logo


Bản Scan
1 2




Tại sao họ yêu Stalin?


Bài của Aileen Kelly, trên tờ NYRB số 26 Tháng Tư, 2007, có tới hai cái tít, Tại sao họ yêu Stalin, ở trang bìa tờ báo, còn ở bên trong, tại sao họ tin tưởng ở Stalin. Ông điểm hai cuốn sách mới nhất viết về Liên Xô ngày nào, một, Tear Off The Mask!. Identity and Imposture in 20th Russia, của Sheila Fitzpatrick, nhà xb Princeton University Press, và một, Revolution on My Mind: Writing a Diary Under Stalin, của Jochen Hellbeck, nhà xb Harvard University Press.
Cái tít, cuốn thứ nhì, đâu có khác cuốn Sổ Ghi của Trần Dần.
Aileen Kelly cho rằng, có hai cách tiếp cận chủ nghĩa toàn trị. Một, chú trọng tới tự trình diễn mình, self representation, của những công dân Xô Viết, trong những liên hệ của họ, với nhà nước. Những nguồn mới, từ những kho hồ sơ về Cựu Liên Xô - những bản tự kiểm, thú tội, confessions, thỉnh nguyện, thư từ gửi nhà nước của nhân dân, những hồ sơ cá nhân, và những nhật ký - đã quyến rũ một số sử gia văn hoá trẻ thuộc trường phái "Soviet Subjectivity", thí dụ như Jochen Hellbeck, Oleg Kharkhordin, và Igal Halfin, sự tiếp cận của những người này, dựa trên những tác phẩm đương đại của những nhà khoa học xã hội, những lý thuyết gia văn học, và những triết gia, về quan niệm về cái ngã, the notion of selfhood. Ngược hẳn những lý thuyết gia về chủ nghĩa toàn trị, vốn trấn ngự [dominate] sự nghiên cứu lịch sử Xô Viết vào những thập niên 1960 và 70, đám trẻ lý luận, những sức ép của nhà nước Xô Viết không áp đặt trên ý nghĩa của cái ngã của từng cá nhân, far from repressing the individual's sense of self, nhưng, nằm trong kế hoạch, làm sao có được sự hoàn thiện cái ngã, mà gốc rễ của chúng nằm thật sâu ở bên dưới văn hoá Nga thời kỳ tiền cách mạng [the pressures exerted by the Soviet state's revolutionary agenda worked to reinforce a drive to self-perfection whose roots lay deep in pre-revolutionary Russian culture].
Và ông kết luận, cả hai cách tiếp cận đều hay cả, và hỗ tương cho nhau, nhưng chúng có thể đưa tới những quan điểm khác biệt, về thái độ, của công dân Xô viết, đối với ý thức hệ nhà nước, và những tội ác mà nhà nước đã thực hiện, nhân danh ý thức hệ đó.
Và sự so sánh những tác phẩm của hai trường phái trên qua hai cuốn được ông điểm, cho thấy, còn lâu chúng ta mới có được một cái nhìn đồng thuận về những ứng xử của những công dân Xô Viết, hay nói rộng ra, của những con người như Trần Dần, và những cái độc, cái ác được ghi lại trong Sổ Ghi.
Và cùng với nó, là câu hỏi, tại sao Trần Dần không chỉ nói tốt về ông, và bạn bè, tại sao ông không "delete" hết những chi tiết độc, ác ở trong đó?
Niềm tin của Miền Bắc, vào sự tất thắng, phải chiến thắng cuộc chiến, còn là niềm tin về một đất nước thống nhất, hùng cường, thắng trận chiến, là sẽ làm được điều này.
Không một ai nghĩ, thắng cuộc chiến sẽ không làm đuợc điều này. Khi sự thể xẩy ra, như thế, họ mất hết niềm tin.
Y hệt như cách mạng Nga, y hệt như dân Nga.
Cơn Ác Mộng, một "coup de fouet en retour", là vậy.
Kẻ thù của nhân dân, của cả nước, hoá ra chính là... Đảng!
Coup de fouet en retour, đòn hồi mã thương, sát thủ giản... là một phim cao bồi hạng nhì, với anh tài tử cao bồi hạng nhì, Richard Widmark, thuật câu chuyện một anh chàng cao bồi đi trả thù cho cha, bị một ông bạn thân giết. Khi gặp, hóa ra chính là ông via của mình.
Đây cũng là đề tài phim Người Thứ Ba của Graham Greene.
*
Todorov cũng đã từng nói y chang, ngày nào mà người dân những nước "cựu" toàn trị đành phải chấp nhận sự thực cay đắng, chủ nghĩa Cộng Sản là con đường đau thương, nhức nhối, để đi từ "chủ nghĩa tư bản" đến "chủ nnghĩa tư bản", thì kể như xong!
Cuộc kháng chiến thần thánh chống Mẽo cứu nước, kể như vô ích, khi ngài chủ tịch VC đi Mẽo, chỉ để nói chuyện đô la.