*

 





“Những con dã tràng”, truyện đầu tay của GCC, được TTT chọn, tính đăng trên Sáng Tạo, nhưng do báo ngỏm, ông bèn đưa cái mớ bài vở còn dư đó, qua báo Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong và những đấng như DNM, TDT….
Lẽ dĩ nhiên, bị ném vô thùng rác.
Gấu đọc thấy tên của mình trong mục Hộp Thư Tòa Soạn, tuy chẳng hề gửi, thì đoán vậy, nhưng cũng chẳng nói gì với ông anh. Vả chăng vào lúc đó, lo học, lo tốt nghiệp, ra trường, có việc làm kiếm ra tiền, nuôi gia đình, và nếu có cơ hội, học tiếp.
Chỉ đến khi đọc Faulkner, và viết được cái truyện ngắn đầu tay “Những Ngày Ở Sài Gòn” thì Gấu mới biết, mình sẽ trở thành nhà văn, theo nghĩa, nhờ kiếm ra sư phụ và kiếm ra văn phong của mình. Đây là cơ may đặc biệt của GCC, nhờ đọc được sách Tẩy, mà thoát kiếp nhà văn Mít chỉ đọc chữ Mít, không thể đọc 1 thứ chữ nào khác. Trường hợp hai phiên bản của TTT, là DNM và NDT cho thấy, tại làm sao mà TTT lại phán, nó sẽ đi xa hơn DNM. Ông không hề nói, Gấu viết hay hơn DNM hay NDT. Ông phán, nó sẽ đi xa hơn.

“Những con dã tràng”, với riêng Gấu, khi về già, nhìn lại, quả là bảnh nhất trong số những truyện ngắn của Gấu, và khác biệt hẳn với số còn lại. Nó là đỉnh cao của thứ văn chương “hiện sinh”, theo nghĩa, hục hặc với chính mình, “đêm không là đêm” nhưng mà là “đêm tóc rối”!

Giả như tiếp tục viết thứ văn đó, Gấu trở thành 1 phiên bản, thứ ba, của TTT!

Gấu nhớ bà cụ thân sinh TTT & Bạn C, đọc, lắc đầu, phán, thằng này bịnh.
Ui chao phải đến mãi sau này, ra được hải ngoại, đọc “The Steps”, bản tiếng Anh, thì Gấu mới nhớ lại câu của Cụ.
Trong "The Steps", có 1 chương  [Gấu đọc cuốn này khi mới lớn bản tiếng Tây, Les Pas, sau này nhớ lại, lầm là tập truyện ngắn], trong có xen y chang trong “Những Con Dã Tràng”, xen ngồi chiếc đu, nhưng bịnh hơn nhiều]

[GCC sẽ scan , và dịch liền hầu độc giả TV]


GCC biết đến Jerzy Kosiński rất sớm từ những ngày còn Sài Gòn, khi cuốn sách của ông nổi đình nổi đám, và được tờ Văn nhắc tới, và dịch cái tít theo bản tiếng Tây là Loài Chim Dị Chủng, L'Oiseau bariolé, và liền sau đó, nghĩa là, liền sau khi cày thêm 1 job cho UPI, Gấu bèn ghé Xuân Thu tậu 1 cuốn của ông, cũng thật là bảnh, Les Pas, bản tiếng Tây của Steps.

Đúng là thần sầu.

Thần sầu hơn nữa, là, 1 cái truyện ở trong đó, rất giống trường hợp đã xẩy ra với bạn Phạm Năng Cẩn, 1 trong Thất Hiền của Gấu.
Bạn còn nhớ ông bạn Cẩn này, hồi đi học, sống nhờ ông anh, có bà chị dâu tàn khốc, và do đó, thường là quên đóng học phí, và được 1 em học cùng lớp thương, cứ nhét tiền vào trong vở bạn Cẩn, trả học phí giùm.
Sau em đi lấy chồng, và trước khi đi lấy chồng hẹn gặp bạn Cẩn ở.... khách sạn.
Ui chao bạn Cẩn tới, sợ run, mừng run, và em ra lệnh, anh quay mặt đi chỗ khác.
Cẩn không chỉ quay mặt đi chỗ khác, mà còn nhắm kín cả hai mắt. Khi em ra lệnh, quay mặt lại, và mở mắt ra, thì Cẩn nhìn thấy cái lưng trần của em và hai trái táo bự ơi là bự, ở trong gương!
Cẩn chỉ được hưởng hương, hưởng hoa, trước khi em đi lấy chồng.
Trong Les Pas có 1 truyện tương tự, nhưng khủng hơn nhiều, bịnh hơn nhiều, chứ không thanh cao, trong trắng như trong trường hợp của bạn Cẩn.

Gấu Cà Chớn cũng gặp 1 trường hợp tương tự bạn Cẩn. Trước khi lấy Gấu Cái, cũng 1 em đến gặp, tự động phơi hến ra, như cái em trong bài thơ của Sebald, cho anh đấy, hàng "zin", anh nhìn hai cái núm vú đỏ hỏn của em thì biết, nhưng chỉ với điều kiện, phải lấy em, phải bỏ cái cô có bầu với anh.
Gấu không thể bỏ Gấu Cái, thế là đành lắc đầu, dù rất thèm!
Hà, hà!

Cô này, lần Gấu về lại Sài Gòn, gặp lại. Có chồng, nhưng bỏ nhau đã nhiều năm, 1 mình lo cho đàn con. Gấu rủ đi chơi, OK, nhưng tới khi đề nghị kiếm… khách sạn thì cô lắc đầu, ngày trước, còn zin, cho không anh, anh chê, bây giờ nát bấy như quê hương mỗi người chỉ có một, có đáng gì nữa, nhưng chỉ sợ anh già rồi, chẳng làm gì được, hến của tôi lại thẹn thêm một lần nữa.

Dã man thật.

Mà có thể thế thật!

*

Cả hai cuốn đều tuyệt cú mèo. Gấu nhớ, hồi đó đó, đọc tờ Paris Match, kể về Kosinski, học tiếng Anh bằng cách gọi cho mấy cô ở Tổng Đài, và, cùng lúc, viết tiểu thuyết bằng tiếng Anh.
Sau vỡ ra là ông phịa.
Cuốn tiểu thuyết khủng khiếp số 1 của ông, cũng là phịa, trong khi ông cứ khăng khăng chuyện thực.
Và sau tự tử để chứng minh, nó là thực.
Vưỡn chẳng ai tin.
Ngu thế. Giả mới bảnh chứ thực thì…. chán chết.
Gấu coi sách, coi phim, mà thấy câu 'dựa trên chuyện thực' là vứt vô thùng rác. (a)


GCC nhớ là TTT mừng lắm, lần Gấu gọi điện thoại xuống tòa soạn tuần báo Nghệ Thuật. Ông là người đem nó xuống tòa báo, khi Gấu, lúc đó còn nằm dưỡng thương mìn VC trên Đài Liên Lạc VTD thoại quốc tế, số 5 PDP, Sài Gòn, nhờ bạn Quốc, Trần Công Quốc, 1 trong Thất Hiền, đưa bà xã đi làm [bà là 1 trong những nữ điện thoại viên của Đài], ghé nhà đưa cho ông. Ông ra lệnh, phải xuống tòa soạn lấy tiền nhuận bút [mày viết văn là phải đòi tiền nhuận bút, không thì đừng viết, khi Gấu ra ý đếch cần nó!]

Những con dã tràng

Villa trông ra biển. Tường phía trước thấp. Gió từ biển tới, vượt khoảng vườn nhỏ, mang những chiếc lá vàng trải lên thềm nhà. Con đường nhựa đen đúi, lầm lì chạy mải tới cuối thành phố. Bên kia con đường, là bãi biển, cát trắng và nóng. Xa hơn, về phía trái, nơi bắt đầu con đường, con sông nhỏ đổ nước ra biển làm đỏ lờ đờ một vùng. Xa hơn nữa, cuối tầm nhìn, một ngọn núi nằm trơ trọi, hình dáng nặng nề, thô kệch. Buổi tối, những người dân thường đốt rừng làm rẫy, xa trông, như một con rắn đỏ lập lòe.

Một chiếc xe ngựa đậu dưới bóng cây lớn ở trước cổng ra vào.
Hai dẫy nhà nhỏ chạy dài ra vườn sau. Phòng H. ở cuối một dẫy.
Những cây phi lao đứng im ở ngoài vườn.

Buổi chiều ngày đầu, Q. nói với tôi, H. là con gái lớn bà chủ nhà. Chúng tôi đứng ở cuối vườn. Bấy giờ gió thổi mạnh, cành lá xào xạc ở phía trên đầu. Đám phi lao ngập ngừng chuyển mình, nửa muốn phụ họa gió, nửa muốn kéo dài giấc ngủ im lìm buổi trưa. H. cùng đứa em đánh đu ở phía trước. Hàng cây che khuất tầm nhìn của tôi. Mỗi lần chiếc đu trở lui về phía sau, thân hình người con gái lại hiện ra giữa hai thân cây phi lao, rồi lại mất đi một cách đều đặn. Tiếng cười giòn, nhẹ và ấm vọng tới chỗ chúng tôi. Rồi gió thổi mạnh làm át đi tất cả; trong gió có những con vật bé li ti, những chiếc lá cây, và những hạt cát. Tôi dựa lưng vào thân cây phi lao, và bỗng nhận ra đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ: tôi chờ những lần chiếc đu trở lui về phía sau và cố nén cơn ho thường lệ buổi chiều. Tôi nghĩ tới những lần tự nhiên thức giấc trong đêm khuya, mọi người đều yên ngủ, tôi lặng lẽ nghe tôi nặng nề thở và mệt nhọc sống. Khi người bác sĩ báo tin tôi mắc bịnh, tôi cảm ơn ông ta, và quay qua xin một điếu thuốc lá. Buổi chiều hôm đó, tôi đi coi một phim trinh thám. Khi nhân vật trong phim trúng đạn ngã xuống, tôi bỏ ra về. Buổi tối, tôi ngồi viết thư cho T. "Em có hiểu thế nào là thần tượng không? Yêu một người con gái, một người con gái quen biết từ nhỏ, tình cờ gặp người con gái đó trong tay một kẻ khác không phải là mình. Thần tượng bị phá vỡ hoàn toàn và đột nhiên tôi thấy lố bịch, lố bịch vô cùng."

Lá thư đầy giả tạo. Ghen tuông, tôi lựa chọn sự tầm thường, và tự hạ. Nhiều khi tôi tự hỏi tại sao không nói tôi bệnh và từ chối tình yêu của nàng. Đúng lúc tựa thân mình vào cây phi lao, tôi mường tượng ra, tại sao tôi xử sự như vậy. Một lần tôi vào xóm chơi bời, đi theo một đứa con gái vào một căn phòng nhỏ, hôi hám, chật hẹp. Ngọn đèn dầu le lói chiếu sáng căn phòng đỏ lờ đờ. Khi tôi quay lại nhìn, cô gái nằm trên giường, thản nhiên chờ đợi, chẳng thèm để ý tới tôi. Đúng lúc đó, tôi chợt nhớ đến một buổi tối ở nhà T. Lúc đó T. đang ngủ. Nàng ngồi choàng dậy, thảng thốt nói: "Không, ai dậy anh làm vậy?" Tôi cười gượng gạo: "Đó chỉ là khám phá bản thân, khám phá thân thể em và anh." Tôi nói gần như thét với đứa con gái: "Cởi quần áo ra!" Sự hổ thẹn theo tôi tới tận lúc đó.

Buổi chiều chúng tôi đi dạo trên bãi. Biển xanh sẫm, ì ầm, âm thanh dài như không bao giờ dứt. Q. nói, "Bà chủ có vẻ mến cậu." Tôi nói, "Như vậy tôi có thể ở đây lâu." Tôi không nói gì. Cả hai đều yên lặng. Tôi nghĩ đến sáng nay, tôi thức giấc vào khoảng bốn giờ, tôi nghe tiếng chuông nhà thờ và tự hỏi, nếu tôi đang quì cầu nguyện. Tôi nghĩ đến K. Nó yêu một người con gái, ít lâu sau cô gái bỏ đi lấy chồng. Trước đó, cả hai thường rủ nhau đi nhà thờ cầu nguyện. Tôi nghĩ nếu Thượng Đế phải dậy sớn vì những chuyện như vậy, Pauvre Dieu, và tôi mỉm cười. Sự thực, tôi ít nghĩ đến chuyện đó. K bảo tôi, "Như vậy người ta mù tịt về thân phận mình." Tôi trả lời, "Chính vì mù tịt mà người ta hạnh phúc, ít ra là trong quãng đời ngắn ngủi đó." T nói thêm, "Nhưng còn sự chết..."

Sự chết, tôi vẫn thường nghĩ đến. Hồi nhỏ, khi còn ở Hà Nội, một lần đứa cháu gái tôi bị bệnh nặng. Nó bắt tôi phải ngồi bên cạnh nó, phải kể chuyện cho nó nghe, nghe nó đòi mua quà này, quà nọ. Còn nhỏ, ham chơi, tôi chờ nó mệt, ngủ thiếp, và bỏ đi chơi đứa bạn ở gần nhà. Hai đứa rủ nhau lên Bách Thảo, lang thang trong vườn. Đang đi, tôi đột nhiên nghĩ đến đứa cháu, và đột nhiên nhận ra rằng, nó đang chết, và đang gọi tên tôi. Tôi chạy về, bất kể xe cộ, mất hết cảm giác và ý thức. Về đến gần nhà, nghe tiếng chị tôi khóc lóc, kể lể, tôi lủi thủi bỏ đi. Tôi cứ nghĩ, chắc là đứa cháu khổ sở lắm, khi không có tôi ở bên cạnh, vào lúc nó bị giằng co giữa sống và chết... Chắc cha tôi cũng đã trải qua những giờ phút tương tự như vậy. Khi còn sống, ông làm nghề dậy học, và bị thủ tiêu vì vấn đề chính trị đảng phái hồi 1945. Người ta nói, cha tôi bị cột đá vào người, và bỏ xuống sông. Những ngày sau khi nghe chuyện, mỗi lần đi tắm sông, tôi thường lặn sâu xuống nước, rồi cố gắng nín thở, cố gắng chịu đựng, và nghĩ đến cha tôi.

Q đi lễ, và hỏi tôi có thể đi cùng, tôi lắc đầu, gọi mua một gói lạc rang. Người đàn ông làm tôi nhớ tới người Tầu già bán lạc rang ở bờ hồ Hà Nội. Tôi có nhiều kỷ niệm về thành phố nhỏ bé và cũ kỹ đó. Nhà tôi ở Bạch Mai, gần ngay bên đường xe điện. Tôi thường tinh nghịch để những viên sỏi nhỏ lên trên đường sắt, rồi hồi hộp chờ chuyến xe chạy qua. Suốt thời thơ ấu, tôi bị chiếc xe điện mê hoặc. Một lần trốn vé xe, tôi cùng một thằng bé đánh giầy ngồi ở cuối tầu, nơi dùng để nối hai toa xe lại với nhau. Thằng bé đánh giầy nói, nó thường ngồi như vậy, ngay cả khi có tiền mua vé. Hôm đó trời lạnh, tôi đội một chiếc béret dạ đen, một tay nắm vào thanh sắt, một tay cầm cặp sách vở. Thằng bé đánh giầy đầu tóc bù xù, tay cầm hộp đồ nghề, tay cầm khúc bánh mì nhai ngồm ngoàm. Những người đi đường nhìn chúng tôi với vẻ buồn cười, ngạc nhiên. Lúc đầu tôi rất sợ, nhưng dần dần cảm thấy thích thú. Bỗng nhiên, không hiểu sao, tôi nhớ lại được một đoạn nhạc tôi đã quên từ lâu, và tôi hát nho nhỏ, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Thằng bé đánh giầy nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Tôi tức giận, hát thật lớn, vừa hát vừa đập vào thành xe ầm ầm. Bỗng tôi cảm thấy đầu lành lạnh. Tôi ngửng lên, và thấy người soát vé đang giận dữ nhìn tôi, tay cầm chiếc mũ dạ. Thằng bé đánh giầy vẫn tiếp tục cười, tôi ngưng hát, và ngưng đập vào thành xe. Cuối cùng không biết nghĩ sao, người soát vé vứt chiếc dạ xuống đường. Xe lúc đó đang chạy nhanh. Tôi cúi nhìn xuống con đường nhựa chạy vùn vụt, tôi sợ hãi không dám nhảy xuống. Tôi chợt nghĩ tới đến cha tôi. Tôi nhìn thằng bé đánh giầy ra vẻ cầu cứu. Nó nhẩy xuống, nhặt chiếc mũ dạ, đội lên đầu, rồi nhìn tôi nhe răng cười, tỏ vẻ chế nhạo. Sau đó, tôi thỉnh thoảng gặp thằng bé đánh giầy quanh quẩn tại khu tôi ở, đầu đội chiếc mũ dạ của tôi. Mỗi lần thoáng thấy nó, là tôi vội vã lẩn tránh, chỉ sợ nó nhận ra tôi.

Bãi biển vắng. Trước mặt tôi, mấy đứa con trai đang chuyền banh. Bất chợt trái banh rớt gần chân tôi. Tôi đá trở lại, và cười gượng gạo cùng lũ trẻ. Tôi nín cười và bỏ đi. Nhiều tiếng cười đuổi theo sau lưng. Một người ăn mày ngồi trên bãi cát, chìa tay chờ đợi. Tôi cho tay vào túi quần. Những đồng tiền lẻ kêu nhè nhẹ trong túi. Tôi để yên tay trong túi quần, và bỏ đi. Một người Tây già nằm trên chiếc ghế vải. Tôi định tới gần châm điếu thuốc, nhưng ngần ngại. Điếu thuốc trên tay người Tây già chậm chạp vẽ những đường cong đều đặn, tay còn lại bỏ thõng xuống cát, buổi chiều sắp tàn, tất cả những cái đó gọi là sự ngần ngại của tôi. Những con dã tràng lăng quăng bò trên cát. Tôi đi theo một con. Khi con vật chui xuống một lỗ nhỏ, tôi dừng lại chờ. Tôi không hiểu tôi chờ gì. Tôi chờ con vật chui ra khỏi lỗ cát, hay chờ một gì đó sẽ xẩy ra. Tôi bỏ đi, chẳng còn gì nữa, buổi chiều hết rồi.

Về tới cổng, tôi gặp bà chủ nhà cùng cô con gái lớn. Bà mẹ tỏ vẻ hy vọng, tôi sẽ thích nơi này. Bà kể chuyện, có một đứa con trai trai chết vì bịnh lao phổi cách đây ít lâu (nó khoảng tuổi cậu, rất ham học, thật tội nghiệp). Người con gái lớn đứng im lặng, nhìn ra biển. Tôi bỗng nói, tôi không thể làm sống lại người đã chết, tóc xõa che lấp cả khuôn mặt, và hơn nữa, tôi không muốn ngồi vào chỗ của người khác, cúi xuống nhặt một viên sỏi, ném ra xa, cử chỉ lạnh lùng, người đàn bà (bà mẹ) ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi nói thêm, tôi không thể xin lỗi bà ta, và thất thểu trở về phòng.

1958

Sơ Dạ Hương

Cái việc ném vô thùng rác tòa soạn báo Văn Nghệ, truyện ngắn đầu tay của Gấu, về già nghĩ lại, Gấu thầm cảm ơn số phận. Nếu không là bỏ mẹ rồi!
Là thành 1 đấng TTT thứ ba!

Cái chuyện gặp được Faulkner, may mắn, nhưng giả như gặp, không phải tác phẩm Absalom, Absalom! mà là một cuốn khác, cũng của ông, cũng hỏng cẳng!

Thầy Trò cũng đếch nhận ra nhau!

GCC đã từng phán, toàn bộ tác phẩm của… Cô Tư, là từ cái khúc mở ra Absalom, Absalom!, dù Cô Tư chẳng hề đọc Faulkner.
Trường hợp GCC thì cũng xêm xêm.
Khác, là có đọc.
Anh sinh viên miệt vườn, trước khi từ giã quê nhà, vô Đại Học, được bà cô nhắn, đến gặp bả.

Và nghe bả kể, về “Miền Nam Sâu Thẳm”.
Về Colonel Sutpen  



W. Faulkner: Thee Reviews

Absalom, Absalom!

Tôi biết hai loại nhà văn. Một, ám ảnh của họ là cuộc diễn biến của chữ, verbal procedure, một, việc làm, work, và đam mê của con người. Loại thứ nhất, cực điểm của họ, là ‘nghệ sĩ thuần tuý’. Loại kia, may mắn thay, được ban cho những cái nón như là “sâu thẳm” [profound], “nhân bản”, human, rất nhân bản. Trong số này, còn có những người ở giữa, nghĩa là tu tập cả niềm vui lẫn đức hạnh của cả hai loại trên. Trong số những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất, Joseph Conrad là người cuối cùng, có lẽ, đã quan tâm đến những thủ tục của một tiểu thuyết như trong số phận và nhân cách của những nhân vật của ông. Người cuối cùng, cho đến khi Faulkner xuất hiện trên sàn diễn.
Faulkner thích trình ra cuốn tiểu tiểu thuyết của ông, qua những nhân vật. Phương pháp này thì cũng không hoàn toàn do ông mà ra: Cuốn Cái Nhẫn và Cuốn Sách (1868), của Robert Browning tả chi tiết một tội ác 10 lần, qua 10 cái miệng và 10 linh hồn, nhưng Faulkner tẩm sự căng thẳng, cuờng độ, vào trong những nhân vật của mình đến mức độc giả, thứ "cà chớn" sẽ đếch làm sao chịu được! Một cung cách mẩu đoạn, phá nát văn phong đến tận cùng, [cánh đồng bất tận mà!] đến vô cùng, dục vọng thì cũng vô cùng, và đen thui, đó là những gì người đọc tìm thấy ở trong một cuốn sách của ông. Nhà hát là Mississippi, những nhân vật của ông, đàn ông, bị tiêu ma, huỷ diệt bởi lòng ham muốn, rượu, cô đơn, và tàn tạ mãi đi, vì hận thù.
Absalom, Absalom! có thể sánh với Âm thanh và Cuồng nộ, và tôi không biết, có lời vinh danh nào cao hơn thế nữa, về nó!
Borges
*

Khi anh định viết về những chuyện đó, chắc là anh đã lập gia đình (đã yêu thương một người đàn bà), đã có con (đã có hai con, một trai, một gái), và như một kinh nghiệm của một nhà văn nước ngoài mà anh đã đọc và ngưỡng mộ (W. Faulkner), khi đó, bởi vì anh cần chút tiền để trả chút nợ, hay để mua cho vợ anh một chiếc áo mới nhân dịp sinh nhật, mua đôi giầy, đôi dép cho hai đứa nhỏ, chỉ vì chút nhu cầu tầm thường đó mà anh viết. Tất cả những nhu cầu nhỏ mọn chẳng liên quan gì đến văn chương, và cũng chẳng liên quan gì tới những nỗi đau khổ mà gia đình anh đã trải qua đó, đã xui khiến anh viết, đã cho anh thêm chút can đảm để bỏ một cuộc vui, một cuộc tụ tập với đám bạn bè nơi nhà hàng, quán nước (cái không khí túm năm tụm ba đó lúc nào mà chẳng toát ra một vẻ quyến rũ), đã cho anh thêm một chút sức mạnh để chống lại những giấc ngủ lết bết, chống lại sự lười biếng làm tê liệt mọi dự tính: anh sẽ viết về những gì thật nghiêm trang (những cái gì từa tựa như là là ý nghĩa về đời sống, cái chết, chiến tranh...) chỉ vì những nguyên nhân thật tầm thường giản dị, và đem tập bản thảo đi gạ bán cho một nhà xuất bản.

Mộ Tuyết

Cả 1 đoạn này, cái gì gì…  "cần tiền mua cho Gấu Cái cái áo dài, mua sữa cho con… và đem tập bản thảo đi gạ bán…" chôm Faulkner, trong Absalom, Absalom!

Trong “Tiểu sử của Garcia Marquez”, [Gabriel Garcia Marquez: A Life, by Gerald Martin], có 1 giai thoại cũng thật là thú vị, cũng liên quan đến... bản thảo:

Khi Garcia Marquez hoàn tất “Một Trăm Năm Cô Đơn”, vào tháng Tám 1966, ông gần bốn bó, bố của hai đứa con, và rách [broke] đến nỗi đếch có tiền gửi bản thảo. Khi mang đi gửi, thầy ký nhà giây thép đưa lên bàn cân, và phán, 82 pesos. Garcia Marquez ngắm bà vợ moi hết tiền bạc trong bóp ra đếm, chỉ được 1 nửa số tiền. Thế là ông bảo tay thư ký thiến cuốn sách, cho vừa số tiền, và sau đó, hai vợ chồng về nhà cầm cố đồ đạc, tới lại BD, gửi tiếp nửa bản thảo còn lại.

Cái từ “hiện thực huyền ảo”, lo real maravilloso, là của tay tiểu thuyết gia Cuba, Alejo Carpentier phịa ra, khi cố tìm cách dịch từ "Chủ Nghĩa Siêu Thực" qua tiếng Tây Bán Nhà.


                       
Looking for the Patriarch
Gabriel Garcia Marquez:
A Life

by Gerald Martin. Knopf, 642 pages, $37.50
Michael Greenberg
When Gabriel Garcia Marquez finished writing One Hundred Years of Solitude in August 1966, he was almost forty, the father of two young boys, and so broke that he didn't have enough money to send the manuscript from Mexico City to his prospective publisher in Buenos Aires. The anecdote is famous, one of many that have contributed to Garcia Marquez's carefully molded public image as a literary populist and everyman genius. In his admiring biography of the writer, Gerald Martin reports:
The package contained 490 typed pages. The counter official said: "Eighty-two pesos." Garcia Marquez watched as [his wife] Mercedes     searched in her purse for the money. They only had fifty and could only send about half of the book: Garcia Marquez made the man behind the counter itake sheets off like slices of bacon until the fifty pesos were enough. They went home, pawned the heater, hairdryer and liquidizer, went back to the post office and sent the second tranche. [NYRB July 16]
*
Khi GGM viết xong cuốn Trăm Năm Cô Đơn vào tháng Tám, 1966, ông kể như đủ bốn bó, bố hai thằng con trai còn nhỏ, và rách đến nỗi không có đủ tiền để gửi bản thảo, từ Mexico City tới nhà xb ở Buenos Aires.
Giai thoại nổi tiếng này là một, trong rất nhiều, cùng góp phần tạo nên hình ảnh trước công chúng, về một ông nhà văn bình dân, một thiên tài của bất cứ một người. Trong cuốn tiểu sử thật tuyệt về nhà văn, G. Martin viết:
Gói bản thảo gồm 490 trang đánh máy. Tay ngồi quầy Bưu Điện phán, 82 pesos, GM nhìn bà vợ moi móc tiền từ cái ví: Chỉ đủ gửi một nửa bản thảo. Thế là nhà văn nhớn bèn ra lệnh cho tay ngồi quầy thiến từng trang bản thảo, giống như nhà phê bình đọc sách họ Đào lia những đường gươm của ông, cho đến khi tới con số 50 pesos. Hai vợ chồng về nhà 'chà đồ nhôm, chôm đồ nhà', đem ra chợ trời, [đem tới tiệm cầm đồ], và trở lại Bưu Điện, gửi tiếp những trang bản thảo, bị ngọn kiếm của họ Đào lia, lả tả trên mặt đất!


Nguyễn Ngọc Tư & William Faulkner

Viết xong Cánh đồng bất tận, tôi thấy buồn, nặng nề và đau đớn ghê gớm, hệt như trút ra hết những gì mình mang bên trong. Chắc phải nghỉ ngơi lâu lắm, tôi mới quên được hết ấn tượng về những điều tàn nhẫn mà mình đã phải mô tả. Tôi đã động tới cái ác vì có nó, thì cái thiện, sự thương yêu, sự yếu ớt mong manh của những tình cảm tốt đẹp mới nổi lên được, để cho người ta nhìn thấy rõ hơn. Chỉ vậy thôi.
NNT

Đâu có thua gì Faulkner, khi trả lời phỏng vấn, tại sao viết "Khi tôi nằm hấp hối", As I Lay Dying: (2)

I took this family and subjected them to the greatest catastrophe which man can suffer - flood and fire, that's all.
Tôi lấy gia đình này làm đề tài và đẩy họ vào một thảm họa lớn lao nhất mà con người có thể chịu đựng - lũ lụt và lửa, chỉ có vậy.
Faulkner, Lion in the Garden

Cái “gia đình này”, đối với Nguyễn Ngọc Tư, có thể là cả Miền Nam của Bà sau 30 Tháng Tư 1975: Độc ác như thời tiết, như đất đai, như sông nước, như... Bắc Kít!
[Bundren family life, like the weather, like the land and the water, is elemental and merciless, especially so for the women]....

Camus có 1 câu cũng thú lắm, nếu đọc nó trong cùng 1 dòng với Pasternak [Người  ta đâu sống chỉ bằng bánh mì. Người ta sinh ra để sống, đâu phải để sửa soạn sống]: Nếu con người cần bánh mì, cần nhà ở, thì nó cũng cần một cái đẹp trong trắng làm bánh mì cho trái tim, "he also needs pure beauty which is the bread of his heart".



Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu


*

Đẹp trai đấy chứ?
Hà, hà!
Chắc hình dán học bạ!

*

*

Bài này, trên tờ Nghệ Thuật, hồi mới quen NDT.

Đọc, thì bèn nhớ ra là bài viết còn đang trong dạng nháp, NDT đến nhà, thấy, bèn lôi ra đọc, gật gù, được rồi, khỏi cần sửa sang, thêm thắt nữa. Lúc đó, Gấu hình như chưa viết gì cho Văn. Sau đưa cái truyện Thời Gian. Bà xã anh là người đầu tiên đọc, còn trong dạng bản thảo, chưa đăng báo, phán, anh đúng là văn sĩ mê gái.
Đọc lại, thì còn nhớ ra, những cuốn sách, những tác giả đang đọc: Lukacs, Lucien Goldmann [Mạc xịt] Miller [gái]… và, tất nhiên, Faulkner.

Bạn đọc, đọc bài viết của GCC, về NDT, chắc là nhận ra, ông đếch dính gì tới cái gọi là “tân tiểu thuyết” của Tẩy.
Riêng Gấu, đọc lại thì hiểu ra tại làm sao chưa từng viết về những đấng như Võ Phiến, Mai Thảo… Họ ở xa, quá xa Gấu. Mai Thảo thì là bạn của ông anh, làm sao dám viết!

V/v TTT. Phải đến năm 1972, khi có báo nhà, là tờ Tập San Văn Chương, và đúng khi TTT cho ra ấn bản chung quyết của cuốn Bếp Lửa, nhân ông đề nghị HPA đi một đường Bạt cho nó, và nhân quen Joseph Huỳnh Văn, không có gì làm tí kỷ niệm, bèn viết về Bếp Lửa.
Anh nhận ra liền, mi viết bài này, là vì “tau” làm Tổng Thư Ký tờ TSVC, không phải vì TTT!

*

Đây là loạt bài Sơ Dạ Hương/GCC viết, “Thế nào là văn chương dấn thân?”
Kinh thế!


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Thấy bạn Cà đi 1 trường thiên về Nguyễn Thị Hoàng, GCC bèn đọc, thì ra…  nhảm cả.
Cuốn bảnh nhất của Bà, “Cuộc Tình Trong Ngục Thất” bạn Cà cũng “quơn”, không nhắc tới.

Phê bình đâu có nghĩa là lôi ba chuyện đời tư của bà ra, dù mọi người đa số đều biết.

Văn NTH thực sự không giống văn MT. Sang hơn, đài các hơn nhiều.
Văn MT, và chuyện tình tay ba của MT, chỉ hợp với ca ve. Ông sống trong giới đó, và viết về giới đó.
Còn NTH, trong văn bà có thân phận người phụ nữ Miền Nam. Người đàn bà lặn lội xuống tới tận địa ngục để cứu chồng, làm sao MT có thứ nhân vật như thế.
GCC nhớ cảnh chót trong CTTNT, khi cứu chồng ra khỏi địa ngục, về được nhà, bà biểu chồng, anh đốt nhang cầu Trời Đất, Phật, tạ ơn Ông Bà đi.
Rồi cái đoạn trong khi tất tả ngược xuôi tìm cách cứu chồng, bà đi qua trường cũ, tạm quên nỗi lo, để lòng hoài niệm thời con gái, thần sầu.

Viết mới chả viết, danh tiếng, tác phẩm hàng đống rồi, cần chó gì viết nhảm nữa chứ!

Hà, hà!

*

Trong cái "nghiệp" phê bình của tôi, tôi đã đụng độ với quá nhiều người. Riêng trường hợp ông bạn, tôi quên, nhưng rất nhiều lần tôi nhớ. Có khi vừa nhớ, vừa cầu mong, hy vọng rằng bài phê bình của mình có thể có ích nào đó. Ngay cả trường hợp ông bạn, tôi cứ tự hào một cách thật tếu là, biết đâu, nhờ lời nói "khích" của tôi, ông đã để lại cho đời hai đại tác phẩm.
Mà có thể thế thật! Thí dụ như lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà xuất bản cuốn Vào Nơi Gió Cát. Tôi đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo Tiền Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách (sau ông giao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với thằng bạn "láu cá' Bắc-kỳ, cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất bản, làm một tuyển tập truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể nói là cao nhất, so với các nhà xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia. Ngoài tiền nhuận bút còn một bữa ăn linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện ngắn và nhà xuất bản. Rồi tới Vào Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, bà trả lời sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng Orphée. Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách, trên tờ Vấn Đề: Nếu Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất... (1)



Văn hải ngoại, thời còn Mai Thảo



Tuần báo Nghệ Thuật hồi mồ ma VNCH

Dear all,

Gửi mọi người entry mới về tuần báo NGHỆ THUẬT (1965-1966) ở Saigon




Số có đăng truyện ngắn đầu tay của Sơ Dạ Hương/GCC/GNV/Hai Lúa…  “Những ngày ở Sài Gòn”



Số này là gợi ý của TTT. Ông còn đưa cho Gấu một cuốn, của nhà xb Julliard, vưỡn còn nhớ, với cái tít, cái gì gì, "Vingt ans ăng min nớp xăng cành cạch" [hình như 1960], phán, mày theo nó mà làm một cuộc phỏng vấn Mít, thế là ra cái tít, “Hai mươi tuổi vào năm 1965”.



*

Ui chao, xưa quá rồi, xưa quá cả Diễm... Xưa!

Đây là bộ “Nghệ Thuật” thời kỳ Viên Linh làm TTK. Trước, Thanh Nam. Ăn nhậu quá, hết tiền, bèn đổi bìa lớn ra bìa nhỏ.
Bài đầu tiên của GCC, là “Những Ngày Ở Sài Gòn”, Số 9, bộ cũ. Mỗi cái bìa là 1 bức họa.

Tks. Sơ Dạ Hương

[Hương, là từ Lan Hương, tên thiệt của BHD]

*

Apr 1, 2013
Kính thăm anh Nguyễn Quốc Trụ

MỘT SỐ SÁCH VÀ TẠP CHÍ EM CÒN GIỮ ĐƯỢC. XIN KHOE VỚI ANH










Tks. Take Care

NQT