Notes
1
2
3
|
Trong bài viết
Ngợi ca nỗi quan hoài, Éloge du pessimisme, trên số báo Le
Magazine
Littéraire, Avril 2005, Olivier Postel-Vinay đọc hai cuốn của
Steiner, Dix
raisons (possibles) à la tristesse de pensée [Mười lý do (có thể)
đưa đến nỗi
buồn tư duy], Một ý nghĩa nào đó về Âu Châu, Une certaine idée de
l'Europe,
có nhắc đến một câu của Steiner, nói với tờ Le Magazine Littéraire,
vào
năm 2004: Văn hóa của chúng ta sao mà buồn quá. Nó tầm phào,
[superficielle:
phiến diện], nó giả đò, [faux-semblant]. Steiner buồn bã than. Ông truy
nguyên
nỗi buồn tầm phào, giả đò của đương thời có nguồn gốc từ nỗi buồn ngàn
xưa,
thổi về từ một vùng đất u tối, và là nền tảng của tri thức nhân loại.
và ông
đặt câu hỏi: Ở đâu ra cái nỗi buồn nền tảng của tư tưởng nhân loại,
d'où vient
la tristesse foncière de la pensée humaine?
Trong cuốn Một ý nghĩ nào đó về Âu Châu, Steiner cho rằng, cái
gọi là
Suy Nghĩ Lớn, thật ra là sản phẩm của Âu Châu! [La "grande pensée"
est une invention de l'Europe]. Nó là di sản kép của Athens và
Jérusalem. Ánh
sáng đâu có đến từ đâu đâu, mà là từ nguồn kép đó. Bởi vậy cơn
hăm dọa
về một cái chết của Âu Châu, cưu mang trong nó một nỗi buồn nguyên thủy.
Zweig được vinh danh là nhà văn Âu Châu, và cái chết của ông gây chấn
động
giang hồ, là còn theo cái ý nghĩa ghê rợn, khủng khiếp như thế đó!
Đặng Tiến đọc, và cảm nhận ra nỗi buồn hiu hắt trong văn phong của
Võ Phiến.
Cả một cuốn sách viết về Võ Phiến của nhà đại phê bình không thể có một
nhận xét
tương tự như vậy, về Võ Phiến, ấy là vì nhà phê bình chỉ mải khoe thứ
văn hóa
tào lao tầm phào giả đò mà ông đi chôm của người. Cái đọc của NHQ không
có
chiều sâu, không có cái gì của riêng ông, cái mà ông gọi là "chủ
kiến" của nhà phê bình. Bởi vậy, Người viết hơn cả 10 cuốn sách, mà có
ai thèm
nhắc tới đâu!
Ngồi lâu bên bờ sông là thể nào cũng có ngày nhìn thấy xác bạn quí bạn
hiền...
Sở dĩ Gấu chưa bao giờ nhắc lại chuyện cũ, ấy là vì còn mải lo trình
bầy Suy
Nghĩ Lớn về Cái Đại Ác Bắc Kít. Bây giờ rảnh rồi, Gấu sẽ dùng quãng đời
bonus
để... dọn Kít.
Cũng là một việc làm công ích vậy!
Sao không hiền trong khi chờ đi hử ông Gấu?
Làm công ích mà không 'hiền' ư?
*
Điều tra
Blog văn học có giá trị gì không?
Một khi ký giả, nhà văn, nhà tài tử khoác bộ áo bloguer, là để khám phá
ra cái
mặt sau của sàn diễn của cuộc sống văn học, để làm tái sinh những cuộc
tranh
luận, và tìm tòi sáng tạo.
Đây là cuộc điều tra của Alexis Brocas, với hình minh họa của Nini La
Canaille,
cho tờ Văn Học Le Magazine Littéraire, đăng trên số báo Avril
2008, đặc
biệt về Những người Do thái và văn chương.
Mặt trái của sàn diễn?
Độc giả biết chuyện ông Hàn Francois Nourissier chưa từng đọc Những
kẻ thiện
tâm vậy mà bỏ phiếu OK Goncourt 2006 là nhờ blog văn học của
Gilles
Cohen-Solal, đồng chủ biên của nhà xb Heloise d’Ormesson. Ai ban cho
Philippe
Sollers cái nón “nhà văn ẩm mốc” ? Nhà phê bình Juan Asenso, dưới cái
nick
Stalker, làm một cuộc mổ xẻ, autopsie, cái xác đang thối rữa, bốc mùi,
là cõi
văn Tây. Cái thứ văn hóa đang được phát triển ở trên blog là thứ biểu
hiện trực
tiếp, thường là vượt rào cản, áo thụng vái nhau, ứng xử sao cho có văn
hóa
ngoài blog. Trên blog, tha hồ mà nói tục, tha hồ mà sỉ nhục lẫn nhau…
chủ nhà
xb độc lập Léo Scheer giải thích.
Thực ra, văn hóa blog và cái không khí của nó, làm chúng ta nhớ đến
những cuộc
tranh luận nẩy lửa, rất ư cần thiết của văn chương, và nó ngày càng nở
rộ.
Nếu không nhờ blog “quê choa”, của NQL, làm sao chúng ta biết đến giai
thoại
tuyệt vời về mớ lông chim tặng anh, trước khi đi lấy chồng, của người
yêu của
nhà văn VC, TNV? Hay những giai thoại về một anh chàng heo nọc
chuyên
nghề phục vụ phụ nữ chồng đi Nam
chiến đấu, và vợ liệt sĩ?
Hiện tượng blog ở trong nước quả là quá cần thiết cho độc giả, ở trong
lẫn
ngoài nước, theo Gấu.
*
“Một cây diêm đủ làm sáng căn lều của tôi.” Éric Chevillard, chủ nhân
một blog
văn học, trả lời, khi nhận định về một cái còm của độc giả.
“Ai yêu tôi, thì theo tôi”, ông tuyên bố.
Tin Văn mỗi ngày có chừng 100-150 khách viếng
thăm, khách nào cũng
vô thăm gần như mỗi ngày hai lần. Như vậy, con số visitors mỗi ngày là
từ 200-300, theo như server cho biết. Vị trí 3 nước đứng đầu trong Top
Ten Countries, là Mỹ, Canada, Việt. Có khi Việt Nam đứng đầu. Có vẻ như
VC không còn tạo tường lửa đối với Tin Văn!
Thế mới thích chứ!
Tks all of U, [VC included]. NQT
*
Những cụm từ mà độc giả, hay sử dụng, khi search, qua server cho biết,
có cụm này:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi.
Đây là một entry của Blog của Gấu, sau đưa qua Tin Văn, viết về CM, và
chân lý trứ danh:
Cái hồn của văn chương Miền Nam nằm đâu đó, rải rác, trong những bản
nhạc sến.
Tuyệt ơi là tuyệt!
[Note: Khúc này viết, nhân đọc entry mới trên blog NL]
*
Đọc sách thực sự là
đọc cho mình.
Kể cả đối với nhà phê bình, trừ phê bình gia dởm, đọc là để loè thiên
hạ. Độc
giả bình thường, lúc đầu choáng, sau, chán!
*
Cái vụ lần thứ ba Gấu
tính về, đã sửa soạn xong xuôi, thông báo một số nơi chốn, địa chỉ
quen thuộc, bỗng thấy ơn ớn, bèn mail cho một anh bạn, một con người bí
ẩn chẳng
khác chi Người Không Mặt PXA, như sau này Gấu nghe phong thanh. Anh bèn
mail, từ
một cái địa chỉ lạ hoắc, này, đừng có dại mà về, thời tiết Hà Nội không
còn đẹp
như hai lần anh về đâu!
Gấu bèn mail tiếp,
nhưng về
Sài
Gòn thì có được không, thời tiết Sài Gòn có đẹp không…
Những sự kiện trên là
hoàn
toàn
có thật, bạn đọc Tin Văn có thể coi chúng là những “sự kiện lịch sử”,
đừng nghĩ
Gấu này phịa ra để đánh bóng Gấu!
Và, đúng như người ta
nói,
nhiều khi sự thật còn “giả tưởng hơn cả giả tưởng”, theo nghĩa, bạn
đọc, và không
thể nào tin là thực!
Cái đoạn tiếp theo
của
chuyến
đi bất thành này, mới ly kỳ rùng rợn.
Gấu viết đến đây, bèn
ngưng,
chờ động tịnh từ phía người xưa. Coi anh, và “người đó” có cho phép
viết ra hay
là không, và viết ra có ảnh hưởng đến "sự nghiệp chính trị" của những
người
liên quan hay là không…
Nếu nhận được cái
mail cảnh
cáo, NO, thì xin lỗi bạn đọc, Gấu đành stop!
*
Cái
"tiểu chú" mà Nguyễn Quốc Trụ nhắc nằm trong phần "Tài liệu tham
khảo về Võ Phiến" trong cuốn Võ Phiến được Văn Nghệ xuất bản vào năm
1996
của tôi. Trong phần đó, có đoạn tôi điểm qua tạp chí Văn số đặc biệt về
Võ Phiến
phát hành tại Sài Gòn vào tháng 8 năm 1974. Sau khi liệt kê các bài
viết chính
trong số Văn ấy, tôi viết thêm: "Ngoài ra, còn mục 'Ðọc Võ Phiến', gồm
những
trích đoạn từ bài viết của các nhà văn: Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ
Tấn, cô
Phương Thảo, Huỳnh Phan Anh, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình
Toàn về
một tác phẩm nào đó của Võ Phiến. Tất cả các bài viết này đều đã được
đăng báo,
đâu đó." (tr. 205)
Ðã đành, với cách viết hờ hững như thế, tôi
không
xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử
liệu gì
quan trọng…
Có
mấy Nguyễn Quốc Trụ?
*
Trưa
lang thang đại lộ
Hàm
Nghi - Cầu Calmette
Văn
Tế
Cái vụ tại làm
sao Gấu không nhớ đã từng viết về ông tiên chỉ Võ Phiến, hoàn toàn là
lỗi của
ông bạn quí của Gấu, khi đó, là tổng thư ký tờ Văn, đã lôi một bài viết
từ
trong ‘thùng rác lịch sử’, đăng trên Văn, và chẳng thèm hỏi ý kiến của
Gấu, ấy
là vì ông biết, kiếm nó cũng không thể nào thấy, và giả như biết nó ở
đâu, thì
cũng đành chịu không dám mò ra khu Chợ Cũ, đại lộ Hàm Nghi, hay chân
cầu Calmette.
Bài viết về Võ Phiến, là từ phụ trang văn học cuối tuần của nhật báo
Tiền
Tuyến, và lúc đó, Gấu phụ trách, có thể, do cần bài trám vô một khoảng
còn
trống, nên đã viết về truyện ngắn Võ Phiến.
Gấu tin là bài viết phải có một cái gì đó nên ông bạn quí mới lôi ra
lau lau
chùi chùi cho bớt bụi thời gian rồi đăng trên Văn. Bởi vì, trong những
gì của
Võ Phiến, nào tùy bút, nào thơ, nào tin văn học dưới tên Tràng
Thiên.... Gấu
chỉ đọc được có truyện ngắn của ông, và, chúng thật là tuyệt vời, nhất
là, nếu
bạn đọc nó vào cái thuở mới lớn, thân thể của bạn lúc nào cũng rậm rật,
chỉ muốn, chỉ thèm “làm bậy”, đúng như trường hợp ông nhà văn Nobel
Golding vừa mới
cho biết,
vào lúc 18 tuổi, ông đã tính hiếp dâm một cô bé 15 tuổi.
Nhân tiện, nhắc chuyện lần tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác ra số đặc
biệt về Võ
Phiến, và anh order Gấu viết một bài, khi sắp sửa từ giã Cali về lại
Canada,
trong chuyến viếng thăm Tiểu Sài Gòn của hai vợ chồng Gấu, vào năm
1998, tá túc
nhà anh, khi cuốn sách Lần Cuối Sài Gòn vừa ra lò.
Sau này, Gấu có nhận được vài cái mail của vài độc giả, hầu hết đều có
viết
văn, có nổi tiếng, và đều quá thích bài viết, thí dụ như một mẩu sau
đây (1)
Trong số đó, còn một cái mail, cho biết, bài của
Gấu "trùm" cả số báo,
đúng ra là
phải để ngay ở những trang đầu, thật trang trọng, chứ tại sao lại
để ở
mục Tạp Ghi.
Sai, theo Gấu. Để ở mục Tạp Ghi là đúng, và đây là sự tôn trọng của NMG
đối với
tất cả những bạn văn cộng tác với Văn Học. Hơn hẳn Sến Cô Nương, khi
chê bài
của NVL, cộng tác viên, không đủ tiêu chuẩn.
(1) Thư độc giả [nhân đọc bài
viết về
Võ Phiến, trên báo Văn Học,1998].
......
Trước khi đọc NQT, vẫn có những bài phê bình sắc sảo tài hoa. Nhưng vẫn
theo
thể thức chết: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (một cách áp đặt). Phê
bình
(thật) đòi hỏi cung cấp một cách giải quyết vấn đề, nghĩa là phải có
thông tin.
Theo V: hình như giờ chỉ có một NQT thực sự nắm được thời sự văn nghệ
thế giới.
N thì đặc biệt yếu kém khoản đó do ngoại ngữ kém. (Không biết tiếng
Anh). Do
vậy cảm giác như chú Trụ rất trẻ. Như chỉ hơn VN mấy tuổi.
Một tác phẩm hay là một tác phẩm gợi được một cảm giác 'đẹp' cho người
đọc.
Người ta có thể quên tất cả câu chuyện, nhưng nhớ một cảm giác. Và cái
đó sẽ
đưa người ta tìm về với tác phẩm trong những tâm trạng nhất định, không
phải
một lần.
Thế một tác phẩm lớn? Không phải là một tác phẩm mà trong nó lịch sử
được mô
phỏng theo một tỷ lệ nào đó, dù đậm đặc. Nó phải soi sáng được tinh
thần lịch
sử, không phải của một giai đoạn, không dừng ở những biến cố, mà là,
phải là
những chuyển dịch sẽ sàng nhất của hồn người (phi thời gian và không
gian, đôi
khi)
Lấy lịch sử soi vào một tác phẩm là một thao tác cần thiết. Nhưng lấy
một tác
phẩm soi vào lịch sử mới quan trọng. Nhưng như thế là đòi hỏi rất nhiều
ở người
viết tác phẩm và người viết về tác phẩm.
Một lần nào đó chú đã nói rằng văn phải được chở bằng thơ. N cũng nghĩ
thế.
Những tác phẩm lý sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra
thường hấp
dẫn người đọc kinh khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác'
và khi sự
tò mò của người đọc về những ám chỉ, hoặc cao qúy hơn: nhu cầu phát huy
trí
thông minh cùng tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên
giá.
Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu N
tưởng
bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy diễn rất
thích.
N rất thú vị vì chú thích truyện ngắn của Võ Phiến. Nhìn thì thấy ngay
tùy tạp
của họ Võ không giống ai. Nhưng 'khác', trong một dòng chảy chung, thì
đúng là
truyện ngắn. Hồi đầu đọc N nể quá.
Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam
và miền Bắc hay quá.
V bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong
một thể
loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời
đi tìm
tri kỷ, phải dạy người ta một diều gì đó nhưng không dạy đời.
Hàng tháng N đều đọc chú cho thằng cu nghe. Cả tưởng niệm O. Paz làm V
buồn
cười. Hôm qua đọc được một nửa thì cháu ông trẻ ngủ. Như vẫn thường khi
nghe
đọc thơ.
Kính.
10.10.98
Còn cái mail này, Gấu mạn phép vờ người gửi, lần Gấu gửi bài cho
một "diễn
đàn nào đó"!
Anh
NQT kinh,
Toi da doc lai,
ky hon, ban dich anh gui. Rat thich. Thich noi dung bai viet va cung
thich cach
dich rat bay buom cua anh. Doc ban dich, co cam tuong nhu doc van sang
tac.
Ban dich ay chac
chan se gop phan lam cho [...] phong phu hon.
Va cung sau sac hon.
Khi nao dich xong
cac title sach tu tieng Tay Ban Nha xong, xin anh gui cho som de toi
bat dau
lay-out.
Xin cam on anh va
kinh chuc anh va gia dinh an manh.
*
V
bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình,
ngay cả trong một
thể loại đầy tính cãi cọ.
Tuyệt!
Khen như thế thì Gấu này sướng mê tơi.
Mong độc giả Tin Văn đọc mục "Dọn Kít" trong tinh thần của câu trên,
của một độc giả Tin Văn.
*
To both of U, and family: Tks. Take care.
NQT [and Thảo Trần].
Tờ Le
Magazine Littéraire có
tới hai số về Zweig. Bài viết Võ
Phiến, nhà văn Bình Định của Gấu, dựa trên
số báo cũ hơn, không
nhớ số.
Kiếm
thấy rồi. Số Tháng Hai
1997, một trong những số báo đầu tiên của Gấu, ở hải ngoại, thời gian
viết cho
Văn Học của NMG.
Cái tít nhà văn Bình Định,
dành cho VP, là từ cái tít Zweig, nhà văn Âu Châu.
Gấu nhìn ra quan hệ thầy trò
giữa hai ông nhà văn. Zweig, là từ địa linh nhân kiệt, ông thần đất Âu
Châu, mà
ra. Còn VP, từ Bình Định, và tất cả những địa linh nhân kiệt của nó, và
cùng
với họ, là những giấc mơ "hoang đường": Viết lại căn cước, lịch sử,
và con người Mít qua những chiến công của Nguyễn Huệ: Vượt sông Bến
Hải, ra
Bắc, làm cỏ Mãn Thanh, dọn sạch Kít Bắc!
*
Trong những lần đụng trận với
NTV, Gấu có kể, về cái cú mặc khải Cái Ác Bắc Kít, vào một buổi tối,
[hình như
vậy, một buổi tối], ở một thư viện Toronto, cầm lên cuốn Ngôn ngữ và
Câm
lặng... thì anh lắc đầu, cái mày thấy
đó, là ở trong mày. Steiner chỉ như chất xúc tác, làm bật nó ra. Chứng
cớ là,
tao đã từng đọc cuốn đó, ở Sài Gòn, vào những năm 1960, mà đâu có ‘mặc
khải’
như mày!
Tất cả những "mặt
dầy" đi xin làm bồi, viết không công cho Chợ Cá, cho diễn đàn xứ khỉ ho
cò
gáy Kông Gô Ru… là đều do gợi ý của NTV, những ngày sau đó. Anh biểu
Gấu, mày phải viết cho tất cả các “mặt trận”, để “hoành dương”, ‘thông
tri” về
Cái Ác Bắc Kít đến cho đám Mít hải ngoại, và trong nước. Một khi nhìn
rõ kẻ
thù, thì mới mong có ánh sáng ở cuối đường hầm!
*
Trong
bài viết
Ngợi ca nỗi quan hoài, Éloge du pessimisme, trên số báo Le
Magazine
Littéraire, Avril 2005, Olivier Postel-Vinay đọc hai cuốn của
Steiner, Dix
raisons (possibles) à la tristesse de pensée [Mười lý do (có thể)
đưa đến nỗi
buồn tư duy], Một ý nghĩa nào đó về Âu Châu, Une certaine idée de
l'Europe,
có nhắc đến một câu của Steiner, nói với tờ Le Magazine Littéraire,
vào
năm 2004: Văn hóa của chúng ta sao mà buồn quá. Nó tầm phào,
[superficielle:
phiến diện], nó giả đò, [faux-semblant]. Steiner buồn bã than. Ông truy
nguyên
nỗi buồn tầm phào, giả đò của đương thời có nguồn gốc từ nỗi buồn ngàn
xưa,
thổi về từ một vùng đất u tối, và là nền tảng của tri thức nhân loại.
và ông
đặt câu hỏi: Ở đâu ra cái nỗi buồn nền tảng của tư tưởng nhân loại,
d'où vient
la tristesse foncière de la pensée humaine?
Trong cuốn Một ý nghĩ nào đó về Âu Châu, Steiner cho rằng, cái
gọi là
Suy Nghĩ Lớn, thật ra là sản phẩm của Âu Châu! [La "grande pensée"
est une invention de l'Europe]. Nó là di sản kép của Athens và
Jérusalem. Ánh
sáng đâu có đến từ đâu đâu, mà là từ nguồn kép đó. Bởi vậy cơn
hăm dọa
về một cái chết của Âu Châu, cưu mang trong nó một nỗi buồn nguyên thủy.
Zweig được vinh danh là nhà văn Âu Châu, và cái chết của ông gây chấn
động
giang hồ, là còn theo cái ý nghĩa ghê rợn, khủng khiếp như thế đó!
Đặng Tiến đọc, và cảm nhận ra nỗi buồn hiu hắt trong văn phong của
Võ Phiến.
Cả một cuốn sách viết về Võ Phiến của nhà đại phê bình không thể có một
nhận xét
tương tự như vậy, về Võ Phiến, ấy là vì nhà phê bình chỉ mải khoe thứ
văn hóa
tào lao tầm phào giả đò mà ông đi chôm của người. Cái đọc của NHQ không
có
chiều sâu, không có cái gì của riêng ông, cái mà ông gọi là "chủ
kiến" của nhà phê bình. Bởi vậy, Người viết hơn cả 10 cuốn sách, mà có
ai thèm
nhắc tới đâu!
Ngồi lâu bên bờ sông là thể nào cũng có ngày nhìn thấy xác bạn quí bạn
hiền...
Sở dĩ Gấu chưa bao giờ nhắc lại chuyện cũ, ấy là vì còn mải lo trình
bầy Suy
Nghĩ Lớn về Cái Đại Ác Bắc Kít. Bây giờ rảnh rồi, Gấu sẽ dùng quãng đời
bonus
để... dọn Kít.
Cũng là một việc làm công ích vậy!
Sao không hiền trong khi chờ đi hử ông Gấu?
Làm công ích mà không 'hiền' ư?
Nói
chuyện hấp diêm, đọc văn
Võ Phiến
Nhà văn Nobel Golding kể
chuyện suýt làm thịt một em, khi 18 tuổi.
Vào cái tuổi đó, thì
"suýt" nhiều lần lắm. Làm đuợc hay không, là còn tùy cơ may!
Gấu chắc cũng phải có một lần
"suýt" như vậy, và nó là hứng khởi nhờ đó viết ra được Những Con Dã
Tràng.
Bà cụ C. đọc, phán, thằng này
bịnh.
Kundera cũng có một chuyện,
bảnh hơn Golding, ông viết trong Một cuộc gặp gỡ, ngay đoạn mở đầu.
*
2
« C'était en 1972. Je
rencontrai une jeune fille en banlieue de Prague, dans un appartement
qu'on
nous avait prêté. Deux jours plus tôt, pendant toute une journée, elle
avait
été interrogée par la police à mon sujet. Elle voulait maintenant me
rencontrer
en cachette (elle craignait d'être suivie en permanence), pour me dire
quelles
questions on lui avait posées et ce qu'elle avait répondu. Il fallait
qu'au
cours d'un interrogatoire éventuel, mes réponses fussent identiques aux
siennes.
« C'était une toute jeune
fille qui ne connaissait encore guère le monde. L'interrogatoire
l'avait
troublée et la peur, depuis trois jours, n'arrêtait pas de remuer ses
entrailles. Elle était très pâle et sortait sans cesse, pendant notre
entretien, pour aller aux toilettes - si bien que toute notre rencontre
fut
accompagnée par le bruit de l'eau qui remplissait le réservoir.
« Je la connaissais depuis
longtemps. Elle était intelligente, pleine d'esprit, elle savait
parfaitement
maîtriser ses émotions et était toujours habillée si impeccablement que
sa
robe, tout comme son comportement, ne permettait pas d'entrevoir la
moindre
parcelle de sa nudité. Et voilà que, tout d'un coup, la peur, tel un
grand
couteau, l'avait ouverte. Elle se trouvait devant moi, béante, comme le
tronc
scindé d'une génisse suspendu à un croc de boucherie.
«Le bruit de l'eau
remplissant le réservoir des W.-C. n'arrêtait pratiquement pas et, moi,
j'eus
soudain envie de la violer. Je sais ce que je dis: de la violer, pas de
lui
faire l'amour. Je ne voulais pas sa tendresse. Je voulais poser
brutalement la
main sur son visage et, en un seul instant, la prendre tout entière,
avec
toutes ses contradictions si intolérablement excitantes: avec sa robe
impeccable comme avec ses boyaux en révolte, avec sa raison comme avec
sa peur,
avec sa fierté comme avec son malheur. J'avais l'impression que toutes
ces
contradictions recélaient son essence: ce trésor, cette pépite d'or, ce
diamant
caché dans les profondeurs. Je voulais la déposséder, en une seule
seconde,
autant avec sa merde qu'avec son âme ineffable.
“Mais je voyais ces deux yeux
qui me fixaient, pleins d'angoisse (deux yeux angoissés dans un visage
raisonnable), et plus ces yeux étaient angoissés, plus mon désir
devenait
absurde, stupide, scandaleux, incompréhensible et impossible à réaliser.
«Déplacé et injustifiable, ce
désir n'en était pas moins réel. Je ne saurais le renier - et quand je
regarde
les portraits-triptyques de Francis Bacon, c'est comme si je m'en
souvenais. Le
regard du peintre se pose sur le visage comme une main brutale,
cherchant à
s'emparer de son essence, de ce diamant caché dans les profonndeurs.
Certes
nous ne sommes pas sûrs que les profonndeurs recèlent vraiment quelque
chose -
mais quoi qu'il en soit, en chacun de nous, il y a ce geste brutal, ce
mouvement de la main qui froisse le visage de l'autre, dans l'espoir de
trouver, en lui et derrière lui, quelque chose qui s'est caché. »
*
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một
phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng bạn bè chủ trương
tờ nhật
báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã từng in cuốn Kể
Trong Đêm
Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu, khi ông anh mang về
nhà mấy
tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ Mùa Lúa Mới, phát
hành đâu
từ miền Trung. (1) Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm quen những nhân vật
của
ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do, thời gian sau
đó, tôi
mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ giúp tôi giải
thích
tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc chiến khốn
khổ
khốn nạn đó...
Những tác giả, thí dụ như
Camus, mà câu văn
sau đây không thể nào gỡ ra khỏi ký ức, kể từ lần đầu tiên đọc nó, khi
mới lớn,
trong Sài Gòn...
Tôi lớn lên cùng với những
người của thế hệ
tôi, cùng những tiếng trống của Cuộc Chíến I, và lịch sử từ đó, không
ngừng chỉ
là sát nhân, bất công, và bạo lực...
[Nguyên văn câu tiếng Tây, hình
như là như sau
đây, tiếc rằng, không làm sao tìm lại
được "nguyên con", để so sánh: J'ai grandi avec tous mes hommes de
mon age, aux tambours de la première guerre, et l'histoire depuis, n'a
pas
cessé d'être meurtre, injustice, et violence..]
Chỉ một phần thôi...
Lý do tôi không đọc Võ Phiến nữa, chính là nhờ
ông, tôi lần ra một tác giả khác, giải quyết giùm cho tôi, một số câu
hỏi mà
những nhân vật của Võ Phiến không thể vượt qua được. Đó là
Stefan Zweig....
Nhân vật của Võ Phiến rất giống nhân vật của
Zweig. Tôi không hiểu ông đã từng đọc Zweig, trước khi khai sinh ra
những Người
Tù, Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau
Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những
cuộc phiêu
lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm tởm cái
thân thể
mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật của Zweig cũng
y hệt
như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh nghiệm chết người
khủng
khiếp đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất bại, nhưng nhờ vậy, họ
vẫn còn
là người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si... (2)
Cái đòn thứ nhì này, tôi gọi
là đòn gia bảo, gia truyền, không thể truyền cho ai, bất cứ đệ tử nào,
như
trong Thuyết Đường cho thấy, Tần Thúc Bảo không dám dạy La Thành cú Sát
Thủ
Giản, mà La Thành cũng giấu đòn Hồi Mã Thương...
Trong truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh
Trăng, anh chồng biển lận khiến cô vợ quá thất vọng bỏ đi làm gái. Anh
chồng
tìm tới nơi, lạy lục, than khóc, cô vợ mủi lòng quá, bèn quyết định từ
giã
thiên thai, trở về đời. Trong bữa ăn từ
giã thiên thai, anh chồng không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi
đòi lại
mấy đồng tiền tính dư, cô vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ chàng
Kim.
Hay trong Người Chơi Cờ, nhân
vật chính, nhờ chôm được cuốn thiên thư dạy chơi cờ, mà qua được địa
ngục. Về
đời, thần tiên đã căn dặn, chớ có chơi cờ nữa, nhưng làm sao không?
Chơi lần
sau, là đi luôn!
Nhân vật của Võ Phiến, sau cú
đầu là té luôn, không gượng dậy được nữa. Thí dụ cái cô trong Thác Đổ
Sau Nhà,
gặp lại Người Tình Trong Một Đêm, bỗng tởm chính mình: Cớ sao lại ngã
vào một
tay cà chớn tới mức đó!
Hay nhân vật Toàn (?) yêu cô
gái, con một tay công chức (?), thất tình, anh bỏ đi theo kháng chiến,
thay cái
"libido" bằng "cách mạng", cuối cùng chết mất xác, không
thể trở về đối diện với chính mình, với người yêu đầu đời...
Ông bố cô gái, nếu tôi nhớ
không lầm, thường viết thư sai con đưa tới mấy ông bạn cũ, để xin tiền.
Lúc
rảnh rỗi, hai cha con không biết làm gì, bèn đóng tuồng, con giả làm
Điêu
Thuyền, bố, Lã Bố...
Võ Phiến còn một truyện ngắn,
không hiểu sau khi ra hải ngoại, ông có cho in lại không, đó là truyện
một anh
CS về thành, được trao công việc đi giải độc. Giải độc mãi, tới một
bữa, anh nhận
ra là thiên hạ chỉ giả đò nghe anh lảm nhảm tố
cộng, nhưng thật sự là đang lo làm việc khác...
Tôi không hiểu có
phải đây là một thứ tự truyện hay không.
Lần trở lại đất bắc, tôi gặp
một ông rất có uy tín, cả trong giới văn lẫn giới Đảng, (đã về hưu).
Ông cho
biết, vụ VP bị CS bắt là hoàn toàn có thiệt. Nhưng chuyện ông được tha,
không
phải như Tô Hoài cho rằng mấy anh đưa người ra bắc trong chiến dịch tập
kết năm
1954 đã bỏ sót, mà do một tay tỉnh ủy (?) có máu văn nghệ, đã ra lệnh
tha, cho
về thành....
Sở dĩ tôi không thể nhớ đã từng viết về VP,
một phần là do lớp chúng tôi chờ mong ở ông cái cú hồi mã thương, tức
là cái
kinh nghiệm ăn ở với người CS của ông, nó ghê gớm ra làm sao. Sau này,
chúng
tôi đọc, ở những tác giả khác, Koestler chẳng hạn... Có thể, khi giữ
trang VHNT
cho Tiền Tuyến, do cần bài, tôi đã viết về ông, và sau này, NXH đã đăng
lại
trên Văn. Nguyễn Hưng Quốc, trong bài viết "Có mấy NQT", trên
Talawas, nhận định, ông không coi những bài viết về VP trước 1975 có
giá trị [...
của Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô Phương Thảo, Huỳnh Phan Anh,
Viên Linh,
Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình Toàn.... tôi không xem các bài viết hay
các
trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng], những
tác giả
khác, không dám nói, nhưng với của tôi, cái dở đó có thể còn vì lý do, là VP đã ở ngoài những thắc mắc văn
chương của lớp chúng tôi.
Qua NHQ, bài viết của tôi về
VP có tên là "Thế Giới Truyện Ngắn Võ Phiến": Đã có một thời, thời
mới lớn, thế giới đó quả đã ám ảnh cả đám chúng tôi... Cái cảnh mà tôi
miêu tả,
trong truyện ngắn đầu tay, Những Con Dã Tràng, có thể đã được viết dưới
ánh
sáng của thế giới truyện ngắn Võ Phiến:
"Một lần tôi vào xóm
chơi bời, đi theo một đứa con gái vào một căn phòng nhỏ, hôi hám, chật
hẹp.
Ngọn đèn dầu le lói chiếu sáng căn phòng đỏ lờ đờ. Khi tôi quay lại
nhìn, cô
gái nằm trên giường, thản nhiên chờ đợi, chẳng thèm để ý tới tôi. Đúng
lúc đó,
tôi chợt nhớ đến một buổi tối ở nhà T. Lúc đó T. đang ngủ. Nàng ngồi
choàng
dậy, thảng thốt nói: "Không, ai dậy anh làm vậy?" Tôi cười gượng gạo:
"Đó chỉ là khám phá bản thân, khám phá thân thể em và anh." Tôi nói
gần như thét với đứa con gái: "Cởi quần áo ra!", sự hổ thẹn theo tôi
tới tận lúc đó...."
Ôi chao, cái thời mới lớn....
Bà cụ bạn Cụ Chất, mới đây
thôi, trong lần Gấu điện thoại qua Mỹ hỏi thăm, còn nhắc, nhớ ngày nào
tính bê
tượng Đức Bà về trước căn nhà ở đường Cao Thắng...
Để sáng chúa nhật, cô con gái
của Cụ đỡ phải mất công ra tận Vương
Cung Thánh Đường Sài Gòn...
NQT
(1) Tờ Mùa Lúa Mới, là của
Nha Thông Tin Trung Phần, do Thu Tâm (tức Võ Thu Tịnh, giám đốc nha
thông tin
Trung Việt lúc ấy) làm chủ nhiệm, Đỗ Tấn làm thư ký tòa soạn. Khổ
nhỏ... không
đến trăm trang, in ngay tại nha Thông Tin bằng một máy cổ lỗ...
(Trích Võ Phiến:Văn Học Miền
Nam, Tổng Quan). Trong bài tựa, VHMN. TQ, Võ
Phiến viết:
..... Tập sách này được hoàn
tất là do sự giúp đỡ tài chánh của Ủy Ban Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội...
Không hiểu, Ủy Ban này là của Mỹ (đại học,
hay tư nhân)? Và nếu của
Mỹ, tên tiếng Anh của nó? Hay của Văn
Học Hải Ngoại...? NQT
(2) Trong bài viết [về nhà
văn Hòa Lan], Marcellus Emants: A Posthumous Confession [in trong
Stranger
Shores, nhà xb Viking, NY, 2001], Coetzee cho rằng, nhận xét của
Emants, trong
một tiểu luận về Turgenev, cũng có thể áp dụng cho chính ông ta [và với
tôi,
cho Võ Phiến]: Khi còn trẻ [Emants viết], chúng ta tạo ra một lý tưởng
kỳ quái
về một cái tôi mà chúng ta mong muốn là [cái tôi đó]. Nhưng cuộc đời
của chúng
ta, với những kiểu cọ của nó, khốn thay, được xác định không phải bởi
lý tưởng,
mà là bởi những sức mạnh vô thức ở bên trong chúng ta.
Chính những sức mạnh vô thức
này thúc đẩy chúng ta hành động, và chính những hành động này, sau cùng
làm bật
ra cái con người mà chúng ta thực sự là. Cái sự cố gắng vô ích, làm sao
cho lý
tưởng ăn khớp với những sức mạnh vô thức kia, làm chúng ta vỡ mộng, và
đau, đau
lắm. Nỗi đau càng nhức nhối, khi chúng ta nhận ra, cái hố thẳm không
thể vượt
qua, giữa lý tưởng và cái tôi thực sự.
Áp dụng vào trường hợp Võ
Phiến, tôi nghĩ, việc ông theo CS là nhằm lấy tập thể hủy diệt cái tôi
- một
cái tôi bịnh hoạn, thí dụ như nhân vật mang dấu bàn chân của vợ ghi lên
ruộng,
ở ngoài đồng, về nhà thờ... Và khi thất bại, trở về thành, ông hủy diệt
cái tôi
đó, bằng cách viết ra, theo nghĩa: viết tức là chữa trị, chữa trị bằng
cách
phơi bày...
Emants được coi là nhà văn
thuộc trường phái những nhà văn "Tự Nhiên" (Naturalists), bởi vì ông
(như anh em nhà Goncourt) quan tâm tới cuộc sống dục tính che giấu của
giới
trưởng giả, và (như Zola), ông dùng ngôn ngữ của những khoa học mới về
di
truyền, dòng dõi, và tâm lý trị liệu, để giải thích những động cơ của
con
người, nhưng vẫn theo Coetzee, trong khi những nhà văn Tự Nhiên viết
loại tiểu
thuyết kinh nghiệm (roman expérimental), dựa vào những "data", Emants
tới với những chất liệu của ông bằng con đường của hồi nhớ, cơ may, và
introspection (xem xét nội tâm) [tương tự Võ Phiến], những người đi
trước ông
thuộc những nhà văn hiện thực Âu Châu, đặc biệt là Flaubert và Turgenev.
NQT
*
Cái vụ lần thứ ba Gấu tính
về, đã sửa soạn xong xuôi, thông báo một số nơi chốn, địa chỉ quen
thuộc, bỗng
thấy ơn ớn, bèn mail cho một anh bạn, một con người bí ẩn chẳng khác
chi Người
Không Mặt PXA, như sau này Gấu nghe phong thanh. Anh bèn mail, từ một
cái địa
chỉ lạ hoắc, này, đừng có dại mà về, thời tiết Hà Nội không còn đẹp như
hai lần
anh về đâu!
Gấu bèn mail tiếp, nhưng về
Sài Gòn thì có được không, thời tiết Sài Gòn có đẹp không…
Những sự kiện trên là hoàn
toàn có thật, bạn đọc Tin Văn có thể coi chúng là những “sự kiện lịch
sử”, đừng
nghĩ Gấu này phịa ra để đánh bóng Gấu!
Và, đúng như người ta nói,
nhiều khi sự thật còn “giả tưởng hơn cả giả tưởng”, theo nghĩa, bạn
đọc, và
không thể nào tin là thực!
Cái đoạn tiếp theo của chuyến
đi bất thành này, mới ly kỳ rùng rợn.
Gấu viết đến đây, bèn ngưng,
chờ động tịnh từ phía người xưa. Coi anh, và “người đó” có cho phép
viết ra hay
là không, và viết ra có ảnh hưởng đến "sự nghiệp chính trị" của những
người liên quan hay là không…
Nếu nhận được cái mail cảnh
cáo, NO, thì xin lỗi bạn đọc, Gấu đành stop!
*
Võ Phiến là một khuôn mặt lớn của văn học Miền Nam. Yêu hay ghét ông,
thì cũng phải có một cái gì đó đàng hoàng về ông, công, tội ra sao, đại
khái theo kiểu đó, tốt nhất là trước khi ông đi tầu suốt.
Gấu sẽ đọc lại Võ Phiến theo tinh thần đó, dựa vào trường hợp người
tiền nhiệm của ông, nhà văn Âu Châu, Zweig.
|
|