Để Tưởng Nhớ
Mùi Hương
2
Trở lại Anh, Greene nhớ Việt Nam
quá và đã
mang theo cùng với ông một cái tẩu hít tô phe, như là một kỷ niệm tình
cảm: cái
tẩu mà ông đã hít lần chót, tại một tiệm hít ngoài đường Catinat. Tay chủ, người Tầu hợp với ông, và ông đã đi vài
đường dậy
tay này vài câu tiếng Anh. Tới ngày rời Việt Nam,
tay chủ tiệm hít bèn giúi vào
tay Greene cái tẩu. Cây gậy thiêng nằm trên một cái dĩa tại căn phòng
của
Greene, ở Albany,
bị sứt mẻ tí tí, do di chuyển, đúng là một thần vật cổ, của những ngày
hạnh
phúc.
Lần thăm Việt Nam cuối, chàng [Greene] hít nhiều hơn lệ thường: thường,
nghĩa
là ba hoặc bốn bi, nhưng chỉ riêng trong lần cuối này, ở Sài Gòn, trong
khi chờ
đợi một tờ visa khác, tiếu lâm thay, của Vi Xi, chàng "thuốc" chàng đến
bất tri bất giác, he smoked himself inerte.
Trong những lần trước, thường xuyên là với những viên chức Tây, chàng
hít không
quá hai lần trong một tuần. Lần này, một tuần hít ba lần, mỗi lần trên
mười bi.
Ngay cả hít nhiều như thế cũng chẳng đủ biến chàng thành ghiền. Ghiền,
là phải
hít trên trăm bi một ngày.
Trong Ba
Mươi Sáu Chước, Tẩu Vi Thượng Sách, Ways of escape, một dạng hồi
nhớ văn
học, Greene cho biết, đúng là một cơ may, chuyện ông chết mê chết mệt
xứ Đông
Dương. Lần thứ nhất viếng thăm, ông chẳng hề nghĩ, mình sẽ đẻ ra được
một cuốn tiểu
thuyết thật bảnh, nhờ nó. Một người bạn cũ của ông, từ hồi chiến tranh,
lúc đó là
Lãnh sự tại Hà Nội, nơi một cuộc chiến tranh khác đang tiến diễn
và hầu
như hoàn toàn bị bỏ quên bởi báo chí Anh. Do đó, sau Malaya, ông bèn
nháng qua
Việt Nam
thăm bạn, chẳng hề nghĩ, vài năm sau, sẽ trải qua tất cả những mùa đông
của ông
ở đây.
"Tôi
nhận thấy, Malaya 'đần' như một người
đàn bà đẹp
đôi khi 'độn'. Người ở đó thường nói, 'Bạn phải thăm xứ xở này vào thời
bình',
và tôi thật tình muốn vặc lại, 'Nhưng tớ chỉ quan tâm tới cái xứ sở đần
độn
này, khi có máu'. Không có máu, nó trơ ra với vài câu lạc bộ Anh, với
một dúm
xì căng đan nho nhỏ, nằm tênh hênh chờ một tay Maugham nào đó mần báo
cáo về
chúng."
"Nhưng
Đông Dương, khác hẳn. Ở đó, tôi nuốt trọn bùa yêu, ngải lú, tôi cụng ly
rượu
tình với mấy đám sĩ quan Lực Lượng Lê Dương, mắt tay nào cũng sáng lên,
khi vừa
nghe nhắc đến hai tiếng Sài Gòn, hay Hà Nội."
Và bùa yêu
ép phê liền tù tì, tôi muốn nói, giáng cú sét đánh đầu tiên của nó, qua
những
cô gái mảnh khảnh, thanh lịch, trong những chiếc quần lụa trắng, qua
cái dáng
chiều mầu thiếc xà xuống cánh đồng lúa trải dài ra mãi, đây đó là mấy
chú trâu
nước nặng nề trong cái dáng đi lảo đảo hai bên móng vốn có tự thời
nguyên thuỷ
của loài vật này, hay là qua mấy tiệm bán nước thơm của người Tây ở
đường
Catinat, hay trong những sòng bài bạc của người Tầu ở Chợ Lớn, nhưng
trên hết,
là qua cái cảm giác bi bi hài hài, trớ trêu làm sao, và cũng rất
ư là phấn
chấn hồ hởi mà một dấu báo của hiểm nguy mang đến cho du khách với cái
vé khứ hồi
thủ sẵn ở trong túi: những tiệm ăn bao quanh bằng những hàng dây kẽm
gai nhằm chống
lại lựu đạn, những vọng gác cao lênh khênh dọc theo những con lộ nơi
đồng bằng
Nam Bộ với những lời cảnh báo thật là kỳ kỳ [bằng tiếng Tây, lẽ dĩ
nhiên]: "Nếu
bạn bị tấn công, và bị bắt giữ trên đường đi, hãy báo liền lập tức cho
viên sếp
đồn quan trọng đầu tiên".
Dịp đó, tôi
ở hai tuần, và tranh thủ tối đa, tới giây phút cuối cùng, cái giây phút
không
thể tha thứ , "the unforgiving minute". Hà Nội cách Sài Gòn bằng
London xa Rome, nhưng ngoài chuyện ăn ngủ... ở cả hai thành phố, tôi
còn ban
cho mình những chuyến tham quan nơi đồng bằng Nam Bộ, tới những giáo
phái lạ
lùng như Cao Đài mà những ông thánh gồm Victor Hugo, Giê Su, Phật, Tôn
Dật
Tiên...
Norrman
Sherry