|
Tưởng
niệm Camus, 50 năm sau
khi ông mất
Bây giờ đọc lại Những
Con Dã Tràng,
Gấu nhận ra một
điều thật là hiển nhiên, nếu chưa từng đọc Kẻ Xa Lạ, không thể
nào viết
ra được.
Kỹ thuật viết, [lồng ba bốn câu
văn vào
nhau, Người con gái lớn đứng im lặng, nhìn ra biển. Tôi bỗng
nói, tôi
không thể làm sống lại người đã chết, tóc xõa che lấp cả khuôn mặt, và
hơn nữa, tôi không muốn ngồi vào chỗ của người khác, cúi
xuống nhặt
một viên sỏi, ném ra xa, cử chỉ lạnh lùng, người đàn bà (bà mẹ)
ngạc
nhiên nhìn tôi.. ] chưa từng có trong cõi văn Mít, trước Gấu, và
cho tới
bây giờ, cũng vẫn chưa có!
Nghe tiếng mưa khi mưa
hãy còn xiêu xiêu
ngoài sông, rồi mưa băng qua bờ lá có căn chòi hoang ở phía Nam cồn, ào
vào bãi
đất xơ rơ những thân lau sậy cháy, giờ thì mưa đã dội trên mái nhà,
trượt theo
những đuôi lá mục mưa thả mình vào đất. Khe vách rách rã chẻ mỏng những
ngọn
gió ướt, chém ngọt qua người, lạnh rởn từng lỗ chân lông.
Nguyễn
Ngọc Tư: Khói trời lộng
lẫy
Câu văn mở ra, [khởi đầu là
lời], mới lộng
lẫy làm sao!
Bất giác nhớ đến câu văn mở ra
đời văn của
Gấu:
Villa trông ra biển
Của Camus:
Bữa nay mẹ tôi mất.
*
Người mở truyện hách nhất, có lẽ là Camus.
Thử coi, có đúng không.
NOCES A TIPASA
Au printemps, Tipasa est habitée par les dieux et les dieux parlent
dans le
soleil et l'odeur des absinthes, la mer cuirassée d'argent, le ciel
bleu écru,
les ruines couvertes de fleurs et la lumière à gros bouillons dans les
amas de
pierres.
Hôn lễ ở Tipasa
Vào mùa hè, Tipasa
là nơi trú ngụ của những vị thần, và những vị thần lèm bèm với nhau
trong ánh nắng,
trong mùi ngải, biển rát bạc, trời xanh tươi, giữa những điêu tàn phủ
hoa, giữa
ánh sáng sủi cục trong những đống đá.
LE VENT A DJÉMILA
Il est des lieux où meurt l'esprit pour que naisse une vérité qui est
sa
négation même. Lorsque je suis allé à Djémila, il y avait du vent et du
soleil,
mais c'est une autre histoire.
Gió về Djémila
Có những nơi chốn
mà ở đó, tinh thần chết đi để nẩy ra sự thực, là phủ định chính nó. Khi
tôi tới
Djémila, thì ở đó có gió, có mặt trời, nhưng đó một câu chuyện khác.
L'ÉTÉ A ALGER
Ce sont souvent des amours secrètes, celles qu'on partage avec une
ville. Des
cités comme Paris, Prague,
et même Florence
sont refermées sur elles-mêmes et limitent ainsi le monde qui leur est
propre.
Mais Alger, et avec elle certains milieux privilégiés comme les villes
sur la
mer, s'ouvre dans le ciel comme une bouche ou une blessure. Ce qu'on
peut aimer
à Alger, c'est ce dont tout le monde vit: la mer au tournant de chaque
rue, un
certain poids de soleil, la beauté de la race. Et, comme toujours, dans
cette
impudeur et cette offrande se retrouve un parrfum plus secret. A Paris, on peut
avoir la
nostalgie d'espace et de battements d'ailes. Ici, du moins, l'homme est
comblé,
et assuré de ses désirs, il peut alors mesurer ses richesses.
Mùa hè ở Alger
Luôn luôn là những mối tình
thầm kín, thứ mà người ta chia sẻ với một thành phố. Những đô thị như Paris, Prague, và
luôn cả Florence,
chúng tự khép lại,
và giới hạn cái thế giới của riêng chúng. Nhưng Alger, và, cùng với nó
là một vài
vùng đặc quyền như những thành phố nhìn ra biển, mở ra bầu trời, như
một cái miệng,
hay như một vết thương. Điều mà người ta có thể yêu ở Alger, là ai cũng
có phần sống của mình: biển ở mỗi ngõ quặt của con phố, một mẩu mặt
trời, cái đẹp của
sắc dân. Và luôn luôn, trong cái dơ dáng, đĩ thõa, thèm cho không, biếu
không, là một mùi phấn
hương bí ẩn. Ở Paris,
người ta có thể hoài nhớ không gian, những tiếng vỗ cánh. Ở đây, ít ra,
con người
tràn đầy, no đủ, và một khi, mọi ham muốn đều được bảo đảm, thằng chả
bây giờ bèn
thẩm định sự giầu có của mình.
*
Gấu,
khi mở ra Mùa Hè Miền
Nam, đã
chắc mẩm, kể như xong, một truyện dài, chẳng thua gì Lumière d’Aout của
thầy Faulkner.
Hóa ra tẽn tò!
*
Phi
lý của Camus ở đâu mà ra?
*
Albert Camus và đạo đức học của
những giới
hạn
Hai mươi năm trước đây, Albert
Camus là
một tác giả thời thượng; những kịch phẩm, tiểu luận và tiểu thuyết của
ông giúp
những người trẻ tuổi, sống. Vào lúc đó, bị ảnh hưởng Sartre, say mê
những tư
tưởng của ông ta, tôi đọc Camus mới ngán ngẩm làm sao, và nhiều khi còn
bực bội
về cái gọi là chất trữ tình làm ra vẻ trí thức của ông!
Sau đó, khi tác phẩm di cảo của ông, Sổ Ghi [Notebooks], được
xb, vào năm
1962 và 1964, tôi bèn đi vài đường tạp ghi, bằng một giọng văn tầm
phào, bố lếu
bố láo, phiến diện, tôi chụp cho cái xác của ông một cái nón mầu ‘xám
chưa đủ
xám’[a ‘premature greyness’]. Dựa vào thái độ của ông trước thảm kịch
Algeria -
một vị trí mà tôi thật sự chẳng hiểu cái chó gì, hò theo những kẻ thù,
đối thủ của
ông, không chịu đọc thẳng ông, tôi tự cho phép mình vẽ ra một hình ảnh
tiếu lâm
về ông, một kẻ công chính, một ông bình vôi, the lay saint, mà những đệ
tử của
ông để lên bệ thờ và cứ thế xì xụp!
Tôi đếch thèm đọc ông, cho mãi tới mấy tháng trước đây, may mắn làm
sao, trong
khi theo dõi một vụ khủng bố tấn công ở Lima
[ở Sài Gòn, do tay khủng bố VC nằm vùng DH, cũng một đệ tử của ông,
thực hiện!
Hà, hà!]….
Mario Vargas Llosa, Lima
18 May 1975
[còn tiếp]
Ui chao,
xuống phố, lượm phụ trang văn học của tờ Le Monde:
1959: Gấu
trước tác Những Con Dã Tràng ở Sài Gòn
1959: Tiểu thuyết mới đăng quang ở Pháp.
1959: Kẻ Công Chính Cuối Cùng, Le Dernier Des Justes, của
André
Schwart-Bart, được Goncourt của Tây.
Gấu quả là
bảnh thật!
Albert Camus, 50 năm sau khi
mất
Albert Camus và đạo đức học của
những giới
hạn
Hai mươi năm trước đây, Albert
Camus là
một tác giả thời thượng; những kịch phẩm, tiểu luận và tiểu thuyết của
ông giúp
những người trẻ tuổi, sống. Vào lúc đó, bị ảnh hưởng Sartre, say mê
những tư
tưởng của ông ta, tôi đọc Camus mới ngán ngẩm làm sao, và nhiều khi còn
bực bội
về cái gọi là chất trữ tình làm ra vẻ trí thức của ông!
Sau đó, khi tác phẩm di cảo của ông, Sổ Ghi [Notebooks], được
xb, vào
năm 1962 và 1964, tôi bèn đi vài đường tạp ghi, bằng một giọng văn tầm
phào, bố
lếu bố láo, phiến diện, tôi chụp cho cái xác của ông một cái nón mầu
‘xám chưa
đủ xám’[a ‘premature greyness’]. Dựa vào thái độ của ông trước thảm
kịch Algeria
- một vị trí mà tôi thật sự chẳng hiểu cái chó gì, hò theo những kẻ
thù, đối
thủ của ông, không chịu đọc thẳng ông, tôi tự cho phép mình vẽ ra một
hình ảnh
tiếu lâm về ông, một kẻ công chính, một ông bình vôi, the lay saint, mà
những
đệ tử của ông để lên bệ thờ và cứ thế xì xụp!
Tôi đếch thèm đọc ông, cho mãi tới mấy tháng trước đây, may mắn làm
sao, trong
khi theo dõi một vụ khủng bố tấn công ở Lima
[ở Sài Gòn, do tay khủng bố VC nằm vùng DH, cũng một đệ tử của ông,
thực hiện!
Hà, hà!]… . tôi lại mở ra Kẻ Nổi Loạn, một tiểu luận của ông
về
bạo động trong lịch sử mà tôi đã quên mẹ nó từ lâu (hay, chẳng bao giờ
hiểu được).
Ui chao, đúng là một mặc khải.
Cú tìm tòi, nghiên cứu của ông về những nguồn gốc triết học
của khủng bố, món quà quí báu [đặc sản Nam Bộ của đám VC nằm vùng đem
đến cho dân Miền Nam, trong có Gấu, đã từng xơi hai trái mìn cờ lê mo
của DH hoặc bạn của ông!] của
lịch sử đương thời, làm cho tôi kinh
ngạc đến mất hết cả hồn vía, vì cái sự sáng suốt, cái sự xác đáng nóng
bỏng của
nó, cùng với nó là những câu trả lời cho những hồ nghi và sợ hãi mà tôi
cảm thấy,
về thực tại đất nước tôi. Tôi sướng điên lên, khi khám phá ra rằng, một
số những
nan đề về chính trị, lịch sử và văn hóa, của riêng tôi, sau bao nhiêu
lần vấp
ngã, sa sẩy, té lên té xuống, sau cùng đã đi đến những kết luận, những
giải đáp
y chang của ông Camus!
Trong mấy tháng sau đó, do tôi cứ thế đọc đi đọc lại ông,
sau bao bất đồng không thể tránh khỏi, cuối cùng tôi thấm đòn, gật gà
gật gù chịu
ông, và biết ơn ông.
Sau đây, tôi sẽ đi vài đường, về cái hình ảnh mới mẻ mà tôi
nhìn ra ở nơi ông.
Để hiểu
tác giả Kẻ Xa Lạ, thì
chớ bao giờ quên ba món đặc sản, đúng ra phải nói, ba cái cù lần của
ông: một kẻ
miệt vườn, một tên ven biên, và một gã thuộc cộng đồng thiểu số, a
provincial,
a man of the frontier, and a member of a minority. Cả ba món này, theo
tôi, đã
góp phần tạo nên cách cảm, cách viết và cách nghĩ của ông.
Camus là một gã miệt vườn
theo đúng nghĩa thật nghiêm ngặt của cái từ này, vì ông sinh ra, được
dậy dỗ và
trưởng thành ở một nơi thật quá xa thành phố, khu thị tứ, chốn phồn
hoa, ở một
nơi thật xa nước Pháp: Algeria, Bắc Phi. Khi ông dời hộ khẩu thường trú
vào
Paris, ông vào lúc đó là đúng cái tuổi Cụ Khổng gọi là tam thập nhi
lập, Llosa
viết, yếu tính mà nói, thì ông đã là cái mà ông sẽ là suốt cuộc đời còn
lại sau
đó, he was already in essence what he would be for the rest of his life.
Với tất cả những sự kính trọng,
chúng ta có thể phán, Camus là một anh chàng nhà quê, cù lần, miệt
vườn, theo
nghĩa tốt nhất, và tệ nhất của những cái nón này!
Thứ nhất, bởi vì, không như mấy
thằng cha sống ở những thành phố lớn, ông sống trong một thế giới mà
‘quang cảnh
quê ta’ thì luôn luôn tràn trề, chỉ có nó, và nó mới quyến rũ, mới quan
trọng làm
sao, làm sao xi măng, cát vữa, nhựa đường… so với nó cho được! Cái tình
yêu thiên
nhiên của Camus thì thường trực ở trong tác phẩm của ông. Trong những
tác phẩm đầu
tay – Beteween Yes and No [Giữa Ừ và
Không Ừ], Noces [Hôn Lễ, Trần Thiện Đạo,
trên báo Văn ngày nào dịch là Giao Cảm, nếu Gấu nhớ không lầm], Mùa Hè, Minotaure ou halte d’Oran [The
Minotaur or the Shop in Oran] - mặt
trời, biển, cây cối, hoa lá, đất cứng, và những đụn cát nóng bỏng của
Algeria là
chất liệu thô, nguyên, ròng, sẵn sàng chờ được miêu tả, và mở ra suy
tưởng.
[Ui chao, lại nhớ đến đoạn mở
ra Những Con Dã Tràng: Villa
trông ra biển. Tường phía trước thấp… ]
Chúng là những điểm qui chiếu
bắt buộc của tiểu luận gia trẻ tuổi, khi ông toan tính định nghĩa cái
đẹp, nâng
bi cuộc sống, hay lèm bèm về ‘ngứa quá, ngứa quá’ [thiên hướng nghệ
thuật,
artistic vocation]. Cái đẹp,
cuộc đời,
nghệ thuật, chúng đan dệt vào với nhau, ở trong những bản văn ngắn
ngủi, chau
chuốt, tẩn mẩn này, và biến thành một thứ tôn giáo tự nhiên, a sort of
natural
religion, một sự hợp nhất thật bí ẩn với đất, với đá, với những thành
phần thiên
nhiên [Ngày sau sỏi đá cũng cần có
nhau, là cũng theo nghĩa này], một
sự thánh
hoá thiên nhiên khiến tôi [Llosa] nhớ tới José Maria Arguedas, trong
những cuốn
tiểu thuyết của tác giả này cũng xẩy ra tình trạng tương tự.
Mario Vargas Llosa, Lima
18 May 1975
*
Milosz phán, trong diễn văn Nobel, mới thật là bảnh, và
khiến Gấu nhớ đến quê Bắc Kít của Gấu, cái làng ven Sông Hồng của Gấu,
nhưng
khi về, đéo còn cái chó gì hết, thảm ơi là thảm.
It
is good to be born in a small country where nature is on a human scale,
where
various languages and religions have coexisted for centuries. I am
thinking
here of Lithuania,
a land of myth and poetry.
Thật
lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với
con người,
nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi
đang nghĩ về Lithuania,
miền đất của huyền thoại và thi ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.
Và đây là cái cảnh Gấu trở về.
Điếm
canh đầu làng Thanh Trì,
quê hương Bắc Kít ngày nào của Gấu.
Có
thể nó vưỡn là cái điếm
canh từ ngày xửa ngày xưa chăng?
Từ
đó, có lối đi xuống làng.
Còn một lối xuống nữa, ở cuối làng, hai bên đường là rừng tre xanh phủ
ngập lối
đi, đi hết rừng tre, thì tới hai căn nhà, bên phải, là cái nhà gạch của
bố mẹ Cô
Hồng Con, bên trái, là cái ao, và nhà của ông chú của Gấu, Chú Trực,
con ông giáo
Dực, ông giáo làng của cả hai bố con Gấu.
Chú
Trực sau làm Việt Gian, mật
thám cho Tây, lần Gấu về có gặp lại, kể chuyện cũ, ông phân bua với mấy
người
ngồi cùng bàn, bữa tiệc đoàn tụ: Tôi đâu có nói sai đâu, hồi đó Lưu Hữu
Phước tính
nhận tôi làm đệ tử cắp cặp theo hầu ông, nhưng bố tôi không chịu.
Cái
ao bên ngoài, là nơi Cô Hồng
Con bò ra rồi gục chết ngay bên bờ ao.
Khi
Gấu về, cả làng chẳng còn
gì. Tre, ao gì cũng chẳng còn. Trưa nắng gắt. Gấu nhớ lại cái cảm giác,
một lần
đi chơi bời, gặp một em bạch bản, em nằm phơi trên giường, dưới ánh đèn
chói loà,
y chang cái cảnh bữa Gấu hội ngộ làng xưa.
Thảm
thật!
Khủng
khiếp thật, đúng hơn!
Albert Camus, 50 năm sau khi
mất
Albert Camus
và đạo đức học của
những giới
hạn
Ở trong
những tác phẩm sau này
của Camus, phong cảnh – và trên tất cả, phong cảnh quê ta, miền đất
thiên đàng Địa
Trung Hải của ông - vưỡn hiện diện, thường như là, một ham muốn tàn
khốc, an
atrocious desire, hay một hoài nhớ khủng khiếp, đến trở thành khốn khổ,
khốn nạn,
rất ư là hơi bị thảm hại [y chang Gấu, những ngày sắp lìa đời!], a
terrible
nostalgia: Marthe và bà mẹ của cô, những tên trộm cướp và những tên sát
nhân
trong Ngộ Nhận, làm thịt du
khách trong quán trọ, để có một ngày, có đủ vốn liếng,
tậu được một căn nhà bên bờ biển [Ui chao, chẳng lẽ đây là giấc đại
mộng của những
anh nhà quê Bắc Kít, những anh Cu Sài, xẻ dọc Trường Sơn,
hy vọng vô
được nước Xề Gòn, kiếm tí chiến lợi phẩm, về làng cũ, xây cái nhà gạch
nho nhỏ,
sửa sang phần mộ cho ông cụ, cưới một em ở Xóm Đoài, Xứ Đoài mây trắng
lắm?],
và cái anh chàng Tướng Về Hưu, Jean Baptiste Clemence, sau khi xây dựng
xong Địa
Ngục, bèn đi vào miền Sa Đọa, The
Fall, tên một tác phẩm của Camus, sám hối, và
trong một khoảnh khắc trầm thống, rống lên như một con quỉ, Quỉ Bắc
Kít, trong
một cuộc độc thoại nội tâm: “Ôi, mặt trời Bắc Kịt, ôi bãi biển Đồ Sơn,
ôi những
hòn đảo Hạ Long của những trận gió thương mại, ôi những hồi ức của thuở
thanh
niên, chúng mới làm cho đám Bắc Kít chúng ta chán chường làm sao!”
[‘Oh, sun,
beaches, islands of trade winds, memories of youth that make us
despair’]: Ở
Camus, cái đẹp và cái ấm mà con người được thừa hưởng từ thiên nhiên
không
chỉ thỏa mãn nỗi thèm khát của cơ thể, mà còn là một thứ thánh dược
thanh tẩy
tâm hồn!
Ui chao, những câu sau đây, trong Lần
Cuối Sài Gòn, của 'đại văn hào' Gấu Nhà Văn, mà không phải những
"thánh ngôn" 'thanh tẩy tâm hồn', ư?
Trong mỗi chúng ta đều có một
Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của
bạn sáng
ngời.
Lần thứ
nhì bỏ chạy quê
hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm
thêm cay
đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống
lại,
chỉ một sợi nắng Sài-gòn.
Trong
những đêm chập chờn mất
ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma
của chính
mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời
đã chết
theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại
Nabokov và
lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật
đáng
thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ
của tôi và
của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một
con quỷ
của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.
Suốt cuộc đời,
Camus luôn tỏ ra trung thành với niềm tin, rằng con người phải hoàn
chỉnh trọn
vẹn chính mình, sống trọn với bản chất của mình, khi mình tương
hợp với
thế giới tự nhiên, khi cuộc ly dị giữa nó và thế giới tự nhiên sẽ cắt
manh mún
cuộc hiện hữu nhân sinh của nó. Có lẽ, đây là niềm tin, kinh nghiệm của
một
người lớn lên không nương tay nhờ sỏi, đá, bụi bặm, giọt mưa, sợi nắng,
và, nó
tách Camus ra khỏi cái đám đông khốn kiếp ở thành phố, ở Paris, và hơn
thế nữa,
tách ông ra khỏi cả một tầng lớp trí thức cùng thế hệ với ông. Tất cả
lũ, nào
Mác Xịt, nào Ky Tô, nào tự do, nào hiện sinh, đều có một điểm chung:
chúng đều
thần tượng hoá lịch sử. Sartre và Merleau-Ponty, Raymond Aron và Roger
Garaudy,
Emmanuel Mounier và Henri Lefebvre, ít ra đều đồng ý về một điểm: rằng
con người
là một con người xã hội, và, để hiểu nỗi khốn cùng, những khổ đau của
nó, và đề
ra giải pháp cho vấn đề của con người, việc đó chỉ thế xẩy ra, ở trong
cái khung
lịch sử. Kẻ thù ở bất cứ đâu đâu, ở bất cứ điều gì khác, nhưng đám này
đều chia
sẻ với nhau một giáo điều rộng lớn nhất trong mọi giáo điều của thời
đại chúng
ta: rằng lịch sử là chìa khóa cho câu hỏi nhân sinh [that history is
the key to
the human question], là nơi chốn, môi trường, ở đó, trọn số phận của
con người
được quyết định.
Llosa: Albert
Camus và đạo đức học của
những giới
hạn
Bây giờ
thì Gấu hiểu được, vị
trí của ông anh nhà văn nhà thơ của Gấu, và cái sự tại sao ông không
chịu nổi
Camus!
*
"Historians," says
Cervantes in Part I of Don Quixote, "should
be accurate, truthful and dispassionate, and neither interest nor fear,
rancor
nor affection should make them draw crooked the path of truth, whose
mother is history,
rival of time, safe keeper of events, witness of things past, example
and caution
of things present, warning of things to come." This paragraph is the
example chosen by Jorge Luis Borges to show how different readers
create
through their readings different stories. In his famous fiction of
1939,
"Pierre Menard, Author of Don Quixote," a "fake" biography
written under the guise of a scholarly essay, Borges imagines a
twentieth-century French writer, Pierre Menard, whose purpose is to
write, once
again, Don Quixote. Not to compose another Quixote, nor to transcribe
or copy
the original, but to create again, in a new time and place, word by
word, the
same novel as the one written by Cervantes. Borges then quotes the last
section
of the above paragraph, and compares Menard's version to that of the
original;
the words are, of course, the same. Cervantes's. paragraph, however,
according
to Borges, is a mere rhetorical encomium of history. Menard's, instead,
is an
astonishing text: history, writes Menard, is the mother of truth.
"Menard," says Borges, "a contemporary of William James, defines
history not as an investigation of reality but as its source.
Historical truth,
for him, is not what took place; it is what we believe took place."
Alberto Manguel: The Books of Don Quixote
Gấu, nhà văn
Nhà Hội
Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như
Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng
tuổi TTT], khi tập tành viết lách. Nhưng sự vỡ mộng của ông, đối với
Sartre,
theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu. Trong bài viết The
Mandarin, ông không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn
Nôn. La Nausée. (1)
*
"Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân
phận
giai cấp khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản"
TTT: Bếp Lửa
Llosa giải thích, thời của ông, cũng là thời của TTT:
Hoàn cảnh bi thương của đám trí thức tiến bộ những năm 1950 và 60, có
thể tóm
tắt bằng câu của Sartre, trong một tiểu luận, viết năm 1960:
"Hợp tác với Đảng Cộng Sản, thì, cùng một lúc, vừa cần
thiết,
vừa bất khả."
*
Đó không phải là cách đọc Sartre của đám Gấu, và đồng bọn, thường được
coi là
nhóm 'tiểu thuyết mới" ở Miền Nam.
Một cách nào đó, đám Gấu đọc Sartre từ La Nausée, và cũng bắt
đầu viết,
từ đó, từ những phát giác văn chương, của Sartre, nhưng do quá mê chính
trị,
ông đã bỏ qua.
Gấu đã từng kể kinh nghiệm đọc La Nausée của Gấu, và của ông
bạn HPA. Có
những xen, hai đứa đọc, trong những tình huống, thời điểm khác nhau,
nhưng,
phản ứng, có thể nói, y hệt nhau.
HPA @ home, hẻm
Trần Quí Cáp, Saigon, cc 2002
Tôi
"biết"
Sài-gòn, phần lớn là qua "ông thầy" Huỳnh Phan Anh. "Thằng
chả" dậy tôi chơi banh bàn, bi da. Quán bi da nổi tiếng mà lâu ngày tôi
quên mất tên, ở khu Ngô Tùng Châu, gần trường Nguyễn Bá Tòng, là nơi
hai đứa
nhiều ngày đứng suốt buổi, khi ra khỏi quán hai chân rã rời, kéo nhau
băng qua
đường, leo lên gác xép ngủ. Nhà Huỳnh Phan Anh là nơi lần đầu tiên tôi
nhìn
thấy cái bàn ăn "dã chiến", khi ăn mở ra, ăn xong xếp lại. Đứa em
trai nói ngọng. Mấy chị em là nguồn kinh tế của hai đứa chúng tôi. Rồi
thằng
chả dậy tôi "xóm" nghĩa là gì.
Sau này học trò vượt ông thầy. Tôi sa xuống mãi đáy Sài-gòn, những nơi
chốn mà
bạn tôi đã từng căn dặn chớ mò tới. Cái trò đọc sách trong một quán
chệt, chỉ
cần một ly cà phê túi, hoặc ly hồng xà (hồng trà), rồi cứ thế ngồi suốt
buổi,
là cũng do anh truyền cho tôi. Và hai đứa chia nhau kinh nghiệm đọc,
nhờ nó. Có
lần anh kể cho tôi nghe, bữa trước đọc Buồn Nôn, La Nausée, tới đoạn
Roquentin
đi trong thành phố Bouville, "một mình mà như cả một đoàn quân đang
xuống
phố"; "đọc tới đây, thú quá tao cũng bỏ ra ngoài đường lang thang một
hồi...", và có lần cũng cảm thấy, như Roquentin, "tương lai đang chờ
đợi ở một ngã tư đầu đường". Tôi cũng có những kinh nghiệm y hệt như
vậy.
Qua anh tôi có được quá nhiều bạn: Dương Văn Ba, Nguyễn Xuân Hoàng,
Nguyễn
Đồng, Hoàng Ngọc Biên, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật... Có thời
gian tôi
"cộng tác" với báo Điện Tín, là do anh. Thân nhất, có lẽ là lúc anh
đang học Sư Phạm Đà Lạt. Tuần nào tôi cũng nhận được thư. Anh vốn là
một con
người rất cứng rắn, "dur", ít khi bộc lộ tình cảm. Những lá thư là
một Huỳnh Phan Anh "đích thực", đối với tôi.
Lần đầu tiên tôi biết Đà Lạt là lần lên thăm anh. Đúng vào dịp Giáng
Sinh, với
một người bạn. Cả ba đi lang thang ngoài đường đến gần sáng, say, hát,
la, rống
dọc theo những con dốc. Lần đó, tôi có cảm tưởng sống lại Hà-nội, và mơ
hồ hiểu
được tâm trạng của những người lính lê dương nhớ nhà, say sưa giữa
thành phố,
giữa cuộc chiến "không phải của họ".
Với Huỳnh Phan Anh, tôi chỉ ân hận một điều, anh dậy tôi nhiều quá, còn
tôi,
chỉ có một bài học, đúng ra là một kinh nghiệm, mà không làm sao nói
lại cho
anh hiểu: tại sao bỏ vào Nam.
Nhưng câu hỏi đó, cho đến nay tôi cũng vẫn chưa trả lời được, cho chính
tôi.
Chợ
Đũi, Huỳnh Phan Anh, và tôi
Milosz không ưa
Sartre, lẽ dĩ nhiên, vì Sartre mê Cộng Sản, mà ông từ phía đó bỏ
chạy qua Paris.
Ông hợp với Camus, và cả hai rất thông cảm nhau, về cái tai ương
của nhân
loại: Cái Ác Mầu Đỏ đó.
Sau đây là "đầu vào" [input, entry], về Camus của ông trong ABC.
Camus, Albert. Tôi theo dõi chuyện xẩy ra cho ông,
sau khi xuất bản Con
Người Nổi Loạn, L'homme révolté. Ông viết như một con người tự do
[like a
free man], nhưng hoá ra là điều này không được phép, bởi vì đụng vô lằn
ranh
"chống-đế quốc" [có nghĩa, chống Mỹ, và ủng hộ Xô Viết]. Chiến dịch
thô bỉ nhằm phạng Camus của Sartre, và Francis Jeanson, trên tờ Thời
Đại Mới,
được a dua [joined] bởi Simone de Beauvoir, cú này trùng hợp với thời
điểm tôi
đoạn tuyệt [break] với Varsaw vào năm 1951. Đây cũng là thời điểm mà
Sartre
viết về Camus:
"Nếu bạn không ưa cả Cộng Sản lẫn Tư Bản, thì chỉ còn có một chỗ cho
bạn
dung thân là Quần Đảo Galapagos".
Camus thò tay ra, bắt tay tôi, vào thời điểm đó, thật quan trọng, thật
chí
tình.
Milosz viết về bạn tình, bạn đường, của Sartre.
Beauvoir, Simone de. Tôi chẳng hề gặp, nhưng chuyện
không ưa nổi bà ta
thì không hề giảm, sau khi bà mất, và ngay cả cho tới bi giờ, khi bà
chỉ còn là
một cái tiểu chú về thời của bà... Thì cứ thú nhận, thẳng ra ở
đây, một
thằng nhà quê miệt vườn, làm sao mà ưa cho nổi một bà lớn [grande
dame]... Tôi không thể tha thứ cho bà ta về những trò hạ cấp,
cùng
Sartre, nhắm bề hội đồng Camus.
Nói tới Camus, Gấu tôi nhớ, có lần ngồi Pagode, nhà thơ TTT chê Kẻ
Xa Lạ,
khi so sánh đoạn tử tội Meursault gặp ông thầy tu, với cũng một xen như
vậy,
trong Đỏ và Đen, thì Camus không đáng là học trò của Stendhal.
Ấy là mấy chục năm sau, thằng em diễn lại câu phán của ông anh, qua...
tưởng
tượng.
Quả thế thực, nhưng theo Gấu tôi, phải tính tới cái tuổi của người đọc,
khi đọc
bất cứ một tác giả.
Stendhal là phải già già một chút mới đọc được. Còn me-xừ Meursault
không kịp
có tuổi già. Những nhân vật như thế, là phải "chết non", mượn lại từ
của ông anh.
Và có những tác phẩm, bạn không nên đọc sớm quá, và nên để dành! Lời
khuyên của
ông bà chúng ta, chớ đọc Phan Trần, chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều, là có
thiện ý
chứ không liên quan tới đạo đức. Cái cảnh, "Rõ ràng trong ngọc trắng
ngà,
Rành rành trước mắt một tòa thiên nhiên", chỉ 'trở thành hiện thực',
khi
bạn vừa đọc xong câu đó, là bèn thực hành liền!
Theo nghĩa đó, một độc giả của tờ TLS [số tháng Hai, 2004, mục Sổ Tay]
sung
sướng la lên rằng, may quá, tới hơn nửa đời người, mới đọc Hamlet. Đúng
là một
món quà quí báu dành để đọc vào lúc xế bóng về chiều, mái tóc muối tiêu
[a
mid-life gift to himself].
Sự nổi tiếng của một số tác giả ở trong nước, sau 1975 thí dụ như NHT,
DTH, BN,
có dư luận hải ngoại cho rằng, họ ảnh hưởng văn chương miền nam trước
1975. Tôi
nghĩ, có. Chiến thắng miền nam, và thực thế phũ phàng sau đó, làm sao
không ảnh
hưởng lên bất cứ một người viết? Đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến
Tranh, đọc,
thấy phảng phất Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền. Tướng Về
Hưu có
không khí hiện sinh của một thời hậu chiến ở bên... Tây. Thiếu,
là thiếu
một tiếng hát, của Gréco, và một điệu Jazz, thí dụ, some of these
days...
Một ngày nào, anh sẽ nhớ em... của La Nausée.
Thiệp có thể "mơ hồ" cảm nhận ra sự thiếu sót đó, và thay bằng tiếng
hát...
nữ thuỷ thần.
Kinh
nghiệm đọc Buồn Nôn
Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như
Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng
tuổi TTT], khi tập tành viết lách. Nhưng sự vỡ mộng của ông, đối với
Sartre,
theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu. Trong bài viết The
Mandarin, ông
không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn Nôn. La Nausée. (1)
Kinh
nghiệm đọc Buồn Nôn
"Je serai ta femme". LH 16.8.1967
... sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng
liêng: Chàng
vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Thời
gian
Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.
Gấu làm quen với
tờ Văn bằng truyện ngắn Thời gian. Truyện thứ nhì, sau truyện
đầu
tay
trên Nghệ Thuật. Những Ngày ở Sài Gòn.
NĐT order, ngay
lần đầu gặp, tại phở 44, Phan Đình Phùng.
*
Gấu sống, là nhờ được thay máu. Đêm đầu tiên, nằm phòng hậu-giải phẫu,
đau quá,
Gấu lăn lộn, vết thương nứt, máu chảy thành vũng dưới sàn giường. Sáng
sớm, vừa
cho phép thân nhân vô phòng, bà cụ lao vội vô, thấy thằng cu Gấu nằm
ngay đơ,
sợ quá la lên, y tá tới, tiếp máu liền tù tì, may thoát.
*
Đêm thứ nhì sau vụ mìn nổ, khi chàng tỉnh táo, nhận ra những khuôn mặt
thân
thương trong gia đình, chàng cố gắng cất tiếng nói nhưng không thể, và
chàng
cảm thấy thật rõ ràng một điều, chàng sẽ chết trong đêm, và trước khi
chết,
chàng sẽ được gặp nàng lần cuối cùng. Trước khi chết, chàng sẽ còn đủ
thì giờ
để nói với nàng, rằng chàng yêu nàng vô cùng, và tình yêu đó chẳng liên
can gì
đến đời sống hoặc cái chết, rằng nó phải như vậy, nếu không đã chẳng
thể nào có
nàng và chàng ở trên đời, và điều chàng ân hận, là chàng đã yêu nàng
nhiều quá,
như một lần chàng đã viết, "Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương
nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá." Chàng cảm thấy đời
chàng
sẽ kết thúc như vậy, và chẳng thể nào khác.
Sáng sớm hôm sau, khi chàng nhận thấy đã chống cự nổi, và thắng cả thần
chết,
đã lừa dối được định mệnh, đồng thời chàng cũng nhận ra một sự thật
thảm
thương, là sự sống sót của chàng như có một điều chi bất thường, giống
như một
nốt nhạc sai, dư, thừa, bất toàn, một giọng hát lạc giữa một bài ca, sự
sống
sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn
sống và
nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Trong khi lần hồi sống lại, trong những lần nàng vào nhà thương Grall
thăm
chàng, nghe nàng kể chuyện, khi được tin, nàng đã khóc và không dám
giụi mắt,
vì sợ mắt sẽ đỏ, và người trong nhà sẽ biết. Chàng nghe kể lại, vừa cảm
động
vừa hổ thẹn...
Thời
gian
*
Bây giờ, sắp xuống lỗ, Gấu nhận ra, không phải đêm thứ nhì sau vụ mìn
nổ, mà là
đêm đầu tiên, nằm phòng hậu giải phẫu trên.
Thời gian Gấu nằm nhà thương Đô Thành, LH không tới thăm.
Tức là cái đêm tí nữa thì đi, đúng như định mệnh phán bảo, nhưng do LH
không
làm sao kiếm cớ ra khỏi nhà, nên định mệnh lại phán tiếp, thôi tha cho
nó!
*
Gấu ăn tới hai trái claymore của mấy ông biệt động thành. Cú thứ nhất,
gẫy cánh
tay trái, giống như một nhánh cây bị bẻ, gập đôi lại. Cú thứ nhì, thủng
bụng.
Khi được đưa vô nhà thương Đô Thành, bác sĩ băng bó tạm cánh tay, lo
giải phẫu
vết thương bụng. Tay, cùng lắm thì
cưa bỏ,
bụng để lâu là đi. Một tay bác sĩ người Đức mổ.
Trong khi chờ vết thương bụng lành dần, cánh tay bốc mùi, kiến bu đen
kịt mớ
băng dính đầy máu. Đúng lúc đó, tổng giám đốc Bưu Điện, cũng là thầy
của Gấu,
ông Nguyễn Văn Điều, vô thăm, ông lắc đầu, ra lệnh, cho nó vô Grall
liền. Tao
trả tiền. Grall là nhà thương tư của Pháp. Cỡ Gấu không làm sao vô đó
nổi.
Tao trả tiền, có nghĩa, nhà nước trả tiền, trừ dần vào lương Gấu
sau đó.
Chỉ có ông mới quyết định được chuyện này.
Thành ra, "tha cho nó", còn sướng như vậy nữa!
Khi nằm nhà thương Đô Thành, tay Dirck Halstead, sếp UPI của Gấu vô
thăm, hỏi
nhà thương, hết bao nhiêu. Và anh xỉa tiền cho Gấu. Gấu bỏ túi. Đúng là
"tha cho nó"!
Nhưng qua tới nhà thương Grall, UPI Nữu Ước lắc đầu, mày là nhân viên
part time
của chúng tao, không phải staff. Ít thì tao cho, nhiều quá, để VNCH,
tức Bưu
Điện của mày lo!
Không có thầy Điều, thì cũng thành độc thủ đại hiệp. Độc thủ, độc nhãn,
thành
Lưỡng Độc Đại Hiệp!
Ông TBT, trưởng đài, sếp của Gấu, may được một anh MP Mẽo, thường lên
Đài nói
chuyện với gia đình ở Mẽo, nhận ra, gọi xe cứu thương đưa liền vô bệnh
viện của
Mẽo. Sau đó, anh cũng qua Grall, nhưng chỉ để nằm chờ cho vết thương
lành lặn.
Anh kể lại, tao thấy tay bác sĩ Danney [hay Daney], vô phòng mổ ngay
sáng sớm,
tới đâu 4, hay 5 giờ chiều mới ra, đi không nổi, bước loạng choạng!
Phòng của anh nằm ngay phiá bên ngoài phòng mổ.
*
Vào thời kỳ Gấu ăn mìn claymore, nhân loại chưa phát minh ra chất inox.
Để thay
cho khúc xương bị mìn claymore thổi bay biến vào hư vô, bác sĩ sử dụng
một
thanh kim loại, không biết chất gì, nhưng được mạ bằng platine, tức
vàng trắng.
Gấu sau đó phải trả mấy năm mới hết nợ nhà nước.
Gấu lần đầu làm quen morphine, là do những ngày nằm nhà thương, sau vụ
mìn nổ.
*
Thú thực, Gấu này chưa từng thấy, một quốc gia nào làm nhục người dân
của nó,
như đám VC trong nước.
Những người cầm viết, nếu có một chút lương tri, là cảm thấy nhục nhã,
hơn lên,
không biết bao nhiêu ngàn lần.
Không phải người cầm bút thì khác người dân thường. Nhưng, vì đã chọn
cái nghề
cầm bút như là nghiệp của mình, thì thường là, nhạy bén hơn, trong cái
việc cảm
thấy nhục nhã.
Và thường hay bị con bọ lương tâm cắn rứt hơn!
Lấy trường hợp Gấu, làm trang Tin Văn, một mình một chợ, muốn viết gì
thì viết,
và khi viết, chỉ phải đối diện với lương tâm của mình. Lỡ viết câu nào
không
đặng, đọc lại, nghe lương tâm phán, câu này không được, là delete.
Bịt miệng người dân, cho cả thế giới nhìn thấy, rồi sau đó bào chữa,
làm vậy
không đúng, vậy mà còn có kẻ thổi ống đu đủ, Ngài Chủ Tịch nước thật là
"bản lãnh", mới dám 'nhận lỗi' như vậy!
*
Tin Văn xuất hiện như vậy là cũng được vài niên, từ 17, Tháng Năm 2003,
không
kể thời gian ăn nhờ ở đậu bên VHNT của PCL trước đó. Vậy mà, duy nhất
chỉ có
một lần, cơ quan quản lý tên miền gửi email, nhắc nhở, này, có gì thay
đổi
không đấy, nếu vũ như cẩn, thì OK, khỏi phải trả lời.
Sắp tới sinh nhật Gấu, nên đi vài đường cảm khái, mong bạn đọc, và VC,
thông
cảm! NQT
*
Réfugiés
« Le malheur ? Ils s'en accommodaient. L'environnement
hostile ? Ils
l'acceptaient. Comme la tempête, le froid, la sécheresse. La haine, la
cruauté,
la mort: on s'y habituait. Tout cela faisait partie de l'exil.
Puisqu'il
fallait vivre, autant se familiariser avec ses obstacles. »
Elie Wiesel
*
Bernard Kouchner - đại ân nhân của người Việt tị nạn, nhờ có ông mà có
con
thuyền cứu người vượt biển Đảo Ánh Sáng, ông còn là người sáng lập cơ
quan
"Y sĩ không biên giới", bất cứ người tị nạn nào đều biết tới, hoặc đã
từng chịu ơn - mở ra chương Tị nạn, Réfugiés, trong cuốn Bất
hạnh của
những kẻ khác, Le malheur des autres, bằng câu trên, của Elie
Wiesel, Nobel
hòa bình, sống sót Lò Thiêu.
"Bất hạnh ư? Họ làm quen. Môi trường thù nghịch ư? Chấp
luôn. Chấp
luôn, nào bão tố, nào lạnh lẽo, nào khô cằn. Thù hận, độc ác, cái chết,
làm
quen luôn. Tất cả những thứ đó, thuộc về lưu vong, làm nên lưu vong.
Và, bởi vì
phải sống, thì phải làm quen với đủ thứ trở ngại."
*
Ông lập luận, nếu nhân loại tranh đấu, để loài vật, thí
dụ loài voi, không
bị tận diệt, thì cũng vậy, tị nạn cần được bảo vệ.
Ông vinh danh Sartre, sau khi hết còn bị Cộng Sản bỏ bùa mê, đã cùng
với ông
tranh đấu cho con thuyền Đảo Ánh Sáng, với câu nói tuyệt vời:
"Trước tiên hãy lo cứu những xác người!" ["D'abord
sauver les
corps"].
Quả là tuyệt vời, bởi vì đây là câu Sartre mượn Camus.
Một người bạn, và cũng là, kẻ thù, của ông.
*
Năm di cư thứ hai
mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của
đất Bắc ở
cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng
nó là
câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa
ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp
của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
TTT: Trong
đất trời
Liệu Gấu này
có
ngoa ngôn, khi dõng dạc phán: Cả một sự nghiệp 'đường ra trận...', 'mãi
mãi
tuổi hai mươi', cả một 'nhật ký họ Đặng'... sánh không bằng 'nửa' lời
ca của
Trần Thiện Thanh: Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ...
Sao
không hát cho những bà mẹ già, những người còn mải mê, những người vừa
nằm xuống
chiều qua? (1)
Nếu phải nhìn lại cuộc chiến, thì, một điều hiển nhiên, giải thích thái
độ
chống đối nhà nước VC, của cộng đồng hải ngoại, là do những gì xẩy ra
sau đó,
và tiếp tục xẩy ra cho đến ngày nay, đối với dân chúng ở cả hai miền.
Từ đó, suy ra: tất cả những ai dung thứ cho chế độ đó, đều là VC hoặc
những kẻ
cùng hưởng lợi với họ.
(1) Trong cuốn DVD tưởng niệm Trần Thiện Thanh, người ta được biết, bản
nhạc
Rừng Lá Thấp, có những lời ca như trên, được Trần Thiện Thanh sáng tác
trong vụ
Mậu Thân, nhân cái chết của một bạn thân, sĩ quan VNCH.
Nhật
Ký
*
Chống Cộng điên cuồng?
Nhưng Cộng nào, mới là vấn đề.
Trước 1975, gần như không có chống Cộng, đừng nói Chống Cộng điên
cuồng, trừ
một thiểu số, có thân nhân bị họ giết hại, hay một đấng tiên tri, hiểu
hơn hết
cả mọi người, nếu Cộng thắng, là sẽ khủng khiếp lắm, là sẽ xẩy ra hiện
tượng
Chúa Sẩy Thai.
Sau 1975, Chống Cộng điên cuồng như thế, vẫn chưa đủ.
Phải làm sao y hệt như trước 1975, nhưng ngược lại, nghĩa là, cả nước,
cả trong
lẫn ngoài, cả ở trên trời lẫn dưới đất, cả ở thiên đường, lẫn địa ngục,
đều
Chống Cộng điên cuồng!
Gấu,
nhà văn
Suốt cuộc đời, Camus luôn tỏ ra
trung
thành với niềm tin, rằng con người phải hoàn chỉnh trọn vẹn chính mình,
sống
trọn với bản chất của mình, khi mình tương hợp với thế giới tự
nhiên, khi cuộc
ly dị giữa nó và thế giới tự nhiên sẽ cắt manh mún cuộc hiện hữu nhân
sinh của
nó. Có lẽ, đây là niềm tin, kinh nghiệm của một người lớn lên không
nương tay
nhờ sỏi, đá, bụi bặm, giọt mưa, sợi nắng, và, nó tách Camus ra khỏi cái
đám đông
khốn kiếp ở thành phố, ở Paris, và hơn thế nữa, tách ông ra khỏi cả một
tầng
lớp trí thức cùng thế hệ với ông. Tất cả lũ, nào Mác Xịt, nào Ky Tô,
nào tự do,
nào hiện sinh, đều có một điểm chung: chúng đều thần tượng hoá lịch sử.
Sartre
và Merleau-Ponty, Raymond Aron và Roger Garaudy, Emmanuel Mounier và
Henri
Lefebvre, ít ra đều đồng ý về một điểm: rằng con người là một con người
xã hội,
và, để hiểu nỗi khốn cùng, những khổ đau của nó, và đề ra giải pháp cho
vấn đề
của con người, việc đó chỉ thế xẩy ra, ở trong cái khung lịch sử. Kẻ
thù ở bất
cứ đâu đâu, ở bất cứ điều gì khác, nhưng đám này đều chia sẻ với nhau
một giáo
điều rộng lớn nhất trong mọi giáo điều của thời đại chúng ta: rằng lịch
sử là
chìa khóa cho câu hỏi nhân sinh [that history is the key to the human
question],
là nơi chốn, môi trường, ở đó, trọn
số phận của con người được quyết
định.
Camus không bao giờ chấp nhận cái sắc lệnh hiện đại này. Không hề chối
bỏ chiều
hướng lịch sử của con người, ông luôn luôn tin rằng, giải thích số phận
con
người hoàn toàn bằng kinh tế, xã hội hay ý thức hệ, là không đầy đủ, và
trên
đường dài, nguy hiểm. Trong Mùa Hè, 1948, ông viết: “Lịch sử
chẳng hề
giải thích vũ trụ tự nhiên, có trước nó, cũng như cái đẹp, ở trên nó”.
Cũng
trong bài tiểu luận, ông phản đối sự lãnh đạo của những đô thị, vì nó a
tòng
[associated: kết hợp] với tính tuyệt đối của lịch sử, và sau này, trong
Kẻ
Nổi Loạn, ông coi đây là những nguồn gốc đưa đến bi kịch chính trị
hiện
đại, thời của những chế độ độc tài, chúng tóm lấy [take] những đòi hỏi
lịch sử,
như là biện minh triết học của chúng.
Ngược hẳn con người thành thị mà những tư tưởng gia hiện đại coi chỉ là
một thứ
sản phẩm lịch sử, mà những ý thức hệ lột sạch máu thịt; con người trừu
tượng,
đô thị này, bị tách ra khỏi đất đá và mặt trời, chẳng còn tí cá nhân cá
nhiếc
gì hết, non-individualized, không còn đồng nhất với gốc gác miệt vườn,
với cánh
đồng bất tận [đất đá, mặt trời, sông nước, con người… là một], con
người đó
biến thành một quần đảo của những phạm trù tinh thần, Camus nói về con
người tự
nhiên, được nối kết với thế giới của những phần tử như đất, như đá, như
sông,
như nước… rất hãnh diện, tự hào về cái vẻ rắn chắc của cơ thể của mình,
yêu cơ
thể, thân xác của mình và cố gắng thoả mãn nó, làm cho nó hài lòng, con
người
tự nhiên này nhận ra một điều, sự hài hòa giữa khung cảnh và vật chất
[matter],
thì không chỉ là sự viên mãn của lạc thú, và còn là sự xác nhận tầm lớn
lao vĩ
đại của con người. Của anh ta. Con người này, thì elemental [có
tính
phần tử, nguyên tố…] không chỉ vì những lạc thú của anh ta đơn giản, và
trực
tiếp, mà còn vì, anh ta thiếu [lack] sự gọt rũa cho thành đẹp của xã
hội
[social refinement], thiếu trò ma mãnh, nghĩa là, anh ta chẳng kính
trọng qui
ước, mù tịt về thất vọng, chán chường, và tình tiết [intrigue], mù tịt
về cái
gọi là tinh thần thích ứng, gia nhập, [hội đoàn hội điệc, cộng đồng,
cộng điếc,
thua, đếch có tớ!], và lại càng chẳng có tí tham vọng quyền lực, vinh
quang, và
của cải tiền bạc!
Đó là những điều mà anh ta không thể khinh miệt, bởi vì đếch biết đến
chúng!
Những đức tính, hạnh kiểm của anh ta, là sự thẳng thắn, giản dị, hơi bị
tỏ ra
thích, một cuộc sống X-pác-tơ [a Spartan life], những đức hạnh như thế,
theo
truyền thống mà nói, hầu hết kết hợp với cuộc sống nhà quê, thôn dã,
tỉnh nhỏ,
và nói một cách khác, với thế giới tà giáo, a pagan world. Chuyện gì
xẩy ra khi
một ông nhà quê, cù lần, một con người của thiên nhiên, như thế, nổi
hứng lên,
đòi cho hắn ta cái quyền, có cái phần của mình, ở trong một thành phố?
Một thảm
kịch: Thành phố sẽ tóm lấy, bóp nghẹt, đè nát, hủy diệt anh ta. Đây là
đề tài
của cuốn tiểu thuyết đẹp nhất, bảnh nhất của Camus: Kẻ Xa Lạ, The
Outsider.
Từ lâu nay, người ta cứ lải nhải, lập đi lập lại, đây là một cuốn tiếu
thuyết
về bất công trên thế gian, injustice in the world, và, trong cuộc sống,
in
life, một minh họa văn học về triết học của sự phi lý mà Camus cố gắng
miêu tả
trong Huyền thoại Sisyphe. Bây gờ đọc, nó xuất hiện, trên tất
cả, như là
một tranh luận, argument, chống lại sự độc tài của qui ước và dối trá,
mà cuộc sống xã hội
dựa
trên đó. Meursault, một cách nào đó, là một kẻ tử đạo sự thực, a
martyr to
truth. Điều dẫn tới cầm tù, kết án, và sau cùng, xử tử anh, là sự
‘không thể
mang tính bản thể’, his ontological inability, để che đậy
những cảm
nghĩ của mình, để làm điều người khác làm: chơi cuộc chơi, play a part.
Thật là
vô phương, đối với anh ta, thí dụ, làm ra vẻ quá đau đớn khi dự đám
tang của mẹ
mình; anh ta cũng đau, chắc hẳn, nhưng không thể ‘làm ra vẻ’ quá đau,
hay thốt
ra những lời lẽ đúng qui ước của xã hội. Anh ta cũng không thể bầy ra,
trước
ông toà, sự ăn năn, sám hối, vì tội giết người, như là ông toà và mọi
người đòi
hỏi. Anh ta bị trừng phạt vì những điều này, chứ không phải vì tội ác
mà anh ta
phạm. Từ một điểm đứng khác, có thể coi, cuốn tiểu thuyết là một tuyên
ngôn,
coi đời sống thì bảnh, không có gì quí hơn nó, so với mọi thứ khác, a
declaration in favor of the superiority of this life above any other.
Meursault
– con người nhân tố, the elemental man – thì có học, ăn nói gọn gàng,
vừa đủ,
cư xử hòa nhã (cái tội ác của anh ta, thực sự ra mà nói, nó đúng là một
thứ
công việc của sự tình cờ, a work of chance], và anh ta chỉ mất tự chủ,
và trở
thành khó chịu, cáu kỉnh, khi mọi người nói với anh ta về Thượng Đế,
khi một
người nào đó – như ông tòa, hay vị thầy tu nhà tù - từ chối không kính
trọng
niềm tin vô thần của anh ta, his atheism (đúng hơn, niềm tin tà giáo
của anh
ta, his paganism), cùng một đường hướng, như là anh ta kính trọng niềm
tin của những
người khác.
Những thái độ tra hỏi theo
kiểu
giáo lý, bè phái, trấn áp… làm anh ta bực, ‘lại đâm bực’. Tại sao? Bởi
vì tất cả,
mọi thứ mà anh ta yêu, và hiểu, thì tràn đầy ra đấy, bầy ra trước mắt:
biển cả,
mặt trời, những buổi hoàng hôn, làn da mịn
màng, trẻ măng, thơm như múi mít của em Maria [the young flesh of
Maria]. Với cùng
một vẻ dửng dưng thú vật mà với nó, anh ta trau giồi, gặt hái những cảm
quan của
mình, Meursault nói lên sự thực: điều này khiến những người chung quanh
anh nghĩ
anh là một con quái vật. Bởi vì sự thực, cái sự thực tự nhiên thoát ra
khỏi miệng
của anh ta, thì cũng giống như mồi hôi toát ra từ làn da của Maria, và
cái đó
thì thật là kỳ kỳ với ba trò thuần lý làm nên cuộc sống xã hội, cộng
đồng con
người trong lịch sử. Meursault,
trong rất nhiều đường hướng, là một hóa
thân,
an alter ego, của Camus: ông cũng yêu cuộc đời này một cách hăm hở,
cuồng nhiệt,
tới chỉ, như những kẻ thần bí yêu một thế giới khác, [khác cái thế giới
của chúng
ta, hẳn thế!], ông cũng có cái thói xấu, là nói ra sự thực, và ông cũng
là người, nhân danh sự
thực – trên tất cả, trong chính trị - không ngần ngại lăng mạ những qui
ước của
thời của ông. Chỉ một người "tôi ở miền xa" [tên một bản nhạc sến],
không quen với những show trình diễn [như trên eVăn] những mẫu mã,
những hàng độc mới
ra lò [last fashions], tỉnh bơ trước trò đểu cáng, nô dịch của thành
phố, như Camus, thì mới
có thể, ở trên đỉnh cao của niềm
tin vào hệ thống, bảo vệ luận đề, rằng, những ý thức hệ, chạy trời
không khỏi nắng, chỉ đưa đến nô lệ và tội ác, [Không biết Llosa muốn
nói nhắc tới một câu mà Gấu, đọc,
mê quá, bèn chôm liền, đưa vào bài viết về… Võ Phiến, nhà văn Bình
Định: Những con đường đưa cá nhân
đến tội ác / đưa xã hội đến cách mạng, là như nhau. Camus, Thèse sur
Dostoevsky:
Les mêmes chemins qui mènent l’individu au crime mènent la société à la
révolution)], và khẳng định, đạo đức là một
đòi hỏi cao, chính trị phải cúi đầu trước nó. Ông còn muốn trở thành
nhà vô địch, ở
trong
hai môn chơi, mà thiên hạ hồi đó, chỉ nội nghe nhắc đến tên, là đã
bật cười
một cách khả ố: Tự Do, và Cái Đẹp.
Văn phong của Camus thì có vẻ
lạc thời, lỗi điệu [anachronic], trang trọng [solemn] và kiểu cách
[mannered].
Nó làm chúng ta nhớ tới một trong mấy anh chàng nhà quê, tỉnh lẻ, mỗi
sáng Chủ nhật, đánh bóng đôi giầy, diện bộ đồ viá, đi dạo công viên,
nghe ban nhạc trình diễn.
Văn xuôi của ông chứng tỏ một sự giả bộ thường hằng, a constant
affectation,
theo một nghĩa đẹp nhất của từ này. Sự trầm trọng, hoàn toàn thiếu vắng
tính u
mặc [humor], vẻ cứng nhắc của nó, tất cả đều rất ư là mưa đêm tỉnh lẻ,
đúng chất
sến của đám Mít Nam Bộ chúng ta, trong có Gấu, tất nhiên!
Những câu văn thường là ngắn
của Camus được ông chau chuốt, tinh chế, gọt rũa đến tận xương tuỷ, to
the
essential, và mọi câu như thế thì đều tuyệt hảo như một viên đá quí.
Nhưng
chuyển động hay tiềm lực của nó, như là một toàn thể, as a whole, thì
thường yếu
xìu. Đây là một thứ văn phong uy nghi, đẹp như một bức tượng, và -
ngoại trừ tính
hàm súc, và sự hiệu quả mà qua nó, một ý tưởng được biểu tỏ – nó có vẻ
ngây ngô
thế nào ấy, naïf,: đây là thứ văn phong ngột ngạt, cổ lỗ, có mùi hồ
[hồ, như
trong có bột mới gột nên hồ]. Quả là một nghịch lý, một nhà văn hiện
đại, kẻ
vinh danh cuộc sống tự nhiên, trực tiếp, với những lập luận quyến rũ
nhất,
thuyết phục nhất; cũng chính người này, bằng tản văn của mình, lại là
một trong
những nhà viết văn xuôi ‘nghệ thuật’ nhất, most ‘artistic’, [vừa chạm
trổ, gọt
rũa, vừa giả tạo, mất hẳn vẻ tự nhiên, artificial] vào bậc thầy của
thời của
mình.
Ngoài những quan tâm về văn học,
cũng còn có những giá trị mà Camus trau giồi và bảo vệ, chúng đã bị lưu
vong ra
khỏi thành phố: Những giá trị về danh dự, và tình bạn, từ một thế giới
của sự cô
đơn, và của những con người đểu giả [cynical people]. Đó là những giá
trị cá nhân,
do định nghĩa, chúng cưỡng lại một quan
niệm hoàn toàn có tính xã hội về con người. Ở trong những giá trị này,
Camus nhìn
ra hai hình thức của cứu chuộc cho thứ chủng loại là giống người, một
đường lối
để tái phục hồi [regeneratre] xã hội, và một ‘tình người, tình bạn’,
thứ ‘bạn
quí’, thật hách xì xằng, và thật đặc quyền đặc vị [a superior and
privileged
type of human relationship].
Camus là một con người của vùng
biên cương, ông sinh ra và sống tại một vùng ven căng thẳng, dữ dằn,
giữa Âu Châu
và Phi Châu, Tây Phương và Hồi Giáo, một xã hội kỹ nghệ hóa và kém mở
mang.
Kinh nghiệm ngoại vi, ngoại biên này đem đến cho ông, như một gã Âu
Châu, một cái
nhìn đa dạng, rối rắm [a complex view] về thế giới của riêng ông. Một
mặt, ông
thấy mình dễ dàng nhập vô văn hóa đó, hơn những kẻ sống ở trung tâm,
không thể
phán đoán, và đánh giá [appreciate], ý nghĩa của văn hoá mà họ thuộc về
nó. Mặt
khác, ông cảm thấy mình xốn xang hơn, hục hặc hơn, ngửi
ra sự hiểm nguy, và, quan tâm tới sự yếu ớt
của hạ tầng cơ sở của xã hội hơn, so một người nào khác.
Tôi không buộc tội Camus, về
chủ nghĩa vị chủng tộc của ông, về chuyện ông không màng tới những nền
văn hóa
còn lại của thế giới, bởi vì ông quá Âu Châu [he was profoundly
European] theo
một nghĩa phổ cập của từ này. Sự thực là, Âu Châu và những vấn đề của
Âu Châu ở trung tâm những tác phẩm của ông, điều này không giảm trừ,
nhưng đóng
khung, khoanh vùng chúng, trong những giới hạn rõ rệt, chính xác. Khi
Camus để
mình vướng
vào những vấn đề của Thế Giới Thứ Ba – như những khổ đau của người
Kabyles, hay
là đàn áp dân thuộc địa tại Madagascar – ông làm như thế trong viễn
tượng đại lục,
a continental perspective. Ông tố cáo những sự kiện – và đây là lời tố
cáo nặng
nề nhất mà ông đã từng – làm ô nhục
Âu Châu. Âu Châu mà Camus chống đỡ, bảo vệ, một Âu Châu mà ông muốn gìn
giữ, làm
tăng sinh lực, và dâng hiến, như là một khuôn mẫu cho thế giới, là Âu
Châu
của một kẻ tà đạo hiện đại, và phía Nam [the Europe of a modern and
southern
pagan], một kẻ cảm thấy rằng, nó được thừa hưởng và bảo vệ những giá
trị thoát
thai từ một Hy Lạp cổ đại: Sự thờ phụng cái đẹp nghệ thuật [artistic
beauty], và
cuộc thoại với thiên nhiên; tiết chế, bao dung, và đa dạng xã hội,
social
diversity; cân bằng giữa cá nhân và xã hội; một dàn xếp dân chủ, a
democratic arrangement, cho cả hai, những yếu tố hữu lý và phi lý,
trong cuộc sống,
và một sự kính trọng nghiêm ngặt cho tự do. Ky tô giáo và chủ nghĩa
Marx bị gạt
bỏ [banish], khỏi thế giới không tưởng tương đối này [this relative
utopia, chữ
của Camus]. Camus luôn chống đối cả hai, bởi vì, theo cách nhìn của
ông, cả
hai, vì những lý do khác nhau, làm giảm phẩm giá con người.
[Những nhận định trên, của
Llosa, về Ky Tô giáo ở nơi Camus, làm Gấu nhớ đến James Wood, trong bài
giới
thiệu The Heart of the Matter, Tâm
của Vấn đề, của Graham Greene, đã coi The Heart… chẳng khác gì Dịch Hạch của
Camus:
Bị phong tỏa bởi chiến tranh –
thư từ bị kiểm duyệt, đường xá hạn chế, biên giới đóng lại - xứ thuộc
địa của Greene
giống thành phố Oran, bị vây hãm bởi dịch hạch mà
Camus mô tả
trong The Plague. Oran của Camus là thành phố ẩn dụ,
một thứ địa
ngục mà cư dân của nó, bị trừng phạt bởi dịch hạch, phải làm sao làm
bật ra những
liều thuốc chữa trị của riêng họ (their own theodicies, their own
metaphysical
and political explanations for what has unfairly visited them). The Heart cũng lại một cuốn tuyệt vời của
Greene, đề tài của nó là về tội lỗi, sin, dưới cái nhìn Ky Tô giáo.
Chắc cũng
phải giới thiệu nó với độc giả Tin Văn!]
Albert
Camus, 50 năm sau khi
mất
Nói,
Camus là một nhà dân chủ,
một gã tự do, một tay cải tổ, thì chẳng đi đến đâu, mà có khi còn phản
tác dụng
[…would not be very useful, rather, it would be counter-productive],
bởi vì những
quan niệm này – và ở đây, chúng ta phải nhận rằng, là một trong những
chiến thắng
vĩ đại nhất của những ý thức hệ toàn trị - sẽ đưa đến định nghĩa, về
mặt tốt nhất,
sự ngây thơ chính trị, và, về mặt tệ nhất, những mặt nạ giả đạo đức của
những kẻ
phản động và những kẻ bóc lột. Tốt hơn hết, là cố gắng định nghĩa,
những quan điểm
đó, có nghĩa gì, đối với Camus.
Cơ bản mà nói, Camus thẩy hết cả chủ nghĩa toàn
trị vào thùng rác, khi coi nó như là một hệ thống xã hội trong đó con
người không
còn là một cứu cánh mà chỉ là một dụng cụ. Đạo đức học của những giới
hạn là một
hoàn cảnh, tình trạng [a state], khi đó, sự đối lập, tương phản, the
antagonism, giữa phương
tiện và cứu cánh biến mất, ở đó, phương tiện biện minh cứu cánh,
chứ không phải
ngược lại.
Đề tài - về chủ nghĩa toàn trị, quyền lực toàn trị, những cực điểm của
khùng điên, có thể sẽ xẩy ra [to be reached: sẽ đạt tới], khi con người
vi phạm
[violate: hiếp đáp], đạo đức học của những giới hạn này - đã ám ảnh
Camus
suốt cuộc đời của ông. Nó là nguồn hứng khởi để ông viết ra ba vở kịch,
Caligula, State of Siege,
Tình trạng vây hãm, và The Just Assassins, Những kẻ
công chính, tiểu luận đẹp nhất, The Rebel, Kẻ nổi
loạn, và cuốn tiểu
thuyết của ông, The Plague, Dịch hạch.
Chỉ cần nhìn vào thực tại hôm nay, là bèn nhận ra rằng, ám ảnh của
Camus, về khủng
bố quốc gia, độc tài nhà nước hiện đại, đã được chứng nghiệm,
justified, và nó
mới tiên tri ra làm sao, tới cỡ nào!
Những tác phẩm này, chúng bổ túc cho nhau,
miêu tả và giải đáp những khía cạnh khác nhau của cùng một hiện tượng!
[Còn gì chứng nghiệm hơn, tiên
tri hơn, là sự kiện, nhà khủng bố VC nằm vùng, DH, một tay cầm cuốn Những kẻ công chính - mà ông ta là một
trong những kẻ đó, một tên sát nhân chính trực -, một tay lái xe Honda,
túi thủ trái bom, tới trạm gác Ngụy, bỏ
cuốn sách của Camus vào giỏ xe phía trước, lấy trái bom ra, liệng vô
trạm gác,
và tà tà chạy xe tiếp. Ông này chẳng đã từng
phán, tớ đọc
Camus rồi đi làm cách mạng, đâu có đọc Marx!]
Nhưng thật bất công, khi cho
rằng, chủ trương cải tổ, reformism, của Camus, thì cũng như tiếng nói
sa mạc, đi
biển gọi thầm, trong nỗ lực đòi hỏi tự do chính trị, kính trọng nhân
quyền [ở đây,
quyền cá nhân, rights of the individual], quên đi rằng, con người còn
là nạn nhân
của những ‘dịch hạch’ khác, ghê rợn, dữ dằn như đàn áp, oppression, và
có khi còn
khốc liệt hơn nhiều. Camus biết, bạo lực có nhiều bộ mặt, rằng, nó gây
thương tổn,
inflict, độc địa nhất, tàn nhẫn nhất, qua đói khát, bóc lột, vô học,
ngu si đần
độn, ignorance; rằng tự do chính trị, thì là cái chó gì [worth little:
có giá tí
ti] đối với một người sống trong nghèo đói, không văn hóa, without
culture, và
làm việc như một con vật. Và ông biết tất
cả những điều này, qua kinh nghiệm riêng tư, cá nhân, vì là một thành
viên
trong một cộng đồng thiểu số, như tôi đã từng nói.
Ông sinh ra, như là một tên
chân đen, a pied noir, một trong một triệu
người Âu Châu, họp thành một thiểu số đặc quyền giữa bẩy triệu người Ả
Rập
Algerian. Nhưng cộng đồng thiểu số đặc quyền người Âu Châu này thì
không đồng
nhất. Có những người giầu có, trung lưu, và nghèo khổ, và Camus thuộc
thứ tệ nhất,
thấp nhất trong thiểu số này. Cái thế giới của tuổi thơ và tuổi mới lớn
của ông
thì quá nghèo khổ. Cha ông là một công nhân, và khi ông chết, bà mẹ
phải làm nghề
đầy tớ. Ông chú, người bảo hộ ông, người
đầu tiên dậy ông đọc, là một tên đồ tể cuồng tín. Ông học hành nhờ học
bổng, và
khi bị bịnh lao, vô nhà thương thí. Những từ như ‘nghèo đói’, ‘bất lực
không làm
sao chống đỡ, tự bảo vệ, ‘defenceless’, ‘bóc lột’, đối với ông, không
phải là từ
những cuốn cẩm nang cách mạng, như mấy tay trí thức, học sinh, sinh
viên của Miền
Nam Việt Nam, đám bợ đít VC, nhưng mà là từ kinh nghiệm hàng ngày. Vì
lý do đó,
thật là hoàn toàn lầm lẫn khi buộc tội ông là vô cảm trước những vấn đề
xã hội,
insensible to social problems.
Con người ký
giả
ở trong ông, trong rất nhiều dịp, đã tố cáo sự bất công kinh tế, tệ
phân biệt,
và thiên kiến xã hội, cũng bằng một cái nhìn trong sáng mà con người
tiểu luận
ở nơi ông sử dụng, để chiến đấu chống lại khủng bố của đám quyền chức.
Đây là
điều ông viết, vào năm 1939, trong Sự khốn cùng ở Kabylia, tố
cáo hoàn
cảnh khủng khiếp của người kabilas ở Algeria, vì bài viết mà
ông bị trục
xuất ra khỏi xứ sở. Trong tư tưởng của Camus, bóc lột kinh tế con người
thì
cũng bị kết án y hệt như đàn áp chính trị. Và cũng cùng lý do đó, xuyên
qua
niềm tin nhân bản của ông, là, cá nhân con người là cứu cánh, không
phải phương
tiện, kẻ thù của con người thì không phải chỉ là cái thằng đàn áp nó mà
còn là
tên khốn kiếp đã bóc lột nó, để hưởng lợi; ngoài cái tên VC tống nó vô
trại tập
trung cải tạo, còn có tên 'tư bản', đỏ cũng có nữa, biến nó thành cái
máy sản
xuất. Nhưng, sự thực là, một khi định cư tại Pháp, Camus tập trung vào
đàn áp
chính trị, và đạo đức hơn là kinh tế. Thứ nhất, do nó nóng bỏng ở nơi
ông [ông
ta, như tôi đã nói, là một gã Âu Châu, mà điểm qui chiếu chính với ông,
lẽ dĩ
nhiên, là thực tại Âu Châu], vào giai đoạn mà ông sống [ở đó]. Vào
những năm
hậu chiến, khi, đối đầu với nạn triều cường là chủ nghĩa Marx, sử tính,
ý thức
hệ, tất cả đều nỗ lực giản trừ con người về một vấn đề xã hội, tác phẩm
của Camus
càng trở nên quan trọng, thúc bách, như là một đối trọng, chúng nhấn
mạnh đến
một điều mà cả lũ kia vờ đi: đạo đức.
Nhưng chúng ta phải nhớ một điều là, kẻ
phê phán nặng nề cách mạng, nhân danh ý thức hệ, thì chính anh ta cũng
là một
kẻ nổi loạn, và, tư tưởng của anh ta, trên nền tảng đạo đức, biện minh
cái quyền
của con người chống lại sự bất công. Điều khác biệt ở đây là giữa cách
mạng và
nổi loạn, rebellion. Liệu cả hai đều dẫn tới bạo động, và không thể
tránh?
Bởi vì với Camus, cách mạng là một kẻ đặt con người dưới sự sai khiến
của những
tư tưởng [the revolutionary is a person who places man at the service
of
ideas], một kẻ được sửa soạn để hy sinh con người đang sống cho con
người sắp tới
[who is to come], kẻ đẩy đạo đức vào trong một tiến trình được điều
khiển, được
cai trị bởi chính trị, kẻ chọn công lý thay vì đời sống, [who prefers
justice
to life], kẻ tin tưởng vào cái quyền được nói dối, và quyền giết người,
vì lý
tưởng. Một kẻ nổi loạn có thể nói dối, có thể giết người, nhưng anh ta
biết,
anh ta không có quyền làm như thế, và nếu, một khi anh ta xử sự như
thế, là anh
ta đe dọa nghĩa cả của anh ta [he threatens his cause]. Anh ta không
thể đồng
ý, ngày mai ca hát vì ngày hôm nay chưa thấy ca hát! [Anh ta không đồng
ý, ngày
mai hơn ngày hôm nay, he does not agree that tomorrow should take
preference
over today]; anh ta biện minh cứu cánh bằng phương tiện, và anh để
chính trị
phục vụ một nghĩa cả, cao hơn nó – và đó là đạo đức.
Liệu cái món “không tưởng tương đối” này, của Camus, quá tầm tay chúng
ta? Có
thể thế, nhưng cũng đáng thòm thèm [desirable] vậy, và chắc chắn, nó
bảnh hơn,
đáng kính hơn so với mấy thứ đang ăn khách, it is more honorable than
other
models of current action. Sự kiện, mấy kiểu mẫu đang ăn khách kia thành
công
mau lẹ không có nghĩa chúng ưu việt hơn món hàng “không tưởng tương
đối” của
Camus, bởi vì sự thực về nỗ lực của con người thì không thể đo lường
được bằng
hiệu quả mà nó đạt được, [như Mít nói, không thành công thì thành nhân,
thí dụ
vậy]. Nhưng nếu có ai đó thắc mắc về giới hạn rõ rệt, mà Camus đặt ra,
về hành
động nổi loạn, thì người đó không thể chối cãi được một điều, trong lý
thuyết
cũng như trong thực hành, Camus không phải là cái thứ người chịu thần
phục, he
was an nonconformist, ông là một đối thủ của “định mệnh đã an bài”, ông
chống
lại điều gọi là “cái nước mình nó như thế”! [he was an opponent of the
established order]."
Tôi muốn chấm dứt bài viết
bằng
cách nhắc tới một khía cạnh của Camus mà tôi rất ư là đồng điệu. Thời
này là
thời của nhà nước, và con quái vật này lấn chiếm hết mọi xứ sở, miền
đất, cả
những vùng trước nay coi như an toàn, được bảo vệ, xoá nhòa biên giới,
sự khác
biệt, tạo ra một sự đồng đều giả hiệu [trừ khử những cách biệt, như
Caligula],
và con quái vật cũng tác động [affecting] tới giới văn nghệ sĩ khiến họ
qụy ngã
trước bổng lộc, đời sống vật chất và trở thành nhân viên bàn giấy, tay
chân của
quyền lực. Tôi muốn nói tới liên hệ giữa người sáng tạo, creator, và
những
nguyên lý cai quản những xã hội [the principles that govern societies].
Như
Breton và Bataille, Camus cảnh báo, vào lúc chung cuộc, sẽ có một vực
thẳm
không làm sao bắc cầu, giữa hai thế lực trên, bởi vì, phận sự của kẻ
sáng tạo,
là lo điều hòa, sửa sai, và tạo đối lực giữa những thế lực ở trong xã
hội. Quyền lực, bất cứ quyền lực nào, thì đều chứa trong nó những mầm
mống của
điều gọi là ‘muôn năm trường trị’, self-perpetuation, và, nếu không
được kiểm
tra, nó sẽ phát triển giống như căn bệnh ung thư, và dẫn tới chuyên
chế, độc
tài. Trong thời hiện đại, với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật,
đây là
một nguy hiểm đạo đức: thời đại của chúng ta là thời đại tuyệt hảo
của những
chế độ độc tài, của cảnh sát trị, của những chiếc PC, và những nhà phân
tâm
học, bịnh lý học. Chống lại sự đe dọa này - nó là kẻ nội thù, ở trong
mọi cơ
cấu quyền lực - là một địch thủ, tuy nhỏ bé, nhưng cương quyết, bướng
bỉnh, lỳ lợm, đứng
ngáng đường, giống như David chống lại Goliath: người sáng tạo, the
creator. Với
anh ta, bởi vì tính của anh ta là như thế, bởi cái sở hụi của anh ta là
như vậy
[by the very nature of his office], cái chuyện chống giữ, bảo vệ tự do,
vừa là
bổn phận đạo đức, vừa là còn do, nếu không chống, thì sẽ chết vì “ngứa
quá” chịu không nổi, [chôm chữ
của nhà đại phê bình để dịch cụm từ a “physical need”, ở đây]. Hơn thế
nữa, tự
do là một đòi hỏi mang chất yếu tính, của thiên hướng của anh ta, nghĩa
là, của
cuộc đời của anh ta. Trong “The Banishment of Helen”, Sự bãi bỏ Helen,
Camus viết:
"Tinh thần lịch sử, và nghệ sĩ, mỗi đứa mỗi bên, bằng đường hướng riêng
của nó, đều
muốn làm lại, remake, thế giới. Thằng cha nghệ sĩ, do bản chất của nó,
hiểu được
những giới hạn mà tinh thần lịch sử đếch làm sao hiểu được. Chính thế
mà, cái
thằng sau [tinh thần lịch sử] chấm dứt bằng bạo tàn, bạo chúa, bạo lực,
bằng VC
độc tài, độc đảng, [đúng như thế, vì đảng CS Mít, đúng
“từ khi chưa có nó”, từ khi chỉ có thằng
Tây mũi lõ, cho đến khi ăn cướp được Miền Nam, là biến thành Con Quỉ
Bắc Kít!]. Còn
thằng nghệ sĩ, niềm đam mê của nó, là đam mê tự do. Tất cả đám này,
chiến đấu
cho tự do, xong, bèn chiến đấu cho cái đẹp.”
Vào năm 1948, trong một
cuộc
nói chuyện ở Salle Pleyel, Camus lập lại: “Vào một thời đại mà kẻ chiến
thắng,
chinh phục, bằng luận lý của thái độ của anh ta [by the logic of his
attitude], trở thành một tên hành quyết, an executioner, hay một tên
cảnh sát, một
gã công an, thì chàng nghệ sĩ bắt buộc phải là một gã cứng đầu cứng cổ,
một tên
ngoan cố, [a recalcitrant]. Trước xã hội chính trị đương thời, thái độ
bảnh nhất
và độc nhất, của người nghệ sĩ, ngoại trừ anh ta tính từ bỏ nghệ thuật
của mình,
là đếch thèm chơi với chế độ, không điều kiện điều kiếc, không biên tập
biên tiếc
gì hết, [In the face of contemporary political society, the only
coherent attitude
of the artist, unless he prefers to renounce his art, is unconditional
rejection.]”. Tôi tin tưởng rằng bây giờ, tại Mỹ Châu La Tinh, tại đây,
xứ sở của
chính tôi, thật khó khăn nhưng bắt buộc phải như vậy, là, bất cứ kẻ nào
vẽ, viết,
hay soạn [nhạc, kịch...], kẻ đó phải hiểu rằng, tự do là điều kiện
chính
của sự hiện hữu của anh ta, và anh ta phải gìn giữ cho được sự độc lập
của mình,
và nhắc nhở đám cầm quyền, ở bất cứ thời điểm nào, bằng bất cứ phương
tiện gì,
về đạo đức học của những giới hạn.
Có thể, tiếng nói đó, của
Camus, một tiếng nói của lẽ phải, reason, điều độ, moderation, bao
dung,
tolerance, thận trọng, prudence, nhưng còn là của can đảm, tự do, cái
đẹp, và lạc
thú, thì không kích thích, stimulating, và cũng không quyến rũ, đối với
những người trẻ tuổi, so với của những nhà tiên tri của phiêu lưu bạo
động, hay của từ
chối mang tính khải huyền, apocalyptical denial, như Che Guevara, hay
Frantz
Fanon, chúng làm cho đám trẻ trở nên khích động, tạo hứng khởi cho họ,
khiến họ
sướng điên lên! [to such a degree]. Tôi nghĩ, điều này thì thực là
không đúng,
unjust. Như sự đời hiện nay, as things are today in the world, những
giá trị
và những tư tưởng – ít nhất là rất nhiều trong số này – mà Camus đề
xuất, và hỗ
trợ, đã trở nên cần thiết, cho cuộc sống, để mà sống được, for life to
be livable,
cho xã hội, để cho nó là một xã hội thực sự người, cũng cần thiết như
là những giá trị mà Che và
Fanon biến chúng thành tôn giáo, và cả hai từ bỏ cuộc sống của họ vì nó.
Bài
viết của Llosa về Camus, Gấu có lâu rồi, trong tập Tạo Sóng, Making
Waves, mua từ hồi nó mới ra lò, bìa dầy, to tổ bố, nặng như cái cùm,
thế rồi lại thấy nó, trong dạng bìa mỏng tại một tiệm sách cũ, bèn mua
nữa, để đi đâu dễ mang theo. Nhân tưởng niệm Camus mất, 50 năm sau, bèn
lôi ra, tính dịch vài đoạn, không ngờ càng đọc, càng thấy có vẻ như
Camus đang viết cho
đám Mít, nhất là đám hải ngoại mang sách về nhà cho VC sờ chim sách, mà chim sách
thì cũng là chim của chính mấy xừ lủy!
Thế là bèn dịch trọn bài viết, cũng là một cách tưởng nhớ ông Camus, và
ông anh nhà thơ.
Chả là, khi Camus mất, ông anh khi đó còn mê 'làm cách mạng', nên phạng
Camus cũng khá nặng, y chang Llosa đã từng, và sau đó, viết bài này để
tạ lỗi với 'vong hồn' Camus!
Khi dịch xong, sẽ edit, thành một bài gọn gàng, hầu quí độc giả.
*
Kinh nghiệm hiện đại cho chúng
ta thấy, tách biệt sự chiến đấu chống lại cái đói, sự bóc lột, và chủ
nghĩa thực
dân thuộc địa, ra khỏi cuộc chiến đấu cho tự do, và phẩm giá của cá
nhân con người,
thì thật đúng là tự sát, phi lý, cũng như tách rời ý nghĩ về tự do ra
khỏi ý
nghĩ về công lý thứ thiệt, true justice, và chuyện này xung khắc,
incompatible,
với chuyện phân chia không đúng [unjust distribution] của cải và quyền
lực. Ôm
tất cả mớ đó, gom chung thành một cục, đưa vào một hành động chung, cho
chỉ một
mục tiêu, a single goal, thì, lẽ dĩ nhiên rất khó khăn, và là một cuộc
phiêu lưu
đầy rủi ro, nhưng chỉ qua một cuộc phiêu lưu như vậy, xã hội mới có
ngày
biến thế gian thành thiên đàng, thứ thiên đàng mà những tín đồ tôn giáo
tin tưởng, cho một kiếp sau, trong một thế giới khác. Như Camus viết:
“Đời
sống thì tự
do cho mọi người và đúng là cho tất cả” [“Life is free for everyone and
just
for all”], một khi mà chúng ta đăng nhập vào cuộc chiến đấu này, và đeo
đuổi nó
cho tới khi chiến thắng, kệ mẹ ai nói gì thì nói, thù nghịch gì cũng kệ
cha, thì
khi đó, đọc đi đọc lại Camus, mới càng thấy quí giá vô vàn đối với
chúng ta.
Mario Varga Llosa
Lima, 18 May, 1975
|
|