Lại Sartre!
«Une technique romanesque renvoie toujours à la métaphysique du
romancier».
«Kỹ thuật của tiểu thuyết luôn
liên
quan đến tư tưởng triết học của tác giả». J.P.Sartre, Situations
I.
Câu trên, do Đoàn Cầm Thi trích, trong bài viết về cuốn Cơ Hội Của
Chúa, trên
E_Văn.
Từ métaphysique, dân học triết, hoặc quen một tí với triết, đều dịch là
siêu
hình học. Từ tư tưởng triết học tới siêu hình học là cả một quãng đường
dài.
Thật dài.
Từ renvoie, renvoyer, là qui chiếu về, trả về... Không có liên quan
liên kiếc
gì hết.N
Tác giả, khác, tiểu thuyết gia, khác.
Câu trên nên dịch là: Một kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui chiếu về
"cái
gọi là" [la], siêu hình học của tiểu thuyết gia.
Sartre dùng câu này để đọc Âm Thanh và Cuồng Nộ của Faulkner. Và ông
suy ra,
siêu hình học của tiểu thuyết gia F. là siêu hình học [quan điểm triết
học của
ông] về [vấn đề] thời gian.
Cái hổ lốn ở trong Cơ Hội Của Chúa của NVH không phải là một siêu hình
học, mà
là một xã hội học, tức cái nhìn của NVH về xã hội VN đương thời.
Thư trả lời của Đoàn Cầm Thi.
Trong cuốn Situations I (Gallimard, 1947), Sartre
dành nhiều bài
nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ thuật và tư tưởng triết học của một số
nhà văn.
Về Dos Passos, ông viết: «Dos Passos chỉ phát minh ra một thứ: nghệ
thuật kể
chuyện. Nhưng điều đó đủ để xây dựng một vũ trụ» (tr.15). Với Faulkner,
ông bắt
đầu bằng nhiều nhận xét về «kỹ thuật» của Âm thanh và cuồng nộ,
ví
dụ ông đặt câu hỏi: «Tại sao cánh cửa sổ đầu tiên mở vào thế giới tiểu
thuyêt
lại thông qua ý thức của một nhân vật ngốc nghếch?» (tr.70), trước khi
đi đến
kết luận: «Une technique romanesque renvoie toujours à la métaphysique
du
romancier», và thêm: «La tâche du critique est de dégager celle-ci
avant d’apprécier
celle-là» (tr.71), mà tôi dịch là: «Kỹ thuật của tiểu thuyết luôn
liên quan
đến tư tưởng triết học của tác giả. (Nhiệm vụ của nhà phê bình là phải
rút ra
được cái này trước khi đánh giá cái kia)».
Khi dịch như vậy, thiết tưởng tôi không làm độc giả
hiểu lầm: với Sartre,
kỹ thuật và tư tưởng triết học của một nhà văn bao giờ cũng đi liền với
nhau,
gắn bó với nhau. Nếu nhà văn lựa chọn cách kể chuyện nào (tự sự ở ngôi
thứ
nhất, lối kể ở ngôi thứ ba…), thì tức là kỹ thuật đó cho phép anh ta
thể hiện một
cách nhìn cuộc sống riêng.
Tuy nhiên, Nguyễn Quốc Trụ đã không đồng ý với cách dịch của
tôi, đề nghị
dịch: «Một kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui chiếu về "cái gọi là"
(la) siêu hình học của tiểu thuyết gia».
Về những thắc mắc của ông Trụ, tôi xin trả lời như sau:
1. Động từ Sartre dùng là «Renvoyer à», chứ không
phải «Renvoyer»
(chiếu về, trả về…) như ông Trụ đọc vội. «Renvoyer à» chỉ mối liên quan
hoặc
liên hệ, thường trong nghĩa trừu tượng.
2. Về từ Métaphysique, đúng là nhiều từ điển dịch là «siêu
hình học». Nhưng
«siêu hình học» là gì, thì đó lại là một khái niệm không dễ giải thích.
Và rõ
ràng nếu ta dịch là: «Kỹ thuật của tiểu thuyết luôn liên quan đến siêu
hình học
của tác giả», nghe có vẻ không ổn. Ở mục Métaphysique, từ điển Petit
Robert đề
nghị «Voir Philosophie», ý nói nó có thể đồng nghĩa với Triết học. Vì
vậy tôi
đã dịch là «Tư tưởng triết học». Về điểm này, ngay cả ông Trụ cũng tỏ
ra lúng
túng: ông phải đưa vào ngoặc kép, phải dùng cụm từ «cái gọi là»
lộ rõ
tính thiếu chính xác của cách dịch này. Sau đó, vòng vo một hồi, chính
ông lại
phải mở ngoặc để giải thích «siêu hình học» chính là «quan
điểm triết
học». Quả thực tôi cũng không hiểu cụm từ «tư tưởng triết học» của
tôi khác
với cụm từ «quan điểm triết học» của ông như thế nào?
3. Đây là một nhận xét chung của Sartre, ông muốn áp
dụng cho tất cả
các nhà văn, không cứ gì Faulkner.
4. Ông Trụ khăng khăng muốn coi văn học đơn giản chỉ là một
thứ «xã hội
học». Đây là một cách đọc hạn hẹp, giết chết văn học, đi ngược hẳn lại
điều
Sartre cho là quan trọng nhất khi đọc một tác phẩm văn học: phân tích
kỹ thuật
của nó.
Cuối cùng, đề nghị ông Trụ nên có thái độ đúng đắn hơn khi
tranh luận. Kiểu
viết của ông: «không liên quan liên kiếc gì hết» vừa thiếu bình
tĩnh vừa
kém tự tin.
Lần sau, nếu ông tiếp tục như vậy, sẽ không ai trả lời ông.
Phúc đáp: Cụm từ "không liên
quan liên kiếc" quả
là bậy thật. Thành thật xin ĐCT bỏ qua cho. NQT