*
@ Home from school, 15.5.08


*

Snipers in the hills above Sarajevo are tracking the inhabitants on the city streets below as they strive to go about their daily lives, uncertain when the next shot will land, nearly paralyzed with fear. In a frightening form of "Sarajevo roulette," Kenan steels himself for his weekly walk to collect water for his family on the other side of town; Dragan, a man Kenan doesn't know; takes his chances on the bridges and streets to find food.
Meanwhile, a shell has killed 22 people waiting in line for bread, as a renowned cellist watched in horror. He vows to bear witness by sitting in the hollow where the mortar fell, defying the odds, and play Albinoni's Adagio once a day for 22 days for each of the victims. The Adagio is itself a triumph of hope over adversity, recreated and re imagined from a fragment found after the only extant score was firebombed in the Dresden Music Library during WW II.
Unbeknownst to the cellist, a gifted young female sniper, 'Arrow," watches his performances more avidly than most: she is the counter-sniper chosen to protect him from the enemy sharppshooter she knows lurks nearby, his gun poised and ready, close enough she can hear him sneeze. Can she keep the cellist alive as he plays his memorial to the victims? And what will it cost her?
Tense and heart-wrenching, this is a profound meditation on survival with universal resonance. Steven Galloway has taken an extraordinary imaginative leap to create an unforgettable story that speaks powerfully to the dignity and generosity of the human spirit under duress.
*
Đọc những dòng trên, Gấu nhớ lại cảm giác những ngày ở Sài Gòn, sau khi thằng em trai mất, Gấu sợ quá, đến nỗi ngày nào cũng chui vô rạp ciné, và tự nhủ, khi hết phim, ra về, thì chiến tranh cũng đã xong xuôi!
Chính cũng là cái cảm giác đó, mỗi lần ghé nhà em, ra về...

Một lần trên đường về, khi chạy xe đến gần khu chợ Bến Thành, từ xa đã nhìn thấy một gói đồ nằm giữa mặt lộ, đường Trần Hưng Đạo, dưới ánh đèn chói lòa. Có tiếng súng nhỏ rồi tiếng còi xe Quân Cảnh thổi dạt xe cộ, người đi đường qua hai bên. Khi cơn báo động hoảng đã qua đi, trong một thoáng bỗng nhận ra vẻ tiều tụy của thành phố. Của mối tình. Ngay cả những giây phút êm đềm ngồi quây quần bên mấy đứa em, mấy cô bạn, vẫn cảm thấy cực kỳ cô đơn, có cảm giác như không còn thương yêu nổi ai, đã tự lừa dối khi nghĩ rằng đã yêu thương cô bạn. Đã lấy mức độ pháo kích làm thước đo tình yêu, đã lầm tiếng hỏa tiễn là tiếng reo hò đắc thắng của mối tình: Nhiều khi quẩn trí còn mong mỏi thành phố bị pháo kích hoài hoài để được sống mãi mãi những giờ phút thê thảm nhất của mối tình. Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
*
Với những sử gia, cuộc vây hãm Sarajevo có vẻ như là một tận điểm của thế kỷ, một thế kỷ phát minh ra những cuộc thế chiến, vũ khí  hạt nhân, và huỷ diệt hành tinh, ở đây, là trái đất.
Lịch sử không quan tâm tới những chi tiết, nó chỉ ghi nhận, con số người chết, và độ dài của biến cố, sự kiện. Chính vì lý do đó mà cuộc chiến Sarajevo thuộc về nghệ sĩ, chứ không phải chuyên gia. Trong cuốn tiểu thuyết sống động, cảm động, và rộng  lượng, Galloway đưa chúng ta tới đó, tới hang cùng ngõ hẻm, phố rất phố, của một thành phố bị vây hãm. Những tên bắn sẻ ở trên đầu chúng ta, những chiếc máy camera ở giữa chúng ta, những mảnh vụn của những giấc mơ ở bên dưới chúng ta, mỗi bước chân có thể dẫn chúng ta tới cái chết, và tệ hại hơn, tới mất nhân phẩm.

Sarajevo ở đây, là hố thẳm của những cuộc đời của chúng ta.
Dragan Todorovic [lời giới thiệu bìa sau]

Đúng là cảnh tượng những ngày Mậu Thân của Gấu, khi "tử thủ" tại Đài vô tuyến điện thoại quốc tế, số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Đài Phát Thanh, số 3, bị VC chiếm đoạt, và cuộc chiến đang diễn ra ở đó, ở Tòa Đại sứ Mỹ, cũng gần đó.


Trân trọng trình diện bạn đọc Tin Văn: Đứa con thất lạc tìm lại được.
Cám ơn talawas. NQT

Nguyễn Quốc Trụ

Nguyễn Du giữa chúng ta 

Bây giờ đọc Truyện Kiều, chúng ta hy vọng sẽ khám phá thêm được những gì ở trong hơn ba ngàn câu thơ đó? Liệu những độc giả bây giờ và sau này sẽ hài lòng với những giải thích đã có về Kiều? Tại sao cái cửa sổ mở sang khu vườn tình ái thơ mộng (mở sang khu vườn Thuý), lại bị đóng chặt mãi mãi chỉ vì “một tên xưng xuất, tại thằng bán tơ”. Liệu chúng ta, ngoài mớ giải thích về nguyên nhân nhân quả lấy từ Phật, có thể chấp nhận có một thảm kịch ở trong Truyện Kiều, một thứ thảm kịch kiểu Hy Lạp, theo đó, thảm kịch là cái không thể giải thích được, là con mắt của Định mệnh mở trừng trừng, là gã Oedipe tuy biết nhưng không thể tránh khỏi phải giết cha, lấy mẹ, theo đó, thảm kịch là cái không chấp nhận bất cứ một giải thích nào.
Và có thật một tâm sự hoài Lê của một cựu thần, và có thật người cựu thần đó đã cặm cụi thức thâu đêm suốt sáng, cố gắng moi óc, vắt tim sáng tạo nên 3.254 câu thơ, chỉ để bày tỏ một thái độ Khổng học, thứ triết lý giáo dục đẳng cấp mà chúng ta không thể nào tìm thấy, dù một mảy may, trong suốt cuốn truyện, trong suốt cuộc đời “thanh y hai lượt thanh lâu hai lần” của nàng Kiều?
Và tại sao cùng một tâm sự hoài Lê, hoài quân vương đó cho những tác phẩm khác nữa như Mai Đình mộng ký, Cung oán ngâm khúc?
Chúng ta sẽ phải hiểu chữ “nghiệp” như thế nào? Theo ý nghĩa Phật học hay theo một ý hướng văn chương, theo tinh thần của sự sáng tạo?
Chúng ta có thể vay mượn lý thuyết phân tâm học để coi Đạm Tiên như là tiềm thức của Kiều, coi Kiều như một nhân vật bị bệnh mộng tưởng (một visionnaire giống như những nhân vật của Julien Green chẳng hạn). Chúng ta có thể vay mượn triết lý hiện sinh, triết lý Mác-xít, và tất cả những triết lý hiện chúng ta đang có để chú giải Kiều? Chúng ta có thể quả quyết tất cả những chú giải trước đây về Kiểu đều sai, cho nên chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu?
Và tại sao chúng ta vẫn còn tiếp tục đọc Kiều, tiếp tục tìm cách chú giải Kiều?
*
Trước hết, mọi chú giải trước đây, bây giờ, và sau này về một tác phẩm lớn cỡ Đoạn trường tân thanh, Cung oán ngâm khúc… đều là những khiếm khuyết, những défauts bên cạnh tác phẩm. Chú giải bao giờ cũng chỉ là cái thiếu bên cạnh cái đủ là tác phẩm. Heidegger cũng đã phải tự biện minh khi làm công việc chú giải thơ Holderlin, đại khái ông nói: “Kẻ chú giải phải xử sự như một thừa thãi, vô ích trước tác phẩm. Và bước chân cuối cùng của kẻ chú giải (phát giác quan trọng nhất của gã về tác phẩm) đẩy gã vào bóng tối, làm gã biến mất trước sự khẳng định đơn thuần của chính tác phẩm. Thơ, theo Heidegger, là một cái chuông treo lơ lửng giữa trời, và một chút tuyết nhỏ nào đó rơi trên nó, làm nó kêu rộn ràng, từ một hoà điệu cho đến khi trở thành hỗn độn. Một chút xíu tuyết, đó là hình ảnh của một lời chú giải vậy. Một lời chú giải (một tiếng nói phê bình) mang trong nó một chút kỳ dị là càng tự bày tỏ, khẳng định, nó càng dễ tự xoá, tự biến mất. Tiếng nói phê bình biến mất trong khi tự bày tỏ. Nó là sự có mặt luôn luôn sẵn sàng vắng mặt. Phê bình, chú giải chỉ là lùi bước trước tác phẩm, tạo một khoảng cách càng rộng càng tốt giữa tiếng nói phê bình và tiếng nói sáng tạo. Phê bình gia là một độc giả trong những độc giả nhưng hắn hiểu rõ hơn những độc giả khác tại sao hắn để mất cái mà hắn khám phá ra được về tác phẩm. Hắn phá hoại nhiều hơn là xây dựng.
Tiếng nói phê bình do đó là tiếng nói của sự im lặng. Nó từ chối tham dự vào lịch sử con người cũng như lịch sử văn chương. Nó không lý luận, không là trùng phúc và cũng không là biện chứng. Tại sao thế? Trước hết nó tự hiểu nó không là gì trước lịch sử loài người, nó không nói được một điều gì quan trọng, trường cửu… trước cái vô cùng quan trọng là lịch sử, lịch sử với những định luật tàn khốc, vững chắc nhất của nó (những định luật về chiến tranh, về đấu tranh giai cấp, về vong thân… chẳng hạn). Đối với lịch sử văn chương nói riêng, tiếng nói phê bình từ chối những tiếng nói phê bình cất lên trước nó. Nó không có anh em họ hàng. Nó không liên hệ gì với triết học, với những khoa học nhân văn (xã hội học, nhân chủng học…). Tiếng nói phê bình là cô đơn, là nói lảm nhảm một mình. Nhưng chính vì cô đơn, vì là cái có mặt nhưng luôn luôn sửa soạn biến mất, cho nên tiếng nói phê bình đã tham dự vào chính thực-tại-tác-phẩm, là tác phẩm. Tiếng nói phê bình là tác phẩm đi từ ngoài vào, là ánh sáng của bóng tối, là tiếng nói của im lặng. Phê bình tức là mở tác phẩm ra phần ánh sáng không phải của trí tuệ, trí thông minh, hoặc học vấn.
Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, là độc giả đầu tiên và cũng là người chú giải thứ nhất về chính tác phẩm của mình. Bởi vì hai câu: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” là một chú giải thứ nhất Truyện Kiều. Bởi vì một tác giả bao giờ cũng là một chú giải, một phê bình gia “en puissance”, khi người đó đọc lại tác phẩm của mình. Đó là câu nói cuối cùng của tác giả (của tác phẩm) và cũng là câu nói đầu tiên của tác giả (người chú giải) về tác phẩm.
Trong câu nói đầy giọng cảm khái đó của Nguyễn Du, có cái đam mê của sự đọc, có cái sáng suốt của sự viết, có cái vẻ bất động tiêu cực của chiếm hữu sáng tạo và có cái tự do vô cùng của sáng tạo.
Một nhà văn xuất hiện và mở ra ngay trong gã cái được gọi là vụ án văn chương (Chaque écrivain qui nait ouvre en lui le procès de la littérature. - R. Barthes. Le degré zéro de l’écriture). Nguyễn Du, cùng với tác phẩm Kiều và hai câu khẩm chiếm [?]  khi sắp chết, đã mở ra tất cả những tại sao của văn chương và của phê bình văn chương vậy.
Và nếu có thể có một tâm sự Nguyễn Du thì đó là một tâm sự “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Đó là tâm sự của một tác giả đi tìm độc giả. Đó là tâm sự của Orphée khi đi tìm Eurydice.
Là một lời viết kêu gọi một lời đọc.
Đi tìm tâm sự Nguyễn Du cũng chính là đi tìm ý nghĩa đầu tiên (sau cùng) của sáng tạo. Đó cũng là một công cuộc tìm kiếm cái hữu (l’être) của thơ, của Đoạn trường tân thanh vậy.
Đi tìm tâm sự Nguyễn Du tức là tìm cách trả lời câu hỏi của tác giả Truyện Kiều gửi lại hậu thế, tìm cách trả lời những câu hỏi đến từ một câu hỏi:
Một câu hỏi, đó là: “Bất tri tam bách…”.
Những câu hỏi, đó là: Thơ là gì? Văn chương là gì? Viết là gì? Tại sao viết? Viết cho ai? Đọc là gì? Tại sao đọc?
Những câu hỏi đưa đến một bản thể học của văn chương vậy.
*
Bởi vì, gạt bỏ những chú giải xã hội, chính trị, “có một tâm sự hoài Lê” ở trong Kiều, gạt bỏ những ý hướng phê bình nhằm đưa Nguyễn Du đến giường bệnh, những ý hướng, toan tính phê bình mà chắc chắn chúng ta không thể chấp nhận được, hoặc chỉ chấp nhận tới một giới hạn nào đó, chúng ta chỉ có thể tiếp tục đọc Kiều và chú giải Kiều bằng chính tác phẩm Kiều và bằng lời chú giải thứ nhất của chính tác giả, trên đường đi tìm kiếm cái nghiệp của sự viết, cái tâm sự của tác giả muốn gửi gấm lại người đọc. Một công cuộc tìm kiếm cái nghiệp của sự viết (cái hữu của sự sáng tạo) như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu được những “khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”, những “Rằng hay thì thực là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”, những “Đã mang lấy nghiệp vào thân”, những “Xưa nay sầu thảm, nay sao vui vầy?”…
Kafka, trong một bức thư gửi cho bạn, viết: “Nhà văn là một bouc-émissaire (1) của nhân loại. Nhờ hắn mà nhân loại có thể vui hưởng tội lỗi một cách ngây thơ vô tội”. Chính niềm hoan lạc ngây thơ vô tội này là sự đọc. Sự viết mang trong nó mầm bất hạnh, nhưng sự đọc lại là hân hoan, lại là ân sủng. Một nhân xấu cho một quả tốt. Viết là một sự vật ai oán (chose nocturne), là cái ngậm đắng, nuốt cay, là cái nghiệp, là cái sầu thảm. Nhưng đọc lại là ân huệ, là an hưởng tội lỗi một cách không tội lỗi, (một cách thơ ngây vô tội). Viết là một tác động xấu (activité mauvaise) nhưng đọc lại là cái bất động, cái tiêu cực sung sướng. Cái hữu của sự viết là bất hạnh trong khi bản tính của sự đọc lại là hạnh phúc, mặc khải…
Chúng ta phải hiểu cái tâm sự của Nguyễn Du (nếu có thể gọi đó là một tâm sự) như một niềm ao ước, một hy vọng cảm thông ở nơi người đọc. Bởi vì viết là chỉ mong được đọc, như Sartre nói, viết mà không mong được đọc, được biết tới chỉ là một thất bại. Được đọc, được thông cảm và được tha thứ. Bởi vì nhà văn là một kẻ phạm tội; một kẻ bị kết án phải viết. Nhà văn là gã Oedipe bị lời nguyền rủa độc ác phải lấy mẹ giết cha. Nhà văn là gã Sisyphe bị kết án suốt đời vác đá. (Chúng ta không có ý định, ở đây, nhằm đưa tới kết luận nhà văn phải có một đời sống vật chất hoặc tinh thần khốn nạn, khổ sở, để nhờ đó mà văn chương trở nên vinh quang, người đọc trở thành sung sướng). Hắn là một kẻ trầm luân, hắn là sự khổ, là bất hạnh. Hắn mang cái nghiệp viết bất hạnh đó vào thân. Hắn là một thứ bouc-émissaire. Một gã tội phạm.
Và kẻ tội phạm đó mong được đọc, được hiểu, được thông cảm, tha thứ, mong được hưởng những giọt nước mắt khóc thương. Tâm sự của Nguyễn Du mong gửi gấm nơi người đọc cũng chính là tâm sự, là nỗi lòng của chàng nhạc sĩ Orphée lặn lội nơi địa ngục để tìm kiếm nàng Eurydice thân yêu vậy.
*
Tôi đã định theo gót Tiên phong Mộng liên đường chủ nhân, trong khi đề tựa Kiều, đi tìm một cuộc biến chuyển ngôn ngữ, từ lục Phong tình sang Đoạn trường tân thanh (thành ra cái lục Phong tình thì vẫn là cái lục cũ, mà cái tiếng đoạn trường thì lại là cái tiếng mới vậy) rồi từ Đoạn trường tân thanh sang Truyện Thuý Kiều. Bằng hai tiếng “tân thanh”, chúng ta có thể đi đến những định nghĩa về thơ: Thơ là lời nói, thơ là biến động, thơ là cái ngôn ngữ trẻ nhất, mới nhất. Bằng chữ truyện chúng ta có thể coi Kiều như một cuốn tiểu thuyết và nếu đã coi đó là một cuốn tiểu thuyết, chúng ta sẽ phải tìm kiếm một nội dung và một hình thức của nó. Chúng ta sẽ giải thích cái hậu của Truyện Kiều như của bất cứ một cuốn tiểu thuyết nào (như thế chúng ta có thể tránh được những giải thích vay mượn từ Phật học, như trường hợp Trần Trọng Kim chú giải Kiều).
Nhưng công việc đó đòi hỏi một thời gian nghiên cứu quá dài.
Nguồn
*
(1)
bouc-émissaire: Dê tế thần mới đúng. Không phải 'trong một bức thư gửi bạn', mà là một 'ngụ ngôn', truyện cực ngắn của Kafka.
Bản trên talawas, có mấy lỗi, défauts [talawas 'type' trật là defauits], phải [phát]. Khẩm chiếm [khẩu chiếm?], không biết là chữ gì trong nguyên bản!
Ui chao, đọc lại mà ngỡ ngàng. Gấu ngày nào bảnh [trai] hơn ngày này nhiều!
Gấu sẽ đi một đường hồi tưởng, về bài viết này, sau.


How did you discover your passion for writing?
Roderick Yang, SEATTLE
My deepest passion was reading. At some point - not early, I was 35 or 36 - I realized there was a book that I wanted very much to read that really hadn't been written, and so I sort of played around with it in trying to construct the kind of book I wanted to read.
- Bà phát hiện ra niềm đam mê văn chương của mình như thế nào?
Niềm đam mê lớn nhất của tôi là đọc sách. Một ngày, không sớm lắm, khi đã ở vào tuổi 35-36, tôi bỗng phát hiện ra rằng, cuốn sách mà tôi thực sự muốn đọc nhất lại chưa được ai viết ra cả. Vậy là tôi cứ loanh quanh tìm cách viết ra cuốn sách đúng như ý mình muốn.
Thanh Huyền
eVăn

Người dịch văn học, không chỉ rành tiếng, và còn phải rành văn. 
Câu hỏi của độc giả Time, đúng ra là như vầy:
Làm thế nào, như thế nào bà khám phá ra đam mê viết của mình.

Bà Morrison bèn ra đòn đầu tiên, búa đầu tiên, dành cho những ai cũng mê viết.
Đam mê sâu thẳm nhất của tôi là đọc, chứ không phải mê viết.

Từ câu này, mới ra câu sau.
Chính vì mê đọc, đọc ghê quá, đọc nhiều quá, tới một tuổi nào đó, không sớm lắm, sớm làm sao được, còn mê đọc mà, lúc đó tôi 35 hay 36 tuổi, tôi nhận ra là, đọc khủng khiếp như thế mà vẫn thiếu một cuốn, hình như vậy, cái cuốn mà chưa có ai viết ra!
Thiếu một cuốn. Chưa có ai viết ra. Làm sao đọc. Thế là đam mê viết nẩy ra!
Ý trên, có một tay nói, "thơ" hơn nhiều:
Tớ là một thằng cha, đi tìm một cuốn sách để đọc, tớ vô thư viện, kiếm hoài không ra. Thôi, thế thì mình đành viết nó vậy. Thay vì tìm, chắc cũng trong đống sách đang nằm ngủ đó.
*
Gấu đã từng chôm ý trên, để viết về cuốn Sinh Nhạt của một ông bạn quí. Ông bạn quí có người yêu, nàng có cuốn nhật ký, bỏ quên trên tắc xi, ông bạn quí bèn viết cuốn khác thay thế, để tặng nàng.
Lâu quá, không nhớ, có đúng như vậy không, Nhưng cần gì!
Tuy nhiên, vưỡn chưa hách bằng Christian Bobin. Tay này, Gấu cũng tình cờ nhặt lên, từ đống sách đang ngủ, trong thư viện. Bèn "ơ ra kìa" một tiếng, chôm liền, vì đúng tình trạng Gấu, khi viết lại ở hải ngoại.

Gấu viết kể từ khi cô bạn đọc.
Chữ sao muộn màng so với đời sống của chúng ta.

Tuyệt nữa, là, một độc giả Tin Văn tò mò hỏi, Gấu mà cũng bầy đặt đọc Bobin hả?
Sách của ông này, tôi có đủ, không thiếu một cuốn.
Cần, tôi gửi cho, khỏi mua!

Tks. NQT

Anh viết kể từ khi em đọc,
 Chữ sao muộn màng so với cuộc đời của chúng ta.
J'écris depuis que tu me lis.
Les mots sont en retard sur nos vies. *

 Không phải người ta viết để trở thành nhà văn.
 Viết là lặng lẽ trở về với tình yêu thiếu vắng của tất cả tình yêu.**
Cầm Dương Xanh


Kinh nghiệm Tam Ích
*
The Economist May 10, 2008
Tam Ích có nhiều kinh nghiệm, Đệ Tam, Đệ Tứ.... cộng kinh nghiệm Cô Ba, về một thiên đàng hạ giới.
Hofmann là tổ sư của món LSD. Bài tưởng niệm ông, trên Người Kinh Tế, làm Gấu nhớ tới những bạn bè của Gấu, trong có Kiêm Thêm.
KT có lần kể cho Gấu nghe, một lần anh từ giã Quán Đen, trên đường về, anh cứ nghĩ là đang lên Cung Trăng. Thế rồi đến Cung Trăng thật. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, anh mới nhận ra Cung Trăng là nhà!
Y hệt kinh nghiệm của Hofmann, khi phê LSD lần đầu, và trở về nhà: As he cycled home... perhaps the most famous bike ride in history

2. Gấu vs Hồ Nam
Cái yếu của NQT là lấy sở đoản làm sở trường, tài của NQT là sáng tác lại không chịu khai thác, đi viết lăng nhăng những bài điểm sách khoe chữ nghĩa, một kiểu "làm dáng trí thức".
Chẳng gì NQT cũng cầm bút ngót nửa thế kỷ mà sự nghiệp văn chương lại chỉ có mấy truyện ngắn thôi sao?
NQT đã sống, đã viết, đã tha phương cầu thực....
Hồ Nam

Tài của NQT là sáng tác!
Khen như thế, chỉ làm cho đám bạn quí của Gấu càng thêm phát điên lên!

Rasim, nhà văn
Mùa Xuân trên thành phố HCM quang vinh
[Will spring never come, will spring never come?]

[Note: Gấu, nhà văn, bận quá, nhờ Pamuk viết giùm một kỳ Sổ Tay!]

Vào một buổi sáng sớm, vào cuối thập niên 1880 – cũng không lâu sau khi nhà vua Abdulhamit II bắt đầu Luật Tuyệt Đối của ông, kéo dài 30 năm – có một ký giả, 30 tuổi, ngồi tại bàn giấy tại tờ Hạnh phúc, một nhật báo nhỏ ở Babtali, và, “bất thình lình” cửa mở toang, và một người đàn ông dáng người cao lớn, đội mũ đỏ, mặc một cái “áo khoác kiểu nhà binh”, tay áo làm bằng một thứ vải đỏ, bước vô phòng. Nhận thấy anh ký giả trẻ, ông ta la lớn: “Lại đây”. Anh ký giả trẻ sợ sệt, đứng dậy, “Đội mũ vô. Đi”.
Người đàn ông trong cái áo vét nhà binh và anh ký giả trẻ leo lên một xe ngựa, đậu trước cửa, và xe chạy. Xe vượt cầu Galata Bridge, cả hai đều im lặng. Khi đi được chừng nửa đường thì anh chàng ký giả trẻ có bộ mặt dễ thương mới thu được tí can đảm, để hỏi, ông mang tôi đi đâu.
“Đến gặp Ngài bí thư của Đức Vua. Ngài ra lệnh phải tóm liền mi, mang đến cho Ngài ngay tức khắc.”
Sau khi đến Hoàng cung, đợi chừng ít phút, một người đàn ông khó chịu, có bộ râu bạc xám, kêu anh chàng ký giả lại bàn ông ta:
“Đến đây”.
Một tờ Hạnh phúc mở ra, trên bàn. Giơ tay chỉ, ông ta giận dữ nói:
-Cái này nghĩa là gì?”
Anh chàng ký giả vẫn chưa hiểu cái này là cái gì, ông ta la lên:
“Thằng phản bội! Đồ vô ơn! Phải thẩy một trái đại bác vô đầu mi cho nó nổ banh ra”.
Anh chàng ký giả, tuy vẫn còn sợ đái ra quần, nhưng nhận ra, bài báo gây nên trận giận dữ đó chỉ là một bài thơ của một thi sĩ đã chết, đúng ra, một điệp khúc, như vầy, “Liệu mùa xuân sẽ chẳng bao giờ tới nữa/Liệu mùa xuân sẽ chẳng bao giờ tới nữa?”
Hy vọng giải thích, anh chàng ký giả rụt rè lên tiếng “Thưa Ngài…”
“Mày còn chưa câm miệng ư? Muốn thêm bớt nữa hả? Bước ra chỗ khác”. Viên bí thư của nhà vua ra lệnh.
Sau khi đứng run rẩy ở chỗ khác chừng 15 phút, anh ta lại bị lôi cổ vô. Nhưng cứ mỗi lần anh mở miệng tính giải thích anh không phải là tác giả của bài thơ, là anh lại được xơi một cơn giận dữ.
“Đồ khốn kiếp. Đồ chó má. Đồ con hoang. Đồ chết tiệt. Phải treo cổ hết tụi chúng mày lên”.
Khi hiểu ra rằng, sẽ chẳng có cơ hội để giải thích, anh chàng ký giả bèn thu hết can đảm, thò tay vô túi móc ra cái thẻ Hội Nhà Báo, và đặt nó lên bàn. Viên bí thư đọc cái tên trên thẻ nhà báo, và hiểu ra rằng, có một sự lầm lẫn. Ông ta hỏi:
“Tên anh là gì?"
“Ahmet Rasim”
Kể lại giai thoại trên, bốn mươi năm sau, trong cuốn hồi ký, “Tác giả, Thi sĩ, Nhà văn”, Rasim nhớ lại, khi viên bí thư hiểu ra rằng, người ta đã bắt lầm, và đem đến cho ông ta không đúng cái người mà ông ta cần bắt, thì ông ta bèn thay đổi giọng điệu.
“Sao con không ngồi xuống, con của ta.”
“Con không phiền khi ta gọi con là con của ta chứ?”
Mở ra một ngăn kéo, viên bí thư kêu Rasim lại gần, và giúi cho 5 liras, ông nói, “Thế này là chu nhé. Đừng có nói cho ai hay chuyện này, thôi xéo!”
Rasim kể câu chuyện gặp gỡ trên, với cái vẻ hớn hở, và bằng cái giọng hóm hỉnh thường lệ, pha trộn thêm tí mắm muối, là những chi tiết của cuộc sống thường nhật, chúng, những câu chuyện như thế, làm nên “hallmark” [dấu ấn, thương hiệu, văn phong…] của ông.
Lòng yêu đời, sự hóm hỉnh, và thú viết, niềm vui mày mò cùng mớ chữ, thủ công viết, khiến Rasim trở thành một trong những nhà văn lớn của thành phố Istanbul. Cái yêu cái vui cái tếu, cùng với nguồn nghị lực chẳng hề thiếu, sự lạc quan, và tinh thần cứng cỏi, luôn ở đỉnh cao của ông, dư sức để cân bằng với nỗi buồn hậu đế chế mà Tanpinar, nhà tiểu thuyết, Yahya Kemal, nhà thơ, và Abdulhak Sinasi Hisar, hồi ký gia, cả một đám cùng rủ nhau nhận chìm. Như tất cả những nhà văn yêu thương Istanbul, ông quan tâm tới lịch sử của nó, và cũng có viết những cuốn sách về nó nữa, nhưng bởi vì rất cẩn trọng trong việc kiểm tra nỗi buồn của mình, coi nó từ đâu mà ra, ông không bao giờ than van về một “thời đại hoàng kim đã mất”. Thay vì nhìn quá khứ thành phố như là một kho tàng thiêng liêng, và cứ lặn sâu vào trong đó, rồi ngoi lên, là tha hồ mà viết, là tìm ra giọng nói đích thực, nhờ đó có thể sản xuất những tuyệt tác theo kiểu Tây phương, ông chủ trương, như hầu hết những nhà văn trong thành phố, tự kiềm chế mình ở trong hiện tại: Istanbul là một thành phố dễ chịu, thích thú, để sống ở trong nó, và chia sẻ tứ khoái, theo nghĩa, chia sẻ mọi chuyển biến, dù nhỏ nhoi cỡ nào, cùng với thành phố.


Trên tờ Granta, số Mùa Xuân 2006, có bài phỏng vấn Pamuk, ông cho biết, một trong những nhà văn ảnh hưởng tới ông là Borges:
Borges, tình cờ làm sao, có để ý đến Hội nghị của những con chim... Đây là câu chuyện rất đơn giản, một nhóm chim đi tìm vua của chúng, đã bị mất tích, lost. Mỗi con chim đi, là mỗi câu chuyện kể, một kinh nghiệm. Sau cùng chúng tới núi Mount Kaf, một thứ Eastern Mount Olympus, và chúng nhận ra rằng, nhà vua, ông trời, cái con người mà chúng tìm kiếm đó, ở ngay trong chúng. Chúng chính là cái người mà chúng tìm: They are the vey person they are looking for.


30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?
Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Dọn

... Chân giá trị của thơ Trần Dần, Lê Đạt hay Thanh Tâm Tuyền, hay các nhà thơ bị quyền lực và dư luận chính trị hóa…
Nguồn

Auden đã từng tiên đoán hiện tượng này.
Ông phán, không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm, thơ của mình bị người đời sử dụng như là một trò phù thuỷ.
Trần Dần, Lê Đạt, Thanh Tâm Tuyền, theo Gấu, đều là những nhà thơ thực sự, mỗi người mỗi cách, cố gắng làm thơ, làm mới thơ. Tuy nhiên, họ đều bị người đời “sử dụng như là một trò phù thuỷ”.
Nói rộng ra, bất cứ một nhà thơ nhà văn nào, khi xuất hiện, đều bị sử dụng như là trò phù thuỷ, nếu thực sự là nhà thơ có tài, muốn làm thơ, làm mới thơ.
Nhưng ở đây, là "phản ứng phụ", phát sinh từ lời phán của Auden. Những ông nhà văn nhà thơ sửng cồ trước sự nổi đình nổi đám của họ, cả trong thơ và trong chính trị, theo Gấu, là do đố kỵ mà ra, và đều là đồ dởm.
Thực, ai mất công làm ba chuyện linh tinh như vậy.
*
Note: Cuối tuần, là cố dọn một lần. NQT
*
Câu của Auden, ứng vào trường hợp thơ Celan, mới kinh. Thơ của ông này, một sống sót Lò Thiêu, vậy mà bị chính những kẻ gây ra Lò Thiêu đem ra sử  dụng để làm trò phù thủy.

... Bài thơ khác thường của Celan không như bất kỳ một "cái gì khác" - một nghệ phẩm thực sự, nguyên sơ nào cũng bắt buộc phải như vậy - không giống ngay cả những điều ghê tởm mà nó đã diễn tả, hoặc nó từ đó mà ra. Không phải bài thơ đã "chuyên chở" những điều ghê tởm "bầy ra đấy", nhưng nó tạo nên một viễn ảnh tuyệt đối, của riêng nó, về chúng: Bắt buộc phải như vậy, thi ca vĩ đại "đẻ ra" thế giới của riêng nó.
Chúng ta có quyền nghi ngờ, có một nghịch lý ở đây. Có một điều đáng nghi ngờ về sự "thành công mang tính đại chúng" của bài thơ "Tẩu Khúc của Thần Chết" ở Đức, sau khi chiến tranh chấm dứt, đặc biệt trong giới trẻ, trở thành trò thờ phụng, sùng bái. Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm chuyện thơ của người đó được sử dụng như là trò phù thuỷ." "Tẩu Khúc của Thần Chết" đã đem đến cho người Đức một niềm khuây khỏa "lớn lao, kỳ diệu", ngang xứng với khôi hài đen, một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng thời: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do thái về Auschwitz." Nhưng bài thơ, chính bài thơ, trong sự thăng hoa tuyệt vời, hoàn toàn dửng dưng trước tất cả những phản ứng "ngoắt ngoéo", và luôn cả những đáp ứng của trái tim con người.
Tác giả của nó không được may mắn như vậy.
Trong những lần nói chuyện sau đó ở Đức, về thơ ca của ông, Celan đã kết hợp mọi trò lịch sự, nhũn nhặn qua một lời nhắc nhở "sắc bén" rằng, tính "hài âm", thuận tai, của thi ca truyền thống Đức, trong những năm chiến tranh đã có thể, "nhiều hay ít không bị bực bội, gây rối, để rong ruổi cùng với những điều ghê tởm nhất." Tính hài âm trong thơ của riêng ông không như vậy. Nó "đã là" sự bực bội, điều gây rối. Và tuy nhiên, bằng một sự khôi hài khủng khiếp, cao độ, có cũng có thể để cho sự bực bội nằm an nghỉ ở trong trái tim, trong tâm hồn người Đức, những người có thể "suy cảm" tội lỗi của họ một cách tuyệt vời, chẳng đau đớn một chút nào, thông qua môi trường đại chúng của bài thơ.
Chẳng có gì là ngạc nhiên, nếu sau đó Celan từ chối, không cho phép sử dụng bài thơ trong những bài đọc, hay được in lại trong trong tuyển tập thi ca phổ thông. Cũng chẳng có gì là ngạc nhiên, khi ông cảm thấy khốn khổ khốn nạn, mỗi lần thăm viếng nước Đức, và được đón rước rộn ràng, được ca tụng và trao bằng khen, giải thưởng. Ông tự cảm thấy ông là một người Do thái đã được "thuần hóa", một người mà thơ ca nổi tiếng làm cho người Đức cảm thấy thoải mái hơn: tệ hại hơn thế nữa, thơ ca của ông đã được "hạ cấp hóa", trở thành một loại nhạc pop. Thế hệ trẻ có thể nghe, vừa mua vui, vừa chọc quê, vừa dễ dàng kết án đám đàn anh của họ.
Celan

Nói chuyện quyền lực chính trị hoá với Trần Dần Lê Đạt, thực sự cũng không đúng. Mấy ông này chỉ xin Đảng cho các ông ấy làm thơ. Xin tách thơ ra khỏi chính trị. Trường hợp TTT thì dính gì tới quyền lực, chính trị hoá? Ông đi dậy học, rồi đi lính như tất cả mọi người, đi tù, như sĩ quan VNCH. Nếu sau này, ông được nhiều người nhắc tới, ở ngoài cõi thơ, thì là họ do kính trọng ông, giữ được tiết tháo, và không bị cõi tù làm thay đổi, thí dụ vậy. Đâu có gì mà móc ông với Trần Dần, Lê Đạt?