Bản
Scan
1 2
|
Ác mộng 'lắc'
Ác mộng "lắc"là một bài viết ở
trong nuớc, trên tờ An Ninh thế giới cuối tháng, số 70, Tháng Năm,
2007.
Một ghi chép, nhân một lần xâm nhập một ổ lắc, tại Hà Thành. ["Ông em,
mở cửa cho anh lên chỗ 'cái' Hoa"].
"Tôi chợt nhớ một đoạn viết của nhà văn nữ mà tôi kính trọng, thay cho
lời kết, dẫu con nhà giầu hay nghèo, thì cũng có nhu cầu được hưởng thụ
những giấc mộng lành... Thực sự con người, khác với muôn loài, không
thể sống thiếu những giấc mộng. Ảo giác là phóng đại khát vọng làm một
cái gì đó khác thường... Đương nhiên con người cần những giấc mộng lành
hiền, cần những giấc mơ bay chứ không phải ác mộng."
*
Martin Amis, trong Koba, the Dread,
trích dẫn một triết gia Nga, hai 'thuốc lắc' làm bệ phóng ác mộng
Bolshevik, two ingredients of Bolshevik elan: chê cái tầm thường, muốn cái khác thường, muốn làm kinh
ngạc toàn thế giới, [disdain
for the trivial and the desire to
astonish the world].
Theo nghĩa đó, ác mộng lắc, và "giấc mộng lành, hiền", giải phóng Miền
Nam, là cùng nguồn hứng khởi.
Giấc mộng lành hiền biến thành ác mộng, từ đó đẻ ra mọi ác mộng, mọi sa
đọa ở trong nước.
Đây vẫn là hiện tượng Chúa Sẩy Thai.
*
Oz viết về phim Shoah của
Lanzmann.
Lanzmann phỏng vấn Abraham Bomba, thợ cắt tóc, chứng nhân Lò Thiêu. Ông
này nói:
"Người Do Thái luôn luôn mơ [rêver]. Họ luôn luôn mơ một ngày nào,
Thiên sứ sẽ tới dẫn dắt họ tới tự do. Ngay cả ở nơi đó, ở ghetto, họ
cũng mơ chuyện đó.
Tôi ở trong chuyến di chuyển thứ nhì tới Czestochova. Tôi hiểu liền, có
gì không ổn [mauvais signe]. Họ nói, tới để làm việc, nhưng việc gì cơ
chứ, việc gì mà mang theo cả đàn bà, trẻ con với chúng tôi?
Chúng tôi đâu có chọn lựa nào khác?
Con người cần mơ mộng, hay hy vọng, rêver, espérer. Không có nó, làm
sao sống? Và thế là chúng tôi cứ tin họ, dù thế nào đi chăng nữa."
*
Giấc mơ giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước là giấc mơ tuyệt
vời nhất, lành nhất, hiền nhất, của Miền Bắc. Nó biến thành ác mộng, là
do cái ác Bắc Kỳ tẩm ở trong đó.
Ôi chao, thay vì thiên sứ, chúng ta có, một con bọ.
*
"I am now going to state a few things," writes
Nabokov, winding up, "which I think are true and I don't think you can
refute." The letter ends with two encapsulations.
Pre-1917:
Under the Tsars (despite the inept and barbarous character
of their rule) a freedom-loving Russian had incomparably more
possibility and
means of expressing himself than at any time during Lenin's and
Stalin's
regime. He was protected by law. There were fearless and independent
judges in Russia.
The
Russian sud [legal system] after the
Alexander reforms was a magnificent institution, not only on paper.
Periodicals
of various tendencies and political parties of all possible kinds,
legally or
illegally, flourished and all parties were represented in the Duma.
Public
opinion was always liberal and progressive.
Post-1917
Under the Soviets, from the very start, the only protection
a dissenter could hope for was dependent on governmental whims, not
laws. No
parties except the one in power could exist. Your Alymovs [Sergei
Alymov was a
showcase hack poet] are specters bobbing in the wake of a foreign
tourist.
Bureaucracy, a direct descendant of party discipline, took over
immediately.
Public opinion disintegrated. The intelligentsia ceased to exist. Any
changes
that took place between November [19I7] and now have been changes in
the décor
which more or less screens an unchanging black abyss of oppression and
terror.
Martin Amis: Koba, The
Dread
Trên đây là sự phân biệt, của Nabokov, về hai thể chế,
trước
1917, chế độ Nga Hoàng, và sau 1917, chế độ Xô viết.
Giả dụ chế độ Nga Hoàng, là của Miền Nam,
trước
1975, chúng ta sẽ thấy được, biết bao giờ, cả nước chúng ta mới có lại
được
những tự do như vậy?
Dưới thời Nga Hoàng, mặc dù nền luật pháp không hoàn hảo, và
dã man, một người dân Nga yêu tự do vẫn có thừa phương tiện và khả năng
tự diễn
tả, hơn bất cứ một thời kỳ nào dưới chế độ Lenin và Stalin. Người đó
được luật
pháp bảo vệ. Có những ông tòa không sợ sệt, và độc lập tại Nga. Hệ
thống luật
pháp của Nga sau cải tổ của hoàng đế Alexander là một định chế tuyệt
vời, không
chỉ trên giấy tờ. Báo chí đủ thứ khuynh hướng và đảng phái chính trị,
hợp pháp
hay bất hợp pháp, nở rộ, và đảng nào cũng có đại diện ở Quốc Hội. Dư
luận quần
chúng thì cởi mở và tiến bộ.
Sau 1917:
Dưới chế độ Xô viết, ngay từ khi bắt đầu, sự bảo vệ độc
nhất, mà một người bất đồng ý kiến với nhà nước, có thể hy vọng, là tuỳ
thuộc
vào hứng hay không hứng, thích hay không thích, của nhà cầm quyền,
không phải
của luật. Không một đảng phái hiện hữu, trừ đảng cầm quyền…. Dư luận
quần chúng
rã nát… Giới trí thức không còn…
Gấu này đã từng kể là, khi Vũ Hạnh bị bắt, trên tờ nhật báo
của quân đội VNCH, vẫn có bài điểm rất ư là đàng hoàng, một tác phẩm
vừa ra lò
của ông. Của Gấu. Tuy không ưa văn ông, nhưng chính vì thế mà không hề
nói ra
điều này, trong bài điểm sách. Để dịp khác, dịp này không thể.
Rồi Thanh Lãng, và cả trung tâm văn bút, PEN, của Miền Nam, ở
đằng sau
ông, lên tiếng. Này, có chứng cớ gì không, mấy ông cảnh sát? Không hả?
Thế thì
phải thả. Trong khi đó, cả giới nhà văn nhà báo Miền Nam
đều biết rõ, Vũ Hạnh là VC.
Gấu thực sự lấy làm không thể nào hiểu được, tại sao cái đám
bỏ chạy từ Miền Nam đó, lại thù ghét một chế độ tốt đẹp hơn cả trăm
ngàn lần
Miền Bắc, trước 1975, và cả nước, sau 1975?
Vết thương sẽ không bao giờ
lành lại được.
Nguồn
Chúng ta tự hỏi, tại sao.
Vết thương không thể lành, là vết thương nào? Trước, trong, sau chiến
tranh, một trong ba, hay là cả ba?
Tôi tin rằng, sự thù hận VC, không phải là trước hay trong, mà là sau
khi chiến tranh kết thúc.
Trước, cũng có, nhưng không quyết liệt, bởi vì nếu quyết liệt, không
thể mất Miền Nam.
Theo nghĩa đó, tội ác da cam chỉ là thứ yếu, so với tội ác da vàng làm
thịt da vàng, sau khi cuộc chiến đã chấm dứt.
*
Tổng thống Mỹ mời, Chủ tịch nước Việt Nam mới sang thăm với tư cách
nguyên thủ một quốc gia độc lập có chủ quyền, chứ không như Nguyễn Văn
Thiệu được Mỹ dựng lên.
Nguồn
Cái ông chủ tịch nước Việt Nam đó không được nhân dân Việt Nam
dựng lên.
Đó mới là thảm kịch hậu chiến, đó mới là nguồn cơn của hận thù.
Chúng ta cứ giả thử, trong nước, người dân có chủ quyền, thì làm
sao có cái sự hận thù VC cho được!
Ác mộng lắc, là một trong những lý do đưa đến hận thù.
Nói rõ hơn, chính hiện tượng Con Bọ, Chúa Sẩy Thai là nguyên nhân hận
thù. Không phải cuộc chiến.
*
Không thể nào tưởng niệm,
The Inability to Mourn, đó mới chính là tình trạng đau thương
của người Việt, y chang nước Đức sau Lò Thiêu.
Người đẻ ra lý thuyết Không thể nào
tưởng niệm, là Alexander and Margarete Mitscherlich, vào năm
1967. Kể từ đó, nó được chứng nghiệm, proved, mặc dù, thật khó mà kiểm
chứng, verified, như là một trong những lời giải thích sáng sủa nhất,
rõ ràng nhất cho cái chứng bệnh tâm thần của xã hội Đức hậu chiến, theo
W. G. Sebald, trong bài viết Contructs
of Mourning, được in trong Campo
Santo [nhà xb Hamish Hamilton, Penguin Books, bản dịch tiếng
Anh, 2005].
Người Việt trong, ngoài nước, thù VC vì đã tước đoạt của họ giấc mơ
tuyệt vời nhất - sau giấc mơ chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước
- cứ thế mà cùng nhau bước vào thiên niên kỷ, không một chút hận thù,
không một chút phân biệt, kẻ thắng, người thua.
*
Dream Textures: A brief note on Nabokov
Ngay ở đoạn vừa mở ra cuốn tự thuật
"Hồi ức kia ơi, hãy
lên tiếng", của Nabokov, có câu chuyện, một người đàn ông, mà chúng ta
tin
chắc, anh ta còn rất trẻ, và anh ta bị một cú sợ đến té đái, đó là khi
được cho
coi mấy đoạn phim ngắn, chụp cảnh trong gia đình, của chính anh ta, chỉ
vài
ngày trước khi anh ta ra đời. Tất cả những hình ảnh đang run rẩy trên
màn ảnh
kia, thì thật quá quen thuộc với anh ta. Anh ta nhận ra mọi điều, mọi
thứ, và,
đột nhiên anh ta mặc khải ra rằng là, không có ta ở trong đó.
Phát giác này khiến anh sợ đến té đái. Sợ hơn nữa, thê lương
hơn thế nữa, là, mọi người xem ta chẳng tỏ ra một chút bùi ngùi nào, về
sự vắng
mặt của chàng.
Khủng khiếp hơn hơn nữa, là, hình ảnh bà mẹ, đứng bên cạnh
một cửa sổ, đưa tay vẫy vẫy, và anh chàng tưởng tượng ngay ra được
rằng, đây là
một cái vẫy tay chào giã biệt, nhưng, giã biệt cái gì cơ chứ, và, chàng
nhìn
thấy, ở ngay cổng ra vào căn nhà, một chiếc xe nôi của trẻ con, giống
như một
cái hòm, và, mặc dù không có đứa bé con ở trong cái nôi, nhưng chàng
tưởng
tượng, đứa bé đó là chàng, và "nó" đang tan ra thành hư vô, thành cát
bụi...
Đây là Nabokov đang mời gọi chúng ta, những độc giả của ông,
cùng tham dự một cuộc thí nghiệm, thâm nhập cái chết trong hồi ức, của
một
thời gian trước khi có cuộc sống, một điều khiến người coi [anh chàng
rất trẻ
kia] trở thành một thứ hồn ma, trong chính gia đình của mình...*
Tôi không làm sao nối kết được những sự kiện, sự vắng mặt
của anh chàng trai trẻ, với giấc mộng tuyệt vời chẳng hề có của người
Việt, cái
sự không thể tưởng niệm được của người Việt, nhất là ở trong nước, nhất
là đồng
bào Miền Nam, những người thân yêu của họ đã mất đi, cái vết thương
không thể
nào lành, không thể, không thể....
Ôi chao Gấu cứ tưởng ra cái cảnh DTH ngồi khóc ở vệ đường, khóc cho cái
giấc mộng tuyệt vời của bà, đang tan ra thành hư vô thành cát bụi, vào
đúng một cái ngày 30 Tháng Tư năm nào...
Đúng là một giấc mơ ở giữa cái sống và cái chết...
Và cái hồn ma ở trong chính căn nhà của mình, liệu có bà con gì với đứa
trẻ chết, ở trong một nữ văn sĩ Việt, viết văn bằng tiếng Tây?
Cái sự kiện chủ tịch nhà
nước VC đi Mẽo, chỉ nói chuyện đô la, Todorov đã tiên tri từ đời thưở
nào, và Tin Văn đã tường trình ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên
net.
Cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa CS, đây là lúc "thanh toán quá khứ".
Khi mà người ta còn thấy trước mặt, một sức mạnh không làm sao tránh
né, khi đó, sự đau khổ vẫn còn có ý nghĩa. Ngày mà chúng ta chấp nhận ý
nghĩ bi thảm, khi tuyên bố, chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối
(tortureuse) dẫn từ "chủ nghĩa tư bản" đến "chủ nghĩa tư bản", khi đó,
những người dân tại những nước cựu-toàn trị chẳng thể nào nhìn ra, ý
nghĩa cuộc đời này.
[Cựu toàn trị không làm sao nhìn ra ý nghĩa cuộc đời, hiện tại toàn trị
lại càng không].
Sống trong sự dối trá, cá nhân trở thành đồng lõa. Theo Vaclav Havel,
đây là chủ nghĩa tự động-toàn trị (auto-totalitarisme) của xã hội. Vẫn
theo ông, chế độ toàn trị đặc biệt ở chỗ: khác hẳn những chế độ bạo
chúa truyền thống, ở đây không có thiểu số áp bức đa số, mà là, mỗi cá
nhân đều bị cuốn hút vào guồng máy: họ vừa là đao phủ, vừa là nạn nhân,
tuỳ theo mức độ nào đó. Mỗi cá nhân là một bộ "nạn nhân-đao phủ", "tù
nhân-cai ngục". Mấy ông Trung Ương Đảng cũng không thoát khỏi "qui
luật" này: Một phần thân thể, tôi chịu đựng hệ thống; phần kia, tôi
điều khiển nó, làm cho nó hoạt động. Đây chính là phần số bi thảm mà
chế độ toàn trị đã áp dụng lên mỗi cá nhân.
Kẻ bán xới
Chủ nghĩa CS, và những trại cải tạo của nó, là thử nghiệm tối hậu về
đạo đức con người.
Vườn thú tuổi thơ
*
Việt Nam 'sẽ thôi trấn áp đối lập'. Ông đại sứ nói Hoa Kỳ sẽ
tiếp tục đối thoại với
Việt Nam về nhân quyền Việt Nam sẽ không tiếp tục điều mà một số nhà
hoạt động nhân
quyền coi là cuộc trấn áp bất đồng chính kiến tệ hại nhất trong vòng 20
năm
qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Marine nói với BBC.
BBC
Ui chao, tưởng ông Triết nói với BBC.
*
Không hiểu vì lý do gì mà thông dịch viên của ông
Triết tránh không dịch chữ 'human rights' (nhân quyền), thay vào
đó
dùng chữ 'tự do chính trị.'
BBC
Trong một cuộc họp lịch sử như vậy, mà còn "bịt miệng" ngôn ngữ, thì
đúng là ô hô ai tai rồi! NQT
Liệu có thể coi, môn võ "bịt miệng" này, cũng nằm trong cái gọi là black farce của lịch sử, và liên can
tới 20 triệu người chết?
*
Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?
Why They Believed in Stalin
By Aileen Kelly
Tear Off the Masks! Identity and Imposture in
Twentieth-Century Russia
by Sheila Fitzpatrick
Princeton University Press, 332 pp., $24.95 (paper)
Revolution on My Mind: Writing a Diary Under Stalin
by Jochen Hellbeck
Harvard
University
Press, 436
pp., $29.95
In a work published after he
was expelled from the Soviet
Union, the dissident writer Alexander Zinoviev
depicted a new type of human being: Homo sovieticus, a 'fairly
disgusting
creature' who was the end product of the Soviet regime's efforts to
transform
the population into embodiments of the values of communism. In recent
years the
term has acquired a more neutral sense, as material emerging from the
archives
of the former Soviet Union - confessions, petitions and letters to the
authorities, personal files, and diaries - has given scholars new
insights into
the ways Russians responded to the demand to refashion themselves into
model
Communists.
NYRB April 26, 2007
Nikolai Bukharin by David
Levine
Trong một tác phẩm, viết sau
khi bị tống xuất ra khỏi nước mẹ Liên Xô,
nhà văn ly khai Alexander Zinoviev đã mô tả con người mới xã hội chủ
nghĩa, Homo sovieticus, ''một
sinh vật hơi bị ghê tởm', sản phẩm sau cùng của tất cả những cố gắng
của chế độ Xô Viết nhằm chuyển hóa nhân dân nhập thân vào những giá trị
ưu việt của Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Những năm gần đây, do những nguồn tài liệu mới, con người mới XHCN [thì
cứ nói đại, con bọ] Homo Sovieticus đó,
đã có một cái ý nghĩa trung tính hơn, và chúng ta có được những tia
sáng mới mẻ, về cung cách, đường hướng người dân Nga đáp ứng với đòi
hỏi của nhà nước Xô Viết, trong cái việc đẽo gọt chính họ, cho đúng
khuôn với cái giường Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Lạ làm sao, là, con người mới XHCN đó, có những tiền kiếp, nằm trong
những tầng sâu hoang vắng của văn hoá Nga trước Cách Mạng. Hiện tượng
Chúa Sẩy Thai đó, đã được tiên tri, "trù ẻo", từ đời thuở nào, giống
như tiền căn của một thứ cỏ, của một miền đất.
Note: Bản scan "Ác Mộng lắc", từ báo trong nước, đã được làm lớn ra,
theo yêu cầu của một độc giả Tin Văn. Thân. Kính. NQT
Tại sao họ tin tưởng vào
Stalin?
Không phải tự nhiên, mà
Rubashov, nhân vật của Koestler trong Đêm giữa Ngọ, Darkness at Noon, bằng lòng thú tội
trước bàn thờ, chấp nhận đủ thứ tội ác mà Đảng và Nhà nước phịa ra cho
ông, bằng lòng thú tội trước tòa án nhân dân, chấp nhận tử vì đạo, Đạo
Cộng Sản, cái chuyện, một ông nhà văn bi giờ, [HKP, xem talawas], đọc
nhật ký của đám Nhân Văn Giai Phẩm, cảm thấy bị tình phụ, ấy là vì, cho
đến bi giờ, nhân loại cũng chưa "vươn tới tầm, chưa đủ chín", chưa đồng
thuận, chưa chịu giao lưu hòa giải, để mà hiểu thấu đáo, thảm họa lớn
lao, là thảm họa VC trên toàn thế giới, tức Cơn Kinh Hoàng, Cuộc Khủng
Bố của Stalin, như Aileen Kelly chỉ ra, trong bài viết nêu trên, cho dù
càng ngày càng có thêm hồ sơ, chứng liệu.
[... that despite the prodigious increase in documentation on the
mentalities and motives of those who implemented or colluded with
Stalin's Terror, we are still far from a consensus on the lessons to
be drawn from that great historical catastrophe.].
Cái câu nói, cái nước ta, cái xứ sở ta, nó vốn như vậy, của me-xừ HNH,
có một ý nghĩa sâu thẳm hơn nhiều, không phải mới có đây, từ cái hồi,
hàng ngoại, chủ nghĩa Chủ Nghĩa Cộng Sản, theo Bác Hồ, du nhập Việt Nam.
Có mấy ông Marx?
Nếu chủ nghĩa Marx, qua cái thực hành của nó, đúng như một trong những
ông tổ sư lý thuyết của nó, Henri Lefebvre,
diễn tả sau đây, thì có một, và chỉ một mà thôi.
Marxism
Cái Thực Hành là điểm xuất
phát và điểm tới của chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Từ này chỉ ra, theo nghĩa triết học, điều mà thế nhân gọi là
"đời sống thực". Cái đời thực này, thì, cùng lúc, vừa thô kệch, tầm
thường, vừa bi thiết, thê lương, còn hơn cả những gì mà thế nhân giả
định về nó. Mục tiêu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, không là cái chi
đâu đâu, mà chính là biểu hiện rất ư là sáng suốt về Cái Thực Hành, về
nội dung thực của cuộc đời.....
*
Ui chao, già rồi, sắp xuống lỗ rồi, BHĐ thì cũng đi trước
rồi, và đang chờ, đúng lúc đó, đọc những câu sau đây, đã từng đọc trên
giường
bệnh, trong lúc chờ Em, kiếm lý do ra khỏi nhà, chạy vội chạy vàng đến
nhà thương Đồn Đất, Sài Gòn mà chẳng… cảm khái sao!
Le devenir-philosophie du monde est en même temps un
devenir-monde de la philosophie, sa réalisation est en même temps sa
perte,
écrit-il à l'époque où il rédige sa thèse de doctorat sur La
philosophie de la nature chez Démocrile et Épicure.
Cái trở nên-triết học của thế giới, thì cùng lúc, là
cái trở
nên-thế giới của triết học, thực hiện nó là lúc mất nó...
Gấu chỉ cần đổi, một hai từ trên đây, là ra ý nghĩa
thê lương của cuộc tình của Gấu:
Vừa có em là lúc mất em!
*
Ui chao, một, áp dụng thông minh và thiên tài chủ nghĩa Mác vào thực tế
Việt Nam, một, ngu ngơ và dại khờ vào cuộc tình ngất ngư của "cả một
thời, để yêu và để chết", trước khi con bọ xuất hiện !
*
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!
Ác
Mộng
Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?
Không phải tự nhiên, mà
Rubashov, nhân vật của Koestler trong Đêm giữa Ngọ,
Darkness at Noon, bằng lòng thú tội trước bàn thờ, chấp nhận đủ
thứ tội ác mà Đảng và Nhà nước phịa ra cho ông, bằng lòng thú tội trước
tòa án nhân dân, chấp nhận tử vì đạo, Đạo Cộng Sản, cái chuyện, một ông
nhà văn bi giờ, [HKP, xem talawas], đọc nhật ký của đám Nhân Văn Giai
Phẩm, cảm thấy bị tình phụ, ấy là vì, cho đến bi giờ, nhân loại cũng
chưa "vươn tới tầm, chưa đủ chín", chưa đồng thuận, chưa chịu giao lưu
hòa giải, để mà hiểu thấu đáo, thảm họa lớn lao, là thảm họa VC trên
toàn thế giới, tức Cơn Kinh Hoàng, Cuộc Khủng Bố của Stalin, như Aileen
Kelly chỉ ra, trong bài viết nêu trên, cho dù càng ngày càng có thêm hồ
sơ, chứng liệu.
[... that despite the prodigious increase in documentation on the
mentalities and motives of those who implemented or colluded with
Stalin's Terror, we are still far from a consensus on the lessons to be
drawn from that great historical catastrophe.].
Cái câu nói, cái nước ta, cái xứ sở ta, nó vốn như vậy, của me-xừ HNH,
có một ý nghĩa sâu thẳm hơn nhiều.
|
|