Đọc cọp Bếp
Lửa trên vỉa hè Sài Gòn, thời 1950's
4
Thất Hiền
Thất Hiền, tức bẩy người hiền, tức bẩy
đứa chúng tôi, đều quen
nhau qua Chất, em trai nhà thơ TTT.
Năm đó, do trường tư không có lớp đệ
nhất, đám chúng tôi,
sau khi đậu tú tài I, đều được trường Chu Văn An thâu nhận, do đó Chất
và tôi
quen nhau. Sủng, Luận tuy cùng bọn, nhưng đậu Tú Tài I năm trước. Cẩn
bỏ học ngang đang tìm việc làm. Giả sử như Chất đậu năm trước đó, cùng
với hai tên Sủng và
Luận, tôi đã không có cơ hội làm quen với anh, và như thế mọi chuyện
trong cuộc
đời của tôi chắc chắn sẽ đổi khác.
Phải đến mãi sau này, khi về già, nhớ
lại, tôi mới nhận ra,
một số chuyện xẩy đến với tôi, tưởng như chẳng liên quan với nhau, vậy
mà, “ma
đưa lối quỉ dẫn đường”, chúng đều như xúi giục, năn nỉ , hăm dọa, “này
Gấu, mày
là phải viết văn chứ không thể trở thành một ông thầy dậy toán, hay lý
hoá như
mấy tên Sủng tên Luận bạn mày đâu”!
Tôi cứ như nhìn ra con đường dẫn, từ
cái cảnh Gấu tôi, đứng ngay trên vỉa hè Sài Gòn
ngấu nghiến đọc cọp cuốn
Bếp Lửa của TTT. Cảnh này dẫn tới cảnh anh bạn Nguyễn Hải Hà “tình cờ”
giúi vào
tay Gấu tờ Sáng Tạo, trong khi cả hai đều là những thằng mê toán đến
phát điên,
và có thể trở nên khùng, nếu gặp một bài toán khó, không làm sao giải
được!
Tất cả là để dẫn tới chuyện, tôi quen
Chất, tại năm học đệ
nhất ban toán, tại lớp B. 8, trường Chu Văn Anh. Và được anh dẫn về nhà
chơi,
biết bà cụ anh, và ông anh của anh, nhà thơ TTT.
Tôi đã có lần kể lại, trong Một Người
Anh”, cái cảnh đến nhà, lần thứ nhất gặp
nhà TTT
ngồi ở một cái bàn nhỏ ở góc nhà.
“…. Rồi
thi đậu Tú Tài phần một.
Khi đó trường tư chưa có Đệ Nhất. Tôi được vào Chu
Văn An,
hiệu trưởng là thầy Trần Văn Việt, khi nhà trường còn nằm nhờ phía sau
trường
Pétrus Ký. Học chung với đám dân trường tư, trong có Chất, em anh T.
Qua Chất,
tôi có thêm một số bạn, Cẩn, Quốc, Sủng, Luận, Tín. Đúng 7 đứa. Nhà bà
cụ Chất
là nơi chúng tôi thường tụ họp. Ngay từ những ngày đầu tới chơi, thấy
anh T.
ngồi co cả hai chân lên ghế, trước một cái bàn nhỏ ở góc nhà, tôi đã
tưởng
tượng, phải nói là đã mơ ước, tương lai của mình sau này rồi sẽ y hệt
như
vậy.”
[Một người anh ]
Cái bàn
nhỏ đó, tôi lại nhớ ra nó, khi
gặp lại ông cậu, lần
trở lại Hà Nội. Ông cũng nhớ lại, lần đầu tiên ông có được cái bàn ở
trong đời,
đấy là nhờ ông Nguyễn Văn Linh và chính sách cởi trói. “Không có ông
Linh, với
chính sách cởi trói cho đảng viên, mợ mày đâu có cơ hội mở ra cái quầy
bán đinh
sắt ở phía dưới nhà, nhờ vậy mới có đồng ra đồng vào."
Tôi nhìn
lên bàn, thấy cuốn Larousse, ấn bản đời thứ tiền
sử.
"Cậu dùng cuốn từ điển này?”
Ông gật đầu.
“Cũng mới mua sau này, nhờ cái sạp
bán đinh sắt.”
Ông bùi
ngùi kể lại, lần hai cậu cháu
gặp gỡ năm 1954, cậu
thì từ rừng núi Việt Bắc về tiếp thu thủ đô, cháu, sau khi nhường thủ
đô cho ông cậu, bèn
vội vàng chạy ra ga Hàng Cỏ, lên tầu hoả, xuống Hải Phòng, xuống tầu há
mồm, ra vịnh Hạ Long, lên tầu Đệ Thất Hạm Đội, chuồn
vô Nam, năn nỉ Sài Gòn nhận thằng bé Bắc Kỳ làm con nuôi.
Năm 2001, về lại Hà Nội, nghe ông cậu than thở:
"Suốt cả tuổi trẻ, cậu lên rừng, theo kháng chiến, 1954 về Hà Nội, lập
gia đình, suốt quãng đời còn lại, chỉ mong sao có được một cái bàn để
mà làm việc."
Ôi chao câu nói của ông cậu, làm tôi
nhớ đến Nguyên Hồng,
khi viết Bỉ Vỏ, trên mấy cái thùng gỗ, thay cho cái bàn!
Khỉ như thế đấy, viết, tức là nhớ lại,
những khổ với sướng
chung quanh một cái bàn!
NQT