*

Album

 16.8.2012
Happy Birthday GCC

Bữa nay, sinh nhật Gấu

Aug 16, 2007 2:04 PM
Cái blog Yahoo của Gấu khai trương đúng ngày 16/8/2007.
Đúng dịp Ông Vua Biếm Văn loan tin NQT ngỏm trên 1 đài phát thanh Bolsa.

Tếu thế!

Tru,
Vay la may con song!
Mung mot thang ban lau doi con song them mot so nam nua!
So dien thoai cua tao la...

Sang nay thang Ham va tao dien thoai cho Little Saigon Radio de hoi BBT ve ten Nguyen Quoc Tru trong bai viet cua no o to Viet Tide thi duoc no tra loi Nguyen Quoc Tru do khong phai la may.
Khi nao may lai co dip qua day choi?
Chuc may khoe manh, song lau (khong toi 100 tuoi la duoc roi).
Bạn mày

Hai ông bắt thăm đi!

Aug 19, 2007 12:43 PM

Ông biếm gia họ Buồi đã từng viết về cái chết của một ông bạn học CVA trùng tên với Gấu hơn một lần rồi.
Lần trước, trên trang Thư Gửi Bạn Ta của ông, và Gấu nhờ vậy, được một vài người bạn quen thăm hỏi, chết chưa, chết rồi hả.
Lần này bạn bè tin nhiều hơn, vì thằng Gấu lâu lắm không thấy phôn, vả nó cũng hơn bẩy bó rồi, ân oán giang hồ nhiều rồi, đi là vừa rồi, chắc nó đấy.
*

Họ Buồi, chữ “buồi” là của biếm gia họ Buồi, không phải của Gấu. Độc giả Tin Văn đừng nghi Gấu quê ông ra rồi xổ bậy.
Để Gấu nhẩn nha kể câu chuyện về cái họ Buồi của ông, do chính ông ta xác nhận.
Lần đó, ngồi cà phê Factory. Tiểu Sài Gòn. Gấu là khách phương xa.
Đông lắm, vì có tay Ngô Vương Toại, từ Washington D.C. được ông con trai, và một ông bạn của ông con trai, một anh Mẽo, hộ tống, làm một chuyến viễn du, kể như chót, hoặc áp chót, thăm bạn bè. Ngô Vương Toại, nghe nói, cũng bị tim quật cho vài cú nên thân rồi. Ông biếm gia cũng có mặt, chủ yếu là thăm bạn của ông, là Ngô Vương Toại. Trong số bạn bè thân quen, hoặc không thân quen, ngồi cùng bàn, có ông Bùi Hồng Sĩ. Thế là ông biếm gia ra đòn:
-Trong hai đứa mình, đố biết đứa nào họ Buồi?
Trong khi Bùi Hồng Sĩ còn ngớ người, họa sĩ NĐT bèn đề nghị:
-Hai ông bắt thăm đi.
Bắt thăm gì nữa. Nhìn ông kia ngớ người, ngẩn tò te như thế, thì làm sao họ Buồi cho được.
Cái này, người xưa gọi là rắn độc cắn phải lưỡi!

*

Hình trên, Ngô Vương Toại và Gấu, chụp bữa hôm sau bữa ngồi Cà phê Factory, tại nhà Phạm Phú Phong.
Đó là lần đầu tiên Gấu gặp Ngô Vương Toại, nhưng kể như trước đó, đã nhìn thấy ông ta rồi!
Đó là lần ông được đám VC biệt động thành hỏi thăm sức khoẻ. Đám này cướp diễn đàn của Sinh Viên Văn Khoa, trong một đêm lửa trại. để vinh danh Mặt Trận Giải Phóng, vì đúng bữa đó, là sinh nhật của MT, hình như vậy. Bạn Toại, trong ban tổ chức, hoảng quá, bèn dằng lại cái mi cờ rô, thế là bị đòm một phát, thủng ngay cái thùng nước lèo.
Gấu, làm UPI Radiopho Operator, bèn có việc làm, là gửi bức hình "bạn ta".
Bữa gặp mặt đó, anh cho biết, thời gian nằm nhà thương, Tướng Râu Kẽm có vô thăm, đề nghị gắn huân chương anh hùng quân đội VNCH, anh lắc đầu, nói, anh hùng không, mà quân đội VNCH, lại càng không, vì anh chưa bị gọi đi lính.
*
Lần gặp ông biếm gia đầu tiên, hình như là vào năm 1998, khi, lần đầu Gấu qua Tiểu Sài Gòn, nhân cuốn Lần Cuối Sài Gòn ra lò. Hình như cũng tại Factory.
Cả một đám ngồi uống cà phê, chờ ông chủ nhà in Văn Mới, chở sách từ Los Angeles xuống.
Gấu mỏi tay ký tặng, bạn, cũ lẫn mới, trong có cả Đào Mộng Nam, tuy chưa quen, nhưng đã từng nghe tiếng, và còn là học trò của ông, qua cuốn Tự Học Chữ Hán.
Lần sau, tại một tiệm phở thì phải, và ông cho biết học CVA sau Gấu.
Tuy nhiên Gấu đọc ông, từ những ngày ở trại tị nạn, qua tờ Lửa Việt. Cũng những bài Thư Gửi Bạn Ta. Thời gian đó, chỉ có ba tờ báo thường xuyên có mặt ở trại, là tờ Làng Văn, Lửa Việt, và tờ Nắng Mới.
Lần đầu bực, cũng lâu rồi, khi đọc ông phạng bạn của ông, là thi sĩ Du Tử Lê, về một câu tiếng Anh viết sai văn phạm. Gấu thực sự bị sốc. Ông ta chỉ cần nhắc cái phôn, kêu bạn ta, này, câu đó sai, sửa lại đi. Vậy mà ông viết cả một bài dậy dỗ bạn. Tại sao dốt? Tại sao đã dốt, lại không nhờ một thằng rành tiếng Anh, như ông ta, chẳng hạn?
Ông ta có thể chửi bạn của ông ta, công khai, trong trường hợp, cái dốt, cái ngu, cái tầm bậy đó, la bêtise, của bạn ông ta, có hại cho nhiều người.
Rồi tới cái lần ông ta dốt, Gấu mới hỡi ơi, và hiểu ra rằng, thằng cha này hết xài. Dốt của người, dù là bạn ta, hắn la toáng lên. Còn dốt của hắn, hắn giấu như mèo giấu... dốt!
Nói ông dốt, cũng không đúng. Thực sự ông ta nhớ lộn, và lầm danh sĩ Nễ Hành, cởi truồng đánh trống trước gian hùng Tào Tháo, với Lao Ái, nổi tiếng vì có khúc củi trùm thiên hạ.
Lần đó, Gấu thấy cũng kỳ. Một phần lại thương cho Nễ Hành, thương cho câu nói nổi tiếng của ông, con cu cha mẹ ban cho mình, đâu có gì xấu, vừa phô ra, vừa đánh trống, vừa đọc thơ, vừa chửi thằng quyền lực, gian hùng, còn thú nào bằng, vậy mà lại bị lầm với một Cậu Chó thời Tần Thuỷ Hoàng, cũng lại một tên bạo chúa.
Bèn lấy một cái nick lạ hoắc, vì cũng nể ông họ Bùi, và thấy cũng chẳng có gì phải xưng danh, gửi một cái mail cho ông.
Ông cám ơn. Liền ngay đó, ông delete bài viết. Chẳng cáo lỗi, cáo liếc, về cái sự lầm lẫn của ông.
Từ đó, Gấu hết nể ông.
Và sau đó, có đi thêm một hai đường chọc quê ông. Thành thử cái vụ ông rủa Gấu, cũng đáng đời Gấu.
Thuờng ra, một người viết khác, khi có sự mập mờ như thế, sẽ đi một đường tiểu chú, thí dụ, NQT bạn tôi, là sĩ quan dù, đã tử trận, không phải là thằng cha NQT, có biệt danh là Gấu.


*

GCC ở trên đỉnh Đỉnh Cồn, tức building số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, nơi tọa lạc Đài Liên Lạc VTD/Quốc Tế, khi cái ăng ten log vừa được dựng lên, viện trợ Mẽo.
Hình này do 1 tay Mẽo làm cho USAID chụp. Gấu vẫn còn nhớ! Để về trình Sếp!
Chàng khi đó còn trẻ măng!
Khi đó chưa xơi hai trái mìn VC, hình như thế!

*

*

16.8.2009


*

*


*

*

Giới hạn

Có 1 dòng thơ của TTT, Gấu không làm sao nhớ ra
Có 1 con phố ngay gần nhà, Gấu không được đặt chân tới.
Có 1 cái gương nhìn thấy Gấu lần chót
Có 1 cái cửa Gấu đóng lại cho đến Tận Thế
Trong số sách thư viện của Gấu (đang hiển hiện ra trước mắt Gấu)
Phải có 1 cuốn mà Gấu sẽ chẳng bao giờ mở ra nữa
Mùa Thu này Gấu tám bó
Cái chết gặm Gấu suốt ngày đêm

Bi Khúc

Ôi số mệnh của GCC -
Đã phiêu du nhiều biển trên thế giới,
Hay, vẫn chỉ một biển mang nhiều nick
Đã có phần ở Edinburgh, Zurich, ở Bắc Kít & Nam Kít,
Cordobas, Colombia, và Texas
Đã trở lại, sau nhiều thế hệ,
Những vùng đất xưa của ông cha,
Ở Andalucia, Portugal, những quận huyện,
Nơi đám rợ Saxon choảng nhau với Dane, trộn máu với nhau.
Đã lang thang những mê cung đỏ, hiền hòa ở London

Đã trở nên già trong rất nhiều tấm gương
Đã cực kỳ cố gắng, nhưng vô ích, nắm bắt ánh mắt cẩm thạch của những pho tượng
Đã nghiên cứu thạch bản, bách khoa toàn thư, bản đồ
Đã chứng kiến những điều mà tất cả những người đàn ông chứng kiến –
Cái chết, sức nặng của buổi bình minh, đồng bằng vô tận, sự phức tạp của những vì sao,
Đã nhìn chẳng cái gì, hầu như chẳng cái gì
Ngoại trừ khuôn mặt của BHD, bữa ở cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn
Một khuôn mặt ra lệnh, ta cấm mi không được nhớ ta!
Ui chao tội cho số phận thằng cha Gấu

Nhưng mà, chắc của bạn cũng chẳng khác gì nó đâu!

Cái con phố gần nhà, Gấu sợ, chẳng dám đặt chân tới, có thật ở ngoài đời. Trốn con phố mãi, đến hết cuộc chiến, cuộc tù, ra đến hải ngoại, khi đọc hai câu thơ của Du Tử Táo, thì nó lừng lững xuất hiện:

Em đi áo lụa mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ cuối đường!

Không chỉ hai câu thơ, mà còn bản nhạc của Yanni:

After the sunrise

Cái gương nhìn thấy Gấu lần chót?

Có cái gương này thiệt! Thế mới thê lương chứ!
Bạn đọc TV hẳn là còn nhớ, cái cảnh thằng cha Gấu, sau khi thoát chết hai trái mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, trong khi nằm nhà thương Grall, đã từng mơ mộng, khi đứng ở cổng nhà thương, nhìn ra ngoài đời, thì chiến tranh đã hết, nhưng, chiến tranh chẳng những chẳng hết, mà BHD cũng chẳng còn, anh cu Gấu chạy theo BHD, khóc như cha chết, và bất thình lình nhìn thấy bóng Gấu trong gương:

Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.

*

một cuốn tiểu thuyết của Durrell, nàng tặng chàng hôm sinh nhật, với những dòng chữ....

Sài Gòn nghĩa là gì?

“Đời của mi, ngay ở đây, tại nơi chốn vất đi này, mi đã làm hỏng nó…”
“Hãy nói lời giã từ thành phố mà mi đã đánh mất”
(Lawrence Durrell)

-Sài Gòn nghĩa là gì?
-Thiếu. Nhớ.

Khi viết xong tập đầu của một bộ bốn cuốn, về thành phố Alexandrie (Quatuor d’Alexandrie: Justine, Balthazar, Mountolive, Clea, lần lượt xuất bản từ 1957 tới 1960), Lawrence Durrell (1912-1990) đã viết thư cho bạn mình là nhà văn người Mỹ, Henry Miller; bằng một câu nói nổi tiếng, ông định nghĩa tác phẩm của mình: “Đây là một thứ thơ xuôi gửi cho một trong những thủ đô lớn lao của con tim: Thủ đô của hồi tưởng.”
Tất cả là giả tưởng. Chỉ có thành phố là có thực. Trong Lời Tựa cho cuốn Justine,  Henry Miller viết: Đây là một thành phố mà chỉ một người Anh lưu vong tự nguyện, sinh ra tại (dẫy núi) Himalaya, tìm thấy sự trưởng thành của mình tại Hy Lạp, chỉ người đó mới có thể làm cho nó tái sinh. Thành phố không chỉ đóng vai dàn dựng (décor): nó là một thực thể, một sinh vật sống động, mang hơi hám ma quỉ, được tạo nên bằng máu thịt, đất đá, tội ác, mơ mộng, và bằng cả huyền thoại.” “Những nhân vật làm nên cuốn tiểu thuyết cũng có một thực tại khác thường: tôi có thể đoan trước rằng họ sẽ gây sốc và hớp hồn một độc giả Âu châu. Trong họ, có tất cả bụi bặm và những cơn điên loạn của xứ sở Cận Đông.”
Henry Miller coi câu chuyện kể trải ra, không phải như diễn tiến của một cuốn tiểu thuyết bình thường: nó như soi nhiều tấm gương cùng một lúc; nó uốn éo trong một chất thiêng: ánh sáng. Một thứ ánh sáng siêu nhiên, tắm đẫm hồi tưởng.
Trong Lời Tựa cho toàn tập, ấn bản tiếng Anh, tác giả viết: Đây là một nhóm bốn cuốn tiểu thuyết, được đọc như là một tác phẩm đơn (a single work) dưới tiêu đề chung là Tứ Khúc Alexandria. Cũng có thể cho nó một tiểu đề là: một từ của sự liên tục (a word of continuum, liên tục không gian-thời gian theo Einstein). Theo G. Steiner, Durrell đã chuyển viễn tượng (thuyết) Tương Đối, vào ngôn ngữ và cách tự sự. Ông nhìn thành phố Alexandria theo bốn chiều.

Cuốn Justine xuất bản năm 1957. Đây là một thời điểm rất có ý nghĩa với những độc giả người Việt, nhất là người Việt di cư, và đã từng sống ở Sài Gòn vào thời kỳ đó. Justine đã là một trong những đề tài được đem ra thảo luận của nhóm Sáng Tạo, trong nỗ lực đả phá cái cũ (đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn), và cổ xuý cho một cái mới. Cá nhân tôi tin rằng, mấy ông trong Sáng Tạo “mê” Alexandria của Durrell, là bởi vì vừa mới mất Hà Nội!
Phạm Công Thiện cũng rất mê Durrell, nhưng qua một bài viết của ông mà người viết đọc từ thuở nảo thuở nào, ông chỉ mê Justine, cô điếm thượng lưu của thành phố này thôi.
Nhưng đâu phải một mình ông!

Những trích đoạn, là về thành phố Alexandria, nhưng khi đọc chúng, Jennifer tôi tưởng tượng, đây là nói về Sài Gòn:

Chính thành phố phải chịu xét đoán; nhưng chúng ta, những đứa con (của Sài Gòn), phải trả giá.
(C’est la ville qui doit être jugée; mais c’est nous, ses enfants, qui devons payer le prix.)

Sài Gòn là một máy ép tình yêu; thoát ra khỏi, là những kẻ bịnh hoạn, những gã cô đơn, những bậc tiên tri, tất cả những kẻ dục tính bị tổn thương nặng nề.
(Alexandrie était le grand pressoir de l’amour; ceux qui en réchappaient étaient les malades, les solitaires, les prophètes, tous ceux enfin qui ont été profondément blessés dans leur sexe).

Nàng là ai? Cái thành phố mà chúng ta đã chọn lựa?
(Qui est-elle, cette ville que nous avions élue?)

 Hãy chừa riêng ra cho mi, những vết thương tình mà mi chia sẻ với Sài Gòn.
(Épargne-moi les blessures de l’amour partagé avec Justine).

Lũ đàn ông chúng mình, đều được tạo ra bằng bùn và quỉ ma của Sài Gòn
(Tout homme est fait de boue et de daimon (1), et la femme ne peut pas nourrir ces deux côtés de sa nature à la fois: Mọi người đàn ông đều được tạo nên bằng bùn và quỉ ma, và một người đàn bà do bản chất, không thể nuôi nấng cả hai khía cạnh này cùng một lúc).

Chú thích: Theo tiếng Hy Lạp cổ, daimôn có nghĩa là “thiên tài che chở” (le génie protecteur), từ này sau có nghĩa là quỉ ma (démon), và còn được chỉ những nhân vật “trung gian” giữa thần và người. (Chú thích bản tiếng Pháp, dịch từ nguyên tác tiếng Anh, của Roger Giroux, nhà xb Buchet-Chastel, 1959, lần tái bản tháng Năm, 2000)

Happy Birthday GCC

*

by Tran Julie (1)
Happy birthday, wish you all the best and have an amazing celebration



*

Có thể Gấu Cái nghi, hay nghĩ, mi già quá rồi, biết đâu chừng, năm nay mi đi xa, ăn SN với đám nhỏ 1 lần cho chắc ăn!

…. chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi. 

Lời chúc SN của vị độc giả, cũng là thân hữu, và là 1 trong hai vị hộ pháp – Ui chao, lại nghĩ đến Ma Giáo, có tới tứ hộ pháp - của trang TV, “chỉ nghĩ tới mình, chỉ vì mình”, có hai mặt - như mọi lời chúc, theo Gấu.

Mặt tích cực của nó, theo Gấu, là dòng thơ của Dereck Walcott, được Brodsky trích dẫn, trong bài viết Hải Triều Âm, The Sound of the Tide:

I’m just a red nigger who love the sea,
I had a sound colonial education,
I have Dutch, nigger, and English in me
And either I’m nobody, or I’m a nation

Tớ chỉ là 1 tên mọi đỏ mê biển
Tớ có tí học vấn thuộc địa
Tớ có tiếng Hà Lan, tiếng mọi, và tiếng Anh ở trong tớ
Và hoặc là tớ đếch là thằng chó nào, hoặc tớ là cả 1 quốc gia

Cả 1 quốc gia ở đây, với Gấu, có nghĩa, cả xứ Bắc Kít!
Cái mặt kia của lời chúc mới thê lương, và chính là nguyên nhân của 1 xứ Mít sa đọa đến tận cùng của nó:
Mọi tên Bắc Kít thì đều nghĩ đến nó, và chỉ nó mà thôi!
Tên khốn nạn nào, trong cuộc đấu sinh tử giữa tôi và thế giới, thì cũng "đâm sau lưng chiến sĩ", vậy mà, tớ là đệ tử…  Kafka, tớ thuộc nằm lòng câu văn để đời của Thầy tớ:
In the duel between you and the world, back the world.
Trong trận đấu sinh tử tay đôi giữa bạn và thế giới,
Hãy hỗ trợ thế giới.

GCC chẳng đã từng lèm bèm, chỉ cần 1 tên Bắc Kít ngu thôi, là nước Mít được cứu rỗi, là cũng ý của vị độc giả K.

Mi hãy chỉ nghĩ về mi đi, thì đỡ cho đám bạn quí của mi biết mấy!
Hà, hà!

Nhưng mà, quả là 1 lời chúc, đẹp như một giấc mơ, “chỉ nghĩ đến thơ, những bài đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi”

Trong bài viết vinh danh Mandelstam, Đứa trẻ của Văn minh, The Child of Civilisation, Brodsky phán, M. không phải là nhà thơ “văn minh”, đúng hơn, ông là nhà thơ vì, và của, văn minh. It’s not that Mandelstam was a “civilized” poet; he was rather a poet for and of civilization.
Và ông viết tiếp:
Có lần được hỏi, nhóm thơ ông, Acmeism, là cái quái quỉ gì, M. trả lời, “hoài nhớ một nền văn hóa thế giới” (“nostalgia for a world culture”).
Cái ý niệm văn hóa thế giới này, dân Nga đếch ngửi được. Bởi là vì vị thế (đếch phải Đông, mà cũng đếch phải Tây) và cái lịch sử đếch ra chó gì của nó [một ngàn năm nô lệ thằng Tầu, 1 trăm năm nô lệ thằng Tây, vậy mà hở ra là 4 ngàn năm văn hóa, ăn cướp Miền Nam, hăm he đốt sạch TS, chưa tởm bằng rước Tẫu vô nhà, vậy mà bây giờ bày đặt chống Tẫu, muộn quá rồi, VC ơi, hà hà!], Nga luôn luôn tự ti về văn hóa.

It is not that Mandelstam was a "civilized" poet; he was rather a poet for and of civilization. Once, on being asked to define Acmeism-the literary movement to which he belonged-he answered: "nostalgia for a world culture." This notion of a world culture is distinctly Russian. Because of its location (neither East nor West) and its imperfect history, Russia has always suffered from a sense of cultural inferiority, at least toward the West. Out of this inferiority grew the ideal of a certain cultural unity "out there" and subsequent intellectual voracity toward anything coming from that direction. This is, in a way, a Russian version of Hellenicism, and Mandelstam's remark about Pushkin’s "Hellenistic paleness" was not an idle one.
Brodsky: The Child of Civilisation




*

…. chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi.

Đấy đúng là giấc mơ những ngày đầu mới ra hải ngoại của Gấu: Làm 1 gã bán bảo hiểm nhân thọ, đi chào hàng, trong túi, như sư phụ - lúc nào cũng thủ, 1 cuốn Thánh Kinh, và 1 cuốn Shakespeare – lúc nào cũng thủ 1 cuốn Faulkner, cho tới 1 bữa vô 1 thư viện Bắc Mỹ, tình cờ cầm lên cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner. Và sau đó là cả 1 giấc “đại mộng”, lại xông vào giang hồ, cố làm rạng ra Cái Ác Bắc Kít, như… Steiner, cố cảnh tỉnh về một Lò Thiêu…
Hà, hà! Lớn lối quá!
Sự thực đơn giản hơn nhiều: Gấu không thể gạt ra khỏi cái đầu…  Cái Đói Bắc Kít, qua hình ảnh 1 con ốc nhồi nằm dưới 1 cánh bèo!
Không làm sao tưởng tượng ra được Cô Hồng Con của Gấu, gục xuống bờ ao ngay ngoài cổng nhà cô, khi bị cả cái xứ Bắc Kít bỏ mặc cho chết, vì đói, vì bịnh thương hàn, vì khát.

Đâu khác gì Anne Frank?

Có thể Anne Frank đã được chuyển tới Auschwitz vào đêm Sept 6, 1944, trong chuyến hàng một ngàn mười chín "sucke" (mẩu). Trong đêm đó 549 người được đưa vào phòng hơi, có một người trong nhóm Frank, và tất cả trẻ em dưới 15. Anne lúc đó, 15, thoát, có lẽ để lao động. Từ 20 đến 28 tháng Mười, bị đưa vào phòng hơi ngạt hơn 6 ngàn người, chỉ trong vòng hai giờ, khi họ mới tới. Nhưng lực lượng Xô-viết đang hướng về Auschwitz, và vào tháng 11, đã có lệnh giấu diếm mọi chứng cớ về phòng ngạt, và phá huỷ lò thiêu. Cả chục ngàn tù nhân bị tống ra ngoài trời, trong chuyến đi tử thần. Nhiều người bị bắn. Trong một chuyến di tản vào 28 tháng Mười, hoặc 2 tháng 11, Anne được chuyển đi Bergen-Belsen, chết một hay hai ngày sau đó, vỡ tim, trơ xương, trần trụi dưới một đống rẻ rách. (1)

Lời chúc SN của K còn ẩn tàng trong nó, 1 cảnh báo, buông dao...  đồ tể xuống đi, để làm…  thi sĩ!

Tuyệt!
Tks. Many Tks.

Gấu không thể ngờ, có ngày làm được thơ, nhưng có ngày “dịch được thơ” mới sướng mê tơi. “Lão Tặc Thiên” [Tạ Tốn phán], quả là quá thương Gấu, cho Gấu “dịch được thơ”, mà, theo 1 nghĩa thật tuyệt vời, sướng hơn làm thơ rất nhiều!

Ui chao, nghĩ ra được 1 lời chúc GCC, như thế, thì quá cả tri kỷ. Bởi vì phải sống thế nào, đau thế nào, cuộc chiến Mít, thì mới nghĩ ra 1 lời chúc rất ư là vị kỷ như thế: Chỉ nghĩ tới mình!