|
Kurtz
des ténèbres
Joseph Conrad
Vua
cờ ra đi
Thiệp và giải thưởng
rượu nho
Nguồn
Đúng như Gấu bói mu rùa, Thiệp được giải vì ba tập
truyện ngắn. Xứng đáng quá. Đây là Thiệp vinh danh giải thưởng, chứ
không phải giải thưởng vinh danh Thiệp!
Tôi Cùng Gió Mùa
Camus
@ Combat
Cua bò trên lưng
Nhớ, một lần ngồi Quán
Chùa, nhân nói đến Sartre, ông anh nhà thơ có kể một giai thoại, về
Sartre. Thời gian viết La Nausée
ông cho biết, lúc nào cũng có cảm giác cua bò trên
lưng.
Sau này, đọc Sartre, Gấu cố tìm giai thoại trên, không thấy. Tình cờ
bữa nay, lục mớ báo Le Magazine
Littéraire cũ, thấy bài viết của Simone
Leys về Sartre, Về Sartre: sự vô
trách nhiệm, hạnh phúc, và cái "de
luxe", trong mục thường trực của ông, "lettre des antipodes".
[Thư về những đối điểm]
Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về hoang tưởng, La paranoia: về
hạnh phúc nghĩ
mình "được" bách hại [du bonheur de se croire persécuté], Tháng Bẩy
&
Tám, 2005. (1)
(1): Số báo này, đã được nhắc tới, trên Tin Văn, vậy mà Gấu không nhớ!
Đừng nói
cho ai biết, bạn mua số báo này.
Tờ Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, số tháng Bẩy & Tám, 2005,
là về một thứ hạnh phúc quái đản, hạnh phúc thấy mình bị bách hại, bị
săn đuổi, tức chứng hoang tưởng, la paranoia.
Tờ báo cảnh cáo bạn đọc, như trên, và khuyến cáo, nên lén lút đọc,
tránh những con mắt tò mò, và giải thích: hoang tưởng sinh sôi, nẩy nở
trong im lặng, trong bí mật, và trong nghi kỵ.
Và nếu chúng ta đồng ý với quan điểm của Francois Rostang, tác
giả cuốn "Làm sao cho một tay hoang tưởng cười?", hoang tưởng là dấu
hiệu của một xã hội khép kín, chỉ tin vào chính nó, trop sure
d'elle-même, thì cái chế độ hiện thực XHCN của nhà nước ta nên đổi tên
thành xã hội hoang tưởng.
Ông trích dẫn Nietzsche: Không phải sự bán tín bán nghi, mà chính cái
điều quá tin tưởng về mình đó, làm cho chúng ta trở nên khùng.
["Ce n'est pas l'incertitude qui rend fou, c'est la certitude."]
Hai Lúa tin rằng, cơn sốt nhật ký thời chiến, là cũng nhằm giải thích
một câu hỏi nhức nhối: Tại làm sao cả một miền đất lại nhắm mắt nhắm
mũi lao vào cuộc chiến đó? Tại làm sao mà lại tin tưởng quá như thế, về
một "chân lý": "Đường ra trận mùa này đẹp lắm"? Và tại làm sao, kết quả
của nó, lại quái đản như thế đó?
Hiện
tượng Trâm Thạc
Phê bình
không phải chuyện 'nâng bi' chân lý của quá khứ, hay chân lý của những
kẻ khác. Nó là một công trình làm sao cho thời đại của chính chúng ta
bớt ngu được chút nào hay chút đó.
[Mô phỏng câu của Roland Barthes, bản tiếng Anh: Criticism is not an
'homage' to the truth of the past or to the truth of 'others' - it is a
construction of the intelligibility of our own time. R. Barthes: Phê bình là gì?, trong Tiểu luận Phê bình, Critical Essays].
Vương Trí Nhàn, người biên tập, trên BBC, cho biết, trong đời làm xuất
bản, làm văn nghệ của ông, khoảng 40 năm, chưa có hiện tượng nào như
thế này.
Vẫn sử dụng câu của Barthes, chúng ta có thể gà nhà phê bình họ Vương:
Đó là vì, chưa bao giờ người Việt mong được bớt ngu đi một tị như là
bây giờ.
Để hiểu tại làm sao, sau một đêm 30 tháng Tư, ngủ dậy, tưởng nhìn thấy
cái nhà Việt Nam to lớn hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn,
thanh thản hơn, thì lại thấy một con bọ!
Nhật ký
*
Leys cho biết, Sartre rất sợ [horreur] thiên nhiên, và
tất nhiên, biển,
bởi vì biển, theo ông, là thiên nhiên được đẩy tới cực điểm.
1. Trong La Nausée có vài
đoạn về cảnh biển: những ghi nhận ngắn, gọn, sức mạnh biểu tả khiến
nghĩ tới những mẩu phong cảnh làm nền cho một số tranh của Degas. Ông
này cũng không ưa thiên nhiên, tuy nhiên, chỉ vài mẩu như thế mà
chủ nghĩa biểu tượng mắc nợ ông, về những cảm quan phong cảnh sắc nhọn
nhất của nó.
2. Bơi lội ở Địa Trung Hải. Nghỉ hè ở bãi biển Côte d'Azur. Sartre viết
thư, tả cảnh, ông bơi, và sợ đến mất hết hồn vía, khi nghĩ, lũ cua
sẽ ùa tới chơi hết cái bụng bự của ông [il est bientôt pris d'une
insoutenable angoisse à l'idée que des crabes viennent lui manger le
ventre], và thế là ông bơi vội vô bờ, trong tình trạng khiếp hoảng.
*
Sắp tới giỗ nhà thơ, bèn lẩn la lẩn thẩn, nhớ lại cái vụ cua bò.
*
Cũng trong bài viết về Sartre nói trên, Leys kể, người da đỏ miền Viễn
Tây coi những người điên và đần là những sinh vật được gợi hứng
[inspirés], từ Thượng Đế, và vì
thế, họ dành cho những người này một địa
vị danh dự trong bộ lạc.
Leys cho rằng, người Pháp cũng đối xử như vậy, với những nhà văn nổi
tiếng của họ: coi như người chỉ đường, ban
bảo những lời khuyên, về bất cứ vấn đề, và khi họ khuyên lầm - chuyện
thường xuyên xẩy ra - thì lại dành cho, sự miễn nhiễm, vốn dành cho con
nít, hoặc những người trí
óc hơi bị đơn giản.
*
Le Magazine Littéraire:
Vào lúc năm giờ chiều,
câu chuyện [la fiction: giả tưởng] mà ông cho in trong Les Logocrates, xẩy ra tại
Medellin. Nó chứng tỏ, ngay cả nếu những nhà thơ chết đi, thơ vẫn có
thể được sử dụng, như là một dụng cụ trong cuộc chiến đấu chống lại bạo
lực.
Steiner: Bởi vì tôi không có tài sáng tác, truyện ngắn đó dựa trên một
câu chuyện thực: Hai nhà thơ trẻ gần gụi với nhà thơ Octavio Paz đã tới
Medellin, nguy hiểm đến tính mạng, chỉ để tìm cách phân phát những bài
thơ. Tôi nghĩ vẫn có những hy vọng. Nhưng âm nhạc mới thực sự đáng kể.
Nó còn hơn cả lời nói, au-delà de la parole. Về văn học, tôi đọc lại,
relire, thay vì khám phá những tác phẩm mới trong khi âm nhạc luôn làm
tôi say mê, ngay cả thứ nhạc tiền phong. Thời đại của chúng ta quá giầu
có về âm nhạc hơn là về văn học. Những nhà soạn nhạc mở ra những chân
trời mới. Nhạc có cái lợi hơn so với lời nói: nó không thể nói dối.
Người ta không thể sống mà không có không tưởng [On ne peut pas vivre
sans utopie]. Âm nhạc có thể có trong nó một không tưởng riêng tư, bí
ẩn....
Steiner: Hạnh phúc làm thầy.
Trả lời phỏng vấn, Le Magazine
LIttéraire, số đặc biệt về Homère, Tháng Giêng 2004
Sự khủng hoảng của
con người
Nhật
Ký Anne
Frank
Của
nước và gió
Với
Cánh
đồng bất tận,
văn chương ta bước vào toàn cầu hoá hôm nay một cách đàng hoàng, cùng
và ngang bằng với những giá trị nghệ thuật và nhân văn của toàn cầu,
chẳng phải nể ai hết. Nó đưa văn chương, và như thế cũng là con người
của ta, ra toàn cầu, để cho toàn cầu biết rằng ta cũng là con người
chẳng hề thua gì họ.
Nguyên Ngọc.
*
Hình ảnh chúng ta về Dos, "đau cái đau", của sự thái quá, đến biến
thành sáo rỗng. Chúng ta nhìn Dos như là một nhà tâm lý học, tâm thần
học của những hoàn cảnh cực điểm, một tiểu thuyết gia, với những nhân
vật, mà Borges đã từng khôi hài, bị đẩy tới tình trạng sướng quá, hạnh
phúc quá, đến đành phải tự tử!
Nhưng chúng ta còn biết, điều quan trọng này, về Dos: ông là nhà văn
quá mẫn cảm về sự hiện hữu của cái ác, và sự phạm tội. Chính vì điểm
này mà Ivanov [tác giả cuốn Dostoevsky, Tragédie, Mythe, Religion], đã
so sánh ông với Dante: cái giải pháp độc nhất cho nỗi đau khổ của con
người, chỉ có thể là: Thượng Đế.
Có một Dos khác, ít người để ý: Một Dos của Nước Nga Thánh [la Sainte
Russie].
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn quá mẫn cảm về sự hiện hữu của một cái
ác, và sự phạm tội?
Và nếu như thế, câu của Nguyên Ngọc, thiếu: ... để cho toàn cầu biết
rằng ta cũng là con người chẳng hề thua họ, về cái độc, cái ác.
*
Văn chương ta có hai đỉnh cao. Một, 1954, với Nhân Văn. Và gần như cùng
một lúc, đám Bắc Kỳ Di Cư làm trời ở Sài Gòn, với nhóm Sáng Tạo, và sau
đó, với "cái gọi là" nhóm Tiểu Thuyết Mới, tức băng đảng Gấu và các bạn
quí của nó!
*
Nhưng, bất ngờ nhất, là sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư, đúng vào lúc
lịch sử của dân Mít đang từ đỉnh cao lao xuống vực thẳm.
Bất ngờ nhất,
không thể nghĩ là sẽ có được, và khi có được, mới thấy cần thiết là
biết bao, và chỉ còn biết cám ơn cái gọi là thiên tài của nơi chốn, hay
Ông Thần Đất.
*
Nhân nhắc đến Ông Thần Đất, thiên tài của nơi chốn, địa linh nhân kiệt.
Số báo Le Magazine Littéraire
mới nhất, về Simone de Beauvoir, trong mục thường xuyên của nó, Sổ Đọc, [Carnet de Lecture], có một
bài viết tuyệt vời về nhân vật Kurtz, của Trái Tim Của Bóng Đen, của
Conrad, nhân dịp tái xuất bản tuyệt tác này. Ông Từ giữ đền "Sổ Đọc"
này, Enrique Vila-Matas, là người Tây Ban Nha, viết bằng tiếng Tây Ban
Nha, được dịch qua tiếng Pháp: Kurtz
des ténèbres [Kurtz của bóng đen].
*
Vila-Malta viết về Conrad:
Ông gia nhập truyền thống rất xa xưa, theo đó, cái gọi là kỷ luật, sự
tu luyện phải đến từ bên trong, bởi vì đây chính là sức mạnh tâm thần
bật ra từ thiên tài về nơi chốn của chính bạn, le genius loci, nói một cách
khác, từ chính chúng ta.
[Joseph
Conrad adhérait à la
tradition la plus ancienne,
selon laquelle la discipline doit venir de l'intérieur, puisqu'il
s'agit d'une
force mentale émise par notre propre génie du lieu, le genius loci, autrement
dit nous-mêmes. L'homme ne se libère pas en donnant libre cours à ses
impulsions et en se montrant changeant et incapable de se contrôler,
mais en
soumettant la force de sa nature à un projet prédominant, à un code
mental
d'acier qui sache éliminer sa liberté la plus sauvage et le situer dans
le
cadre d'une vie disciplinée, en faisant appel aux desseins intérieurs
du génie
du lieu.]
*
Còn một bài
viết nữa, trong cùng số báo, cũng thật tuyệt, của Linda Lê, trong
mục thường
xuyên của bà, "Trở về với những tác giả cổ điển". "Tẩu khúc
của thần chết", Missa sine
nomine, nguyên
tác tiếng Đức, của Ernst Wiechert. Một bản di chúc tâm linh của một
người sống sót trại tù Buchenwald.
Bài
viết cũng
khiến Gấu liên tưởng đến
Cánh Đồng Bất Tận.
Đối diện
với điều không thể nói được, không thể gọi tên, viết về sự
phạm tội và cứu cuộc, liệu vẫn còn có nghĩa?
Câu trả lời:
Tiếng nói
của tôi được vời tới, và nó kể
[Ma voix a
été appelée, et elle raconte].
*
&
Cuốn phim của Marc
Rothemund, Sophie Scholl, Những ngày
cuối cùng, đã thành công trong việc làm tái sinh một nàng
Antigone, cùng với người anh của nàng, thành lập nhóm Hồng Trắng, La
Rose Blanche, người tin tưởng vào sức mạnh của chữ viết, khí giới bí
mật chống lại sự man rợ của chủ nghĩa Hitler. Chính trong tác phẩm của
Ernst Wiechert, một du kích đã chọn lựa ở lại Đức, trong thời kỳ Nazi,
mà nàng [Antigone] đã dấn thân hết mình vào công cuộc chống lại "những
bộ máy đè bẹp nhân loại" ["les machines à écraser l'humanité"], (chữ
của Simone Weil, một khuôn mặt sáng ngời khác nữa, của lực lượng Kháng
Chiến).
Missa sine nomine,
di chúc tâm linh của Ernst Wiechert, xuất bản năm 1950 - tác giả trốn
thoát Buchenwald, qua Thuỵ sĩ sống từ năm 1948, vừa mới mất, thọ 63
tuổi - là một cuốn tiểu thuyết của một nhà nhân bản, người, đã đứng ở
"cửa Địa Ngục", tự hỏi, liệu LỜI [le Verbe] có còn là khởi đầu của tất
cả....
Nhân trong nước viết về
Fallaci, trong dịp ăn mừng Mậu Thân.
Bất kể là thằng cha nào, cho dù
Tổng Bí Thư hay Tổng Thống do dân bầu, cho dù Tướng Sát Nhân hay Nhà
Lãnh Đạo Đáng Yêu, Người Cầm Lái Vĩ Đại, Cha Già Dân Tộc.... tôi đều
tởm, như tởm quyền lực, một thứ bất nhân đáng ghét. Tôi luôn nhìn kẻ áp
bức, thằng có quyền, bằng cái nhìn không thân thiện, như thế đó, và coi
đây là cách độc nhất để sử dụng tới phép lạ, là được sinh ra ở trên cõi
đời này.”
Nguồn
|