Nước mắm lá chuối
3
Va, petit livre, et choisis
ton monde.
Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.
Câu trên, mở ra Những Ngày Ở Sài Gòn, là câu mở ra tiểu thuyết "Porte
dévergondée", [Cửa phóng đãng], 1965, của nhà văn Pháp, Pieyre de
Mandiargues [sinh 1909 tại Paris, được giải Goncourt năm 1967, chơi với
nhóm Siêu Thực]. Còn
ông kia, Topffer, chưa từng nghe tên. Nhưng, thấy câu đề từ hay
quá, hợp quá, bèn chôm luôn.
[1965, 1967... là thời mới lớn, mới tập tành viết của Hai Lúa. Những
Ngày Ở Sài Gòn viết năm 1965, thời gian mê Bông Hồng Đen].
Ly kỳ, chỉ một cuốn sách, mà được sắp hạng 7 trên tổng số 12 tên đầu
sỏ, phản động đồi trụy của Miền Nam.
Ly kỳ, cuốn sách quả đã thay tác giả, "vượt biên", đi ngược con đường
Trường Sơn,
Đường Mòn HCM, và tìm ra cái thế giới của nó thiệt!
Và như thế, giấc "đại mộng" của Hai Luá, sẽ viết một cuốn tiểu thuyết
nối liền hai thành phố, tập truyện đầu tay đã thực hiện được. Và dùng
ngay con đường mòn HCM để nối. Cái đó mới thật là bảnh!
Bởi vì Hai Lúa đã từng gặp một ông nhà văn, rất bảnh, rất đàng hoàng, ở
Hà Nội, lần Hai Lúa trở về đất Bắc, đầu thiên niên kỷ, năm 2001, sau
hơn
nửa thế kỷ xa cách.
Thay cho câu chào hỏi, ông nói: Tôi đã đọc tập truyện của anh
rồi.
[Thực sự, ông xác nhận tới hai lần, về cái chuyện đã từng đọc NQT,
nhưng bây giờ nhớ lại, không hiểu ông đọc NQT trước 1975, hay liền sau
1975? Nhưng chắc chắn, không phải một Hai Lúa hải ngoại. Liền sau 1975
cũng khó lắm, vì kiếm đâu ra mà đọc?]
Trong cái thế giới mà cuốn sách nhỏ bé đã tìm ra được cho nó đó,
ít ra còn một độc giả nữa. Đó là me-xừ Lê Tự, người phỏng vấn Hai Lúa.
Bởi vì là ông viết... 10 truyện ngắn trong Những Ngày ở Sài Gòn....
Chính
cái con số 10 đó, làm Hai Lúa giật mình, bởi vì thực sự, Hai Lúa không
hề nhớ, có mấy truyện. Về lại hải ngoại, mua cho được một cuốn sách của
mình, đếm, quả đúng 10 truyện.
Sướng chưa!
Năm 1970 tôi ra tập đầu tiên với 10 truyện ngắn viết về đất Bắc, về Hà
Nội, về xứ Đoài quê tôi và ước vọng hoà bình.
Tôi
rất mừng, vì cuốn
sách nhỏ
bé của tôi, một thời bị coi là phản động đồi trụy, đã sống sót, và tìm
được cái thế giới của nó. NQT
NQT
trả lời phỏng vấn báo Đại Đoàn Kết
NQT
trả lời báo Văn của Nguyễn Xuân Hoàng
*
1954. Những
ngày đầu kinh ngạc bỡ ngỡ, cố làm quen Sài-gòn. Chú nhỏ mồ côi cha, một
mình lủi thủi xuống tầu, bỏ lại thành phố vừa mới kịp yêu mến. Tiếng
còi mười giờ chạy dài trên con phố Tràng Tiền, đuổi theo chú bé đến tận
con tầu khổng lồ. Ngơ ngác nhìn biển lạ lần đầu. Cơn say sóng dật dờ.
Ngay cả trong giấc mơ, chú vẫn còn trông thấy thấp thoáng đâu đó, những
trái sấu vàng vương vãi trên con đường từ hồ Halais tới nhà trường gần
bên Bờ Hồ. Vẫn đứa trẻ lớn lên tại Sài-gòn nhưng lúc nào cũng ngây thơ,
cứng đầu, khăng khăng mặc cả cùng quá khứ, nỗi mất mát chỉ có thể đền
bù bằng một tình yêu lớn lao đầu đời: "Anh yêu em bởi vì anh yêu
Hà-nội". Ôi những cái "bởi vì" ngông cuồng đáng yêu của một thời thơ
dại.
Cả tới khi
mối tình tan vỡ vẫn xót xa gượng cười, bởi thành phố tuổi thơ có bao
giờ phản bội?
Và
trộn vào giấc mơ tuổi thơ, là cơn mộng đời rực rỡ. Sẽ trở thành nhà
văn. Sẽ viết một truyện dài nối liền được hai thành phố.
Lần Cuối Sài Gòn
Và như thế, giấc "đại mộng" của Hai Luá, sẽ viết một cuốn tiểu thuyết
nối liền hai thành phố, tập truyện đầu tay đã thực hiện được. Và dùng
ngay con đường mòn HCM để nối. Cái đó mới thật là bảnh!