Đọc
cọp Bếp
Lửa trên vỉa hè Sài Gòn, thời 1950's
Trong
một bài tạp ghi, tản mạn - được gọi hứng từ một bài
điểm cuốn ‘Đọc Lolita tại Teheran’, trên phụ trang văn học của tờ Thời
Báo Luân
Đôn, TLS - tôi có viết về hình ảnh của
chính mình, khi đứng ngay trên vỉa hè Sài Gòn, đọc cọp cuốn Bếp Lửa của
Thanh
Tâm Tuyền, được ông chủ nhà xuất bản của nó, là Nguyễn Đình Vượng đem
ra bán
xon, lấy lại vốn, chắc là vì chẳng có ma nào đọc. Tôi còn nhớ cuốn sách
bìa mầu
vàng (1).
Tôi nói đọc cọp, là vì hồi đó, nghèo quá, không thể nào có
tiền mua nhiều thứ, không cứ gì sách: một xa xỉ phẩm!
Hình như đó là lần đầu tôi biết đến cái tên Thanh Tâm Tuyền,
tác giả cuốn Bếp Lửa.
Lần thứ nhì, là biết đến tờ Sáng Tạo của nhóm bạn bè của ông.
Cũng
là qua một anh bạn cùng lớp Nguyễn Hải Hà, học cùng với
nhau năm Đệ Nhị, tại trường Hồng Lạc, khi đó còn là một lớp học, trên
đường
Sương Nguyệt Anh, ở gần vườn Bờ Rô, ngã tư Lê Văn Duyệt, Hồng Thập Tự.
Kỷ niệm lần đầu đọc Bếp Lửa trên vỉa hè Sài Gòn làm tôi liên
tưởng tới một mẩu chuyện của nhà soạn nhạc lừng danh, thuộc dòng nhạc
Thời Đại
Mới, New Age, Yanni, người đã từng mang cả bộ sậu tới chơi tại Đền
Thiêng Ấn
Độ, và Tử Cấm Thành Bắc Kinh.
Và cũng có thể ngược lại: chính câu chuyện của Yanni làm tôi nhớ đến
cái cảnh đứng như trời trồng, giữa vỉa hè Sài Gòn. ngấu nghiến đọc Bếp
Lửa, đọc xong len lén đặt nó trở lại vỉa hè, rồi len lén bỏ đi, tránh
cặp mắt chẳng có gì là hài lòng của người bán!
Ông
Yanni
này tâm sự với thính giả, qua một lần phỏng vấn trên TV,
hình như vậy, là ông rất biết ơn ông bố của ông. Vào năm ông chín tuổi,
biết
ông con quá mê âm nhạc, và quá cần cây đàn piano, ông bố bèn đem cầm cố
căn
nhà, tài sản độc nhất mà ông có được, để mua cây đàn cho ông con.
Ông nói, mua chậm là hỏng. Năm đó, tôi rất cần cây đàn. Tất
cả những gì gọi là mầm nhạc ở trong tôi, chúng đòi hỏi cây đàn. Để chậm
một tí,
là những mầm đó héo đi, sau đó có được cây đàn thì cũng cẩm như không!
Kinh nghiệm của tôi đọc cuốn Bếp Lửa cũng như vậy. Phải đọc
đúng vào lúc đó [Lúc đó, là lúc nào, tôi sẽ xin nói rõ, sau này]. Từ
nó, mà ra những anh em bà con họ hàng của nó, thí dụ như Buồn Nôn, Bức
Tường của
Sartre,
Kẻ Xa Lạ của Camus, và nói rộng ra, cả thế giới văn chương.
Có lần, tui hùng dũng tuyên bố, tôi đọc những tác giả khác,
thí dụ Thanh Tâm Tuyền, thí dụ Sartre, thí dụ Camus, là để hiểu tôi,
cũng là
theo ý nghĩa đó. Nói bạo hơn một chút: Những kỷ niệm của riêng Gấu tui,
chỉ Gấu
tui biết, tôi nhờ đọc họ, mới thấy ra được. Mới biết là mình có những
kỷ niệm
đó đó. Chúng thực sự ở trong tôi, nhưng tôi không thấy, không hề biết
đến
chúng. Nếu không có họ, như những mầm âm nhạc mà Yanni nói đó, chúng cứ
thế mà
khô héo đi, cùng với cuộc đời thường của mỗi con người thường…
Tôi
lấy thí dụ, một lần đọc Salman Rushdie, ông kể lần trở
về thành phố quê hương, Bombay, nhìn tấm hình căn nhà cũ, hình đen
trắng, vẻ
lem luốc tiều tụy của nó làm bật ra ở nơi ông giấc mộng lớn văn chương:
Ta sẽ
viết một cuốn sách thay thế cho tấm hình nghèo nàn dơ dáy kia. Cuốn
sách của ta
sẽ là một bức hình mầu Technicolor về thành phố Bombay.
Đọc tới đây, đột nhiên Gấu nhớ ra kỷ niệm về cây viết chì
xanh đỏ lần đầu tiên có trong đời.
Cây viết chì đó thực sự không phải của Gấu, mà của một ông
cậu, em bà cụ thân sinh ra Gấu. Cậu Cầu. Con Bà Ba, tức vợ thứ ba của
Ông Ngoại
Gấu.
Nhà Gấu nghèo, bố mất sớm vì tai họa đảng phái ngay năm
1945, bà cụ phải đem mấy đứa con ăn chực nơi bà con, mỗi người è cổ
chịu một
đứa. Gấu được Ông Ngoại, sau khi Bà Ba gật đầu, nuôi, một phần là để ba
cậu con
của Bà Ba có người hầu.
Trong số ba cậu, Cậu Cầu là người thương Gấu nhiều nhất.
Lần đó, Bà Ba đi Hà Nội, khi về mua khá nhiều quà cho ba cậu
con, trong có cây viết chì đầu xanh đầu đỏ. Cậu Cầu đưa cho thằng cháu
chơi một
tí. Thấy thằng cháu mê quá, không muốn trả, ông tặc lưỡi, thôi cho mày,
nhưng
giấu thật kỹ nhé, thằng mắt lác!
Chả là Gấu vừa lùn lại vừa lé [lác].
Có
thể nói, giống như Rushdie, Gấu viết văn bằng cây viết
chì xanh xanh đỏ đỏ mà ông cậu cho, vào lúc chín, hay muời tuổi…
NQT
(1) Cuốn Bếp
Lửa sau đó, được
tái bản mấy lần. Lần sau cùng
là vào năm 1974, nhà xuất bản Kẻ Sĩ do nhà thơ Tô Thuỳ Yên chủ trương.
Lạ một điều, hành động trên của Nguyễn Đình
Vượng như tiên đoán ra được số phận của cuốn Bếp Lửa, phải tái sinh từ
những tro than của vỉa hè Sài Gòn, cũng như số phận của cả một nền văn
học trước miền nam, tái sinh từ những tro than của cuộc phần thư 1975.