Vũ
Trụ Của Một Nhà Văn
Linda
Lê: Dữ dằn, trật khớp.
(Farouche
et décalée).
Trong
tuyển tập truyện ngắn mới xuất bản, nữ thuyết gia biến
thành người kể chuyện. Một thứ chuyện về một thực tại đôi khi kỳ quái
và độc ác
và thật khó mà giữ được lành lặn, cả tâm hồn lẫn thể xác.
Pascale
Frey
Tôi
có cảm tưởng tôi cưu mang một xác chết. Rõ ràng, đó là
Việt-nam mà tôi mang trong tôi, như một đứa trẻ chết.
Phỏng vấn nhân dịp phát hành Thư Chết
Tôi
đã quá lý tưởng hóa ông bố, và tôi nghĩ rằng, tôi sợ
rằng, ông sẽ không đúng như là những kỷ niệm mà tôi còn giữ được về
ông. Lần
đầu tiên tôi trở về Việt Nam,
là sau khi ông mất. Rồi lần thứ nhì, cách đây ba năm, và tôi ngỡ ngàng
lại khám
phá ra đất nước này."
"Văn
chương không phải được làm ra bởi những kẻ thoát
nạn, trắng án; không được làm ra bởi những tên chức sắc, những kẻ được
đời đãi
ngộ. Nó ở trong trại những nạn nhân, những kẻ hi sinh, ở trong trại
những kẻ bị
kết án; và như tôi, cho dù biết chỉ là đập đầu vào tường, nghĩa là vô
phương,
nhưng họ vẫn cố tìm cứu rỗi."
"Rồi
bạn sẽ thấy, chẳng có gì hết, ở đó",
Dominique Bourgois, người biên tập và xuất bản sách của Linda Lê nói về
nơi ở
của bà. Và Linda Lê, qua điện thoại: "Bạn có thể tới, nhưng tôi không
có
gì ghê gớm [để mà cống hiến cho mục viết cả bạn] đâu. Đồng hội, đồng
thuyền,
với một nụ cười đầy sức thuyết phục trên môi: "Chúc may cho [mục] ‘Vũ
trụ
nhà văn” của bạn." Và trước mặt tôi là một căn phòng rạng ngời, tại một
trong những con phố nhỏ của Paris tràn đầy quyến rũ, bên cạnh công
trường
Saint-Sulpice, những bức họa trên tường, những bàn ghế bầy biện, những
cuốn
sách, và luôn cả, một cái lò vi ba! Chót vót trên lầu năm của một tòa
nhà, tắm
đẫm ánh mặt trời, nơi chốn này đúng là một liêu trai [nơi ẩn trốn và
còn là
phòng văn] của người phụ nữ trẻ đã từ năm năm nay. Bây giờ, lần thứ hai
trong
đời viết của mình, Linda Lê cho ra đời một tuyển tập truyện ngắn. Những
bản văn
quái dị, theo tất cả những ý nghĩa của từ này, những câu chuyện kể đúng
là
những phôi thai cho những cuốn tiểu thuyết, nhưng nhà văn đã thích thú,
khi tha
hồ chuyển chúng thành những câu chuyện cổ (contes) nho nhỏ, một thứ
chuyện thần
tiên, nhưng mà thần tiên lại vắng mặt ở trong đó. Thí dụ như câu chuyện
này:
một cô ruồi mời tất cả bạn bè của mình tới căn phòng mà chủ nhân là một
người
rất niềm nở, và người này sau cùng đã trở thành mồi ngon cho lũ côn
trùng xâu
xé. Hay là cái lọ mực thần đọc những ước muốn giết người cho nhà văn là
ông chủ
của nó. Hay là cuộc gặp gỡ cuối cùng biến thành một cuộc thảm sát, giữa
một
tiểu thuyết gia và kẻ gây ra cơn điên loạn của mình.... "Thoạt đầu, chỉ
là
những chi tiết rất đỗi bình thường của cuộc sống thường nhật, thế rồi
chúng trở
thành khủng khiếp, đối với tôi. Tôi đã viết những bản văn ngăn ngắn như
thế cho
‘France Culture’, và điều này làm tôi hài lòng."
Linda
Lê sinh tại Việt Nam,
và sống ở đó đến năm 14 tuổi. Ở nhà, họ nói tiếng Việt, nhưng bà mẹ,
một người
nói tiếng Pháp, đã muốn mấy người con gái của mình theo học trường
Pháp.
"Tôi đọc rất nhiều", Linda Lê nhớ lại, "chủ yếu là bằng tiếng
Pháp, thư viện là nơi nuôi dưỡng, cất giữ thực phẩm của tôi, và vào
khoảng từ
10 đến 15 tuổi, tôi đã ngốn hết nào là Victor Hugo, nào là Balzac." Tôi
chưa viết, nhưng biết là mình sẽ viết, một ngày nào đó." Hai năm, sau
khi
Sài Gòn sụp đổ, Linda Lê sống ở Pháp với bà mẹ và mấy chị em. Ông bố,
chọn ở
lại. Họ viết thư cho nhau thường xuyên, nhưng bà không bao giờ gặp cha,
và vết
thương này xâu xé từng trang giấy mà bà đã viết, trong nhiều cuốn sách
của
mình. "Khi xứ sở mở cửa, tôi không thể trở về. Tôi đã quá lý tưởng hóa
ông
bố, và tôi nghĩ rằng, tôi sợ rằng, ông sẽ không đúng như là những kỷ
niệm mà
tôi còn giữ được về ông. Lần đầu tiên tôi trở về Việt Nam,
là sau khi ông mất. Rồi lần thứ nhì, cách đây ba năm, và tôi ngỡ ngàng
lại khám
phá ra đất nước này." Mặc dù gốc gác như vậy, Linda Lê cảm thấy mình là
mình, ở Paris, "cho dù nếu
tôi
là một kẻ cô đơn, và tôi không thích cuộc sống về đêm. Nhưng tôi yêu
mến những
thành phố và những thư viện, những rạp xinê của chúng." Sáng sớm, bà ra
khỏi nhà, và đi tản bộ trên những con phố hoang vắng. Xế trưa, đi xem
xinê, một
trong những đam mê của bà, cùng với văn chương. Viết, buổi sáng, và
buổi chiều.
Khi mới tới, vào thập niên 70, bà sống 4 năm tại Havre, như là một
người hồi
hương (repatriée). Sau đó, lên Paris,
trong túi là một học bổng. "Nói gì thì nói, tôi phải rời Việt Nam.
Tôi vốn thích học ở Pháp." Bà lúc đó 18 tuổi, và chẳng quen biết ai,
nhưng
biết mình sẽ viết. Ba cuốn đầu tay đã biến mất trong thư mục của bà,
"bởi
vì chúng không còn mắc mớ gì tới tôi nữa (ils ne me correspondent
plus). Với
tôi, đây là một thứ tiền sử, không còn thuộc vào phần đời tôi." Tác
phẩm
đầu tiên mà bà thực sự chấp nhận, đó là "Les Évangiles du crime" (Tạm
dịch: Những phúc âm của tội ác), gồm bốn tân truyện (tạm dịch từ
‘longue
nouvelle’), Juliard xuất bản, nhưng sau đó, là do Christian Bourgois.
"Sau
khi cha tôi mất, cuộc sống trở nên thật là khó
khăn đối với tôi. Tôi phải mất năm năm để sắp xếp lại mọi chuyện. Tôi
lâm vào
tình trạng tự hủy, có những lúc, những từ mà tôi viết ra, và những từ
mà tôi
đọc, chúng vuột khỏi tôi."
Linda
Lê, mặc dù rất ư nhút nhát, e lệ, nhưng cũng không kém
phần hóm hỉnh, diễu cợt, bà cứ thế dạo qua cuộc đời của mình, khi nói
về nhân
vật chính ở trong Những Kẻ Buôn Lậu ở Moonfleet, của [nhà đạo diễn Đức]
Fritz
Lang, một phim ruột (film-culte) của bà, và rồi kết luận ngắn gọn, như
một kiểu
đánh trống lảng, về quãng đời cứ thế chúi sâu mãi vào cõi tự hủy: "Kinh
nghiệm này cũng có lợi!"
Căn
phòng này ư? Cũng đâu có quá khác thường, phải không?
Một hành lang đầy sách. Rất nhiều văn chương ngoại. Faulkner và
Nabokov, Jean
Rhys và Sylvia Plath, những tác giả Nga và Đức thế kỷ 19. Đã từ lâu,
Linda Lê
viết những bài tựa tuyệt vời cho cho những tác phẩm cổ điển mà Tủ Sách
Bỏ Túi
đang tái in lại. Trên tường là một số những tái phẩm (reproductions):
chân dung
của Leonor Fini, trông thật dễ sợ, những bức họa của Léon Spilliaert,
một họa
sĩ người flamand, thế giới tranh của ông xứng hợp lạ lùng với thế giới
sách của
bà. Phòng khách - còn là nhà bếp, nhưng chẳng bao giờ bà nấu nướng – có
một máy
truyền hình nhỏ, còn dùng làm máy video cho những cuốn phim mà bà say
mê,
thường là phim cổ điển. Tất cả như nói lên một điều, và bà thừa nhận,
với một
chút bối rối: "Tôi là một người quá ư ngăn nắp, giống như một thứ
bịnh."
Trong phòng ngủ, còn
là phòng văn, chẳng có một tờ giấy nào vương vãi. Ngay khi viết xong
một
chương, bà cho chúng vào trong một chiếc phong bì. Phần con lại của bản
thảo,
được cất trước đó, trong tủ. Trong một tủ khác, là quần áo. những thứ
thật cần
thiết. Không máy điện toán (computer), nhưng, một máy đánh chữ. Ngay
bên giường
ngủ, là những cuốn sách, mà bà ưa đọc đi đọc lại: những cuốn của Stig
Dagerman,
Thomas Bernhard, Borges, Pessoa, hay của Ingeborg Bachman. Có một thời,
trong cuộc
đời của mình, Linda Lê cứ ôm riết những nhân vật què quặt, những kẻ mà
tâm hồn
có gì bị thương tật, mà bà cảm thấy thật gần gụi. "Bây giờ, tôi cảm
thấy
có chút hãnh diện là đã trật khớp, xê xích được chính mình, ra khỏi cái
thời
của mình. Tôi rất yêu bước ngoặt giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Tôi muốn
được
sống ở đó, nhưng tin rằng, nếu như thế, tôi lại cảm thấy trật khớp".
[Chuyển
ngữ bài viết của Pascale Frey, trên tờ Đọc (Lire) số
tháng Năm 2002. Số báo này có hai bài viết về tác giả Việt Nam, là
Nguyễn Huy
Thiệp và Linda Lê (NHT, là nhân tập truyện Vàng và Lửa, bản dịch tiếng
Pháp của
Kim Lefèvre, được nhà Rạng Đông xuất bản). Tập truyện mới nhất của
Linda Lê
nhan đề "Những trò chơi khác với lửa" (Autres jeux avec le feu), 193
trang, nhà xb Christian Bourgois, 15 ơ-rô].
*
Bonnes Nouvelles.
"Bonnes
Nouvelles", Tin Mừng, (Good News), nhưng
cũng còn có nghĩa những truyện ngắn hay. Đó là nhan đề bài viết chào
mừng Linda
Lê, trên tờ L'Express, số đề ngày 27 tháng Năm, 2002.
Và
cùng với bà và một số nhà văn khác, là sự trở về của thể
loại truyện ngắn - một thể loại khó chơi - tại nước Pháp.
Theo
Michel Grisolia, tác giả bài viết, ở điện chư thần dành
cho những ông tổ sư truyện ngắn, là Maupassant. Ở quán cà phê chuyên
bán kèm
những bài tản văn, là Philipe Delerm. Ở siêu thị dành riêng cho loại
truyện cực
ngắn có tên là "fictionnette", là Anna Gavalda. Hai tác giả vừa kể
tên này đã chẻ "thực thể", hay là cái sự thực hiển nhiên, ra thành
những lá bánh cuốn Tranh Trì mỏng dính, và từ đó, biến món đặc sản này
– truyện
ngắn – thành những món hàng bán chạy như tôm tươi (best-sellers). Liệu
đã đến
lúc truyện ngắn lại được đăng quang? Hay đây chỉ là một chiến thuật
quảng cáo
mang tính thương mại tại Pháp.
"Đừng
vội mừng", chủ nhân nhà xuất bản Christian
Bourgois phản ứng. Nhà xb này vừa mới cho ra lò một mẻ truyện ngắn nóng
hổi vừa
thổi vừa ăn, của Linda Lê, "Những trò chơi khác với lửa". "Người
Pháp không thích truyện ngắn, tại sao không dí vào tay họ, bắt họ phải
nhận
nó?", vị chủ nhà sách nói thêm, giọng hóm hỉnh.
Riêng
về Linda Lê, con số phát hành tương đương với những
cuốn tiểu thuyết của bà: 4 ngàn ấn bản. Như vậy là được (raisonnable),
nó cho
phép Linda Lê cứ thế nhẩn nha, tà tà mà sống. Được dịch ra tiếng Đức,
tiếng Bồ
Đào Nha, tiếng vùng Pays-Bas, được ấn hành vào dạng bỏ túi, được mời
tới nơi
này, nơi nọ, tất cả các nơi, ngày mai là London, sau đó là Đài Loan,
nhà văn
hiếm này (cette écrivain rare) đã ký [hợp đồng] với Jacques Dutronc, để
cho ra
lò những bài hát truyền cảm, quyến luyến (des chansons attachantes), ký
với nhà
xb loại sách bỏ túi (Livre de poche/Biblio), những bài tựa nặng ký,
chưa kể
những bài viết cho một tờ báo thật là điệu nghệ ở New York, tờ Grand
Street
(Phố Lớn).
Mười
bốn truyện ngắn của "Những trò đùa khác với
lửa" xoay quanh một đề tài độc nhất: Viết và Chết (l’écriture et la
mort).
Một nàng ruồi trở thành nàng thơ của một tay mê văn nghệ, một từ bật ra
khỏi
cuốn sách để đợp độc giả của nó, ngay ở cổ họng. Một đầu là sự tuyệt
vời, đầu
kia là sự ghê rợn. [Bạn có thể đảo ngược trật tự, giữa hai từ trên].
Những bản
văn gớm ghiếc, ớn xương sống, nhung cũng thật êm ái, dịu dàng, cho thấy
một
điều: tác giả của chúng muốn mở lòng mình ra với tha nhân. Mở lòng mình
theo nghĩa:
giải phóng. Một nghệ thuật lớn.
Vị
chủ nhà xuất bản của bà nói thêm, giọng đầy bảo đảm:
"Khi bạn xuất bản những truy ện ngắn của một nhà văn, thì đây không
phải
là một vấn đề liên quan tới tiền bạc, tài chính, mà là sự tin cậy,
trung thành."
*Bóng
ma của một ông bố.
Tiểu
sử:
3
tháng Chín, 1963: Sinh tại Đà Lạt (Việt Nam).
Cha là kỹ sư. Ông chỉ nói tiếng Việt, ngược hẳn với bà mẹ của Linda Lê.
1968:
Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân của Cộng Sản tại Miền
Nam Việt Nam.
Trên đường di tản, lần đầu tiên trong đời, Linda Lê nhìn thấy những xác
chết ở
bên đường.
1969.
Gia đình định cư tại Sài Gòn.
1975:
Quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn
1977.
Linda Lê, mẹ, và ba chị em của bà, rời Việt Nam
định cư tại Havre. Ông bố không có ý định rời bỏ đất nước, đã ở lại.
1981:
Học lớp dự bị (préparatoire) tại trung học Henri-IV.
Thập
niên 80: Xuất bản hai cuốn đầu tay, "những tiểu
luận về tiếng nói" (des "essais de voix"), mà sau đó bà chối bỏ
(renier), một thứ "văn phong cứng nhắc như bị nịt, quá mang tính ứng
dụng", chúng không còn có trong thư mục những cuốn sách của bà.
1992:
Cuốn sách mặc khải của bà, tiểu thuyết "Những
phúc âm của tội ác", do nhà Juliard ấn hành.
1995.
Ông bố, mà từ lâu, cả hai vẫn thường xuyên liên lạc
qua thư từ, tính làm một chuyến du lịch Pháp. Nhưng chết trước đó ít
lâu. Linda
trở về Việt Nam
lo việc an táng.
1995-1997:
Linda Lê viết "Les Trois Parques" (Ba
vị nữ thần số mệnh), một thứ "huis clos" (họp kín), gồm mấy chị em,
(hai chị em ruột, một chị em họ), trong khi chờ đợi ông bố. Ông này
chết, ở
cuối cuốn tiểu thuyết. Liền sau đó, bà trải qua một cơn khủng hoảng
tưởng biến
bà trở thành điên và câm. "Tôi có cảm tưởng sống trong những cơn ác
mộng,
trong đó, con người kêu la mà chẳng có âm thanh nào thoát ra khỏi cổ
họng. Tôi
có cảm giác như bị ai bóp họng, nghẹt thở. Lần đầu tiên, tôi có cảm
tưởng rằng
những con chữ cũng chẳng có thể giúp đỡ gì cho tôi."
1998:
Viết trở lại. Xuất bản "Tiếng Nói", nhà xb
Christian Bourgois (từ năm 1993).
(
L'Express số đề ngày 17 tháng Năm 2002)
Jennifer
Tran chuyển
ngữ