*

Tribute
TCS
1



























Âm nhạc của TCS đã thành một sự nghiệp lớn, một bộ phận hữu cơ của đời sống tinh thần văn hóa dân tộc. Điều đó đã là một giá trị, không cần phải bàn cãi, và không thể nào phủ nhận.

PXN: Minh bạch lịch sử [Blog Nguyên Đầu Bạc]
Gấu sợ ông hơi bạo ngôn. Trong sự nghiệp lớn của dân tộc đó, có nhiều bản nhạc vẫn chưa được “dân tộc” cho phép hát! Thí dụ: Cho một tên Ngụy vừa nằm xuống!
Bài viết của TC, thì cũng... dzui thôi mà, như cuộc mua dzui chót đời của ông ta, đâu có ảnh hưởng gì tới TCS? Giá như ông ta viết, khi TCS còn sống, thì bảnh hơn, để cho TCS còn có dịp lèm bèm. Đợi bạn quí chết rồi, dù đúng cách mấy thì cũng thật là đáng tởm.
Đây là vấn đề tư cách, đạo đức của bản văn, và của tác giả của nó. Không liên can gì tới TCS. Cứ coi như tất cả những gì TC viết ra đều đúng, thí dụ như, tham vọng chính trị của TCS, thì cũng vô phương biện minh cho bài viết.
Một khi bạn đã vi phạm trầm trọng những yêu cầu ngoài lề của bản văn, thì bản văn kể như vứt đi.
Nếu bản văn dở, thì thiệt hại của nó cũng.... đỡ. Thê thảm nhất, là bản văn hay! Mọi điều tố cáo đều đúng hết!
Thảm thế đấy!
Đây là quan niệm của phương trượng Thiếu Lâm, trong Lục Mạch Thần Kiếm, khi đứng trước cơ nguy liên can đến thanh danh ngàn đời của ngôi chùa Thái Sơn Bắc Đẩu: Thà là một viên gạch bể, còn hơn là một viên ngọc quí!
*
Minh bạch Lịch sử?
Liệu, lịch sử sau này sẽ minh bạch, và gọi cuộc chiến thần thánh, là ăn cướp?
Học tập cải tạo, là đi tù?
Nguỵ cũng là người? Cũng dân Mít?....
*
Mỗi một người đàn ông chết để lại một tài sản nho nhỏ, hồi ức của người đó, và yêu cầu được chăm sóc. Với những người không có một người bạn, thì ông quan tòa sẽ cung cấp một người…
Tòa này là Lịch Sử. (1)
(1)
THE BENCH OF HISTORY
Each soul, among vulgar things, possesses certain special, individual aspects which do not come down to the same thing, and which must be noted when this soul passes and proceeds into the unknown world.
Suppose we were to constitute a guardian of graves, a kind of tutor and protector of the dead?
I have spoken elsewhere of the duty which concerned Camoens on the deadly shores of India: administrator of the property of the deceased.
Yes, each dead man leaves a small property, his memory, and asks that it be cared for. For the one who has no friends, the magistrate must supply one. For the law, for justice is more reliable than all our forgetful affections, our tears so quickly dried.
This magistracy is History. And the dead are, to speak in the fashion of Roman Law, those miserabiles personae with whom. the magistrate must be concerned.
Never in my career have I lost sight of that duty of the Historian. I have given many of the too-forgotten dead the assistance which I myself shall require.
I have exhumed them for a second life. Some were not born at a moment suitable to them. Others were born on the eve of new and striking circumstances which have come to erase them, so to speak, stifling their memory (example, the Protestant heroes dead before the brilliant and forgetful epoch of the eighteenth century, the age of Montesquieu and of Voltaire).
History greets and renews these disinherited glories; it gives life to these dead men, resuscitates them. Its justice thus associates those who have not lived at the same time, offers reparation to some who appeared so briefly only to vanish. Now they live with us, and we feel we are their relatives, their friends. Thus is constituted a family, a city shared by the living and the dead.
1872. Histoire du XIXe siècle, II, Le Directoire, Preface
Roland Barthes: Michelet
Tòa án lịch sử.
Mỗi linh hồn, trong những tầm phào của nó, có tí ti ‘đặc sản’ khiến chúng phân biệt với nhau, và cần được ghi nhận, khi nó từ bỏ cõi đời này đi vô cõi vô biên, biền biệt.
Giả như chúng ta lập ra một thứ ông từ, của những đền đài, là những ngôi mộ?
Một thứ giám hộ chuyên lo bảo vệ những người chết?
Tôi có lèm bèm ở đâu đó, về trách nhiệm mà Camoen quan tâm tới, ở trên những bến bờ chết người ở Ấn độ: Người lo quản lý những tài sản của những người đã chết.
Đúng như thế, mỗi người chết để lại tí ti tài sản, là hồi ức của người đó, và yêu cầu được chăm sóc. Với người không bạn bè, quan tòa phải cung cấp một người như vậy.
Nước mắt của chúng ta thì khô ráo thật lẹ, và luật lệ, công lý thì đáng tin cậy hơn là ba thứ tình cảm rất mau phai nhạt của chúng ta.
Thứ tòa này là Lịch sử.
*
I am a complete man, having both sexes of the mind.
Tôi là người đàn ông đầy đủ, có cả hai giới tính của trí tưởng.
Michelet
Tôi đào họ lên và cho họ một đời thứ nhì. Có những người sinh ra vào lúc không hợp với họ. Có những người khác, sinh ra vào đúng buổi đêm mà những hoàn cảnh kinh hồn khiếp đảm sắp sửa mò tới vào buổi sớm mai, là để làm thịt họ, thì cứ nói như vậy, là để bóp nghẹt hồi ức của họ.
Lịch sử chào đón và làm mới những vinh quang bị tước đoạt; nó đem đời sống đến cho những người đã chết, tái sinh họ.
Michelet [sử gia Pháp] nói về vai trò sử gia của ông.
Ui chao, đúng là thứ lịch sử mà đám Mít Miền Nam cần.
[Cái câu  ... 'mò tới vào buổi sáng mai... ", chẳng đúng là cảnh buổi sáng 30 Tháng Tư 1975 sao?]
*
Liệu có thể coi TC, cũng làm cái công việc sử gia như Michelet vừa bốc phét về vai trò của ông?
No! I Can U, U tha cho Me!
TC, khi TCS còn sống, có dư dả thì giờ để viết. Bi giờ, viết, là khốn nạn.
*
Lịch sử thật khó minh bạch, nhất là thứ lịch sử của kẻ mạnh.
Không hạch hỏi lịch sử, mà nhờ cậy hồi ức, là đề tài của tờ Granta, số mới nhất: Mất đi Tìm lại được. Lost and Found.
Có một cái gì thật sống động đang mất đi tại Trung Quốc. Tuy nhiên cái sự trống vắng đó vẫn cảm nhận được, như một ngón tay bị cắt đi.

*
The vanishing point.
When something is lost, our first instinct is often towards preservation: either of the thing itself, its memory and its traces in the world, or of the part of us that is affected by what is now missing. The pieces in this issue of Granta reflect on the complex business of salvage and try to bring into the light what we discover when we come face to face with loss.
Điểm biến
Khi một điều gì đó bị mất, bản năng đầu tiên của chúng ta thường là, cố níu kéo nó: Hoặc chính điều mất đi, hồi ức của nó, và dấu vết của nó trong cuộc đời, hay là cái phần ở trong chúng ta bị thương tổn, do cái sự mất mát đó.
Nhật Ký
*
Nhà văn bậc nhất của chế độ, ông Nguyễn Khải viết trước khi chết hai năm: “Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân. Buồn nhỉ?” Lịch sử văn học thế giới từng ghi nhận nhiều bằng chứng về các thế lực cầm quyền đã đánh giá rất sai các tác phẩm có tư tưởng vượt thời đại của nghệ sĩ. Ví dụ như, coi tác phẩm của Lawrence là dâm thư, coi E. M. Remarque là phản dân tộc…
Thiện Ý [talawas].
Ở đây, có một sự so sánh hơi bị nhảm. Nguyễn Khải biết rất rõ tác phẩm của ông sống dai tới mức nào, và nhà cầm quyền chẳng hề đánh giá sai tác phẩm của ông.
Nguyễn Khải là nhà văn rất có tài. Nhưng, như nhạc sĩ Tô Hải, trong một bài viết đang nổi đình nổi đám trên thế giới blog, [xem
Blog mới] ông viết về cái hèn của ông, và những người như Nguyễn Khải.
Nguyễn Khải chỉ dám “hết hèn” khi mình đã chết, đã hưởng đủ mọi quyền lợi không ai có thể đòi lại được nữa!
Cái sự đánh giá sai tác phẩm, nó cũng nhiêu khê lắm. và có khi chẳng mắc mớ tới nhà cầm quyền.
*
Ông Nguyễn Khải biết rất rõ, ông chưa nằm xuống là văn của ông đã phân hóa, biến thành cái gì gì rồi, bởi vì chính ông ta đã từng nhận xét, văn của ông là của một thời “lẫm liệt”, như Tin Văn có lần viết về ông.
Benjamin đã từng phán, có những cuốn sách nằm ngủ trong thư hàng ngàn năm, chờ đến khi có một độc giả của nó lù khừ mò tới…
Trong bài viết Những viên gạch của tháp Babel, in trong The City of Words, Thành phố chữ, Manguel viết:
“…Độc giả tạo ra nhà văn, và đến lượt mình, nhà văn tạo ra độc giả, cứ mỗi một cái đọc mới và một cái viết mới phải dậy cho độc giả cách đọc nó.”
"Cái sự không thể đọc được tác phẩm Moby Dick của Melville của những người đương thời của ông, cho chúng ta thấy ra một điều: nếu nói về tốc độ, thiên tài văn chương của Melville quá nhanh, so với tiến trình đọc, cái việc dậy dỗ độc giả, cách đọc."
"Nhưng về một mặt khác, có những tác giả đòi hỏi những thời kỳ dài trước khi dám bắt tay viết về thời của mình. Đôi khi những tai ương lớn lao, thí dụ như Đệ Nhất Thế Chiến, hay Lò Thiêu, có ngay những tác giả viết về chúng, thí dụ như Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh, viết về Đệ Nhất Thế Chiến, của Erich Maria Remarque. Lò Thiêu thì có Đây có phải một người, If This Is A Man, của Primo Levi, hay Tẩu Khúc Của Thần Chết của Celan, cùng ra lò năm 1947. Tuy nhiên nỗi đau của Đức, thì phải đợi đến khi W.G. Sebald xuất hiện, với cuốn Lịch sử tự nhiên của huỷ diệt 1999.
Cuộc chiến Iraq cũng chưa sản xuất ra một tác phẩm nào cho ra hồn, chính là do thế trên đe dưới búa của nó. Một cuộc chiến, một bên là nhà độc tài, một bên là đế quốc xâm lược.
Liệu nhà văn Mít chúng ta cũng ở thế trên đe dưới búa hơn ba muơi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt?

La musique peut rendre fou et peut aider à guérir l'esprit brisé. Si elle peut être 1'« aliment de l'amour », elle peut aussi déclencher des festins de haine.
Beyond true and false, beyond good and evil. The two dichotomies are closely, though complexly, intermeshed. Music can be abused when it is composed and executed in glorification of political tyranny, of commercial kitsch. It can be, indeed it has been, played loud enough to cover the cries of the tortured. Such abuse, of which exploitations of Wagner's music, but even of Beethoven's Ninth (we recall Adorno's jotting) are emblematic, is wholly contingent. It does not arise from, it does not negate the ontological and formal extraterritoriality of music to good and evil. In fear of Wagner, Lukacs asked whether even a single bar of Mozart can be politically abused, can be made expressive of inherent evil. To which, when I reported the challenge, Roger Sesssions, that most thoughtful of composers, replied by sitting down at his piano and playing the menace-aria of the Queen of the Night in The Magic Flute. Adding at once, however, 'No, Lukacs is right.'
G. Steiner: ERRATA
Liệu, trong cái sự thù ghét nhạc Trịnh, có nỗi đau lòng của những kẻ đã từng mê nhạc Trịnh, và, coi đó là nguyên nhân khiến cho họ “lơ là cảnh giác”, và “làm mất Miền Nam”? Đây là cái mặc cảm “giận 'dao' nên chém thớt cho bõ tức” ? [Giận cá chém thớt].
Những gì gì mà Steiner lèm bèm: “La musique peut rendre fou et peut aider à guérir l'esprit brisé. Si elle peut être 1'« aliment de l'amour », elle peut aussi déclencher des festins de haine: Âm nhạc có thể làm khùng, và có thể hàn gắn một tinh anh bể nát. Nếu nó có thể là “thức ăn của tình yêu”, nó cũng có thể làm nổ tung ra những cuộc bữa tiệc của hận thù.
Vượt quá thực và giả, tốt và xấu, thánh thiện và quỉ ma. Hai cõi đối nghịch tưởng như cách biệt hẳn nhau, nhưng thật gần gụi đến trộn lẫn vào nhau một cách thật là nhiêu khê, rắc rối.
Âm nhạc có thể bị lợi dụng, khi nó được soạn ra để tấu lên nhằm vinh danh độc tài, bạo chúa, nhằm mục đích thương mại hạ cấp, rẻ tiền, sến! Nó còn được tấu lên một cách thật là ồn ào, nhằm che lấp tiếng khóc than của những kẻ bị hành hạ, tra tấn.

Bạn chỉ sống hai phùa. (1)
Một phùa, Bố Mẹ ban cho,
Phùa kia,
Khi bạn nhìn vào tận mắt Thần Chết.
You only live twice
Once when you are born
And once when you look death in the face
Ian Fleming: You only live twice
(1) Phùa: Từ "fois", lần, tiếng Tây.
Coetzee viết về Brodsky: Thi sĩ đòi cho thơ cái quyền giáo dục và cứu rỗi con người. Và nếu như thế, vị trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ Athens, khi họ dậy nam sinh viên [không có nữ], thế chân vạc của âm nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp nhàng, hài hòa: to make the soul rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato đạp đổ thế chân vạc, ba còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học chính về tâm thần và tinh thần [the principal mental/spiritual discipline].
Những quyền năng mà Brodsky phán, thuộc về thơ, có vẻ như thuộc về âm nhạc nhiều hơn, theo Coetzee. Thời gian là chốn đồng vọng, the medium, của nhạc hơn là của thơ: Chúng ta đọc thơ trên trang giấy in, nhanh cỡ nào tùy theo chúng ta thích hay không thích, trong khi chúng ta nghe nhạc, ở trong thời gian của riêng nó.
Thời gian của riêng nó, với nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam, đúng là cái thời để yêu, để hát, và để chết!
Gấu này đã kể, về cái lần đầu nghe Tình Nhớ, của TCS, khi nó vừa mới ra lò, trong đêm khuya, khi đối diện với cái giường sắt lạnh lẽo nơi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tưởng tượng ra rằng, có thể đứa em trai đã từng nằm, chính cái giường này, trước khi bỏ đi xa.
*
Bài viết
thời để yêu, để hát, và để chết!, không hiểu có phải vì  biến cố 30 Tháng Tư mà đứng đầu liền tù tì hai tháng,  trong số những bài được đọc nhiều nhất.
Thừa thắng xông lên, Gấu bèn viết, về một thời để yêu, để hát, và - vì không chết - để đi tù... VC!