*

Cá Rô Cây
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Nước Mắm Lá Chuối
1 2 3 4 5 6




   

Nước Mắm Lá Chuối


Ở thế kỷ hai mươi, thật chẳng dễ dàng cho một con người, ấy là nói một con người lương thiện, để mà vỗ ngực xưng tên, ta là nhà phê bình văn học.
[In the twentieth centry it is not easy for an honest man to be a literary critcic]
Những bài điểm sách tốt thì còn ba vạ hơn cả những cuốn sách tồi.
[Good reviews are even more ephemeral than bad books]
George Steiner: Georg Lukacs và bản hợp động với ma quỉ của ông.

Trước 1975, Hai Lúa này cũng viết dăm ba bài điểm sách, phê bình, nhưng chưa hề bao giờ có ý định sẽ gom chúng lại, để mà xb thành sách. Tuy chưa hề biết ông Steiner, nhưng rõ ràng là, khi ông cho rằng, có quá nhiều việc cần kíp phải làm, đâu có thì giờ dành cho phê bình, thì đây cũng là tâm trạng... chung.
Một trong những điều cần kíp lúc đó, là đọc. Đọc ngấu đọc nghiến, như để chạy đua với thần chết!
Theo nghĩa đó, Hai Lúa chưa từng có ý nghĩ đọc Sartre, Camus.... để hiểu mấy ông này. Bởi vậy, khi đọc đến câu sau đây, của Sartre, là như có cảm tưởng ông viết riêng cho... mình.

Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình khi đối diện với tha nhân, tình yêu, và cái chết.
A chaque époque l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour et de la mort.
Sartre, Situations.
Câu văn trên, ngay lần đầu đọc, là nó đã gắn chặt vào trong đầu Hai Lúa, không làm sao gỡ  ra được nữa.
Câu đó, và một câu nữa, của Camus.
Tôi lớn lên cùng với những người cùng tuổi, cùng với những tiếng trống inh ỏi của cuộc thế chiến thứ nhất, và lịch sử, từ đó, chỉ là không ngừng những sát nhân, bất công, và bạo động.

Vào lúc này, khi, lấy vé rồi, sắp sửa bước lên chuyến tầu suốt, Hai Lúa nhận ra, gần như tất cả những nhà văn có tên tuổi trên thế giới, trạc tuổi Hai Lúa, đều cùng đọc mấy ông Sartre, Camus, cùng lúc với Hai Lúa. Những ông như Oe, Grass, Kertesz, Llosa... ông nào cũng đã từng đọc Sartre, Camus.

Thành thử, cái gọi là không khí hiện sinh của Sài Gòn vào những năm mới lớn của Hai Lúa, là không phải có tính thời thượng, làm dáng.

Thành thử Hai Lúa thực sự rất ư là ngạc nhiên, khi nghe ông Mít học trường Tây phán, một cách rất ư là tự hào rằng, trong khi cả thành phố Sài Gòn đang lên cơn sốt với hiện sinh, thì ông ta đã bước qua tiểu thuyết mới rồi.
Ông còn cho biết, khi ông lục những ông như Butor, chẳng hạn, từ kệ sách của nhà sách Sài Gòn lúc đó, mấy ông này đầy... bụi.

Cái vụ việc HL viết về ông Mít học trường Tây này, không phải là do..  hung hăng, xin thanh minh thanh nga với "một độc giả" của Tin Văn như vậy. Ông này, HL quen từ những ngày mới tập tành viết, và vẫn coi là bạn, cho dù những ngày đó, ông ta có vẻ mặt khinh khỉnh, HL lại nghĩ tính ông vậy. Chỉ mới đây, HL mới tá hoả ra rằng ông ta coi Gấu như là kẻ...  tiếm quyền! Mày học trường Mít thì cứ biết phận Mít, ai cho phép mày đọc sách Tây? Ai cho phép mày "đại diện" cho nhóm tiểu thuyết mới?

Nhưng quan trọng hơn nữa, là, nếu như ông ta đọc sách ngoại như vậy, suy ra, còn rất nhiều người đọc sách ngoại như vậy. Cứ nói một cách "vô tư", chẳng lẽ cả lũ ông ta đọc sách như vậy? Chẳng lẽ cuộc chiến khốn kiếp đó chẳng ảnh hưởng gì tới ông? Đọc hiện sinh đã đời rồi, chán rồi, nhường cho lũ ngu, mình bước qua tiểu thuyết mới?
Rồi cái đám tinh anh của Miền Nam, bỏ chạy cuộc chiến, đám này cũng đọc sách ngoại như vậy?
Bây giờ, tới lượt một dúm mấy ông VC cũng bắt chước.
Trong khi cả nước đang lo sốt vó vì con bọ thì mấy anh em chúng tôi đã đến cõi tinh thần thế giới của ông Goethe rồi!
Ai cần thứ tinh thần thế giới đó trong khi cả nước đang khốn khổ vì bọ VC?
Vả chăng cái mà mấy ông VC này tưởng là tinh thần thế giới, thực sự ra, không phải. Một ông nhà văn, cũng người Đức, Nobel văn chương, Gunter Grass gọi đích danh nó bằng cái tên Văn Chương Lúc O Giờ.
-Tôi còn nhớ, vào năm 1990, có một đường hướng văn nghệ chủ trương hãy trở về với "không giờ" (heure zéro), hãy lên tiếng, đây là cáo chung của văn chương dấn thân, hãy trở lại với thẩm mỹ học thuần tuý. Khi đó, tôi có đưa ra nhận xét, trong một buổi nói chuyện: kẻ nào muốn thống nhất nước Đức, kẻ đó phải ôm diết lấy Auschwitz
Ông là một người bi quan?
-
Một kẻ hồ nghi, chứ không phải bi quan. Đó là nguyên tắc của Sisyphe. Hồi trẻ, tôi bị ảnh hưởng bởi Camus. Sisyphe chẳng còn chút hy vọng, anh ta biết hòn đá lại rớt xuống, nhưng anh ta không thể bi quan.
Gunter Grass: Ngày mai là ngày hôm qua
Tại sao mày cứ viết về mấy chuyện "chính trị", nhắc đến tụi chúng nó làm gì vậy? Chúng nó đâu có đáng để cho mày viết?
Một ông nhà văn Miền Nam, cũng bạn văn của Hai Lúa ngày nào, tỏ ra bực mình.
Nhưng Hai Lúa đâu có viết về chúng nó, mà viết về những người mà chúng nó ngồi lên đầu!