Vào thời buổi nầy, thuốc phiện không bị cấm
như ngày
hôm nay, thuốc phiện là lối "giải trí" của dân khá giả thời đó, đi
hút thuốc phiện thời đó giống như đi uống cà-phê ngày nay.
Nguồn
Coi 75 năm âm nhạc VN, nghe Nắng Chiều, nhớ
Trúc Chi,
nhớ bài phỏng vấn nhạc sĩ LTN của ông trên Văn Học ngày nào. Nhớ nhất
đoạn LTN
đưa một ông bạn tới gặp ông thầy Việt văn của Hai Lúa, những ngày học
Hồng Lạc,
đường Sương Nguyệt Anh, ngay bên cạnh vườn Bờ Rô. Thi sĩ Vũ Hoàng
Chương.
Nhớ, những lần, đang giảng bài, ông thầy nhà thơ lấy ra một cái hộp
chuyên đựng
kẹo ngậm ho, và bỏ vài viên kẹo vô miệng. Hai Luá ngày đó ngây thơ, hỏi
anh bạn
ngồi kế, anh ta nói nhỏ, thầy thầu đó!
Ôi chao, sau đó thì quá quen!
31 Tháng Chạp 1953, Sàigòn.
Một trong những cái thú của một nơi chốn xa xôi lạ hoắc, đó là, cái thú
"bạn
của bạn", theo nghĩa, một cái nét đẹp của nó, đã từng quyến rũ một
người
bạn của bạn, đột nhiên, nó cũng tóm lấy bạn!
Tôi đã gặp đúng một tình trạng như vậy, một buổi chiều, một người bạn
như trên,
tới gặp tôi, sau một vài hơi whisky, đèo tôi đi trên chiếc xe gắn máy
của anh
ta, một bác sĩ hải quân, dạo chơi Sàigòn. Chúng tôi tới thăm mấy tiệm
hút.
Tiệm đầu tiên ghé, thuộc loại rẻ tiền, ở trên một tầng lầu, bên dưới là
một
trường học, nơi đám học trò đang lo thi kỳ thi "tiểu học và trung học
đệ
nhất cấp". Ông chủ tiệm cũng dân trong nghề, một bệnh tưởng, a malade
imaginaire, người khô quắt, như bị vắt sạch nước, hậu quả của sáu
chục bi
một ngày. Một bé gái ngủ gật, và một cậu trai. Thuốc phiện không nên để
cho
người còn trẻ vướng vào, như ngưòi Tầu tin tưởng, mà chỉ để dành riêng
cho
những ngưòi đứng tuổi, hoặc già cả. Một bi ở đây tốn mười đồng. Sau đó,
chúng
tôi tới một tiệm sang hơn, Chez Pola. Ở đây, bạn có phòng dành
riêng, và
có thể mang theo bạn. Một cái dù Tầu thật lớn che trên một cái giường
tròn lớn.
Một quầy đầy những sách ở ngay kế bên giường. Lạ làm sao, và cũng tuyệt
vời làm
sao, tôi thấy hai cuốn của tôi, trên quầy sách: Le Ministère de la
peur
và Rocher de Brighton. Tôi bèn lôi xuống, viết mấy lời đề tặng.
Một bi ở đây tốn ba chục đồng.
Kinh nghiệm hít tô phe của tôi bắt đầu vào Tháng Mười năm 1951, khi tôi
ở Hải
Phòng trên đường ra Vịnh Hạ Long...
Graham Greene. Tam Thập Lục Kế, Tẩu Vi Thượng sách: Ways of Escape
Trong một bài viết Hai
Lúa
có kể về dòng dõi của mình thuộc họ Nguyễn ở làng Thanh Trì xã Thanh
Lạng huyện
Quốc Oai tỉnh Sơn Tây, và lần đi xin làm biên tập viên cảnh sát tỉnh
Gia Định,
về nhà khoe với Bà Trẻ, người nuôi Hai Lúa những ngày còn đi học, bà
trợn mắt mắng,
mai đến lấy lại cái đơn xin việc, nhà mày không có mả đánh người! Bữa
sau, ngay
thật, và ngu ngốc, HL nói lý do lấy lại đơn, bị anh nhân viên cảnh sát
chửi cho
một trận, mày nghĩ, cứ cảnh sát là có quyền đánh người, hả?
Lần trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách, HL truy gia phả, và
hiểu tại
sao Bà Trẻ của mình lại nói, làm gì thì làm, không được làm những nghề
dễ có cơ
hội đánh người.
Nhưng truy thêm, Hai Lúa còn khám phá ra một điều cũng lý thú vô cùng,
đó là,
dòng dõi Hai Lúa, hễ có ai dính văn chương là dính Cô Ba, tức Nàng Tiên
Nâu.
Bảnh nhất, là Ông Năm. Ông này Hai Lúa đã có kể sơ qua trong bài
Một Chuyến Đi.
Ông Năm, một người
nổi tiếng
"ăn học, ăn chơi", tứ đổ tường gì cũng biết. Nghe kể lại, ông có một
bảng danh sách những bạn bè, và cứ theo đó, đến hẹn lại lên, tùy theo
gia tư
nạn chủ mà ăn vạ, vừa cơm trắng vừa cơm đen. Không ngờ "quí tướng"
của ông "ứng" luôn vào thằng cháu: Suốt thời gian ở Cali, tôi đóng
vai thực khách, hết ông bạn này mời tới ông bạn khác... có ông, như Đỗ
còn bực bội,
vì đã mời mà không chịu tới, để cho ông và người bạn từ Paris qua chờ
mấy tiếng
đồng hồ!
Quí
tướng của Ông Năm quả là đã ứng luôn vào thằng cháu thật, cả trong
chuyện
được nàng tiên nâu cho làm đệ tử cưng của bả.