Thầy Chương
ĐÊM * THƠ * VŨ HOÀNG CHƯƠNG
TUESDAY, SEPTEMBER 21, 2010
Đoạn
văn dưới đây là phần
chính bài nói chuyện của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong Đêm Thơ Vũ Hoàng
Chương
ngày 16-1-1975 tại phòng trà Khánh Ly, đường Tự Do, Sàigòn.
Thanh Tâm Tuyền
Sự hiện
diện của các bạn cùng
chúng tôi hôm nay là một cuộc tôn vinh cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Chẳng những
cho riêng thi sĩ, người suốt đời chỉ biết làm thơ - không biết, không
thể làm
gì khác - mà còn cho tất cả mọi thi sĩ và qua các thi sĩ là một cuộc
tôn vinh
cho Thơ.
Tôn vinh Thơ? Tại sao tôn
vinh Thơ? Thơ quan hệ chi đến đời sống chúng ta? Sướng ích chi mà có
những
người để một đời như Vũ Hoàng Chương để theo đuổi thơ?
Thi sĩ có thể không biết -
thật chăng? Có lẽ cũng chỉ là một cách nói riêng của thi sĩ. Riêng
chúng ta có
biết, chúng ta biết tận trong thâm tâm chúng ta, biết qua động cơ thúc
đẩy cuộc
hội họp tối nay được chính chúng ta dấu diếm bằng những lý lẽ rất tầm
thường
hằng ngày. Chúng ta biết rằng chúng ta muốn gặp mặt nhau, nhìn mặt nhau
đêm
nay: “Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa - Bị quê hương ruồng bỏ giống
nòi
khinh.” Chúng ta biết rằng khi mọi giá trị thiêng liêng đều chẳng còn
đáng gì,
đều bị liệng bỏ dần dọc theo đời người thì thơ vẫn còn lại. Phải thế
chăng? Dù
cho thơ có thể chẳng thay thế được các giá trị thiêng liêng. Không là
giá trị
thiêng liêng - có bao giờ thơ như thế? - thì nó vẫn ở cùng trong đời
sống chúng
ta - như lúc này, giây phút này đây - và nó đủ năng lực để cuốn đời
sống chúng
ta đến chân trời viễn vọng. Thơ nhắc rằng chúng ta đang sống, sống lạ
lùng,
sống với ta và sống với người.
Chúng ta còn có thể nói đến
những điều ghê gớm hơn nữa về thơ nhưng rồi thơ lại còn có thể vượt ra
ngoài
mọi điều ghê gớm ấy. Tuy nhiên nói cho đến cùng (biết đâu là cùng?) Thơ
vẫn chỉ
là lẽ thường của đời người, là sự thường của kiếp sống - ngắn ngủi và
vô hạn
như một tiếng hát.
Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát
bồi.
Và lẽ
thường của đời người,
sự thường của kiếp sống là Thơ trong nỗ lực sống với ta và sống với mọi
người
rốt cuộc - cho đến bao giờ? - vẫn là sống với một số người nào đó, một
bộ lạc
nào nhất định. Nói như Đinh Hùng Thơ là “tiếng ca bộ lạc.” Đêm nay
chúng ta
quây quần nơi đây nào khác, như giữa đám rừng dầy hung bạo có ngọn lửa
kia đốt
lên và tiếng trống kêu gọi ta đến. Ngọn lửa Thơ, lời gọi cùng thẳm của
Thơ mời
chúng ta đến tôn vinh cho Thơ. Thơ như nhịp trống bập bùng gọi ta về tụ
hội,
tiễn ta đi tản mạn, cầm chân ta ở lại vui chơi, giục ta đi săn đuổi mịt
mùng.
Nhưng tôn vinh cho Thơ cũng
là tôn vinh qua các thi sĩ - kẻ làm thơ, suốt đời chỉ làm thơ, không
biết và
cũng không thể làm gì khác. Giữa chúng ta có một vài người, như Vũ
Hoàng
Chương, Bùi Giáng.
Làm thơ. Làm thơ hành động
tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi
lý. Ngõ
ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta.
Như đêm
nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở
mai kia.
Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối
duyên
tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm”
được ở
đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà
lại cứ
làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự
nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của
việc
làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta
Vũ Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Vũ
Hoàng
Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say
đêm khói
êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị
thập bát
tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta
không thể
nào hiểu Vũ Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta
đây chúng
ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời
chúng ta
cũng đang biết - biết gì? - biết Vũ Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ
như đang
ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang nói chết
là tỉnh
giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta
có một
đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều
ấy.
Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để
làm gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy.
Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong
đêm nay
dành cho Vũ Hoàng Chương.
16-1-1975
(Văn, giai phẩm, 14-2-75)
AT 1:50 PM
Nguồn
Hoàng Hạc Lâu
Quỳnh Giao
Sinh tiền, Vũ Hoàng Chương là
thày dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm 1916, trước người nhạc sĩ
tên
tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen khoáng đạt của một nhà thơ, ông
không hề
câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như người bạn vong niên hơn là một đứa học
trò.
Có lần ông nói đùa. Rằng Cung
Tiến phổ thơ biết bao người mà chưa từng phổ thơ Vũ Hoàng Chương! Cung
Tiến
không quên điều ấy nhưng biến cố 1975 đã ụp trên cả nước và người nhạc
sĩ thì
lưu vong ra ngoài, còn nhà thơ kẹt lại ở bên trong với những Mai Thảo,
Phạm
Ðình Chương, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Xuân Ninh, Phan Lạc Phúc, v.v....
Trong nỗi bi phẫn về cảnh bạn
bè tán lạc, Vũ Hoàng Chương đã cảm dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng
của
Thôi Hiệu, rồi nhờ bạn bè chuyển được ra ngoài, đến tay Cung Tiến khi
ấy còn ở
Canberra bên Úc... Thôi Hiệu là nhà thơ khét tiếng thời Thịnh Ðường vào
đầu thế
kỷ thứ tám. Bài thơ của ông khiến một người như Lý Bạch còn nghẹn lời
không dám
viết về lầu Hoàng Hạc nữa và được Kim Thánh Thán ngợi ca là “bút pháp
tuyệt kỳ,
tác phẩm đệ nhất cổ kim trong thơ Luật”.
Ðấy cũng là bài được người
mình dịch sang Việt ngữ nhiều nhất. Có người đếm ra hơn bốn trăm bản
dịch khác
nhau, từ Tản Ðà, Ngô Tất Tố đến Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Nguyễn
Ðức
Hiển, v.v... Với Cung Tiến và nhiều bằng hữu thì bài cảm dịch của Vũ
Hoàng
Chương là một sự tuyệt mỹ vì tâm cảnh mọi người vào lúc đó.
Từ bên ngoài, nhận được bản
dịch, Cung Tiến nhớ thầy, nhớ bạn và nhớ lại cung cảnh xa xưa nên đã
xuất thần
phổ nhạc rất nhanh và tìm cách gửi về ngay năm sau. Nhưng không kịp
nữa. Vũ
Hoàng Chương bị cầm tù và bị kiệt sức mới được thả ra và tạ thế sau đó
năm ngày
nên không bao giờ được nghe ca khúc này. Bây giờ nhớ lại thì xin ghi
bài cảm
dịch của ông để chúng ta khỏi quên và cùng thưởng thức:
“Xưa
hạc vàng bay vút bóng
người
Ðây lầu Hoàng Hạc chút thơm
rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng
chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống nào quê
quán
Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng
ơi...”
Khi còn
sống, ông Nguyễn Ðức
Hiển tại Houston Texas cho rằng bản dịch Vũ Hoàng Chương “còn hay hơn
nguyên
bản, mà nguyên bản vốn đã hay tót vời”. Ông Hiển có thể nói không ngoa
vì bản
thân đã dịch đi dịch lại mười mấy lần bài thơ của Thôi Hiệu! Ông còn
dụng công
so sánh hai câu thực của nguyên bản, gồm sáu thanh trắc liên tiếp:
“Hoàng
Hạc nhất khứ bất phục
phản
Bạch vân thiên tải không du
du”
Với câu “thực” do Vũ Hoàng
Chương để lại mà ông cho là ảo diệu hơn:
“Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn
đời...”
Khi đọc
lại, làm sao mình
không ngậm ngùi với những chữ tuyệt diệu như “vút” bóng người, hay chút
“thơm”
rơi...? Và câu kết, “Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi!”, nghe thê thiết
hơn vần
lục bát của Tản Ðà:
“Quê
hương khuất bóng hoàng
hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn
lòng ai!”
Cung
Tiến đưa Hoàng Hạc Lâu
vào nhạc với phần hòa âm soạn cho dương cầm và viết trên cung Ré giáng
Trưởng,
nhịp 4/4 chậm rãi tha thiết - andantino - và ý nhị. Piano mở đầu bằng
hai ô
nhịp, hai mesures, viết lối Arpège chùm hai nốt, thánh thót, êm đềm.
Rồi lời ca
cất lên bồi hồi day dứt như một truyện kể, mà dùng phép tả cảnh để tả
tình:
“Xưa
hạc vàng bay vút bóng
người...
Ðây lầu Hoàng Hạc chút (ứ ư )
thơm rơi...”
Ðàn
piano lại rải, nghe như
tiếng chim hót, và cứ thế ca khúc dẫn người nghe vào một bức tranh cổ,
với cánh
hạc vàng ẩn hiện sau vầng mây bạc có nắng chiếu, có cây bến Hán Dương u
buồn và
cỏ bờ Anh Vũ vắng vẻ, chẳng còn ai chơi...
Ðoạn
nhạc chuyển tiếp nỉ non
đan lượn những ngậm ngùi rồi chợt mở ra tâm sự kẻ tư hương, nhớ quê,
nhớ bạn...
“Gần xa
chiều xuống nào quê
quán
Ðừng giục cơn sầu nữa (ư ứ),
sóng (à à) ơi...”
Rồi đàn
lại buông arpège hai
nốt nhẹ nhàng, lãng đãng chìm khuất, mơ hồ như cánh hạc vàng tan trong
khói
sóng...
Toàn
bài, Cung Tiến dùng âm
giai ngũ cung đầy chất Ðông phương với nét nhạc thanh thản, nhuốm vẻ
Lão Trang
và phảng phất giai điệu Claude Debussy trong bài “Clair de Lune”. Cung
Tiến rất
chuộng Debussy khi nhạc sĩ người Pháp này khám phá nhạc Á Ðông vào đầu
thế kỷ
trước. Debussy cũng dùng hợp âm ngũ cung và cũng lấy “Arpège” rải tay
trái và
đưa ra một hợp âm lạ tai mà hài hòa êm ái....
Bài
“Hoàng Hạc Lâu” là viên
ngọc quý của thơ Ðường. Bản dịch Vũ Hoàng Chương là bài chuyển ngữ mang
tâm sự
của một thi hào trong hoàn cảnh bi đát của đất nước. Ca khúc Cung Tiến
là sự
kết hợp lạ kỳ của tình cảm và nhạc thuật để nối liền ngần ấy nét đẹp
của thơ,
của nhạc. Ðiều hơi tiếc là ít người biết hoặc trình bày ca khúc trác
tuyệt này
để đời sau còn nhớ Vũ Hoàng Chương và dòng nhạc quý phái của miền Nam
chúng ta
khi mình đã mất hết...
Lần
cuối mà miền Nam tự do có
buổi sinh hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương là vào Tháng Ba năm 1975,
tại phòng
trà của Khánh Ly, do Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Ðã 35 năm
tròn rồi.
Sau đó là cảnh chia ly tan tác. “Vàng tung cánh hạc”... như ánh chớp
chợt lóe
rồi vụt tắt.
Dư âm
còn lại là tiếng nhạc
lãng đãng trong chiều tà. Sau đấy là cõi tối đen của thơ và nhạc...
Quỳnh
Giao
Nguồn
What
gets left of a man
amounts
to a part. To a spoken part. To a part of speech.
Joseph Brodsky: A Part of Speech
Những
gì còn lại của một
người dồn
một mảnh. Mảnh ngôn. Mảnh lời.
Ta còn để lại
gì không
Kể non đá lở, nọ sông cát bồi.
....
Ta van cát bụi bên đường,
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.
Để ta trọn một kiếp say,
Cao xanh liều một cánh tay vói trời.
Nói chi thua được với đời,
Quản chi những tiếng ma cười đêm thâu.
Tâm linh đốt nén hương cầu,
Nhớ quê rằng rặc ta sầu đó thôi
Bao giờ ta trở về ngôi,
Hồn thơ còn lại luân hồi thế gian.
Một phen đã nín cung đàn,
Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm.
Vũ Hoàng Chương: Nguyện cầu
*
Đề Liêu
Trai Trước Thu Đồ
Cô vọng ngôn chi cô thính chi
Đậu bằng qua giá vũ như ti
Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ
Ái thính thu phần quỷ xuớng thi
Nói phiếm mà nghe phiếm nực cười
Giàn dưa giá đậu tỏa mưa phui
Chuyện đời chừng hẳn rườm tai nhỉ?
Thơ quỷ mồ thu thích đọc chơi.
Vương Ngư Dương
[Bản
dịch của Vọng Chi Nguyễn
Chí Viễn & Trần Văn Từ].
Ghi
chú: Bài này, những ngày
còn đi học, Hai Lúa đã từng được nghe bản dịch, của ông thầy Việt văn,
và còn
là thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Chỉ nhớ được câu thứ ba của Thầy:
Chuyện đời chán ngấy người lên được
Câu chót, theo như HL hiểu lõm bõm, qua nguyên tác, thì nó có nghĩa,
[Vì chán
sự đời nên chỉ còn] thích nghe quỷ ở dưới mồ thu xuớng thơ đọc thơ.
Vương Ngư Dương
lấy hứng từ một truyện Liêu Trai và, nếu chúng ta đọc truyện đó,
thì nó
đúng như là Hai Lúa hiểu.
Thành thử cụm từ "thích đọc chơi", sợ không đúng tinh thần nguyên tác
chăng?
Cẩn bạch. Hai Luá.
Cũng xin post tiếp truyện Liên Tỏa, liên quan tới bài thơ của Vương Ngư Dương
Borges cũng mê Liêu Trai, và Hồng Lâu Mộng. Tin Văn sẽ giới thiệu bài
viết của
ông trong những kỳ tới.
May mà có chai / Đời
càng dễ thương!
NDB & NQT @ NDT
Mở chai rồi, thuyền ơi xin mặc sóng! (1)
(1)
Phương Xa
Nhổ neo rồi, thuyền ơi xin mặc sóng
Xô về Đông hay giạt tới phương Đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi
Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh
Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đời người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền xin ghé bên hoang sơ
Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt
Treo buồm cao cùng cao tiếng hò khoan
Gió đã nổi nhịp trăng chiều hiu hắt
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan
Vũ Hoàng Chương
Thơ
Say
Lần cuối mà miền Nam tự do có
buổi sinh
hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương là vào Tháng Ba năm 1975, tại phòng
trà của
Khánh Ly, do Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Ðã 35 năm tròn rồi.
Sau đó là
cảnh chia ly tan tác. “Vàng tung cánh hạc”... như ánh chớp chợt lóe rồi
vụt
tắt.
Dư âm còn lại là tiếng nhạc lãng đãng trong chiều tà. Sau đấy là cõi
tối đen
của thơ và nhạc...
QD
Tác giả nhớ lộn,
vì theo bài viết trên Diễn Đàn Thế Kỷ, post lại bài viết trên Văn, thì
đó là
ngày 16.1.1975.
Nhưng câu phán, "Sau đấy là cõi tối đen...", thì quả là thần sầu, bởi
vì, một cách nào đó, từ đó vọng lên câu của Holderlin:
Tại sao thi sĩ trong thời khốn kiếp?
Và cùng với nó, là những lèm bèm của Heidegger về đêm đen, về hậu kỳ,
mạt kỳ
của thơ, và nhất là những lời lèm bèm của ông, về Rilke: Thi sĩ của đêm
đen.
Bởi thế, mà Heidegger, trong "Tại sao thi sĩ, trong thời điêu đứng?",
coi Rilke là thi sĩ của đêm đen, của mạt kỳ, của thời điêu đứng.
Chỉ có triết gia, thì mới lèm bèm về thơ, tới chỉ, và chỉ có Heidegger,
với
kinh nghiệm, đã từng phò Nazi, thì mới phán về thơ thời mạt kỳ, tới
chỉ. Bài "Tại
sao thi sĩ trong đời điêu đứng?", quả là bảnh nhất trong những bài phán
về
thơ, và nhất là, thơ tù.
Giả như không có những ngày tháng điêu đứng, cay nghiệt đó, liệu anh có
yêu em
nhiều như vậy không?
Cầm Dương Xanh
HOÀNG HẠC LÂU : 3 bản dịch
độc đáo
Nguyễn
Khôi
tặng :
Nguyễn Minh Thanh
Trong "
Toàn Đường Thi"
( gồm 42.863 bài thơ của 2520 Thi sĩ đời Đường)-Nếu chỉ lấy 1 bài thơ
tiêu biểu
thì chắc là ai cũng chọn đó là "Hoàng Hạc Lâu" cuả Thôi Hiệu ?
"Hoàng Hạc Lâu" thuộc hàng đệ nhất
luật thi đời Đường.Tác giả của thiên kỳ thi tuyệt hảo này là Thôi Hiệu
( ?-754)
người Bịện Châu ( Khai Phong-Hà nam) đỗ Tiến sĩ năm Khai nguyên 13
(725) làm
Quan tới chức Tư huân viên ngoại lang,hàm tứ phẩm (cỡ Vụ phó ngày nay
).Ông
tính lãng mạn,ham đánh bạc,rượu chè "của lạ" (thay vợ đến 4 lần).Hồi
trẻ thơ ông diễm lệ bóng bẩy,đến cuối đờiphong thái cốt cách mạnh mẽ
rắn
rỏi,sáng tạo tân kỳ có thể theo kịp Giang Yêm ,Bão Chiếu...Ông khổ vì
ngâm vịnh
đến trở bệnh xanh xao hốc hác cả người (hết mình vì thơ
là vậy); Bạn ông nói đùa " không phải
Bác bệnh đến như vậy,bởi khổ vì ngâm thơ
nên gầy thôi" !
Lầu Hoàng Hạc xây dựng từ thời Tam Quốc,vốn
là "tửu quán" -đó là 1 trong tam đại danh lâu của xứ " Giang Nam
hảo "nơi hội tụ cuả các văn nhân tài tử đến đây uống rượu và làm
thơ...Theo sách " Cổ đại thi tứ cố sự" thì Thôi Hiệu đề thơ ở Lầu Hac
Vàng ở tư thế : thi sỹ nhìn Hán Dương ở bờ sông bên kia, "Tình Xuyên
Các" bị che lấp trong ráng chiều ta, bãi Anh Vũ giữa sông phủ một lớp
cỏ
dày...
Thầy
giáo của NK đã từng
giảng giải: cái diệu của Thôi Hiệu ở chỗ chỉ một câu tả "Lầu", còn 3
câu kia đều tả "người xưa"... trong đó câu 1 là tả "người
xưa", câu 3 là nghĩ "người xưa", câu 4 là ngóng "người
xưa", cứ như phớt lờ không nhắc gì đến "lầu". Câu 5-8 tiền giải
là tả "người xưa", hậu giải tả "người nay", tuyệt nhiên
không tả đến "lầu"... Thi sỹ chỉ nhất ý tựa cao trông xa, riêng thổ
lộ hoài bão của mình.Rồi "hương quan hà xứ thị" (ở nơi này) với cây
thì "lịch lịch" (in rõ), bãi thì "thê thê" (tươi tốt),
riêng có mắt thì ngóng "hương quan" là không biết "hà xứ"
(nơi nào).Rồi với hai chữ "nhật mộ" (chập tối lúc chim về tổ, gà vào
chuồng) đặt ngang lên câu thơ làm cho 24 con chữ trong 4 câu tiền giải
cùng
nhảy múa tạo nên tuyệt tác để "đời sau đừng ai làm thơ về Hoàng Hạc Lâu
nữa mà chuốc lấy hổ thẹn."
Vâng,
đúng là thế: cái diệu
của Thôi Hiệu là trong 8 câu, chỉ có một câu nói đến Lầu (câu 2).Câu 3
"Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản" là câu rất đặc biệt: dùng liên
tiếp 6 chữ "trắc" trong câu thơ 7 chữ, bất chấp luật bằng trắc, với
bút pháp ấy khiến câu thơ mang sức mạnh (nội lực) khác thường. Để làm
gì? - để
nhấn mạnh cái ý "tiền bất kiến cổ nhân" -
"nhất khứ" là một đi - "bất
phục phản" là không trở lại... câu này nói lên cái lẽ vô thường của mọi người, mọi việc.
Câu 3
đối câu 4: ý là thôi,
đừng hoài niệm mãi nữa
Hoàng
Hạc Lâu với cái ý tại
ngôn ngoại đó là cái độc đáo của Đường thi mà nó là tiêu biểu số 1; và
chính
cũng vì lẽ đó mà xưa nay các nhà thơ ta đã bị Hoàng Hạc Lâu "thôi
miên" ám ảnh, hết thế hệ này đến thế hệ khác lao tâm khổ tứ
"dịch" nó, đến nay đã có ngót 100 bản dịch. Theo thiển ý của NK thì
có 3 bản dịch đáng lưu ý là:
1.
Bản dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục
(Nam
Phong tạp chí - năm
1923)
Người
tiên xưa cưỡi Hạc vàng
cút,
Ở đây chi những lầu hạc trơ.
Hạc Vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất
phơ.
Sông bạc Hán Dương cây xát
xát,
Cỏ lên Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng
tá?
Mây nước trên sông khách thẫn
thờ.
Đây là
bản dịch khá chối tai
(rất trúc trắc) nhưng khá công phu, khá già tay (túc Nho) ; công phu ở
chỗ :
theo sát nhạc điệu của nguyên tác, sát cả ở những chỗ sai niêm, thất
luật.
2.
Bản
dịch của Tản Đà
In ở
tạp chí Ngày Nay số 80 ,
ngày 10-10-1937
Đay là
một bản dịch tài hoa,
bay bướm nhẹ nhàng, văn chương trầm bổng theo cung điệu lục bát (đượm
hồn dân
tộc). Ở nguyên tác đó là cái không khí mang mang day dứt nỗi bơ vơ hiu
quạnh
của thân phận con người, lạc lõng giữa trần gian trong một chiều nắng
tắt.Mà
thiên đường thì đã mù mịt lối về.Cái không khí Hàn Lâm ấy đã bị Tản Đà
thuần
hóa trở nên nhu mì, mềm mại, nhẹ nhàng, trôi chảy trong dòng ca dao
(lục bát).
Cái HAY của Tản Đà là ở chỗ ấy, nó vào hồn người Việt là vì lẽ ấy,
nhưng đó
cũng là cái hụt hẫng khi dịch như thế?
3.
Bản dịch của Vũ Hoàng Chương
Xưa Hạc
Vàng bay vút bóng
người,
Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm
rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi,
Trắng một màu mây vạn vạn
đời.
Cây bến Hán Dương còn nắng
chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Gần xa, chiều xuống, đâu quê
quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng
ơi!
Như ta
đã biết : Thôi
Hiệu (con người phát ốm vì làm thơ đã
vận dụng hết 10 phần công lực phá vỡ luật thơ thất ngôn, sử dụng 6
thanh
"trắc" liên tiếp mới nói được:
Hoàng
Hạc nhất khứ bất phục
phản
Bạch Vân thiên tải không du
du
Để đến
độ hùng tâm dũng khí
như Đại thi hào Lý Bạch vẫn phải gác bút (đạo bất đắc) chịu thua, cúi
đầu ra
đi...
Còn thi sỹ Vũ Hoàng Chương sau 1000 năm
thì
ung dung rút kiếm, giữa trời thơ, phóng con mắt nhìn đời dõi theo cánh
hạc đã
mù khơi bay mất mà thong thả dụ dắt nó quay về trong cung bậc thất ngôn
niêm
luật (nói theo Tô Thẩm Huy). Đó là hai câu thực của Vũ bay bổng giữa
trời ảo
diệu:
Vàng
tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Một màu
vàng lóe lên giữa
trời vụt tắt, một màu vàng tung lên rồi vĩnh viễn ra đi, không bao giờ
trở lại,
nhưng mãi mãi lấp lánh trong tâm tưởng và thâm phận con người (kiếp
nhân sinh).
Đọc đến câu cuối "đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi thì là cả một trời
Đường
thi bỗng lay động". Giá Thôi Hiệu phục sinh đọc bản dịch của Vũ thì
chắc
cũng bái phục: "Sóng ơi, sầu đã chín, xin người thôi giục,đó là sóng
của
bể dâu, hưng phế."
Ta thử
đọc lại hai câu theo
âm Hán/ Việt:
- Yên
ba giang thượng sử nhân
sầu
- Đừng giục cơn sầu nữa sóng
ơi!
Thì sẽ
thấy nội công thâm hậu
của Vũ:
- Vàng
tung cánh hạc đi đi
mãi
Nếu đưa
chữ "hạc"
lên đầu câu:
- Hạc
vàng tung cánh đi đi
mãi
Thì cả một trời thơ lung linh
tối sầm lại? Thi tài là thế - và có lẽ sau Vũ Hoàng Chương không ai nên
dịch
lại (Hoàng Hạc Lâu) nữa?
Góc
thành nam Hà Nội ngày
27-3-2010
Nguyễn
Khôi - Cẩn bút
Nguồn