Một nhà văn và một hoài vọng
của rất nhiều người
14.7.2005
Bạn ta ơi,
Cái tít
bản dịch của bạn theo tôi, là không đúng “hoài vọng” của nguyên
tác. Bởi vì nếu “một nhà văn Việt Nam”, thì ông Mẽo sẽ thêm “a”, hoặc
cho chắc ăn, “one” Vietnamese writer.
Như sự hiểu biết văn phạm Mẽo của tôi, một danh từ đếm được, khi bỏ “a”
đi, nó biến thành một danh từ không đếm được, như water, như time… và
có nghĩa tổng quát, a fire, một đám cháy, fire, lửa, Man can be
destroyed but not defeated, Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không bị
đánh bại….
Như thế Vietnamese Writer đây có nghĩa là Nhà Văn Việt Nam, và được
dùng theo nghĩa cầu mong, đòi hỏi, ra lệnh: Nè, tụi bây hãy… mở miệng!
Chứ một nhà văn mở miệng, cho dù bảnh như DTH thì cũng… vứt đi!
Thân, NQT
[Trích talaws]
TB: Cả một nhóm "mở miệng",
được thêm thiên tài Goethe ở dưới suối vàng
phò trợ, vẫn bị bóp cổ lè lưỡi ra, bắt câm miệng, nữa là "một nhà văn"!
NQT
Phạm Quang Tuấn
Không hiểu ông Nguyễn Quốc Trụ có hay đọc báo tiếng Anh không?
Trong báo chí tiếng Anh, quy luật thông thường khi viết tít bài báo là
bỏ đi những phụ từ như "a", "one", "the", "this". Chẳng hạn, đây là vài
cái tít từ NYT (tờ báo đăng bài “Vietnamese Writer Won't Be Silenced”)
hôm nay (14/7/2005):
Child in L.A. Shootout Was Killed by Police, Officials
Say
Judge Returns to the Bench After Killings in Her Family
Fired Aide Releases E-Mail Notes He Sent to Fields
Baghdad Bomb Kills Up to 27, Most Children
Man Waits Year to Get British Citizenship
Complaint Is Filed by Fired Officer With Blog
US Court Upholds AT&T Verdict Against Microsoft
Nuclear Weapons Expert Backs Reliability of Disputed
Warhead
Có thể thấy nếu là ngôn ngữ thường, những cái tít này
đều phải có chữ "The" hay "A" ở đầu, và không dính dáng gì tới "nghĩa
tổng quát".
15.7.2005
Ngô Giáng
Tôi tán thành cách dịch “Một nhà văn Việt Nam…” của ông Phan
Nhiên Hạo. Có lẽ chính ông Nguyễn Quốc Trụ mới áp đặt cho nội
dung của bài báo “hoài vọng” của ông là các nhà văn Việt Nam đều nên…
mở miệng. Bài này chỉ nói riêng về trường hợp nhà văn Dương Thu Hương
chứ không có ý gửi “thông điệp” gì cho… Hội Nhà văn Việt Nam. Xét cho
kỹ thì chúng ta cũng thấy ngay là tại Việt Nam trong số các nhà văn
chuyên nghiệp và nổi tiếng hình như chỉ có bà Dương Thu Hương là trường
hợp ly khai và chống đối triệt để duy nhất. Những người khác tuy có bất
đồng, bất mãn, bất bình… gì đó thì vẫn giữ cho mình một chân, một tay,
một cái chỗ hờ nào đó trong hệ thống, không ai dám vất bỏ tất cả như bà
Hương. Trong khi một số những người cũng có chút ít nhiệt huyết khác
vẫn nuôi mơ ước/ ảo tưởng cải tiến, hàn gắn, làm đẹp chế độ thì bà
Hương đã đi đến chỗ đoạn tuyệt hẳn với chế độ. Câu hỏi đặt ra nhân
chuyện số nhiều số ít trong dịch thuật thực ra là tại sao bao nhiêu năm
nay vẫn chỉ có “một nhà văn Việt Nam” như vậy? Nếu thực tế có thêm một
nhóm nhà văn như vậy thì lúc ấy ông Phan Nhiên Hạo có thể cân nhắc xem
nên dịch khác đi như thế nào. Còn như hiện nay thì bản dịch của ông như
vậy là “bảnh”.
[Trích talawas]