Đến
như thế này thì hơi bị thảm, thật!
Có
nhiều người cho rằng:
"Điều kỳ quặc nhất và thành
công nhất của Trịnh Công Sơn trong những nhạc phẩm của ông là đều kể
lại những
chuyện tình bi thảm của một người không có khả năng cho, một kẻ tàn phế
trong
tình yêu và phải chịu một cơn khát vĩnh cửu".
Anh suy nghĩ gì về người nói
điều đó? Anh hãy chọn một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn để minh họa cho
điều đó
?".
Bản thông báo còn cho biết vòng chung kết cuộc thi và lễ trao giải
diễn ra từ ngày 3 - 11/6/2006.
Nguồn (1)
Nhưng,
ngay cả phản
ứng của những
người được coi là thân cận
nhất của TCS, cũng hơi bị lạ. Hoàng Phủ Ngọc Tường, thay vì viết Thư
Ngỏ gửi
cho Nhà Nước VC, hoặc tệ lắm, Nguyễn Khoa Điềm, lại nhè báo Thanh Niên
để
mà nên
hay chẳng nên:
"Báo
Thanh Niên nên có thái độ với cuộc thi có tính
điên rồ và trò chơi thiếu văn hóa này".
Có
thể, ông nghĩ, vụ này do báo Thanh Niên khui ra, nhưng theo Hai Lúa,
'nó' vượt ra khỏi tờ báo này rồi.
Nó
bảo cho cả thế giới biết, cái ông nhạc sĩ hát rong, nói "Không" với
chiến tranh đó, được cả thế giới trân trọng đó, chẳng là cái thá gì cả!
(1):
Post
lại
trên Tin Văn,
phòng hờ nguồn bị cháy.
*
Subject:
Ve TCS
To:
Chào
Ông,
"...cái
ông nhạc sĩ
hát rong, nói "Không" với
chiến tranh đó, được cả thế giới trân trọng đó, chẳng là cái thá gì cả!"
Ông
phán 1 câu như...Thánh Thán!
Tôi
vẫn nghĩ từ lâu nhạc của TCS cũng xoàng như những nhạc
phổ thông khác.
Nhưng các ông gọi là Văn Nghệ Sĩ trong và ngoài nước cứ xúm
lại ca ngợi ...lời hát của TCS. Quả là buồn cho cái cách phê bình thiếu
tính
chuyên nghiệp.
Kính,
PS:
Xin đừng post Email của tôi làm gì. Gây tranh luận vô
ích!
Đành
phải mạn phép bạn post cái mail lên đây, coi như của một độc giả
nào đó.
Vì
Hai Lúa này cũng muốn
viết thêm về TCS nhân "vụ
án" PD, và
những chấn
động tiếp theo mới đây ở trong
nước, Và cũng nhận được vài cái mail về TCS.
*
Nhạc là một cái gì
rất khó chia sẻ:
người sao thì nghe nhạc
vậy cũng như người sao thì đọc văn vậy!
Chẳng hạn làm sao mà nghe được loại nhạc ả-rập, ấn độ, phi
châu nhưng với người dân các xứ đó thì đó là loại nhạc hay nhấ của họ.
Vì
thế mà
Steiner cứ
thắc mắc hoài làm sao một người như nhà soạn nhạc Wagner sáng tác những
opera
hay tuyệt trần – nghe nhạc của loại opera này có một cảm giác lạ lắm,
nó như
làm cho mình mê hoặc, đưa mình vào một thế giới huyền ảo lạ lùng - thế mà buổi sáng ông sáng tác xong, buổi trưa
xuống ăn cơm với vợ lại có thể nói những chuyện bài do thái. Đối với
Steiner
một tâm hồn sáng tác loại nghệ thuật siêu việt như thế thì không thể
nào nghĩ
cái gì xấu được!
Nhạc, mình chỉ có
thể nghe bằng trực
giác – thích hay không
thích – tính tình cũng ảnh hưởng vào khiếu thưởng thức – không ủy mị
lãng mạn
thì làm sao thích nhạc TCS được.
Còn về tư cách người
nghệ sĩ – thì tốt
hơn mình đừng biết...
Các nhạc sĩ, các
nghệ sĩ tài ba thế kỷ
trước hoặc đầu thế kỷ
này thiếu gì người chết vì giang mai, tội quá đi!
Thời buổi này thì
sida nhưng may có
thuốc chữa!
Thương cho đồng loại
bác Hai Lúa ơi.
T.B. Uống
rượu nhiều
thì đương nhiên là sẽ liệt…
*
Vấn đề thơ nhạc nằm
nhiều trong sự cảm
thông.
Có những bài nhạc
nghe xong là thấy
tâm hồn mình hoặc phơi
phới, hoặc lặng cả người đi. Anh NQT đã có kinh nghiệm như thế rồi mà.
Với nhạc
TCS, đã có nhiều người có cùng một cảm giác ấy. Người viết có đọc một
bài viết
của một cô giáo đi dậy ở vùng cao nguyên, nghe tiếng gà gáy khan lưng
đồi, vào
những trưa hè yên ắng, khô khốc, cô đơn, đã cảm nhạc TCS trong bài "Lời
Thiên
Thu Gọi”
Lời
thiên
thu gọi
Về trong phố xưa tôi
nằm
Có
lần
nghe tiếng ru bên vườn
Chợt
như
xác thân không còn
Và
cạnh
tôi là đồng vắng
Về
trên
phố cao nguyên ngồi
Tiếng
gà
trưa gáy khan bên đồi
Chợt
như
phố kia không người
Còn
lại
tôi bước hoài
Lòng
ta có
khi tựa như vắng ai
Nhiều
khi
đã vui cười
Nhiều
khi
đứng riêng ngoài
Nhiều
đêm
muốn đi về con phố xa
Nhiều
đêm
muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà
Giòng
sông
trước kia tôi về
Bỗng
giờ
đây đã khô không ngờ
Lòng
tôi
có khi mơ hồ
Tưởng
mình
đang là cơn gió
Về
chân
núi thăm nấm mồ
Giữa
đường
trưa có tôi bơ phờ
Chợt
tôi
thấy thiên thu là
Một
đường
không bến bờ.
Nghe
nhạc
http://www.tcs-forum.org/songs/mp3/LoiThienThu-02.mp3/