|
Chúc
Mừng Năm
Mới, Kỷ
Sửu, 2009
http://www.ethanngophotography.com/blog/?p=589
Tết
@ Bolsa
Giai Thoại của Thi Sĩ
Làm Thơ Ở Sài Gòn
The Writer as Migrant
Phát
ngôn viên và Bộ lạc: The Spokesman and The Tribe
Ở
vào lúc khởi nghiệp, nhà văn
thường phải vật lộn với những câu hỏi, anh là ai, viết cho ai, mắc mớ
thế nào,
mà viết? [to whom, as whom, and in whose interest does he writes?]
Những
câu trả lời sẽ hé ra tầm
nhìn, đề tài, và có khi còn quyết định luôn văn phong của anh ta.
Hắc
búa nhất là câu hỏi, viết
cho ai? Bởi vì câu này liên quan tới ý nghĩa, cảm quan, về căn cước
và truyền thống của nhà văn, và cả hai món này, thì đều không luôn luôn
vũ như
cẩn, và có thể thay đổi.
Những
câu trả lời lúc thoạt đầu
của tôi, xem ra thật giản dị. Trong lời nói đầu của cuốn Giữa những im lặng,
Between Silences, cuốn thơ đầu của tôi, tôi viết, “Như là một kẻ
may mắn tôi nói
cho những người không may mắn, đã đau khổ, đã chịu đựng, và đã tàn tạ
cuối cuộc đời,
và những người đã sáng tạo ra lịch sử, và
cùng lúc, bị nó biến thành điên khùng, và bị huỷ diệt bởi nó”. Tôi nhìn
tôi như
là một nhà văn Trung Quốc viết bằng tiếng Anh nhân danh những con người
bị tiêu
trầm, không có cả một dịp may để mà cất tiếng nói. Vào lúc đó, tôi chưa
hề mảy
may quan tâm đến sự đa đoan rắc rối, và có những điều không thể
nào làm được,
của một người chọn một vị thế như thế, đặc biệt là một con người như
tôi.
Quá nhiều thành thực, chân thành, tâm địa tốt… là một điều nguy
hiểm. Nó có
thể làm nổ tung cái đầu [của thằng cha Gấu] ra!
Ha Jin
Đỉnh
cao chói lọi
Sinh
nhạt Bác
Viên gạch Bác
Quê hương
tưởng tượng
Cách đây vài năm,
tôi trở lại Bombay, thành
phố mất tích, trong thiếu vắng một nửa đời mình. Chỉ ít lâu, sau khi mò
về, tôi
tò mò mở cuốn sách niên giám điện thoại tìm thử tên ông via. Ui chao
ơi, vưỡn còn
đó!
Vưỡn
còn địa chỉ, số nhà, số điện
thoại… như thể chúng tôi chưa hề rời khỏi nơi chốn này. Đúng là một
khám phá lạ.
Cứ như thể nhà nước đảm bảo, thông báo cho chúng tôi, xứ sở xa vời kia
chỉ là
huyễn mộng, và sự liên tục, nhà còn đây, con đường, cây me... ngày nào
vưỡn còn
đây, em ra đi nơi này vẫn thế! Thế rồi tôi lò mò đi thăm lại căn nhà
ngày nào,
căn nhà trong tấm hình, tôi đứng bên ngoài, chẳng dám gõ cửa thăm hỏi
những người
chủ mới, chẳng dám đụng đầu với những sự thay đổi, xáo trộn ở bên
trong. Bức hình
đen trắng, và hồi ức của tôi, đầy những hình ảnh tương tự, bắt đầu
không thể nhìn
tuổi thơ bằng cái mầu đen trắng như thế nữa; những mầu sắc của cuộc đời
trôi nổi
của tôi vượt lên những mầu sắc của lý trí, và vào lúc này, căn nhà biến
dạng,
ngói bỗng trở thành mầu đỏ, [giống y chang căn nhà ngói đỏ của nhà văn
nhớn bạn
quí của Gấu], mầu lá xanh vượt lên mầu ố vàng…. Chẳng cần phải vãi lệ
thì cũng
hiểu ra được rằng, đúng vào lúc này, Những
Đứa Con Của Nửa Đêm ra đời. Tôi hiểu
ra rằng, tôi mới ước mong làm sao, làm sao tái dựng quá khứ,
không phải trong cái mầu xám xịt xỉn xìn xin của những bức hình gia
đình, mà hoàn
toàn bằng kỹ thuật Xì nê ma xì cộp, bằng mầu Téc Ních Cô Lò!
Living it up at the Hotel
Continental (Globe & Mail 31-1-09) --
Du khách Canada đi tìm hơi hám
Graham Greene
ở khách sạn Continental
Căn phòng của René
Berval,
đường Catinat, nơi có căn phòng được sử dụng cho Fowler và Phương,
trong Người
Mỹ Trầm Lặng
Tưởng niệm Graham
Greene
Tản
mạn về phim & Những
ngày ở
Sài Gòn
Tản
Mạn về Third
Man
Người thứ ba : Dẫn
nhập
"Người thứ ba", là
nickname của Kim Philby, sư phụ Greene, gián điệp nhị trùng, đã từng
dùng hệ
thống cống rãnh Vienna cho những người Cộng Sản trốn thoát vào năm
1934. Xen chót đóng lại Người Thứ
Ba xẩy ra tại cống rãnh Vienna.
Bánh
xe quay khổng lồ, tại
một công viên, nơi ăn bom ngày nào, và những quầy hàng, 'nguỵ trang'
lối đi
xuống hệ thống cống rãnh [the entrances which were disguised as
advertissement
kiosks (and still are), Norman Sherry, Tiểu sử Greene], tại Vienna,
được sử
dụng trong phim Người Thứ Ba. Tài tử đóng phim.
Trong xen xẩy ra trên bánh xe
quay khổng lồ, Lime hỏi thằng bạn, [một thứ nhà văn hạng nhì vẫn coi
Lime như là
thần
tượng], những chấm nhỏ nhoi ở bên dưới kia, là cái gì mà phải quan tâm,
nhà nước
nào quan tâm, tại sao chúng ta quan tâm...
Lime, đại sứ của quỉ, biện
minh cho việc bán thuốc trụ sinh dởm pha nước tại chợ đen gây cái chết
cho trẻ
em.
Những dòng trên đây được thốt ra, trong bóng dâm của những vụ giết
người
được kỹ nghệ hoá ở Treblinka, và trong cái ánh sáng chóa lòa mù mắt, của
trái
bom nguyên tử thả xuống Nagasaki....
Gấu đọc Người Thứ Ba, của
Greene, bản tiếng Tây, khi phải đánh vật với từng con chữ của
tụi
thực dân mũi lõ.
Cũng vậy, với
Simenon.
Đọc,
như là một cách học
tiếng Tây.
Mãi
mới ngộ ra, đây là hai
đại cao thủ trong trường phái tiểu thuyết.
Nhưng
phải đến già, mới hiểu
được Greene, sau khi đã "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc
chiến,
vài cuộc tù, hai quê hương, một, miền bắc, vào năm 1954, và một, miền
nam vào
năm 1988, ấy chết, tí nữa quên, và cả một lô bạn quí".
*
Chàng
[Greene] mời nàng
[Catherine Wilson] chia với chàng bi thuốc chót. Không có ngọn đèn dầu
lạc, họ
loay hoay nướng thuốc bằng đèn cầy...
Norman
Sherry:
Tiểu sử
Greene, Tập II
*
Gấu đã từng là nạn nhân của
cái gọi là 'fins à double détente', hay 'cú đúp': ăn cả hai trái mìn
claymore
của biệt động trong vụ nổ nhà hàng Mỹ Cảnh.
Cú đầu nhắm đám thực khách
trên tầu nổi. Cú thứ nhì, nhắm cây cầu nổi, tức nhắm những người tới
cấp cứu
nạn nhân. Cú thứ nhì quá tàn nhẫn. Cầu, lúc đó chật cứng người. Rất
nhiều người
bị hơi mìn thổi bay xuống sông. Theo báo chí lúc đó, bị thương và chết
trên 200
mạng. Mới đây, vô tình đọc lại bài viết của chính Gấu, Chuyện Hai Thành Phố, trong tập truyện Lần Cuối Sài Gòn, thấy có
ghi lại tỉ mỉ nhiều chi tiết, lần ăn
hai trái claymore mà không chết đó.
Vậy mà quên hẳn, tiếu lâm
thật.
Tàn
nhẫn? Vẫn nằm trong cú
đúp 'công đồn đả viện' của ta.
Tay manager khách
sạn
Majestic, cũng là chủ, người đảo Corse, tên Mathieu Franchini, rất có
thế lực
tại Sài Gòn, vợ Việt. Một "fixer", và chắc là một nguồn tin của
Greene.
Cái cú trụ sinh dởm
cho con
nít, thì có khác gì cú sữa độc mới đây?
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn
Giấc Mơ Mẽo
Tuổi thơ là một cơn mộng không biết mình là cơn mộng
Trong nhiều năm nhiều năm, một
giấc mơ trở đi trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ này đưa tôi tới một
cái sân lớn
của con phố Rosellon, thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là tôi chơi đá
banh một
mình sau ngày học dài, trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra
những trận
banh. Cái sân đó, bao bọc chung quanh là những nhà cửa xám xịt, buồn
thỉu buồn
thiu, nét đặc biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực nhọc tại Tây Ban
Nha thời
hậu chiến. Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi là cả hai muơi hai cầu
thủ cùng một
lúc, một phần thân thể của tôi - gồm mười một cầu thủ - nhập vai tấn
công, cứ
như thể nó là Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy Điển, trong khi phần còn
lại, lo
phản công. Tôi quên không tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi một đội như
thế - mỗi
một phần của cơ thể của tôi như thế đó – có thể thắng, hay bại, tuỳ
thuộc vào
thiên tài mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài tuổi thơ, tôi
bịa ra những
cú mơ mộng thần sầu, làm dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những
khán giả
của nó, là những cư dân ở trong những căn nhà xám xịt xỉn xìn xin,
thỉnh thoàng
họ còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo dõi một cách buồn bã,
thằng nhỏ khốn
khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh tồi tàn kết bằng rơm.
Enrique Vila-Matas
Cuộc Tình
Bỏ Đi
Nhưng nếu coi cuộc chiến khốn
kiếp là Ngày Hội Nhân Gian thì Một Chủ Nhật Khác lại bảnh nhất
trong
những cuốn bảnh nhất, so với Anh Môn Vĩ Đại và Gatsby Vĩ Đại
Chắc
chắn TTT phải đã từng đọc
Fitzgerald, và có trong đầu cuốn Cuộc
Tình Bỏ đi, trong khi viết Một
Chủ Nhật
Khác
Xuất bản
'Đại gia Gatsby' ở Việt Nam
V/v Đại gia
Trịnh
Lữ. Gấu mới biết, trên Tiền Vệ cũng có nhiều người lên tiếng.
*
Thoạt đầu, Fitz cho Cuộc Tình Bỏ Đi một
cái tiểu tít, là "Romance" [Chuyện Tình]. Cái tít sau cùng, là từ thơ
của Keats, Ode to a Nightingale:
Away! Away! for I will fly to thee
... on the viewless wings of Poesy
Though the dull brain perplexes and retards:
Already with thee! tender is the night....
*
Giả như có cái gọi là
“tư tưởng
thời đại” ["thế hệ nhạc Jazz" với Gastby
của Fitz, thế hệ Trường Sơn Đông Trường
Sơn Tây với đại gia Trịnh Lữ, và cùng với nó, sự nổi dậy của giai cấp
mới, là
những đại gia Đỏ, vốn liếng khởi đầu là chiến lợi phẩm, cho dù một chút
sái, của chiến thắng Miền Nam],
thì cái đó chỉ là thứ yếu, trong một tác phẩm văn học như của Fitz.
Nabokov chửi,
còn gì ngu si cho bằng, khi đọc Madame
Bovary với ý nghĩa trong đầu, đây là một tác phẩm tố cáo giai cấp
trưởng giả.
Ông khuyên, đừng bao giờ quên rằng, mọi tác phẩm nghệ thuật, luôn luôn
là sự sáng
tạo ra một thế giới mới, và cách tiếp cận nó, là, nghiên cứu thế giới
mới này một
cách thật cận kẽ, coi nó hoàn toàn mới, hoàn toàn khác lạ, so với những
thế giới
mà mình đã biết. Và chỉ khi đã rành rẽ về nó, thì lúc đó, mới đem nó ra
mà so sánh
với những thế giới khác, những ngành khác của tri thức. Và ông phán,
những đại
tác phẩm văn học, là những chuyện thần tiên lớn, la vérité est que les
grands
romans sont de grands contes de fées.
*
Tay
dịch giả TL này theo Gấu,
cũng là một thứ nhà giầu mới nổi, theo nghĩa văn học, một tay ngang,
nhờ ở nước
ngoài, có tí vốn liếng chữ ngoại, thành ra cũng dịch diệc này nọ, thì
cũng thường
tình thôi, nhưng chớ bao giờ coi mình là phê bình gia, học giả, hay nhà
văn nhà
việc, và chớ bao giờ vặn vẹo một tác phẩm văn học, để làm vừa lòng nhà
nước mới.
Chỉ nói chuyện Giấc Mộng Mẽo không thôi, thì ông cũng đâu có rành về
nó,
mà phê
phán.
Chứng cớ, Giấc Mơ Mẽo, của
tay Enrique Vila-Matas, mà Gấu giới thiệu trên Tin Văn. Hay Giấc Mơ
Mẽo của cả một Âu Châu bỏ chạy
Nazi? Hay gần gụi nhất, của cả một Miền Nam Việt Nam,
sau khi bỏ chạy Giấc Mơ Đỏ?
*
Có lẽ
nhiều người ở miền Nam
Việt Nam
còn nhớ hồi năm 1956 nhà văn Mặc Đỗ đã dịch The Great Gatsby là CON NGƯỜI HÀO
HOA. Đó là bản dịch đầu tiên của tiểu thuyết này tại Việt Nam.
Từ 1956
đến 1975, bản dịch đó vẫn được nhiều người (trong đó có tôi) say mê,
yêu thích.
Tôi đã mua được một cuốn tại nhà sách Khai Trí, và sau này tôi còn thấy
nhiều
cuốn nằm trong những nhà cho thuê sách và trên những sạp bán sách cũ.
CON NGƯỜI
HÀO HOA. Rất hay. HÀO có nghĩa là “vượt trên người khác”, “rộng rãi,
không bủn
xỉn chật hẹp”. HOA có nghĩa là “đẹp”, “tốt”. Nhan đề CON NGƯỜI HÀO HOA
chứng tỏ
cụ Mặc Đỗ đã hiểu cuốn sách một cách đúng đắn. Gatsby đúng là CON NGƯỜI
HÀO HOA
qua nhãn quan của Nick Carraway (người kể chuyện), và cái nhan đề The Great
Gatsby đã đi vào lòng bao nhiêu triệu độc giả (sách) và khán giả
(phim) trên
thế giới.
Tôi
cũng thích dịch là
GATSBY, CON NGƯỜI TUYỆT VỜI. Tôi nghĩ nên tránh chữ VĨ ĐẠI, vì chữ ấy
đã bị ô
nhiễm bởi thói sùng bái lãnh tụ (ở Việt Nam, chỉ có một người được
xem là
“vĩ đại”!). Ngay ở Mỹ, chữ “great” bây giờ cũng bị ô nhiễm bởi thói xã
giao
lịch sự, nói quá lên để làm vui người khác (You're great!).
Nguồn
Note:
Gấu quên, Mặc Đỗ cũng
đã từng dịch Gatsby.
*
Nếu muốn đi đường tắt thì
sử dụng con đường của Gao Xingjian (Pháp-Tầu) hoặc Imre Kertész (Hung)
hay
Orhan Pamuk (Thổ) tuy nhiên con đường này cũng rất là gay go, nhiều khi
phải bỏ
quê cha đất tổ chạy trốn ra nước ngoài.
Người viết xin khuyên : Chớ nên chọn lựa con đường tắt
này.
Nguồn
Viết thế này, thì nên đổi
tên blog là Ngộ Độc Văn
Chương!
Cũng trên blog này đã có lần nhét vô miệng ông nhà văn
Nhật Murakami, câu tuyên bố, hồi hai muơi tuổi, mê thiên đường Liên Xô
quá, ông đã hăm he dịch tác phẩm Ruồi
Trâu, sự thực, ông mê Fitzgerald và tính dịch The Great Gatsby, nhưng tự lượng
chưa đủ nội lực tiếng Anh, nên mãi sau này, mới dám dịch nó.
Giả như liều lĩnh, như dịch giả TL chẳng hạn, thì Nhật cũng đã có một
Đại gia Murakami từ hồi nào rùi!
*
Nhưng quái đản nhất, là,
khi thấy sai sót, Gấu lập tức thông báo trang chủ, vì nghĩ, một sai sót
như thế ảnh hưởng tới mọi anh chị Mít, nhưng lạ làm sao, trang chủ tỉnh
bơ, như người Hà Lội!
Trong khi đó, Tin Văn,
mỗi lần được độc giả hạ cố chỉ cho sai sót, còn mừng hơn cả chuyện được
độc giả xoa đầu!
*
Tay tác giả bài viết trên blog của Nguyễn Thi
Sĩ, hẳn là
chưa từng đọc ba nhà văn trên. Nên cứ đinh ninh là họ, do viết văn
chống đối nhà
nước của họ, nên phải bỏ chạy, và nhờ vậy được phát Nobel, và chỉ vì
muốn được
Nobel nên mới làm như vậy. Đọc bài viết, thì có vẻ như cũng rành tiếng
Anh tiếng
U cũng nên, nhưng “thư ký thường trực” khác “thư ký vĩnh viễn”. Mấy ông
hàn thì
“vĩnh viễn”, nhưng ai cấm mấy ông này quit job đâu?
Đúng là điếc không sợ súng.
Hình như vào thời đại net, ai
cũng có quyền mở blog, nên mới xẩy ra tình trạng này? Gấu nghi, chắc
không phải,
mà là hậu quả của một thế giới bị bịt kín lâu quá, thí dụ xã hội Miền
Bắc, đột
nhiên mọi cửa đều được mở ra, trước đám quyền chức, và con cái của họ,
luôn cả đám
tinh anh, tức mù dở trong đám mù.
Chứng cớ, sự ngu dốt của mấy
anh Yankee mũi tẹt làm cho đài Bi Bì Xèo, chẳng hạn.
Một người viết trong số họ
đã dùng hình ảnh, cái lỗ hổng không làm sao lấp đầy,
đúng quá, nhưng
khi người
này dùng, là để nhắm vào PTH, thế mới khổ!
Ngay cả
nhận xét của tay "thư
ký vĩnh viễn", về văn chương Mẽo cũng đâu có sai. Ha Jin, nhà văn
Mẽo gốc
Trung Quốc cũng nghĩ như vậy. Ông viết, trong bài The Writer as Migrant, Nhà văn thiên
di, Tin Văn
đang giới thiệu:
Ngược
lại, nhập cư chỉ là một
đề tài thứ yếu, và là của Mỹ. Từ đó, thách đố lớn lao đối với những nhà
văn
viết về kinh nghiệm nhập cư, là, làm sao từ một kinh nghiệm thứ yếu như
vậy mà
có thể đáp ứng với những truyền thống văn chương lớn lao hơn.
Nhà văn Mít, theo Gấu muốn được Nobel, là phải đối diện với vấn đề nhức
nhối nhất hiện nay của văn chương và đồng thời xã hội Mít:
Tại sao cuộc
chiến thần kỳ như thế, mà kết quả lại khốn khổ khốn nạn như thế.
Vả chăng hình như muốn là ứng viên của Nobel, phải có đại gia, hội
đoàn... tiến
cử, giống như ở Việt Nam, muốn ứng cử là phải được Đảng và Mặt Trận Tổ
Quốc OK, không thể độc diễn như Tông Tông Thiệu được. Vấn
đề này Gấu không "xua" vì, chưa khùng đến mức như vậy!
*
Ai điếu Gregor Samsa
Frank Humes
Đây là
câu chuyện một người
con trai, cũng là người lo cơm áo cho cả gia đình, một buổi sáng ngủ
dậy, thấy
biến thành con bọ...
Gregor Samsa vừa mới qua đời
do một hiện tượng không thể giải thích nổi. Samsa, một người bán hàng
vải luôn
phải nay đây mai đó, rất chịu thương chịu khó, công việc làm ăn đang
trên đà
thuận lợi, thế mà tự dưng lăn ra chết.
Dư luận xì xào, Samsa là nạn nhân của một
chứng bịnh lạ, chỉ trong một đêm, nó
biến đổi hẳn hình dạng người bệnh. Người ta tin rằng chỉ trong một đêm,
Samsa
biến thành một con bọ ghê tởm (a "monstrous vermin"); nhưng hỡi ơi,
những chi tiết về chuyện này chưa được xác nhận. Sau sự "hoá thân"
này, Samsa được gia đình săn sóc, trong bộ dạng mới của anh, với hy
vọng anh
hồi phục, (nghĩa là) thoát ra khỏi tình trạng đó. Vào lúc này, nhà chức
trách
đang xem xét thi thể mong tìm ra nguyên nhân đích thực của cái chết.
Gregor Samsa để lại sau anh
một gia đình thân thương mà anh hết lòng lo lắng. Tai ương làm bà mẹ
Samsa bối
rối nhưng có vẻ như bà cam chịu, bằng lòng với cuộc đời còn lại của bà.
Bà thừa
nhận, Gregor đã làm việc cực nhọc, chẳng bao giờ được ở nhà, có thể vì
vậy mà
tai ương đã giáng xuống mái đầu xanh. Bà cũng ghi nhận một điều, đây là
bổn
phận của anh, phải kiếm tiền bạc lo cho những người còn lại trong gia
đình, bởi
vì người cha vừa mới về hưu. Bà nhấn mạnh vào điều này, bởi vì bà tin
tưởng nếu
con bà cần một dịp nghỉ ngơi, chắc chắn là nó đã làm việc đó rồi, khi
có dịp
thuận lợi.
Người cha tỏ ra cứng cỏi suốt
thời gian xẩy ra câu chuyện. Mất đứa con thực là bi thảm, nhưng ông
cũng coi
đây là cơ hội cho gia đình xúm nhau lại cùng vượt qua cơn khủng hoảng.
Người
anh Samsa thôi nghỉ hưu và có ngay một việc làm tại một ngân hàng để bù
lại số
thu nhập đã mất.
Người cha của Samsa đã coi biến cố như là một cơ hội để bắt
đầu một giai đoạn mới trong gia đình. Ông giải thích Gregor đã ngã
xuống vì
bịnh hoạn, làm cả nhà đau đớn khá lâu, và bây giờ như vậy kể như mọi
chuyện đã
ngã ngũ, và đây là một tia sáng mới cho gia đình.
Em gái Samsa, Greta, tỏ ra
đau đớn nhất vì hậu quả của tai ương, bởi vì hai anh em thật thân cận;
tuy
nhiên, có vẻ như cô cũng muốn bỏ hết mọi chuyện ở phía sau. Cha của cô
đồng ý
một điều, cuối cùng cô là người được hưởng lợi. Lý do là mọi chuyện hầu
hạ con
bệnh là ở cô; từ những kinh nghiệm này, chuyện tình cảm, chuyện tinh
thần, ngay
cả chuyện thể xác, cô đã lớn lên nhiều, có lẽ vậy. Cha cô chỉ ra rằng
thời kỳ
vừa qua là một tai họa cho cô nhưng bây giờ, khi nó chấm dứt, cô như
một bông
hoa mới nở.
Những phản ứng của những
người trong gia đình cho thấy, cái chết của Gregor Samsa có lẽ không bi
đát như
vậy đâu. Anh hết còn phải nay đây mai đó mời chào năn nỉ người ta mua
hàng, và
đã hất đi được gánh nặng phải lo lắng cho gia đình. Có thể suy ra một
điều là,
ngay chính Gregor, do ý thức tới chuyện cơm áo của gia đình, đã muốn
thà chết
đi còn hơn là một tội nợ cho cuộc sống của họ. Điều thực sự bi đát ở
đây là,
sau những diễn biến như trên, cái chết của Gregor Samsa sẽ không được
nhắc nhở
gì tới nữa.
Note:
bài ai điếu này, có thể
được đọc, bằng viễn ảnh một giải Nobel cho Mít. Samsa của Kafka, anh bộ
đội của
Cụ Hồ, xả thân vì nghiệp lớn, một buổi sáng 30 Tháng Tư, ngủ dậy, thấy
biến thành
bọ…
Dọn
Ngoảnh mặt với cuộc chiến (1)
Tác phẩm mới nhất của nhà văn
Nga, Andrei Makine, Goncourt 1995, Cuộc đời của một người vô danh, La
Vie d’un
homme inconnu, vẫn là một tác phẩm viết về cuộc chiến. Nhân vật
người
lính già của
ông, Volki, đã từng kinh qua cuộc vây hãm Leningrad,
cuộc chiến, trại tù Goulag… Nước Nga được làm nên từ những con khủng
long vô
danh, tuyệt tích giang hồ đó.
Khi được hỏi, “Comment est-ce
possible?” Làm sao có thể có chuyện đó? [L’Express,
29 Tháng Giêng, 2009], ông trả lời:
Có cả một thế hệ những con người như thế bị bỏ vào thùng rác của lịch
sử. Họ đã
dâng hiến hết cuộc đời của họ cho xứ sở, cho cuộc chiến, và bây giờ họ
bị coi
như là những quái vật, des extraterrestres. Tôi muốn viết về họ, những
con quái
vật bị bỏ lại khi con nước thủy triều lịch sử đã rút xuống. Nếu văn
chương có một
lý do hiện hữu, thì đó là, nó cho những con người đó lời nói của họ.
Nhìn như thế, thì Mít chưa hề
có thứ văn chương tham dự cuộc chiến, đừng nói chuyện ngoảnh mặt. Chẳng
lẽ bao đời
sau, nhìn lại cuộc chiến, thì lại vẫn thứ “Đường ra trận mùa này đẹp
lắm” ư?
Trong
chiến tranh, làm chuyên viên vô tuyến viễn ảnh
cho hãng UPI, Gấu này đã từng nhìn thấy những chùm ảnh, thí dụ, của ba
anh bộ đội
bị xiềng vô một khẩu súng máy, vô phương bỏ chạy, và khi anh thứ nhất
bị bắn chết,
thì anh thứ nhì dùng chiếc xích sắt kéo khẩu súng về chỗ anh nằm, và
bắn tiếp.
Chúng ta chưa hề được nghe tiếng nói của những con người đó, hay của
một anh đào
ngũ, hay trốn vô chiến trường Miền Nam, và cả gia đình bị liên lụy, bố
mẹ bị bắt
giam, gia đình bị cúp tem phiếu lương thực, bị phỉ nhổ, bị làm nhục
Và Makine nói thêm, luôn có một điều
gì đó để mà gìn giữ trong một thời đại. [Il y a toujours quelque chose
à sauver
dans une époque]
Văn chương và Siêu
hình: Về
cuốn Linh Sơn
|