điệp nằm trong viễn ảnh mà họ (cảm) thấy, về một thế giới không còn chủ
nghĩa cộng sản. Viễn ảnh, hay tầm nhìn của những nhà văn như Tô Hoài,
Nguyễn Khải... chẳng hạn, đều bị chặn đứng bởi một "tương lai gần", là
chiến thắng miền nam.
Nói như vậy,
có thể có người hỏi ngược lại, rằng người viết đã lấy hậu quả để chứng
minh cho một vấn đề chỉ mới còn ở trong lý thuyết, theo kiểu châm ngôn
của các cụ ngày xưa: gà gáy ban đêm là có cháy nhà, trong khi sự thực,
do nhà cháy, gà tưởng trời sáng, nên mới gáy. Tuy nhiên, ở đây, người
viết chỉ muốn "khoanh vùng" vào cái viễn ảnh nội tâm của một nhà văn.
Leys cho rằng, có những nhà văn tìm thấy tia sáng sáng tạo khởi đầu ở
trong những con chữ. Có những người khác, trong một hình ảnh, mà ông
gọi là viễn ảnh nội tâm. Lấy trường hợp Dương Thu Hương chẳng hạn, ngay
ngày đầu giải phóng miền nam, trong khi cả thế giới "hồ hởi" với những
người cộng sản miền bắc, thì bà thốt lên: hỏng rồi! Một cách nào đó, bà
đã nhìn ra tương lai của cả một đất nước, từ một viễn ảnh nội tâm.
Tản
mạn Về Phim và Những Ngày Ở Sài Gòn