*

Album
1
2
3


16.8.2012
Bữa nay sinh nhật Gấu
Trang đặc biệt mừng SN/GCC

Chúc anh Trụ một ngày SN thật thoải mái, không nghĩ chi về ai hết, không lo chi chuyện tây, chuyện ta gì hết , chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi

K vừa đưa bài Trong Căn Phòng Rưỡi, và bài thơ Gởi Con Gái Tôi do anh dịch của Brodsky lên a2a . Đồng thời K link vào bài phim Room and A Half, nói tiếng Nga, xem cho vui . Như một món quà SN .
K muốn gom mấy bài thơ của Brodsky anh dịch vào một trang mà chưa làm xong .
K

Cám ơn K và bạn của K
SN năm nay, sao cảm khái quá, chắc là sắp đi xa cũng nên
Hà, hà!
Lời chúc của K nhiều "thiện ý" lắm.
Tks again.

NQT

*

*

*

 16.8.2012

LIMITES

II y a une ligne de Verlaine don’t je ne dois plus me ressouvenir,
II y a une rue toute proche qui est défendue à mes pas,
II y a un miroir qui m'a vu pour la dernière fois,
II y a une porte que j'ai fermée jusqu'à la fin du monde.
Parmi les livres de ma bibliothèque (je les ai devant mes yeux)
II doit y en avoir un que je n'ouvrirai jamais plus.
Cet éte j'aurai cinquante ans ;
La mort me rogne, incessante

JULIO PLATERO HAEDO,
Inscripciones
(Montevideo, 1923).

Giới hạn

Có 1 dòng thơ của TTT, Gấu không làm sao nhớ ra
Có 1 con phố ngay gần nhà, Gấu không được đặt chân tới.
Có 1 cái gương nhìn thấy Gấu lần chót
Có 1 cái cửa Gấu đóng lại cho đến Tận Thế
Trong số sách thư viện của Gấu (đang hiển hiện ra trước mắt Gấu)
Phải có 1 cuốn mà Gấu sẽ chẳng bao giờ mở ra nữa
Mùa Thu này Gấu tám bó
Cái chết gặm Gấu suốt ngày đêm





*


*

*

*

*

*

GCC & Đặng Phú Phong & Nguyễn Đình Thuần
@ DPP's, Cali, Little Saigon

 16.8.2012

Happy Birthday GCC

Somebody gave me love
Somebody was you (1)

Ngày Sinh Của Gấu

*

Nguyễn Khắc Quyết, Nguyễn Quốc Thái, [Trình Bày], Phan Nhật Nam

Gấu không quen NQT dù cùng đi suốt cuộc chiến ở Sài Gòn, trước 1975. Anh quen thân với bạn thân của Gấu, là Nguyễn Nhật Duật.
Anh kể, có lần tới Bưu Ðiện Sài Gòn gửi thư cùng với NDD, và D. chỉ cho thấy GNV đang ngồi vỉa hè, giữa vài bạn cùng nghề viết mướn, cùng đệ tử Cô Ba, và phán, không có cách chi cứu được nó nữa rồi. Gặp làm chi cho đau lòng.
Thế mà gặp nhau sau cuộc chiến. Ở Cali!

Gấu hỏi đùa, chuyến đi này có mission gì không đấy?
-Có chứ!
-????
-Gặp Gấu Nhà Văn!
Chỉ để chụp những tấm hình như thế này!

Tks. Many Tks, U, and PNN.
NQT


 

To My Daughter

 

*

 

Give me another life, and I'll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the  former. 

Yet partly because no century from now on will ever manage
without caffeine or jazz, I’ll sustain this damage,
and through my cracks and pores, varnish and dust all over,
observe you, in twenry years, in your full flower. 

On the whole, bear in mind that I'll be around. Or rather,
that an inanimate object might be your father,
especially if the objects are older than you, or larger.
So keep an eye on them always, for they no doubt will judge you. 

Love those things anyway, encounter or no encounter.
Besides, you may still remember a silhouette, a contour,
while I'll lose even that, along with the other luggage.
Hence, these somewhat wooden lines in our common language.

1994
Joseph Brodsky  

 

*

 

Gửi Con Gái Tôi 

 

Cho tôi một đời khác, và tôi vẫn hát
ở Caffè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc đời trước.
Mà có lẽ, một phần, là còn do điều này:
không một thế kỷ nào kể từ nay, mà lại có thể xoay sở, nếu thiếu cà-phê-in và nhạc jazz,
bố sẽ cố chịu chuyện đó, như cái bàn cái ghế, với những vết nứt, nẻ, véc ni, mớ bụi bặm trên mình,
ngắm con gái của bố, trong hai mươi năm, nở hết những cánh hoa, và trở thành một đóa hoa rạng rỡ.

Thôi thì thôi, cũng thế thôi, nhưng hãy nhớ điều này,
rằng bố vẫn quanh quẩn bên con,
cái bàn cái ghế vô hồn, bất động,
có thể là bố đó
nhất là khi chúng già nua, cồng kềnh, kịch cợm hơn con
Vậy thì hãy để mắt tới chúng
bởi vì, không nghi ngờ chi, chúng sẽ cân nhắc mọi chuyện giùm cho con,
[hoặc cau mày nhắc nhở con, một điều gì đó]. 

Yêu mọi điều, mọi chuyện ở trên đời, dù gì đi chăng nữa, dù gặp hay không gặp.
Ngoài ra còn điều này:
Con vẫn còn nhớ một hình bóng, một dáng vẻ,
Trong khi bố mất tất cả, cùng với cả một hành lý khác.
Thí dụ như là những dòng đời khô héo,
của cái tiếng nói chung,
của cha con ta... 

 

Joseph Brodsky

Nguyễn Quốc Trụ dịch

Thư Nhà
Trong Căn Phòng Rưỡi

Khi Gấu dịch cái thư này, tiếng Anh của Gấu tệ lắm.
Chắc là đầy sạn, nhưng mê quá, thế là cặm cụi dịch.
Ui chao đọc những đoạn ông thi sĩ viết về nước Nga của ông, sao Gấu nhớ xứ Bắc Kít quá.
Cũng nghèo, và cũng kiêu ngạo vì nghèo như nhau.
Khi Gấu về lại đất Bắc, là để tìm cả hai.
Một cách nào đó, mất cả hai.
Nghèo thì vẫn còn, nhưng mất cái nghèo làm Bắc Kít kiêu ngạo, hãnh diện về nó, như Brodsky hãnh diện về xứ Nga của ông:

Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi cùng dùng chung một nhà cầu, một phòng tắm, và một cái bếp. Nhà bếp nói chung cũng rộng rãi, nhà cầu thì rất ư tươm tất, thoải mái. Còn phòng tắm, thói quen của người Nga liên quan tới công việc vệ sinh là, mười một mạng cũng ít khi bị coi là chật chội, không đủ chỗ, khi cả một đống người như thế dùng chung một nhà tắm, hay làm luôn công việc giặt giũ cơ bản [hoặc cái xà lỏn, hoặc cái xú chiêng], cũng ở một nơi bé tí đó. Người đang chờ tới phiên mình thì lăng quăng ở hành lang nối phòng trên với nhà bếp, và người ta thuộc nằm lòng, người hàng xóm của mình có mấy cái xà lỏn, xì líp, hay xú chiêng!

Trong tất cả những khốn khổ khốn nạn của cuộc sống tập thể đó, vẫn có một tí gì mang tính cứu rỗi. Nó đẩy cuộc đời về những cơ bản của nó. Nó xóa sạch mọi ảo tưởng về bản chất của con người. Nghe tiếng rắm ở trong nhà cầu, là bạn biết ngay, ai đang ở trong đó.

Những nhận xét, mách bảo thuốc thang hay cách nấu món này, món nọ, ở cửa hàng nào có món khoai lang, rau muống cọng vừa dài lại vừa xanh, non… những trao đổi như vậy thường là ở nhà bếp, khi mấy bà vợ đang lo bữa ăn chiều. Đây là nơi người ta học những điều thiết yếu, hệ trọng của cuộc sống: bằng một cái nhếch tai, một cái nháy mắt. Bi kịch nào đang diễn ra ở đây, khi một người nào đó đột nhiên đổi giọng, với một người nào khác! Học ở đâu cách ăn nói đó! Xúc động sâu xa tới mức nào đã khiến cho cột sống lưng cứng đờ vì giận dữ, khiến dáng đứng như trời trồng thế kia! Những mùi vị nào, hương thơm nào, uế khí nào bồng bềnh trong không khí, quanh ngọn đèn vàng một trăm oắt lửng lơ như một giọt nước mắt treo trên một sợi dây điện sặc sỡ rối tít mù. Có một cái gì hình như là bộ lạc ở đây, trong căn hầm mờ mờ sáng này, một cái gì nguyên thuỷ, hoặc nếu muốn, bạn có thể gọi nó là tiến hóa; và những nồi niêu xoong chảo treo lơ lửng trên bếp ga, chúng giống như những chiếc trống cơm của một thời tiền sử.

Note: Bản dịch đã được sửa, bỏ đi những đoạn phóng tác, cà chớn.
NQT

Cám ơn anh Trụ nhiều nhiều đã bỏ một ngày SN thoải mái để ngồi xem lại bản dịch Căn Phòng Rưỡi. Bài này hay quá .
Chúc anh vui khỏe, và ngày mai ăn SN bù.
K

Tks
Năm nay ăn SN với gia đình, vì mấy đứa nhỏ sợ….
Hà, hà!
NQT

(1)

Lần đầu tiên Gấu biết tới Kenny G, là từ cái dĩa có bản nhạc trên.

Một người nào đó ban cho Gấu tình yêu
Một người nào đó, là.... EM

Cái dĩa nhạc kia, là của Yanni.
Và cái bản nhạc nghe nó, Gấu "sống lại cả 1 cuộc chiến, cả 1 cuộc tình":

After the sunrise

Những ngày đầu tiên đến Xứ Lạnh.
Cũng là lần đầu, Gấu biết dĩa nhạc CD

Tôi viết thư nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do, một chút tự do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc vào con số những người muốn, hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má tôi, Maria Volpet và Alexander Brodsky, có được thực tại dưới “qui tắc ngoại về lương tâm”  [a “foreign code of conscience”]. Tôi muốn, những động từ tiếng Anh, về sự chuyển động, diễn tả những chuyển động của hai cụ. Điều này không làm cho hai cụ sống lại, nhưng văn phạm tiếng Anh ít ra cũng chứng tỏ được một điều, đó là con đường giải thoát tốt đẹp hơn, từ những ống khói lò hỏa táng của nhà nước, so với văn phạm tiếng Nga. Viết về họ bằng tiếng Nga chỉ có nghĩa kéo dài thêm sự giam cầm của họ, đẩy họ vào sự vô nghĩa, vô lý, do cái việc hư vô hóa một cách máy móc kia. Tôi biết, không nên đánh đồng nhà nước với ngôn ngữ, nhưng chính là xuất phát từ thứ tiếng Nga đó, mà hai người già cả, đã mò mẫm hết cơ quan này tới cơ quan kia, hết ông cán này tới ông cán khác, với hy vọng có được tờ giấy phép đi ra nước ngoài để thăm đứa con trai độc nhất của họ, trước khi họ chết, và liên tiếp được trả lời, trong mười hai năm trời ròng rã, là nhà nước coi một tờ giấy phép như thế, là “không thích hợp, không có mục đích” [“unpurposeful”]. Chỉ nội chuyện đó không thôi, sự lập đi  lập lại một “lời phán” khốn nạn như thế, nó chứng tỏ một sự quen thuộc nào đó, của nhà nước, với tiếng Nga. Ngoài ra, ngay cả chuyện, nếu tôi viết tất cả, bằng tiếng Nga, những từ này cũng chẳng mong chi có một ngày đẹp trời của nó, nhìn thấy ánh sáng mặt trời, dưới bầu trời Nga. Ai sẽ đọc chúng? Một dúm di dân Nga mà cha mẹ của họ, đã chết, hoặc sẽ chết, dưới những hoàn cảnh tương tự? Họ, chính họ, hiểu rõ chuyện này hơn ai hết. Họ hiểu, cái cảm tưởng đó là như thế nào, khi không được phép nhìn mẹ cha của họ, khi ông hay bà nằm trên giường chờ chết; sự im lặng tiếp theo yêu cầu của họ, về một giấy nhập cảnh khẩn cấp, để dự đám tang của người thân. Và rồi thì, mọi chuyện đều quá trễ, và người đàn ông, hoặc đàn bà đặt chiếc ống nghe điện thoại xuống, bước ra khỏi một cánh cửa, bước vào một buổi chiều ở nước ngoài, cảm thấy một điều mà chẳng ngôn ngữ nào có từ ngữ để diễn tả, và dù có la, rú, hét, khóc than cỡ nào cũng vô ích… Tôi sẽ phải nói với những người đó điều gì? Bằng cách chi, tôi có thể an ủi họ? Chẳng có một xứ sở nào đã luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều này. Chính là vì lý do đó, mà Đấng Thiêng Liêng kia mới có mặt trong suốt Thời Gian Của Người. Xin cho tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra. Còn về bản thân tôi, khi viết bằng tiếng này, thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa mà thôi, rất tốt cho sức khỏe, như mẹ tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con của bà vừa rửa một mớ chén dĩa xong, là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!

Brodsky

THE ESSAYS OF JOSEPH BRODSKY

In 1986 Joseph Brodsky published Less Than One, a book of essays. Some of the essays were translated from the Russian, others he wrote directly in English. In two cases the English matrix had a symbolic importance to him: in a heartfelt homage to W H. Auden, who did much to smooth his path for him when he quit Russia in 1972, and whom he regarded as the greatest poet in English of the century; and in his memoir of his parents, whom he had to leave behind in Leningrad, and who, despite repeated petitions to the Soviet-era authorities, were never granted permission to visit him. He chose English, he explained, to honor them in a language of freedom.
Coetzee


Joseph Brodsky: To my daughter

Trong Căn Phòng Rưỡi

Ông cụ tôi thọ hơn bà cụ mười ba tháng. Bà cụ 78 tuổi trời, còn ông cụ tám mươi. Tôi chỉ được sống chung với cả hai, ba mươi hai năm. Tôi gần như chẳng biết một tí gì, về chuyện hai ông bà đã làm quen với nhau trong dịp nào, ra làm sao; tôi còn chẳng biết hai người lấy nhau vào năm nào. Chẳng biết cách họ sống, cách họ xoay xở, trong mười một hoặc mười hai năm sau cùng của cuộc đời của họ, những năm không có tôi. Kể từ khi chẳng hề biết như vậy, tôi đành nhủ thầm, rằng mọi chuyện thì cũng theo thường lệ, và, biết đâu, hai cụ còn cảm thấy dễ xoay sở hơn, khi không có tôi ở kế bên, cả về mặt tiền bạc chi dụng hàng ngày, lẫn việc, hết còn phải thấp thỏm, về chuyện tụi nó bắt bớ giam cầm thằng con.
Ngoại trừ chuyện, tôi đã không được phụng dưỡng bố mẹ khi ông bà đã già yếu, ngoại trừ chuyện, hai cụ mất không có tôi ở kế bên. Tuy nhiên, tôi nói như vậy không hoàn toàn là do mặc cảm tội lỗi. Ao ước làm sao đi đúng con đường của bố mẹ, theo tôi, có thể là một ao ước ích kỷ, bởi vì, mọi đứa trẻ, cách này hay cách khác, đều lập lại thành công của bố mẹ chúng. Tôi chỉ có thể nói như thế này, nói cho cùng, con người muốn học, từ bố mẹ của mình, về tương lai của chính mình, của riêng mình, về tuổi già của riêng mình; con người muốn học, từ bố mẹ của nó, bài học tối hậu này: làm sao chết, chết thế nào. Ngay cả khi chẳng muốn bất cứ một điều gì vừa nêu trên, thì con người vẫn hiểu ra điều này, tuy không cố tình muốn hiểu, rằng, khi mình già, liệu có khác ông via bà via mình chút nào không, hay cũng rứa? Liệu những gì gì, giọt máu đào hơn ao nước lã, là như vậy, liệu cái bệnh đau tim này, là di truyền?”
Như vậy là tôi không, và sẽ chẳng bao giờ biết, ông cụ bà cụ cảm thấy thế nào, những năm cuối cùng của cuộc đời của họ. Họ đã phải sợ hãi bao nhiêu lần? Bao nhiêu lần họ đã cảm thấy đã được sửa soạn, để chết, và sau đó, sau khi đã bình tâm, liệu có khi nào họ mong ước, cả ba chúng tôi sẽ có cơ hội lại đoàn tụ? “Con trai của mẹ,” bà cụ sẽ gọi điện thoại cho tôi, và nói, “điều độc nhất mà mẹ muốn từ cuộc đời này, là, lại được nhìn thấy con. Đó là điều khiến mẹ còn níu kéo cuộc đời này". Và một phút sau, “Con đang làm gì đó, mẹ muốn nói, năm phút, trước khi con gọi cho mẹ?” “Con đang rửa chén dĩa.” “Ô, vậy thì tốt quá. Đó là điều thật tốt để mà làm. Đôi khi nó còn làm cho con khoẻ mạnh, một cách trị bịnh tuyệt vời đấy, con trai của mẹ.”
*

Gấu, một trong những lạc thú ở trên đời, là… rửa chén, trong khi Gấu Cái lại chỉ thích làm món ăn, ăn no xong, thì không thích làm gì cả!
Lạ, là trong khi rửa chén, đầu óc của Gấu thảnh thơi nhất, “không nghĩ chi về ai hết, không lo chi chuyện tây, chuyện ta gì hết , chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi .”!

NQT vu par TT

Sóng Văn (SV): Trong cơ duyên nào bà đã đến với người bạn đời của mình ? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu một kỷ niệm buồn, vui ?
Nguyễn Thị Kim Hồng (NTKH): Chúng tôi quen nhau qua sự sắp đặt của số mệnh. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là đám cưới phải dùng thuyền, vì năm đó nước lụt. Trên thuyền có đủ hạnh phúc và khổ đau của hai đứa chúng tôi.
SV: Nhiều người thường quan niệm rằng: các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với những công việc gia đình. Theo bà, nhận xét này đúng được bao nhiêu phần trăm ? Và riêng ông  nhà thì sao ?
NTKH: Nhà tôi thường giúp đỡ tôi trong việc làm bếp, dọn dẹp nhà cửa. Đó là những lúc anh cảm thấy đầu óc thảnh thơi nhất.
SV: Ngoài những môn sở trường, xin cho biết ông nhà còn thích hoạt động giải trí thêm với những bộ môn nào khác ?
TKH: Nhà tôi có nhiều đam mê. Không biết tôi là một trong số đó hay là tổng số những đam mê của anh.
SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông nhà trong lúc sáng tác?
NTKH: Nhà tôi thích làm việc một mình, về đêm.
SV: Bà đã từng có những đóng góp vào công việc sáng tác của ông nhà ?
NTKH: Truyện ngắn nhà tôi viết đều thấp thoáng hình bóng những người đàn bà khác. Một cách lạc quan, tôi vẫn nghĩ, tôi là tổng số những người đó. Tất cả chỉ là tưởng tượng hoặc là những bản nháp của một tác phẩm chưa được viết ra.
SV: Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông  nhà đã được giới thiệu rộng rãi trong quần chúng ?
NTKH: Tôi không xen vào việc viết lách của nhà tôi.
SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông nhà, bà có những nhận định gì về tình hình sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay tại hải ngoại ?
NTKH: Vấn đề này ngoài tầm hiểu biết của tôi.
SV: Cá nhân bà đã và đang sinh hoạt trong lãnh vực nào ? Những sinh hoạt đó có gây trở ngại hoặc hỗ tương trong việc sáng tác của ông  nhà ?
NTKH: Tôi làm ở một lãnh vực khác, nhưng đôi khi cũng viết lách để giải trí.
SV: Nếu có thể được, xin bà vắn tắt cho đôi dòng tiểu sử của ông, những tác phẩm của ông ấy, và đôi dòng về cá nhân bà, đại khái quê quán, hoài bão...
NTKH: Tôi quê ở Cai Lậy, Mỹ Tho. Nhà tôi người Bắc di cư. Chúng tôi được bốn cháu, đã truởng thành, nhưng chỉ có cháu út hiện đang sống với chúng tôi. Mấy cháu lớn còn ở Vạn Tượng (Lào). Hoài bão tôi không có, nhưng mơ ước một ngày nào được xum họp với tất cả bốn cháu. Trân trọng cảm ơn Sóng Văn và độc giả. Chúc báo Sóng Văn sống mãi để phục vụ cộng đồng người Việt hải ngoại.

Borges Page

Parable of Cervantes and Don Quixote

Weary of his Spanish homeland, an aging soldier of the king's army sought comfort in Ariosto's vast geographies, in the lunar valley where lies the time that dreams squander away, and in the golden idol of Mohammed stolen by Montalban.
    Gently mocking himself, he thought up an impressionable man who, unbalanced from reading fantastic tales, went forth to find feats of arms and enchantments in ordinary places with names like El Toboso and Montiel.
    Defeated by reality-by Spain-Don Quixote died in his native village around 1614. Miguel de Cervantes briefly outlived him.
    For both the dreamer and the man he dreamed, the story was about the clash of opposing worlds: the unreal world of chivalric fiction and the average,  everyday world of the seventeenth century.
    Neither imagined that with the passage of years the strife would diminish, nor did they imagine that La Mancha and Montiel and the knight's scrawny physique would be no less poetic in the future than the adventures of Sinbad or Ariosto's vast geographies.
    Because myth is at the beginning of literature, and also at its end.

-Devoto Clinic, January 1955
-K.K.

Ngụ ngôn về Cervantes và Don Quixote

Mệt mỏi, chán ngấy quê nhà Tây Bán Nhà, một tên lính già của quân đội hoàng gia tìm sự thoải mái ở nơi núi đồi rộng lớn Ariosto, ở thung lũng trăng mờ, nơi thời gian trải dài, cùng những giấc mộng tan hoang, cùng bức thánh tượng bằng vàng của Mohamed bị Montalban đánh cắp.
Tự diễu mình, nhè nhẹ, anh già nhớ lại đời mình, 1 tên đàn ông thật ấn tượng, ngất ngư con tầu đi, do đọc ba thứ chuyện kỳ quái, bèn lên đường tìm những cuộc vui chiến trận và những trận cười đốt đuốc chơi đêm, nhất dạ đế vương, ở những nơi chốn bình thường với những cái tên như là El Toboso và Montiel.
Bị thực tại – bị xứ Tây Bán Nhà - đánh bại, Don Quixote chết tại làng quê, nơi ông chào đời vào khoảng 1614. Miguel de Cervantes sống dai hơn ông 1 tị.
Đối với cả hai, người nằm mơ, và người đàn ông mà anh ta mơ, câu chuyện là về sự đụng độ giữa những thế giới đếch chịu nhau, chống lại nhau: thế giới không thực của thứ giả tưởng nghĩa hiệp, hiệp sĩ, giang hồ, chưởng Kim Dung, và thế giới mọi ngày, làng nhàng từng ngày của thế kỷ 17.
Chẳng ai nghĩ đến chuyện, với ngày tháng qua đi, sự xung đột yếu dần, hay chuyện, La Mancha và Montiel và bộ vó khẳng khiu, cà tong cà teo của vị hiệp sĩ, thì đếch có tí thơ ca vãi linh hồn nào, so với những cuộc phiêu lưu của chàng thủy thủ Sinbad và không gian trời đất, địa lý bao la vô cùng Ariosto.
Bởi vì, huyền thoại khởi đầu, và… chấm dứt, văn chương!

Elegy

Oh destiny of Borges-
to have traversed the various seas of the world
or the same solitary sea under various names,
to have been part of Edinburgh, Zurich, the two Cordobas,
Colombia, and Texas,
to have gone back across the generations
to the ancient lands of forebears,
to Andalucia, to Portugal, to those shires
where Saxon fought with Dane, mingling bloods,
to have wandered the red and peaceful maze of London,
to have grown old in so many mirrors,
to have tried in vain to catch the marble eyes of statues,
to have studied lithographs, encyclopedias, atlases,
to have witnessed the things that all men witness-
death, the weight of dawn, the endless plain
and the' intricacy of the stars,
and to have seen nothing, or almost nothing
but the face of a young girl in Buenos Aires,
a face that does not want to be remembered.
Oh destiny of Borges, perhaps no stranger than yours.
-A.R.

The Moon
for Maria Kodama

There is such loneliness in that gold.
The moon of the nights is not the moon
Whom the first Adam saw. The long centuries
Of human vigil have filled her
With ancient lament. Look at her. She is your mirror.
-W.B.

Trăng

Có cái cô đơn khủng khiếp như thế đó ở trong mảnh trăng vàng.
Trăng của đêm không phải trăng Adam đầu tiên nhìn thấy
Những thế kỷ dài của những lời khẩn cầu của con người
Đã tẩm vào nàng lời than van xưa, cũ.
Hãy nhìn nàng kìa.
Nàng là tấm gương của em đó.

Rain

Quite suddenly the evening clears at last
as now outside the soft small rain is falling.
Falling or fallen. Rain itself is something
undoubtedly which happens in the past.
Whoever hears it falling has remembered
a time in which a curious twist of fate
brought back to him a flower whose name was "rose"
and the perplexing redness of its red.
This rain which spreads its blind across the pane
must also brighten in forgotten suburbs
the black grapes on a vine across a shrouded
patio now no more. The evening's rain
brings me the voice, the dear voice of my father,
who comes back now, who never has been dead.
-A.R.

Mưa

Hoàn toàn bất thình lình, sau cùng, buổi chiều sáng ra
Như là giờ đây, bên ngoài mưa mềm, nhỏ, đang rơi.
Đang rơi hay đã rơi?
Mưa, tự nó là một cái gì chẳng nghi ngờ chi, xẩy ra trong quá khứ
Bất cứ ai nghe mưa rơi thì đều nhớ tới cái lúc mà số mệnh, xoắn 1 phát,
Mang trả lại cho anh ta một bông hoa, tên là.... BHD

Cơn mưa trải dài sự mùa lòa của nó dọc theo ô kính hẳn cũng làm sáng lên,
nơi những vùng ngoại vi thành phố bị bỏ quên,
những trái nho đen nơi hàng cây dọc theo
sân tẩm liệm nay không còn nữa.
Cơn mưa buổi chiều mang cho tôi giọng nói,
giọng nói yêu thương của BHD,
bây giờ trở lại, chẳng hề đi xa.

To Whoever Is Reading Me

You are invulnerable. Have they not granted you,
those powers that preordain your destiny,
the certainty of dust? Is not your time
as irreversible as that same river
where Heraclitus, mirrored, saw the symbol
of fleeting life? A marble slab awaits you
which you will not read-on it, already written,
the date, the city, and the epitaph.
Other men too are only dreams of time,
not indestructible bronze or burnished gold;
the universe is, like you, a Proteus.
Dark, you will enter the darkness that awaits you,
doomed to the limits of your traveled time.
Know that in some sense you are already dead.
-A.R.

Note: Mấy bài thơ của Borges, GCC tính dịch, mừng sinh nhật Gấu!

Gửi bất cứ ai đang đọc GCC

Bạn thì “đả biến thiên hạ vô địch thủ, kim cương bất hoại..”
Hẳn là những vị thần đã ban cho bạn quyền lực vô biên: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi?
Hay là thời gian của bạn,
Không phải thứ "bất phản hồi", mà thằng cha Gấu ngồi ở bờ sông Mekong thấy xác của nó trôi qua?
Hay Heraclitus, nhìn qua gương, thấy hình ảnh cuộc đời bóng câu qua cửa sổ?
Một miếng đá cẩm thạch đang đợi bạn.
Bạn sẽ không đọc – trên miếng đá đã được viết ra, ngày tháng, thành phố, và mộ chí, tức câu văn ngắn nhất, gói trọn đời bạn.
Những con người khác, cũng thế, chỉ là những giấc mơ của thời gian
Không phải đồng không bị huỷ diệt, hay vàng bị đốt cháy
Vũ trụ thì cũng như bạn, một Proteus.
Tối thui, bạn sẽ đi vào bóng đen đang đợi bạn,
Thứ bóng đen bị trầm luân bởi những giới hạn của thời gian viễn du của bạn
Biết, theo 1 nghĩa nào đó, bạn đã chết từ đời nào rồi.

Bi Khúc

Ôi số mệnh của GCC -
Đã phiêu du nhiều biển trên thế giới,
Hay, vẫn chỉ một biển mang nhiều nick
Đã có phần ở Edinburgh, Zurich, ở Bắc Kít & Nam Kít,
Cordobas, Colombia, và Texas
Đã trở lại, sau nhiều thế hệ,
Những vùng đất xưa của ông cha,
Ở Andalucia, Portugal, những quận huyện,
Nơi đám rợ Saxon choảng nhau với Dane, trộn máu với nhau.
Đã lang thang những mê cung đỏ, hiền hòa ở London

Đã trở nên già trong rất nhiều tấm gương
Đã cực kỳ cố gắng, nhưng vô ích, nắm bắt ánh mắt cẩm thạch của những pho tượng
Đã nghiên cứu thạch bản, bách khoa toàn thư, bản đồ
Đã chứng kiến những điều mà tất cả những người đàn ông chứng kiến –
Cái chết, sức nặng của buổi bình minh, đồng bằng vô tận, sự phức tạp của những vì sao,
Đã nhìn chẳng cái gì, hầu như chẳng cái gì
Ngoại trừ khuôn mặt của BHD, bữa ở cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn
Một khuôn mặt ra lệnh, ta cấm mi không được nhớ ta!
Ui chao tội cho số phận thằng cha Gấu
Nhưng mà, chắc của bạn cũng chẳng khác gì nó đâu!


Ta thấy hình ta những miếu đền

Ta thấy tên ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
Sao không, hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương

Mai Thảo

THE POET PROCLAIMS HIS RENOWN

The span of heaven measures my glory.
Libraries in the East vie for my works.
Emirs seek me, to fill my mouth with gold.
The angels know my latest lyrics by heart.
The tools I work with are pain and humiliation...
Would that I had been born dead.

-from The Divan of Abulcasim el Hadrami (twelfth century)

LE POÈTE PROCLAME SA RENOMMÉE

Le cercle du Ciel est la mesure de ma gloire,
Les bibliothèques de l'Orient se disputent mes vers,
Les emirs me cherchent pour emplir ma bouche d'or,
Les anges savent déjà par coeur jusqu' à mon dernier zejel,
Mes instruments de travail sont l'humiliation et l'angoisse;
Plut à Dieu que je fusse né mort.

GCC đòi vinh danh là nhà văn của thế kỷ... 21

Bầu trời là thước đo vinh quang của GCC
Thư Viện Đông Phương cãi nhau ỏm tỏi
Vì những bài Tạp Ghi thần kỳ của GNV
VC xin gặp Gấu để mời về làm Trùm Văn Học xứ Mít
Những thiên thần thuộc lòng thơ của Gấu
Dụng cụ viết văn của Gấu là tủi nhục, và đau thương.
May quá, Gấu không chết lần vượt biển ở Vũng Tầu!

LIMITES

II y a une ligne de Verlaine don’t je ne dois plus me ressouvenir,
II y a une rue toute proche qui est défendue à mes pas,
II y a un miroir qui m'a vu pour la dernière fois,
II y a une porte que j'ai fermée jusqu'à la fin du monde.
Parmi les livres de ma bibliothèque (je les ai devant mes yeux)
II doit y en avoir un que je n'ouvrirai jamais plus.
Cet éte j'aurai cinquante ans ;
La mort me rogne, incessante

JULIO PLATERO HAEDO,
Inscripciones
(Montevideo, 1923).

Giới hạn

Có 1 dòng thơ của TTT, Gấu không làm sao nhớ ra
Có 1 con phố ngay gần nhà, Gấu không được đặt chân tới.
Có 1 cái gương nhìn thấy Gấu lần chót
Có 1 cái cửa Gấu đóng lại cho đến Tận Thế
Trong số sách thư viện của Gấu (đang hiển hiện ra trước mắt Gấu)
Phải có 1 cuốn mà Gấu sẽ chẳng bao giờ mở ra nữa
Mùa Thu này Gấu gần tám bó
Cái chết gặm Gấu suốt ngày đêm