Jen's sister
Nguyễn Quốc Trụ
Sinh
16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.
Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Sẽ xuất bản:
Nơi
Dòng Sông
Chảy
Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Tạp
Ghi Văn Học
NQT
Vô
Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản
Sài Gòn
Nhỏ
Thường xuyên cộng tác với VHNT
trên
lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu
cần chi
tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên
VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.
E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Nhật Ký TIN VĂN II
|
Đọc
Thơ Joseph Huỳnh Văn, 1975, và Akhmatova, 1917
Ai cho phép anh là thi sĩ?
Sartre, Huỳnh Phan Anh, và Gấu
Và tôi
từ
biệt ông Sartre, hai đứa đi lang thang trong vườn Bờ Rô, trên đường đưa
cô bé
về nhà.
Cơ Hội Của Chúa
Lại Sartre!
«Une
technique romanesque renvoie toujours à
la métaphysique du romancier».
«Kỹ thuật
của tiểu
thuyết luôn liên quan đến tư tưởng triết học của tác giả».
J.P.Sartre, Situations
I.
Câu trên, do Đoàn Cầm Thi trích, trong bài viết về cuốn Cơ Hội Của
Chúa, trên E_Văn.
Từ métaphysique, dân
học triết, hoặc quen một tí với triết, đều dịch là siêu hình học. Từ tư
tưởng triết học tới siêu hình học là cả một quãng đường dài. Thật dài.
Từ renvoie, renvoyer, là qui chiếu về, trả về... Không có liên quan
liên kiếc gì hết.
Tác giả, khác, tiểu thuyết gia, khác.
Câu trên nên dịch là: Một
kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui chiếu về "cái gọi là" [la], siêu
hình học của tiểu thuyết gia.
Sartre dùng câu này để đọc Âm Thanh và Cuồng Nộ của Faulkner. Và ông
suy ra, siêu hình học của tiểu thuyết gia F. là siêu hình học [quan
điểm triết học của ông] về [vấn đề] thời gian.
Cái hổ lốn ở trong Cơ Hội Của Chúa của NVH không phải là một siêu hình
học, mà là một xã hội học, tức cái nhìn của NVH về xã hội VN đương
thời.
Thư trả lời của
Đoàn
Cầm Thi.
Trong
cuốn Situations I
(Gallimard, 1947), Sartre dành nhiều bài nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ
thuật và tư tưởng triết học của một số nhà văn. Về Dos Passos, ông
viết: «Dos Passos chỉ phát minh ra một thứ: nghệ thuật kể chuyện. Nhưng
điều đó đủ để xây dựng một vũ trụ» (tr.15). Với Faulkner, ông bắt đầu
bằng nhiều nhận xét về «kỹ thuật» của Âm thanh và cuồng nộ,
ví
dụ ông đặt câu hỏi: «Tại sao cánh cửa sổ đầu tiên mở vào thế giới tiểu
thuyêt lại thông qua ý thức của một nhân vật ngốc nghếch?» (tr.70),
trước khi đi đến kết luận: «Une technique romanesque renvoie toujours à
la métaphysique du romancier», và thêm: «La tâche du critique est de
dégager celle-ci avant d’apprécier celle-là» (tr.71), mà tôi dịch là: «Kỹ
thuật của tiểu thuyết luôn liên quan đến tư tưởng triết học của tác
giả. (Nhiệm vụ của nhà phê bình là phải rút ra được cái này trước khi
đánh giá cái kia)».
Khi
dịch như vậy, thiết tưởng tôi không làm độc giả hiểu lầm: với Sartre,
kỹ thuật và tư tưởng triết học của một nhà văn bao giờ cũng đi liền với
nhau, gắn bó với nhau. Nếu nhà văn lựa chọn cách kể chuyện nào (tự sự ở
ngôi thứ nhất, lối kể ở ngôi thứ ba…), thì tức là kỹ thuật đó cho phép
anh ta thể hiện một cách nhìn cuộc sống riêng.
Tuy
nhiên, Nguyễn Quốc Trụ đã không đồng ý với cách dịch của tôi, đề nghị
dịch: «Một kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui chiếu về "cái gọi là" (la)
siêu hình học của tiểu thuyết gia».
Về
những thắc mắc của ông Trụ, tôi xin trả lời như sau:
1. Động
từ Sartre dùng là «Renvoyer à»,
chứ không phải «Renvoyer» (chiếu về, trả về…) như ông Trụ đọc vội.
«Renvoyer à» chỉ mối liên quan hoặc liên hệ, thường trong nghĩa trừu
tượng.
2.
Về từ Métaphysique, đúng là nhiều từ điển dịch là «siêu hình học».
Nhưng «siêu hình học» là gì, thì đó lại là một khái niệm không dễ giải
thích. Và rõ ràng nếu ta dịch là: «Kỹ thuật của tiểu thuyết luôn liên
quan đến siêu hình học của tác giả», nghe có vẻ không ổn. Ở mục
Métaphysique, từ điển Petit Robert đề nghị «Voir Philosophie», ý nói nó
có thể đồng nghĩa với Triết học. Vì vậy tôi đã dịch là «Tư tưởng triết
học». Về điểm này, ngay cả ông Trụ cũng tỏ ra lúng túng: ông phải đưa
vào ngoặc kép, phải dùng cụm từ «cái gọi là» lộ rõ tính thiếu
chính xác của cách dịch này. Sau đó, vòng vo một hồi, chính ông lại
phải mở ngoặc để giải thích «siêu hình học» chính là «quan
điểm triết học». Quả thực tôi cũng không hiểu cụm từ «tư tưởng
triết học» của tôi khác với cụm từ «quan điểm triết học» của ông như
thế nào?
3. Đây
là một nhận xét chung của Sartre, ông muốn
áp dụng cho tất cả các nhà văn, không cứ gì Faulkner.
4.
Ông Trụ khăng khăng muốn coi văn học đơn giản chỉ là một thứ «xã hội
học». Đây là một cách đọc hạn hẹp, giết chết văn học, đi ngược hẳn lại
điều Sartre cho là quan trọng nhất khi đọc một tác phẩm văn học: phân
tích kỹ thuật của nó.
Cuối
cùng, đề nghị ông Trụ nên có thái độ đúng đắn hơn khi tranh luận. Kiểu
viết của ông: «không liên quan liên kiếc gì hết» vừa thiếu bình
tĩnh
vừa kém tự tin.
Lần
sau, nếu ông tiếp tục như vậy, sẽ không ai trả lời ông.
Phúc
đáp: Cụm từ "không liên quan liên kiếc" quả là bậy thật. Thành thật xin
ĐCT bỏ qua cho. NQT
Độc, là
chuyện
sau này, do Gấu tưởng
tượng ra, khi đi tìm
một cái tên, cho một cuộc chiến.
Sự thực,
những kỷ niệm về một miền
đất, về một
thành phố, và về cô bé, chúng thật đẹp.
Ai Điếu Nadezhda Mandelstam [1899-1980]
Joseph Brodsky
Great
poetry 'hurt'
her into prose.
[Thơ
ca lớn 'kích thương' bà vào thơ xuôi]
["Bà
[Nadezhda] ị lên
cả thế
hệ chúng ta".
["She shat on our entire generation"].
Những kẻ độc ác không có những
bài ca.
Người Nga lấy ở đâu ra những bài
ca?
F. Nietzsche: Hoàng hôn của những thần tượng.
Andrei Makine trích dẫn, ở đầu cuốn Kinh Cầu Hồn Cho Phương Đông.
Gửi DTH.
Jennifer Tran
Tôi [Brodsky] gặp bà lần chót vào bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà bếp
của bà, tại Moscow. Lúc đó cũng xế chiều, và bà ngồi, hút thuốc, tại
một góc bếp, trong bóng tối của cái tủ đựng chén dĩa in đậm lên tường.
Đậm đến nỗi, người ta chỉ nhìn thấy đốm đỏ của điếu
thuốc, và hai con mắt sáng rực của bà. Cái còn lại - một thân
hình
mỏng manh,
run rẩy dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh tay, khuôn mặt bầu dục nhợt
nhạt, mái tóc xám mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt sạch. Bà giống
như cái còn lại của một đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn bỏng tay,
nếu đụng vô.
Cuốn sách
quí nhất của tôi, là
tờ thông hành.
Ôi, cái cảnh tụt cái quần nhà binh, 'nhổ' đánh phẹt vào cuộc chiến, sao
mà nó sướng đến thế! Bạn cứ thử tưởng tượng, một anh chàng bị táo bón
dài đằng đẵng - ba mươi năm "táo bón" từng ngày - tới lúc đó, phẹt một
cái....
Đất nước
Canada đã cưu
mang Gấu tôi cho tới nay, là trên mười năm trời. Và người đại diện
Canada nói, đất nước chúng tao sẽ cưu mang mày, là ông trưởng phái
đoàn Canada tại Cao Uỷ Tị Nạn ở Thái Lan.
Cái tay này thật là tuyệt vời.
Trong thuật ngữ của "tị nạn học", có từ đệ tam quốc gia. Đệ nhất, là quê hương mà bạn bỏ
chạy. Đệ nhị, nước tạm dung. Đệ tam, nước đón nhận. Khi
ở trại tị nạn Thái Lan, sau khi được nhà nước đất tạm dung, qua chương
trình thanh lọc, công nhận là tị nạn chính trị, tụi này được ra khỏi
trại cấm, đưa tới trại chuyển tiếp, transit camp, chờ gặp phái đoàn các
nước nhận người, phỏng vấn, để được "tái định cư".
Tị nạn Việt, sau khi được coi là tị nạn chính trị, thường chọn Mẽo. Và
Mẽo là nước ưu tiên số một, trong việc nhận người. Và luôn cả, không
nhận người. Tôi muốn nói, một hồ sơ nào mà Mẽo dính vô, chỉ trừ khi
Mẽo nói, tao chê thằng này, thì các nước khác mới có quyền nhận hồ sơ
đó, để phỏng vấn. Thời gian Mẽo lôi từ ngăn kéo ra một hồ sơ, cho phép
gặp để "năn nỉ", và sau đó quyết định "treo", [pending], là một
cực
hình đối với đám tị nạn.
Treo thường kéo dài, tệ lắm trên một niên.
Treo nghĩa là có vấn đề, cả ở hai phía, kẻ xin cũng như người nhận.
Nếu đi hết
biển
Kẻ
nào đi, là có chuyện để kể... Nhưng người ta chỉ khoái
nghe kẻ ở nhà, sống cuộc đời lương thiện của mình, và rành rẽ chuyện
xóm làng
cùng phong tục, truyền thống địa phương.
"When someone goes on a trip, he has something to tell
about", goes the German saying.... But they [people] enjoy no less
listening to the man who has stayed at home, making an honest living,
and who
knows the locale tales and traditions.
W. Benjamin: Người kể chuyện.
-Các
anh còn gì để mà bàn giao?
Sau này, nghĩ lại [sống lại], cái xen trên, tôi nghĩ, bất cứ
một người Việt Nam nào thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba... cũng có thể thay
thế ông
Dương Văn Minh, để mà trả lời:
-Còn chứ, còn tấm bản đồ Việt Nam
rách nát mà tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ làm cho nó lành lặn như xưa.
Bởi vì mấy ông vi-xi từ chối nhận, nên người Việt đành phải
vượt biển mang tấm bản đồ tỉ lệ xích 1/1 rách nát đó ra bên ngoài.
Có một thời, người ta gọi nó, bản đồ da beo.
Một trong những hành động "giao
lưu, hòa giải, nhưng
"hụt", đầu tiên, giữa nhà văn hai miền, trong thời gian chiến
tranh, là ngay sau khi ông Diệm vừa bị đệ tử làm thịt, do một tờ báo
Mẽo, tờ
Time, toan tính thực hiện. Người "móc nối" là Cao Bồi, tức tướng điệp
viên Phạm Xuân Ẩn, lúc đó là phóng viên của tờ báo trên.
Người mà Time tính
chọn làm đại diện cho giới viết văn miền bắc, là Nguyễn Tuân.
Nhà văn miền nam, là một người mà Gấu tôi biết, nhưng không được phép
tiết lộ danh tính.
|