Nạn Nhân
Đầu, sau 1975 của VC
Có
hai cuốn khác của Koestler cũng được dịch là Nội chiến bi
thảm và tội không thành, Thượng đế đã chết trong thành phố, Nguyễn Quốc
Trụ
dịch. Đây là những tác giả bị người Cộng Sản xếp vào loại sách phản
động chống
Cộng.
Nguyễn
Văn Lục, trong đoạn trích trên, từ bài viết của ông
trên Hợp Lưu, về văn dịch trước 1975 tại miền nam, đã lầm cuốn tôi
dịch, Thượng
Đế Đã Chết Trong Thành Phố, là của Koestler.
Nội
Chiến Bi Thảm, chắc là cuốn Di Chúc Tây Ban Nha, Tội
Công Thành [công, như trong công và tội], chắc là một bản dịch khác của
Bóng
Đêm Giữa Ban Ngày. Cả hai đều của Koestler. Nhưng Thượng Đế Đã Ngỏm Củ
Tỉ, tôi
dịch cuốn La Peau, [Làn Da], bản dịch tiếng Pháp, của một tác giả Ý,
Curzio
Malaparte [1898-1957]. Ông còn là tác giả Kỹ Thuật Đảo Chánh, hình như
Bửu Ý
cũng đã dịch ra tiếng Việt, lẽ dĩ nhiên, trước 1975.
Thượng Đế Đã Ngỏm Củ Tỉ, mới đây thôi [1998] lại được mấy
ông Tây tái bản, và hít hà, nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm sinh của
Malaparte.
Viết về thời kỳ 1943-1945, khi Mẽo giải phóng Ý. Câu chót
của cuốn sách, bây giờ đọc lại, trên tờ Lire, Đọc, số Tháng Mười 1998,
Gấu tôi
mới biết là mình thuổng của ông: “Thắng trận nhục lắm”. [C’est une
honte de
gagner une guerre].
Hồi
đó, tôi dịch cho ông Nhàn, chuyên làm sách cho nhà sách
Sống Mới, một trong những ông trùm về xuất bản tại miền nam trước 1975.
Tay
này được lắm, theo tôi, và một vài người. Tôi đã từng đi ăn tối với
“Ông Trùm”,
cùng một số đàn em của ông, tại Nhà Bè, như là một thư ký riêng, một
chuyên gia
dịch riêng của ông Nhàn, chủ nhà sách Vàng Son, một "chân rết" của
nhà sách, nhà phát hành Sống Mới.
Tôi đã có nhắc tới ông ta, lần mang tập truyện ngắn đầu tay,
Những Ngày Ở Sài Gòn đến nhà sách SM nhờ ông mua giùm cho ít chục cuốn.
Thay vì
ít chục, ông nói, lấy 300 cuốn, miệng nói, tay móc bóp, xỉa tiền liền!
"Chẳng
ai thèm mua đâu", đấy là lời của me-xừ Trần
Phong Giao, tổng thư ký báo Văn, tức cánh tay phải của ông Nguyễn Đình
Vượng,
khi tôi và Huỳnh Phan Anh hai đứa khệ nệ mang chồng sách ra khỏi nhà in
Văn, và
mang đi gạ bán cho một số nhà sách mong lấy lại vốn. TPG cũng là người
đã quyết
định “Không”, thay cho ông Vượng, khi tôi đưa bản thảo cuốn truyện cho
nhà xb
Văn in. Vì ông nói không, nên HPA xúi, mày bỏ tiền ra in, tao mở nhà
xuất bản,
thế là miền nam xuất hiện nhà xuất bản Đêm Trắng Huỳnh Phan Anh chủ
trương. Và
cuốn đầu tay của nhà xb này, là cuốn Những Ngày Ở Sài Gòn, do chính tác
giả,
tức khổ chủ, bỏ tiền ra in lấy.
Khi biết SM
lấy 300 cuốn, Trần Phong Giao lắc đầu, nói,
không thể hiểu nổi!
Có thể, sự
kiện ông mua giùm tới 300 cuốn, là có lời nói vô
của Nguyên Vũ, lúc đó là tay viết tiểu thuyết ăn khách nhất, và là con
cưng của
nhà sách Sống Mới. Anh có mặt tại nhà sách khi tôi bước vô. Tôi không
quen anh,
nhưng không hiểu sao, anh nói vô giùm cho tôi ít tiếng.
Duyên Anh
chẳng đã từng "order" HPA - nhà
văn, nhà phê bình, giáo sư triết, một
trong những fondateurs của phong trào tiểu thuyết mới tại miền nam,
người chủ
trương nhà xb tiến bộ nhất, nhà xb Đêm Trắng - viết một cuốn phê bình
tiểu luận
về nhà văn Duyên Anh. Tiền ở đâu? Theo HPA kể lại, nó kéo tao tới một
thằng
chuyên in sách của nó, và ra lệnh, chi cho thằng này 300 ngàn!
Tay Nhàn,
trước làm chủ sự tại Nha Kiểm Duyệt thuộc Bộ Thông
Tin, nhờ vậy mà quen biết đám xb, nhà sách, nhà phát hành… Ông từ chức,
ra làm
nhà xb chắc là do SM gật đầu nhận làm đàn em, mở ra chi nhánh nhà xb
Vàng Son,
in sách tại nhà in Hồng Lam số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, của linh mục Cao
Văn Luận.
Nhà tôi, số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sở làm, Đài Vô Tuyến Điện Thoại quốc
tế, số 7
Phan Đình Phùng, cũng kế ngay bên, tức ngay ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Phan Đình
Phùng. Trước mặt Đài Phát Thanh, là tiệm phở 54 Phan Đình Phùng (1),
đám nhân
viên hai đài, và đám nhà văn nhà báo có việc tới đài phát thanh thường
ăn sáng
tại đây, chủ quán là phát ngân viên Bưu Điện, người mà Gấu mỗi cuối
tháng mừng
rỡ gặp. Gấu quen ông bạn nhà văn lớn Nguyễn Đình Toàn tại đây, khi anh
đến bàn
ăn của Gấu, tự giới thiệu và đề nghị viết cho Văn. Gấu đã từng kể lại
chuyện
này trong Lần Cuối Sài Gòn.
(1) Tiệm phở,
số
44 Phan Đình Phùng, không phải 54, như ông bạn
Thảo Trường mới mail cho biết. Nhưng 54 trứ danh hơn 44, vì có món thịt
sống,
thú hơn phở chín, hay tái.
Nói
rõ hơn 54
là tiệm mấy em de luxe!
Gấu chưa dám
vô, vì quá gần nhà, nhưng nghe bạn bè nói, được
lắm!
Làm Gấu nhớ
lần "đi" ngay tại con đường bảnh số 1
Sài Gòn, tức đường Tự Do, tức Đồng Khởi [vùng lên mất tự do] sau
này.... Tới là
phải ăn vận com lê, cổ cà vạt. Bấm chuông, chó dữ sủa gâu gâu. Có người
mở
cổng, cúi rạp người đón, dẫn đi qua một cái sân trải sỏi. Vô phòng
khách, ngồi
uống trà tầu. Rồi đổi qua rượu mạnh.
Mấy em ngồi
phòng bên, thường là đánh bài tứ sắc, kín đáo
chọn một em. Sau đó là vô phòng.
Bực có mỗi một
chuyện, em năn nỉ đừng vò đầu em, vì mới làm
tóc ở tiệm số 1 ở Sài Gòn.
Bực có một tí
như thế mà cay đắng nhớ hoài đến chót đời,
quái quỉ thiệt!
Gấu "đi" lần
đó, ngay sau khi lãnh lương cán sự
Bưu Điện, lần thứ nhất.
Vẫn còn nhớ
giá cả, 200 đồng/par coup. Tiền ông Diệm. Phở
lúc đó chỉ có 3 đồng một tô. Lương ra trường của Gấu là năm ngàn hai
trăm đồng.
Vàng hình như hai ngàn ba, hoặc hai ngàn tư một lượng thì phải.
Làm gì có
chuyện lãnh lương lần đầu mà đã dám mò tới một nơi
sang như vậy? Gấu tự hỏi chính mình, và nhớ ra rằng, người đưa Gấu đi,
là anh
bạn lớn tuổi làm chung Bưu Điện, tay Bửu, tốt nghiệp cán sự kỹ thuật
Phú Thọ,
đàn anh của Gấu. Lần đó, sẵn com lê cà vạt, là do đi dự đám cưới, và
trên đường
về nhà, đàn anh dẫn đàn em đi chơi cho biết.
Cũng như lễ ra
mắt của đàn em đối với đàn anh vậy.
Bửu sau lấy
một cô, ra trường Bưu Điện, trưởng đài VTĐ thoại
quốc nội. Gấu nghe tin thằng em trai mất, tại ngay đài, nằm bên cạnh
đài VTĐ
quốc tế, cùng trên tầng lầu cao nhất building số 5 Phan Đình Phùng. Đài
Phát
Thanh Sài Gòn, số 3. Sau Mậu Thân, đài bị hư hại, bèn lấy luôn villa kế
bên,
nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Villa này là của BĐ, phát cho kỹ sư
viễn
thông Trần Văn Viễn, ông thầy dậy BĐ của Gấu, sau làm Tổng Trưởng Giao
Thông
Công Chánh.
Cám ơn bạn ta!
Trong Lần Cuối Sài Gòn, Gấu vẫn viết là Phở
44, không hiểu sao, bây giờ nhớ trật sang quán thịt sống kế bên. Lạ
thiệt!
Nhưng quãng
đường chỉ một tí như thế, đúng là như một cái lỗ
đen, nén cả cuộc đời của Gấu vào trong đó.
Đâu
chỉ riêng
cuộc đời của Gấu.
Như đã có lần
kể, trong trận Mậu Thân, Đài Phát Thanh bị VC
chiếm. Lính Dù từ trên trời, nhẩy xuống nóc nhà, trên đánh xuống. Chung
quanh,
chiến xa xiết chặt, không cho một mống thoát ra được.
Đám đặc công
gần như không một ai sống sót. Dù kéo xác vô
nhà để xe của Đài Phát Thanh - chỉ là một khoảng đất trống lợp tôn,
chăng kẽm gai, ngay chân cổng building số 5, tức nơi Gấu làm việc.
Buổi sáng bữa
đó, sau khi tan trận đánh, Gấu từ trên Đài hạ
sơn, băng qua đường PĐP, ghé tiệm Phở 44.
Chi tiết đọng
lại mãi trong Gấu, là độc nhất một chiếc rép
râu, nằm trơ cu lơ trên mặt đường nhựa, phía trước Phở 44, đường Phan
Đình
Phùng.
Gấu chưa từng
làm thơ bao giờ, vậy mà bao nhiêu năm sau, ra
hải ngoại, một trong những bài thơ đầu tiên, là viết về chủ nhân chiếc
rép râu
đó:
Trong
nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù
dùng làm nơi chất thây những người chết
Những
hồn ma
từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho
tôi đi
Trong
vương
quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường
thơ thẩn đi về...
Thơ
NQT