Bạn có thể đọc Võ
Phiến, cùng
lúc đọc Koestler, để soi sáng một số điểm Võ Phiến chưa từng viết ra,
về mắc mớ
của thế hệ của ông với chủ nghĩa CS.
Dưới đây là một số trích đoạn,
trong cuốn Kẻ Lạ ở Quảng Trường.
Trong
lúc rảnh rỗi, tôi viết
một cuốn tiểu thuyết Tới và Đi,
Arrival and Departure, và một số tiểu
luận, sau
được đưa vô The Yogi and the
Commissar [Du Già và Chính Uỷ]
Tới và Đi là
tập thứ ba,
trong một bộ ba tập, trilogy, trong đó, đề tài trung tâm của nó là cuộc
xung đột
giữa đạo đức và thiết thực [expediency: miễn sao có lợi, thủ đoạn, động
cơ cá
nhân… có thể nói, đây cũng là một trong những đề tài chính của những
truyện ngắn
của Võ Phiến. NQT] – khi nào, hoặc tới mức độ nào, thì một cứu cánh
phong nhã [vẫn
còn có thể] biện minh cho một phương tiện dơ bẩn. Đúng là một đề tài
Xưa như Diễm,
nhưng nó ám ảnh tôi suốt những năm là một đảng viên CS [ui chao, tại
sao VP lại
chỉ theo, mà không vô Đảng VC, và tại sao ông bị chúng bỏ tù, chúng ta
chỉ biết
lơ tơ mơ về chuyện này, qua cuốn viết về VP của NHQ].
Tập đầu của bộ
ba, là Những tên giác đấu, Le
Gladiators, kể cuộc cách mạng [revolution] của những nô lệ
La mã, 73-71 BC, cầm đầu bởi Spartacus, xém một tí là thành công, và
cái lý do
chính của sự thất bại, là, Spartacus đã thiếu quyết định [lack of
determination] – ông từ chối áp dụng luật quay đầu, trở ngược, “law of
detours”;
luật này đòi hỏi, trên con đường đi tới Không Tưởng, người lãnh đạo
phải “không
thương hại nhân danh thương hại”, ‘pitiless for the sake of pity’. Nôm
na là, ông từ chối
xử tử những kẻ ly khai và những tên gây rối, không áp dụng luật khủng
bố - và, do từ chối áp dụng luật này khiến cho cuộc cách mạng
thất bại.
[Đúng y chang!
Một cuộc cách mạng
mà không đổ máu thì rất đáng ngờ: VC rất cần, để đưa lên You
Tube, những cá nhân như
LCD, hơn là chính những cá nhân như họ cần... vấp ngã, để nhân
dân có dịp cám ơn họ!]
Trong Bóng đêm giữa
ban ngày, tay cựu truởng lão VC Liên Xô Rubashov đi ngược lại,
nghĩa là, ông theo đúng luật
trở ngược đến tận cùng cay đắng - chỉ để khám phá ra rằng ‘lô gíc không
thôi, là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một
chuyến đi đầy
dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù.’
Hai cuốn, cuốn nọ bổ túc cho cuốn kia, và cả đều tận cùng bằng tuyệt
lộ.
*
Trường hợp Võ Phiến cũng thật
quái, y hệt như thể, trong ông, cái chân thiện uýnh lộn tàn bạo với cái
xấu xa,
thiên tài trùm thiên hạ VS cái tiểu tâm, cái đố kỵ cũng trùm thiên hạ.
Quái, là một người tài như ông,
tại sao mà cũng bị phỉnh nhờ bởi một lũ bất tài, thản nhiên để cho
chúng bợ đỡ?
Cả một lũ như thế, chưa tên nào
viết ra được một điều sáng giá, mới mẻ, cách tân… về ông.
Khó hiểu thật!
Chỉ có thể giải thích bằng thái
độ đố kỵ của ông với cái đám Bắc Kít Di Cư làm trời tại Sài Gòn, trong
khi ông ở
mãi tít vùng Tây Vực, tài năng như trời, mà chẳng ai để ý tới, nhắc
tới, chẳng
có lấy một mống đệ tử, trong khi TTT thì cả một đống đàn em xúm xít nay
Quán Chùa,
mai tòa soạn Tiền Tuyến!
Hà, hà!
*
Cái sự đố kỵ này không phải là
của riêng Võ Phiến, hay của riêng bất cứ một ai. Về già, thấm thía nỗi
đau Cái Độc
Bắc Kít, Gấu suy ra là, chính chữ S là nguồn cơn của tai họa. Nước Mít,
thoạt đầu
chỉ là nước Bắc Kít, rồi do ‘mở mang bờ cõi’, đánh cướp mãi xuống phía
Nam, tiêu
diệt hết các giống dân khác, cuối cùng chỉ còn lại một giống Mít, thế
là chúng
quay lại cấu xé, thù hận lẫn nhau.
Ngay huyền thoại mở nước Mít,
Con Rồng Cháu Tiên, là đã tiên tri ra cái chuyện ăn cướp, tiêu diệt các
giống dân
khác, rồi tiêu diệt lẫn nhau rồi!
Sở dĩ, VP, trong VHTQ, có những
dòng ‘chẳng ra gì’ với nhóm Sáng Tạo, duyên do sâu thẳm của nó, là cũng
ở chữ S
khốn nạn mà ra.
Gấu này, về già, nhìn lại, mới nhận ra là, ông bạn “cũng đáng
quí”, là me-xừ "Mít Butor", thù ghét Gấu, cũng là do chữ S.
Chán thế!
*
Cái tít Yesterday’s Man, của
Applebaum, về K, có thể áp dụng cho VP.
Tuy nhiên, chúng ta quá rành về cái ngày
hôm qua của K, còn với VP, chúng ta chỉ biết mù mờ, qua vài hàng tiểu
sử của
NHQ về VP.
Cũng trong cuốn VP của ông, NHQ
viết, “Đến nay, vẫn có nhiều người lầm, viết trên sách báo đâu đó là
VP bị cộng
sản kết án tử hình. Không đúng.”
V/v
phản động, cũng NHQ cho
biết, ‘trong vụ này, Đoàn Thế Khuyến [cháu họ VP], bị tử hình, Lam
Giang [thầy
cũ VP] khổ sai chung thân. Bản án dành cho VP tương đối nhẹ, 8 năm,
theo NHQ, có thể
vì công tố viên toà án nhân dân VC là Quách Tạo, em ruột Quách Tấn. VP
chỉ ở tù
có hai năm, một trước khi xử, và một sau khi xử. Tháng 9. 1954, theo
hiệp ước
Genève, ông được thả.
Tô
Hoài, trong cuốn Chiều
Chiều, hồi ký viết lúc chót đời, ông còn đưa ra nhận xét là
những người làm
công tác đưa người ra Bắc vào năm 1954 (chiến dịch Tập Kết), đã "bỏ
sót" hai người, Lam Giang (một trong những đảng viên thuộc hàng ngũ
lãnh
đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng), và Võ Phiến (một người theo Việt Minh
những ngày
đầu, sau bị ghép tội phản động, và đã về thành, nhân hiệp định Genève
1954).
Thật sự, không phải bỏ sót, mà
VP được một tay VC bự vờ cho chuồn về thành. Vụ này, Gấu nghe qua một
đấng VC
rất bảnh, nói riêng cho Gấu biết, lần Gấu về lại Đất Bắc.
Chúng
ta chỉ biết có vậy về vụ
án phản động.
Giá mà VP chơi một cuốn hồi ký,
thì hay biết mấy.
Nhưng bây giờ, muộn quá rồi, theo bài viết của TD trên VOA.
Tô Hoài cho biết, đang tập dượt
để viết hồi ký.
*
Ấn tượng nhất là lúc
ấy hầu hết công nhân làm
phu đồn điền cao su ở Dầu Tiếng đều là người quê tôi: Sơn Tây, Hà
Đông.
Cho nên, tôi gặp cả bạn bè, có cả người trong họ. À này, bởi thế cho
nên khi
chống Pháp, trung đoàn Miền Đông có nhiều người Bắc là vì vậy đấy.
Tô Hoài
*
Vào cái thời của Gấu, và trước
Gấu, bạn chỉ cần một truyện ngắn, một bài thơ, cùng xuất hiện với bạn,
là xong.
VP với những truyện ngắn đầu tay, như Người Tù, là như vậy. Ông ở tít
xứ Tây Vực,
mà Sài Gòn đâu có không biết đến ông đâu? Sau này, khi ông vô Sài Gòn,
viết đủ
thứ, nhưng theo Gấu, đều thường thôi, và do nhu cầu, do đòi hỏi của một
tờ báo,
mà viết. Đọc những bài ông viết về văn học thế giới, dưới cái tên Tràng
Thiên,
dân trong nghề đều biết tỏng, mấy thứ đó được lược dịch từ những tạp
chí văn học
nước ngoài. Đòi hỏi của tòa soạn, là như vậy, và cái đọc của VP, cũng
chỉ đến
thế.
Bây giờ, nhờ có net, thượng vàng hạ cám đều tha hồ xuất hiện trên chốn
giang hồ, thành thử trở thành
nhà văn nhà thơ quá dễ, và than ôi, quá khó! Làm sao bạn lọc ra được
trong đống
rác khổng lồ đó, một bài thơ, một truyện ngắn cho ra hồn? Có khi, bạn vớ được một con cá quí, tưởng khám phá
ra một thiên tài, hóa ra là đồ đi chôm!
Thường là vậy, vào thời net này!
Nên nhớ, có nhiều tác giả,
nhiều người viết, do sống lâu mà thành tên, chứ không phải do có tác
phẩm hách
xì xằng. Cả một diễn đàn Hậu Vệ, sau bao nhiêu năm tháng, chưa tạo nổi
một người
viết, có, chỉ một bài, làm người đọc không thể quên được. Da Mầu thì
cũng
thế. Talawas thì không thể nào coi là diễn đàn văn học được.
Đa số người viết có tên có tuổi
hiện nay, là đều xuất thân từ VHNT của PCL. Họ đều trở thành những tên
tuổi, nhưng
chẳng ai biết đến “một” tác phẩm của họ. Trong khi, nói đến VP là biết
ngay tác
giả của Người
Tù, của Thác Đổ Sau Nhà,
của Kể Trong Đêm Khuya… là cha đẻ của những Bốn Thôi, Ông Ba Đồng Thời…
Nhìn như thế đó, độc nhất một
diễn đàn trên lưới hiện nay, xứng đáng, vì có một số tác giả, lâu lâu,
“thi thoảng”
đem đến cho độc giả một kinh ngạc, một khám phá, là Gió O của bà Lê Thị
Huệ! Giá
mà bà này khiêm tốn một tí thì còn xứng đáng hơn nhiều, bởi vì cái kiểu
“nhà thơ
hàng đầu, nhà trí thức hàng đầu, nhà biên khảo hạng nhất…” chỉ làm độc
giả nhột,
chưa nói, tác giả, càng nhột!
*
Đến bây giờ,
thì
có lẽ ai cũng nhận ra một sự thực, sự ra đời của trang ảo làm nhà văn
thứ thực
biến mất. Một tác phẩm văn học, nó cần phải được ôm ấp, cưu mang hàng
bao nhiêu
năm tháng, giống một cái trứng sau khi thụ tinh, nằm trong bụng bà mẹ.
Bây giờ,
do có net, nhất là do có những trang free, nhà văn xuất hiện không cần
đến cái
bụng của bà mẹ nữa.
Gấu vẫn thường băn khoăn, tại làm sao, lúc sau này, thật khó kiếm một
truyện
ngắn hay, một bài thơ thần sầu. Lý do là như trên. Sở dĩ trang Gió O
lâu lâu có
cái hay, vì những tác giả của nó đều đã là nhà văn nhà thơ rồi, có thể
như vậy
chăng?
*
Trong bài viết
Ngợi ca nỗi quan hoài, Éloge du pessimisme, trên số báo Le
Magazine
Littéraire, Avril 2005, Olivier Postel-Vinay đọc hai cuốn của
Steiner, Dix
raisons (possibles) à la tristesse de pensée [Mười lý do (có thể)
đưa đến
nỗi buồn tư duy], Một ý nghĩa nào đó về Âu Châu, Une certaine idée
de
l'Europe, có nhắc đến một câu của Steiner, nói với tờ Le
Magazine
Littéraire, vào năm 2004: Văn hóa của chúng ta sao mà buồn quá. Nó
tầm
phào, [superficielle: phiến diện], nó giả đò, [faux-semblant]. Steiner
buồn bã
than. Ông truy nguyên nỗi buồn tầm phào, giả đò của đương thời có nguồn
gốc từ
nỗi buồn ngàn xưa, thổi về từ một vùng đất u tối, và là nền tảng của
tri thức
nhân loại. Và ông đặt câu hỏi: Ở đâu ra cái nỗi buồn nền tảng của tư
tưởng nhân
loại, d'où vient la tristesse foncière de la pensée humaine?
Trong cuốn Một ý nghĩ nào đó về Âu Châu, Steiner cho rằng, cái
gọi là
Suy Nghĩ Lớn, thật ra là sản phẩm của Âu Châu! [La "grande pensée"
est une invention de l'Europe]. Nó là di sản kép của Athens và
Jérusalem. Ánh sáng đâu có đến từ
đâu đâu, mà là từ nguồn kép đó. Bởi vậy cơn hăm dọa về một cái chết của
Âu
Châu, cưu mang trong nó một nỗi buồn nguyên thủy.
Zweig được vinh danh là nhà văn Âu Châu, và cái chết của ông gây chấn
động
giang hồ, là còn theo cái ý nghĩa ghê rợn, khủng khiếp như thế đó!
Đặng Tiến đọc, và cảm nhận
ra
nỗi buồn hiu hắt trong văn phong của Võ Phiến.
Đây là lời vinh danh tuyệt
vời nhất dành cho Võ Phiến, theo Gấu.
Gấu tin
rằng, nỗi buồn hiu
hắt trong văn VP, là từ cõi "Trời hành cơn lụt mỗi năm" thổi về!
Những nhân vật khùng điên của ông, là cũng do đó.
*
Ðọc tác phẩm
cuối cùng của Võ Phiến
NGUYỄN HƯNG QUỐC
chính
cái ám ảnh về điểm kết
thúc ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, tạo nên sự thống nhất cho một cuốn
sách vốn
được hình thành như một sự tập hợp của những bài viết được hoàn tất có
lẽ một
cách ngẫu nhiên trong chuỗi thời gian khá dài. Sợi chỉ đỏ ấy chính là
ước muốn
kiểm điểm lại cuộc đời và công việc viết lách của chính mình.
*
Sợi
chỉ đỏ xuyên suốt, là lối ví von của VC để tả cái
chất "máu", "trăng huyết", của văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa,
cái gọi là tính Đảng, văn
chương phải có thép, nhà thơ phải biết xung phong…
Làm gì có sợi chỉ đỏ nào là "ước muốn kiểm điểm…"?
Một ước muốn đơn giản như thế, thì cần gì phải… đỏ?
Không
lẽ muốn về quá, đến ‘tẩu hoả nhập ma’?
NQT
*
Cú chụp mũ quá tệ mà lại
thành ra quá ngoạn mục!
Thuật ngữ này, đã được VC sử
dụng theo cái
nghĩa của VC từ khuya rồi.
Trong quá khứ, có lần Gấu sử dụng, NTV khuyên, không nên, vì sợ
lẫn lộn
giữa hai nghĩa.
Anyway, Tks.
Dốt, cũng được. Chả sao!
Chụp
mũ?
Trong câu viết của Gấu, có dấu hỏi. Sao dám nói "chụp mũ"?
*
Chụp mũ là
một
hành động tồi tệ.
Nhà phê bình, về một lần, bị VC đuổi, về nữa, lại bị đuổi, tự ông ta
chụp mũ
cho ông ta, cần gì ai chụp?
Ai
đã từng "được" học tập
cải tạo,
ắt hẳn còn nhớ một số thuật ngữ của VC: Đỉnh cao thời đại, bước ngoặt
lịch sử,
ba dòng thác cách mạng, tất yếu & qui luật lịch sử, tính Đảng, sợi
chỉ đó
xuyên suốt, ai thắng ai, tính ưu việt của CNXH…
Khi thấy NHQ sử dụng thuật ngữ
này, để đọc tác phẩm cuối cùng của Võ Phiến, nhìn lại những hành động,
và cách đối
xử của VC đối với ông, khiến NQT tôi đặt cái dấu hỏi, hay là ông… bị
sao đó, nên
mới lầm lẫn sử dụng từ của VC vào trường hợp VP.
Cái dấu hỏi như thế, làm sao
lại bỏ đi, rồi la toáng lên “chụp mũ"?
NQT
*
Bây giờ
đọc lại, Gấu hiểu vì sao
Gấu cứ đinh ninh là chưa từng viết về VP.
Gấu “quên” VP, sau khi đọc những tác giả như Koestler, Lukacs, đối diện
với
cuộc chiến đám Gấu sắp sửa bước vô, có những thằng trong đám, đã lên
rừng, đã
nằm vùng, như HPNT, như Đào Hiếu….
Và cái bài viết về VP, đăng ở một phụ trang VHNT của tờ nhật báo Tiền
Tuyến,
thì làm sao nhớ?
Gấu không hề biết sau đó nó lại được ông bạn quí của Gấu lôi ra khỏi
sọt rác,
để mà đăng trên Văn!
Gấu không hề giữ, bất cứ một bài viết nào viết trước 1975, đừng nói một
bài
viết được viết ra để trám một lỗ hổng cho một trang nhật báo.
Khi Gấu xin lỗi NHQ, là xin lỗi về cái chuyện quên một bài viết vứt vô
thùng
rác, chứ đâu có xin lỗi cái chuyện ông ta muốn lôi đời tư của Gấu ra để
mà xỉ
vả?
Đọc
lại Võ Phiến
Nhà phê bình, về một lần, bị VC
đuổi, về nữa, lại bị đuổi, tự ông ta
chụp mũ
cho ông ta, cần gì ai chụp?
*
Trên Le Magazine
Littéraire, số
đặc biệt về Camus, có bài viết, về sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm
Camus:
Le fil
rouge nietzschéen.
Le
philosophe allemand est présent tout au long de l'œuvre de Camus,
qui l'a
placé très tôt, avec Dostoïevski, parmi ses auteurs de prédilection.
Còn một
thuật ngữ nữa, cũng
hay được sử dụng, để nói lên sự nhất quát, tính liên tục về tư tưởng,
về văn
phong của một tác giả, là sợi dây dẫn, le fil conducteur.
Gấu nhớ
là, lần “đó đó”, Gấu
sử dụng “sợi chỉ đỏ xuyên suốt”, NTV đề nghị dùng từ “sợi dây dẫn”,
thay thế.
Hay
nhất, trong số những
thuật ngữ này, là của Đông phương: Rắn, nằm trong cỏ. Rồng, thấy đầu mà
chẳng
thấy đuôi, thí dụ.
NHQ đọc
tác phẩm cuối cùng của
VP, nhận ra “sợi chỉ đỏ xuyên suốt”. Tuy nhiên, qua những đoạn ông
trích dẫn VP,
sợ không phải.
Cách đọc của Trịnh Y Thư có
vẻ đúng hơn.
VP tới cuối đời, nhận ra sự
thực, văn chương cũng “chỉ là đồ chơi.”
Trong
cuốn tạp
bút “Cuối Cùng” xuất bản năm 2009, nhà văn Võ Phiến hạ bút viết một câu
mà khi
đọc tôi phải giật mình. Ông bảo, “Chuyện sáng tác có gì đáng nói?”
Một nhà văn với tuổi đời như ông, lừng lẫy với sự nghiệp văn học đồ sộ
trên
dưới năm mươi tác phẩm để lại cho đời sau, nói câu nói như thế, thoạt
nghe qua
tưởng như có cái gì khinh bạc, nghịch lí nằm bên trong. Nó như tiếng
sấm nổ
giữa đồng không mông quạnh.
Chỉ là đồ
chơi