|
KAFKA
IN PRAGUE, Summer 1996
by Peter Haigh
Zlata
ulicka, Golden Lane, in
the Hradcany Castle high above Prague. As good a place as any to start
a search
for Kafka, who lived here in the winter of 1916, lodging with his
sister and
writing short stories. It's an apparent blind alley, hidden among the
castle
complex, and jammed with tourists. Amid a babel of comprehended
languages, each
person videos, photographs and records the others; the international
leisure-time action of mutual surveillance. Surely Kafka is here. A few
people
stop at the doorway of number 22, its windows full of books and
trinkets, no
longer a dwelling, now merely a premises like all the houses in the
row. They
stand their ground, a little tribute, against the flowing, jostling
crowd around
them. But Kafka rubs shoulders with strange company in this row of
miniature
dwellings. There are alchemists and charlatans, Imperial bodyguards and
those
goldsmiths who gave their name to these dolly-houses in dolly mixture
colors.
Such a little man, Kafka is elbowed into the corner of doorway 22 by
this loud,
flamboyant crowd. He has left one trace here, a little photo pressed
against
the window, but like Klamm, Kafka was here and now he's gone.
Out through the castle
courtyards and into the narrow labyrinth of the Mala Strana, glad to be
pulled
down towards the river and not climbing up. Even in mid summer, it's
easy to
picture these lanes and alleys, clinging to the castle rock, deep under
falling
snow. They were always too steep for exhausted land surveyors and can
still
mock many a tourist. Here, K is everywhere; K, but not Kafka.
Over Charles Bridge to the
busy tourist shops and stalls in and around Karlova, Kafka's face is
everywhere. He looks out from mugs and posters, key rings and ash
trays. From
1968 to 1990, Kafka's work was unpublished in Czechoslovakia. Now his
image is
a commodity to be marketed to tourists from across the world. It's a
symbol
proclaiming kinship. Its an identity card. Every other tee-shirt on the
rack
has the same face across it; the same large dark eyes, the narrow jaw,
a high
stiff collar, neck tie, the formal business suit. Here, you'll find
Kafka on a
tee-shirt but never in one.
Staromestska namesti, the old
town square, the traditional heart of the city. It was in and around
this area
that Kafka spent his formative years and today the square strenuously
tries to
claim him. On one the corner is the Goltz-Kinsky Palace, where, on the
third
floor Kafka attended the strict German Gymnasium. His father owned
shops in and
around this square, putting up the sign of a crow, a pun on the family
name. By
the old town hall is the Renaissance Dum U minuty where Kafka lived
with his
mother and father for seven years after they moved out of Josephov in
1889.
These beautiful buildings capture little of Kafka except perhaps that
sense of
withholding, their baroque facades concealing much, much older
buildings. The
squalid, oppressive architecture of the novels comes directly from
Josephov,
that legendary nightmarish ghetto just to the north of the square. A
foul
coagulation of choked alleys and airless hovels, this is where Kafka
was born
and he carried the place in his head for the rest of his life. A place
of
violence, corruption, suspicion and pogrom, but we find more of
Josephov in
Kafka's head than of Kafka in Josephov. Before Kafka was in his teens,
the old
Josephov was gone, swept away in a burst of urban renewal leaving
behind only
the synagogues and the cemetery among the quiet five story apartment
buildings.
A place to rest and reflect before one last attempt to find Kafka, back
to
where he began.
If the old town square fails
to hold onto Kafka, Josephov at least has his head. On the corner of
Maislova
and Kaprova was the Battalion schnapps bar, more famous in its time in
Prague
than Kafka was in his. It was above this bar, on the 3rd July 1883,
that Kafka
was born. The original building long since demolished, a head now sits
in the
wall of its replacement. Long-headed, sightless and bronze-faced, this
is not
the anxious, questioning feverish Kafka. This is our Kafka, Kafka the
idol,
accepting homage and offering nothing. Kafka of the empty, hollow head.
His body lies in
the New
Jewish Cemetery in Zizkov along with his mother and father. The
cemetery is
over half empty, the generation that was expected to fill it were
transported
to the death camps in the 1940's, among them Kafka's three sisters. A
bleak
place, I didn’t go.
So is Kafka to be found in
Prague? Yes, in this beautiful, haunting, elusive city you will catch
glimpses
of him everywhere but you will only meet him full-face in the texts. You
won't
find the key to Kafka by visiting Prague any more than you need to
explore
Dublin to unlock Joyce's Ulysses. But should you walk the streets and
squares
and alleys of the city you will find, after you leave, that you
understand a
little more of what Kafka meant when he wrote, "Prague never lets you
go... this dear little mother has sharp claws."
Note: Một
bài thần sầu về Kafka, và Prague của ông:
Thân xác của ông thì nằm ở nghĩa địa
Tân Do Thái ở Zirkov cùng với ông via bà via. Quá nửa nghĩa địa trống
không,
cái thế hệ đúng ra sẽ làm đầy nó, thì đều vô trại tử thần, vào thập
niên 1940,
trong có mấy bà chị/cô em của ông.
U ám quá, tớ đếch dám tới
Vậy là không thể kiếm thấy K, ở P? Làm sao không?....
Vậy là tôi
mong một trong hai điều.
Hoặc tiếp tục im lặng, và điều này có nghĩa: “Don't
worry, I'm fine".
Hai là, 1 vài hàng.
Kafka
Luc nao
ranh, thi tra loi:
I am OK, don't worry abt me
Or something like that
Plse
GNV
Ai điếu
Franz Kafka.
Milena Jesenka
Dr Franz
Kafka, một nhà văn viết bằng tiếng Đức, sống ở Prague, và chết ngày hôm
kia, ở
Viện điều dưỡng Kierling, gần Klosterneuburg bei Wien. Ở đây ít người
biết ông,
bởi vì ông là một người sống ẩn dật, một hiền nhân luôn mang nỗi sợ
cuộc đời.
Trong nhiều năm, ông đau khổ với căn bệnh phổi, và tuy loay hoay tìm
cách chữa
trị, ông lại như muốn nuôi căn bệnh đó, cưu mang nó trong tư tưởng của
ông. Có
lần ông viết trong một lá thư: khi trái tim và linh hồn không thể chịu
đựng nó
được nữa, buồng phổi sẽ chịu giùm nửa gánh nặng, như vậy là nó được
chia khá đồng
đều - căn bệnh của ông là vậy. Nó cho ông một sự dịu dàng kỳ diệu, và
một sự
tinh khiết trí thức không đắn đo, câu thúc. Tuy nhiên, chỉ riêng về mặt
hình
hài thể chất, Franz Kafka dồn lên hai vai của căn bệnh, toàn thể nỗi
kinh hãi
cuộc đời. Ông là một người cả thẹn, luôn khắc khoải, nhẫn nại, dịu
dàng, tuy những
cuốn sách ông viết ra thì thật ghê sợ, và đau đớn. Ông đã nhìn thế giới
như đầy
những quỷ dữ vô hình, vò xé, và tiêu huỷ những con người vô phương
chống đỡ.
Ông quá tiên tri, quá thông minh để có thể sống, và quá yếu ớt, để
chiến đấu.
Ông yếu ớt như những con người cao đẹp yếu ớt, những con người không
thể chiến
đấu chống lại nỗi sợ bị ngộ nhận, chống lại trò ma muội, hay tính toán
chi ly,
bởi vì họ thừa nhận ngay từ đầu, cái điều của riêng họ, đó là đừng mong
chi một
sự trợ giúp; sự nhẫn nhục cam chịu này chỉ làm cho kẻ thắng thế hổ
thẹn. Ông hiểu
thế nhân, một sự hiểu biết mà chỉ một ai cao cả, có một sự mẫn cảm hoài
hoài mới
có thể có được. Chỉ một ai cô đơn. Chỉ một ai, trong một thoáng nhận ra
kẻ
khác, hầu như một nhà tiên tri. Sự hiểu biết thế giới của ông thật phi
thường,
và sâu thẳm; chính ông là một thế giới phi thường và sâu thẳm. Ông đã
viết những
cuốn sách có ý nghĩa nhất của nền văn chương Đức hiện đại, những cuốn
sách cưu
mang trong nó sự chiến đấu của thế hệ hôm nay xuyên suốt thế giới -
trong khi
kìm giữ mọi thiên vi. Chúng thực, trần trụi, và đau thương nên hết đỗi
tự nhiên
ngay cả khi có tính biểu tượng. Chúng đầy sự khinh miệt khô cằn và là
cảm quan
của một người nhìn thế giới một cách rõ ràng đến không thể chịu đựng
được nó, một
người mà nỗi chết không rời, kể từ khi người đó chối từ mọi bon chen
hay tìm
nơi ẩn trú, như những người khác thường làm, trong những ảo tưởng này
nọ, của
lý trí, hay của vô thức - kể luôn cả những con người cao cả. Dr Franz
Kafka đã
viết "The Stoker", chương thứ nhất của một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời,
vẫn chưa được xuất bản (đã xuất hiện bằng tiếng Czech trên Neumann's
Cerven
(1); "the Judgment", sự xung đột của hai thế hệ; "The
Metamorphisis", cuốn sách mãnh liệt nhất của văn chương Đức hiện đại;
"In the Penal Colony"; và những tuyển tập Meditation và A Country
Doctor. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng (2), Before the Law, còn trong dạng
bản thảo,
sẵn sàng để in ấn, từ nhiều năm. Nó là một trong những cuốn sách, một
khi đọc,
cho (ta) cảm nghĩ về một thế giới được miêu tả hoàn hảo đến nỗi mọi phê
phán
sau đó đều chỉ là phù phiếm. Tất cả những cuốn sách của ông vẽ nên sự
ghê rợn của
những ngộ nhận thầm kín, của niềm ngây thơ tội lỗi giữa những con
người. Ông là
một nghệ sĩ và là một người với một lương tâm khắc khoải, đến nỗi ông
có thể
nghe, trong khi những người khác, điếc, cảm thấy, chính họ đang yên ổn.
(Národni
Listy, June 6, 1924)
(1)
Milena muốn nói tới tuần báo Kmen, cũng của S. K. Neuman.
(2)
Đây là muốn nói tới cuốn Vụ Án, Milena chỉ biết có truyện ngắn "Before
the Law".
Bà cũng không biết cuốn tiểu thuyết chót của Kafka, Lâu Đài. (Ghi chú
của nhà
xb Kafka Library).
Một
giấc mơ
Milena
Jesenska
"Bất
cứ nơi nào - ra khỏi thế giới."
Tôi hoàn toàn xa cách quê hương của tôi - ở Mỹ? ở Trung Hoa? - một nơi
nào bờ
bên kia của thế giới, khi cuộc chiến, hay một trận dịch bùng ra suốt
địa cầu,
hay có lẽ đó là một cơn hồng thuỷ. Tôi đã không nghe bất kỳ một chi
tiết nào về
thảm họa. Nhưng tôi bị xô giạt bởi một cơn hối hả khùng điên - nôn
nóng, và
kích động. Tôi không biết nơi mà chúng tôi trôi giạt tới. Tôi cũng
không hỏi tại
sao. Những đoàn tầu, chuyến nọ tới chuyến kia, không biết đến khi nào
là tận cùng,
cứ thế ra khỏi ga, lao vào thế giới. Chuyến nào cũng đầy ứ người. Sự
hoảng loạn
túm chặt đám nhân viên hỏa xa; không người nào muốn là kẻ cuối cùng bị
bỏ lại.
Mọi người giành giựt chỗ ngồi như giành giựt mạng sống của họ. Những
người là
người chen chúc giữa tôi và nhà ga, không một khe hở để mà lọt tới. Tôi
thật
tuyệt vọng.
"Tôi còn trẻ, tôi không thể chết," Tôi gào lớn.
Nhưng cũng có những người còn trẻ đứng phía trước. Và vé tầu đều đã bán
sạch.
Chuyến tầu sắp rời là chuyến chót. Ánh đèn ga, xanh xanh, đỏ đỏ, lập
lòe trong
ánh sáng ban ngày, như dấu báo của tai ương. Không còn sự cứu rỗi.
Một người nào đó chạm vai tôi. Khi tôi quay lại, một người đàn ông mà
tôi không
quen giúi vào tay tôi một miếng giấy nhỏ và nói: "Cái này sẽ cho bạn đi
bất
cứ nơi nào trên thế giới. Bạn có thể qua biên giới, và bạn sẽ nhận được
một vé
tầu. Đừng sợ, và hãy can đảm lên. Thôi đi đi, tới giờ cao điểm rồi."
Mặc dù không thể nhớ đã từng gặp khuôn mặt ở đâu, nhưng tôi biết đây là
một mối
quen xưa, và là một người bạn tốt. Có thể anh ta là bạn tôi và tôi đã
không biết
anh ta. Tôi cảm thấy không tin cậy, không biết ơn, và cũng chẳng hề hy
vọng.
Nhưng tôi vâng theo, như một người chẳng còn một chọn lựa nào khác. Tôi
không
lo sợ. Sự tình như thể tôi vẫn hằng mong một điều khủng khiếp xẩy ra,
và tôi nhẹ
nhàng thở hắt bởi vì sau cùng chuyện đó đã tới.
Tôi chen lấn kiếm đường qua đám đông, và điều xẩy ra đối với tôi, đó
là, tự cứu
bản thân trước muôn ngàn người đang đứng ngó, đúng là một việc làm tởm
lợm. Một
giọng nói ma mãnh cất lên đâu đó trong tôi:
"Vậy là anh thực sự hy vọng anh có thể cứu lấy anh?"
"A, thì vậy đó, biết đâu, có thể," Tôi nghĩ.
Và giọng nói:"Nếu một người nào đó có thể được cứu thoát, người đó có
đáng
tởm không?"
"Không, không, không, không," Tôi tự chống đỡ.
Thảm họa bắt đầu khi con tầu chuyển bánh. Đất lún thành vực, và thế
giới tự biến
thành một mạng đường hỏa xa, người người cứ thế chạy dọc theo, những
con người
đã mất quê hương, xứ sở của họ. Đường ray nằm trên biển, và những con
tầu điên
khùng lao tới. Cuối cùng chúng ngừng tại biên giới.
"Tất cả ra ngoài để kiểm tra," người lái tầu rú lên.
Đám đông đổ tới trạm hải quan; tôi một mình đứng trơ ra một bên, không
thông
hành, không hành lý. Tay tôi nắm chặt miếng giấy. Những cơn run rẩy
chạy dọc xuống
sống lưng. Một viên chức tới gần tôi và hỏi giấy tờ. Những giây phút
trở thành
thiên thu. Tôi mở miếng giấy. Viên chức, như hết còn kiên nhẫn, đứng
sang bên,
tay đưa ra, mong đợi. Ông có vẻ quyết định không để tôi qua. Tôi đưa
mắt nhìn mẩu
giấy. Đó, bằng hai chục ngôn ngữ, là những chữ: "Bị kết án tử hình."
Trán tôi vã ra mồ hôi lạnh. Tim tôi ngừng đập. Nỗi ghê sợ, đau thương,
hoảng loạn
ôm tròn lấy ngực tôi. Cơn kinh hoàng chết chóc bóp nghẹt cổ họng. Và
với một
chút hy vọng le lói, trong lúc nằm chết, bằng tàn hơi, tôi nói với
người viên
chức:
"Có lẽ đó đúng là một mật ngữ, để cho tôi được dễ dàng hơn, tới bờ bên
kia
thế giới?"
[A.X. Nessey, Tribuna, June 14, 1921]
Sắp phát hành 300 bức thư tình của Trịnh
Công Sơn
Note: ‘Bỗng
dưng muốn khóc’, và bỗng nhớ đến những bức thư của Kafka gửi cho Milena!
*
Con Tim Mù
Lòa
Sự khác biệt
giữa hai từ oanh kích và pháo kích còn là đề tài trọng tâm, của nhà văn
Đức
W.G. Sebald, trong cuốn “Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt”, xb sau khi
ông mất
vì tai nạn xe hơi, khi ông tự hỏi, tại sao văn chương Đức lại vờ đi một
đề tài
quan trọng như thế: Những cuộc "oanh kích” của quân đội Đồng Minh huỷ
diệt
những thành phố Đức?
Và ông tự trả
lời, người Đức vốn có thói quen không phô ra những vết thương, những
tủi nhục
có tính cách riêng tư, trong gia đình.
Nếu như thế, người Việt chúng ta, nhất là người dân Miền Nam, cũng có
thói quen
không phô ra những tủi nhục, khi họ bị người anh em Miền Bắc cho ăn
“pháo
kích”, như một cách nhắc nhở, chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc:
Ngày
thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Sinh Nhật Bác…
Nếu có chăng, thì là chút lòng ưu tư của "Tướng Givral", khi ông mủi
lòng trước những cái chết của thường dân, và có thể, run sợ về một cái
chết của
chính ông ta, bởi vì những trái rốc kết vốn vô tình, và mù loà, cho nên
ông bèn
ra lệnh cho ngưng pháo kích.
Đêm nay ngưng pháo kích!
Ôi chao Gấu lại nhớ đến Bác, và nỗi lòng của nhân dân Mít, khi biết Bác
không
ngủ, lo lắng cho Bác, và dặn dò Bác, ngày mai nhớ ngủ bù nghe Bác, nếu
không,
không ngủ mãi, là trở thành điên, thành khùng!
Đêm nay Bác không ngủ
Ngài mai Bác ngủ bù!
Hậu quả của những vụ pháo kích, nếu có chăng, chỉ là chứng đái dầm của
một cô
gái, [cô gái lớn của Gấu], ngay khi còn là một thai nhi nằm trong bụng
mẹ đã
phân biệt ra được tiếng réo của những trái pháo khi bay qua, và sau
này, ngay cả
khi đã thành lập gia đình, vẫn còn mắc chứng đái dầm.
*
Nhân nhắc tới PXA.
Cái tít Tên Điệp Viên
Tuyệt Hảo, của một cuốn sách mới ra lò, ở Mẽo, về
PXA, thực
sự ra, là từ The Perfect Spy của John Le Carré.
Độc giả nào đã đọc qua cuốn trên, thì chắc là hiểu ra cái ý nghĩa xỏ lá
của nó.
Tay điệp viên tuyệt hảo của Le Carré, suốt đời thù ông bố của mình, [là
Anh Quốc,
chúng ta có thể hiểu ngầm], vì ông này đã đẩy con vô cái nghề khốn nạn
đó
[ngoài đời, ông bố Le Carré còn là một tên lừa đảo, có lần mượn cả tên
con để
lường gạt người quen. Trên tờ Người Nữu Ước, Le Carré có viết
về chuyện
này, nếu Gấu nhớ không lầm].
Gấu sợ rằng, tay tác giả cuốn sách mới ra lò về PXA, cũng muốn nói thay
cho
nhân vật của mình, cái ý nghĩ thầm kín đó chăng?
Nên nhớ PXA cũng là một thứ Bắc Kỳ di cư như Gấu, và biết đâu, ông cũng
đau nỗi
đau Yankee mũi tẹt thèm thuồng thiên đàng Miền Nam, như Gấu?
*
Gần gụi nhất, thì có từ "cứt" của NHT. Từ này, chỉ mấy ông nhà văn
trong nước mới hiểu trọn vẹn "ý nghĩa" của nó. [Gấu tính dùng từ
"mùi vị", nhưng thấy đểu quá, giống NHT quá, sợ bị gán tội "đạo
từ"].
Thảm nhất là, khi NHT văng nó vào trong văn chương, ông quên không chỉ
cách
giăng lưới bẫy cứt, thế là nó cứ ở mãi trong văn chương trong nước, chờ
cho đến
khi nào có một nhà văn khác, tìm được một 'thế thân" cho nó, thì nó mới
hết
nghiệp và tơ lơ mơ ngủ trở lại.
*
Graham Greene còn viết về Bloy, trong cuốn The Lost Childhood [tập
tiểu luận]. Chê cũng dữ, mà khen cũng thú.
Bài viết Man Made Angry [Tại sao Gấu cay đắng như thế] mở
ra thật
dữ dằn:
Thật mất thì giờ chỉ trích thằng cha Gấu, nhà văn, mày có biết tiếng
Tây không
đấy? Thằng chả chỉ lo có mỗi một chuyện là tự vẽ vời ra mình, từ nỗi
cay đắng,
là một thằng Yankee mũi tẹt, bỏ chạy cái ao làng xứ Đoài mây trắng lắm,
từ thù
hận và tủi nhục...
Nhưng Bloy,
đích thị xừ luỷ, viết về mình, mới phách lối làm sao:
I am forty-three years old, and I have published some literary works of
considerable importance. Even my enemies can see that I am a great
artist.
Also, I have suffered much for the truth, whereas I could have
prostituted my
pen, like so many others, and lived on the fat of the land. I have had
plenty
of opportunities, but I have not chosen to betray justice and I have
preferred
misery, obscurity and indescribable agony. It is obvious that these
things
ought to merit respect.
Tớ [Gấu]
cũng sắp xuống lỗ rồi. Cũng có tí tác phẩm, khá bảnh, phải nói,
thật bảnh.
[Thí dụ, Những Ngày Ở Sài Gòn, Lần Cuối Sài Gòn ?]. Ngay cả mấy
cái thằng
thù tớ [Gấu] đến phát điên lên, cũng phải úp mặt vô tường [chữ của ông
con
NĐT], lẩm bẩm, đúng, đúng, Gấu là một nghệ sĩ nhớn!
Thật
mất thì
giờ chỉ trích thằng cha Gấu, nhà văn, mày có biết tiếng Tây không đấy?
Thằng chả
chỉ lo có mỗi một chuyện là tự vẽ vời ra mình, từ nỗi cay đắng, là một
thằng
Yankee mũi tẹt, bỏ chạy cái ao làng xứ Đoài mây trắng lắm, từ thù hận
và tủi nhục...
NKTV
Cuộc tình giữa
Kafka và Milena là cũng chỉ qua thư từ, như TCS, chắc hẳn, mặc dù cả
hai cũng đã
trải qua những giờ phút thân mật, nhưng xem ra chẳng đi đến đâu, như 1
tay mũi
lõ viết, đại khái như GNV còn nhớ, kẻ nào yêu bằng đầu, thì ít khi sử
dụng tới
súng, cho dù còn hay không còn! [Ai mơ mộng nhiều, lỏng
tay ôm!]
Bạn thân của
TCS, hình như là HPNT chẳng đã từng kể chuyện TCS lấy vợ, một cô xẩm,
tên như tên
của 1 trong những người mà ông yêu, mà kết quả của cuộc tình, là bài
hát thần sầu
Ướt Mi, lạ một điều, cái air bài này khác hẳn tất cả những bài hát của
TCS, và
có vẻ như chưa từng có ai ngạc nhiên về phát giác của GNV! Và vẫn theo
HPNT đúng
đêm tân hôn, khi bạn bè từ giã TCS để anh "động phòng", thì, vừa đi
được vài
bước, đã thấy TCS hốt hoảng chạy theo, tao quên mang theo khẩu súng!
GNV thực sự
không hiểu tại sao gia đình của ông, hay bất cứ ai, lại cho in những
bức thư tình
da diết này!
Nên nhớ, đã
có lần VC tổ chức 1 cuộc thi có giải thưởng, và thai đố là: Theo
bạn, súng
của TCS hẳn vô dụng, chính vì thế mà bao nhiêu u uất, ông phổ vô
nhạc, nên
nhạc mới thê lương như thế?
Nơi em về ngày
vui không em?
Nhân đọc bài
trên, cùng lúc đọc cái tin thư tình TCS được công bố cho nhân loại cùng
đọc
[đám con cái của Milena đã từng phản đối cái việc in thư tình của mẹ
chúng, nếu
GNV nhớ không lầm], GNV bỗng tưởng tượng ra 1 cái đề tài, 1 anh ký giả,
nhà văn
làm 1 cú phỏng vấn 1 trong những người yêu của TCS, và câu chuyện chỉ
xoay vào
chủ đề, ‘chỉ còn cây súng nhỏ, giữa rừng sâu giết thù’!
Hà, hà!
Còn đây là hồi
ký của bạn gái ngày xưa của tác giả “Bắt Trẻ Đồng Xanh”
Cuộc
tình này
cũng không xuông xẻ, không phải súng của Salinger không nhả đạn, nhưng
cái bia vô dụng: em
bị chứng co thắt âm đạo!
Người
Quan Sát Mới,
Janvier 2011
Các bức thư
tình này do Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh, người trong mộng của ông từ
năm
1964 đến năm 1967. Dao Ánh đã giữ gìn các trang viết dành riêng cho bà.
Cả những
chiếc phong bì, nhành hoa, cọng cỏ mà Trịnh Công Sơn ép vào thư, bà
cũng nâng
niu cẩn thận đến ngày hôm nay.
Nâng niu gìn
giữ đến như thế, mà nỡ lòng nào mang ra bán ‘xôn’ [sale]
Thư Gửi
Milena
Nhờ 'Người đẹp
thành Prague', nhân loại có được "Thư gửi Milena". Kafka, người gửi,
coi việc
viết thư, là giao tiếp với quỉ thần, với những hồn ma: Khả năng dễ dãi
- viết
thư - đã đem huỷ diệt, điêu tàn cho những linh hồn thế gian. Viết
thư thực
sự là giao tiếp (intercourse, còn có nghĩa là làm tình) với những hồn
ma, không
chỉ những hồn ma của người nhận, mà luôn cả của chính mình...
Bóng ma của riêng
Kafka vẫn ám ảnh những lá thư gửi Milena. Trong đó, ông tự bộc lộ, lột
trần,
'Không ai khác, ngoài tôi ra, có thể nói cho em biết sự thực... sự thực
của cả
hai, của riêng tôi, và của em; tôi khám phá sự thực của riêng tôi, qua
em.'
Cô gái trưởng giả nổi
tiếng ngay từ khi còn trẻ thơ, do phá phách, nổi loạn. Để
chống lại ông bố quyền uy, cô sống một cuộc đời buông thả, làm bạn với
những tư
tưởng xã hội. Lấy chồng vào năm 1918, hai vợ chồng định cư tại Vienne,
tới
1924. Ở đó, vẫn tiếp tục cuộc sống phóng túng. Trong số những tình
nhân, có tiểu
thuyết gia Hermann Broch. Đầu năm 1920, bị cú sốc sau khi đọc những câu
chuyện
kể (récits) của Kafka, bà dịch chúng, và viết thư cho tác giả. Rồi
những lần hẹn
hò ở Prague, trong một tiệm cà phê, chắc là tiệm Arco. Hai người thư từ
cho
nhau từ đó. Từ văn chương, qua chuyện tình cảm. Nàng 23, chàng 37. Nàng
ở
Vienne, chàng ở Prague. Tuởng tượng, rồi lại tưởng tượng, cả hai bên.
Nhất là
Kafka. Người nữ Tiệp phiêu lưu với cặp má hồng, đầy nhựa sống, và niềm
vui, và chàng Do-thái xanh tái, khổ hạnh; đôi tình nhân kỳ lạ, Mary
Hockaday, nữ
ký giả người Anh, tác giả cuốn Milena
de Prague (bản tiếng Pháp, nhà xb
Calmann-Lévy, 1997), viết. Họ chỉ thực sự là của nhau, trong bốn ngày,
tại thủ
đô nước Áo, vào tháng Bẩy, 1920. Nàng khuyên chàng tới sống gần nàng.
Chàng
nghe theo, nhưng liên hệ giữa hai người chỉ qua thư từ. Bất hạnh thay,
những lá
thư của Milena không còn. Trong căn phòng tại khách sạn Vienne, họ nằm
chung
giường, nhưng không làm tình. Nói một cách khác: Chàng đã không thể
chiếm đoạt
thân thể nàng, một cách trọn vẹn. Ai mơ mộng nhiều, lỏng tay ôm! Tới
tháng
Chín, 1920, dứt liên lạc. Ngọn lửa sống động (le feu vivant) của
đời tôi,
Kafka viết cho Max Brod, về Milena.
Sau khi Kafka mất ít lâu, Milena cùng với chồng rời Vienne. Họ trở lại
Prague
sau những chuyến đi thăm bạn bè. Tới tháng Năm, 1925, li dị. Lấy chồng
lần thứ
nhì vào giữa năm 1926, và có được một bé gái (1928). Lại li
dị. Ma
tuý, bệnh, chiến đấu viên của đảng CS. Đặc biệt lo tiếp đón những di
dân Đức chạy
trốn Đệ Tam Reich. Cho rằng Liên Bang Xô-viết không đủ đáp ứng những
đòi hỏi chống
phát-xít, bà phản bội đảng CS, cho chủ nghĩa quốc tế. Gia nhập du kích,
khi Đức
Quốc Xã xâm lăng Tiệp. Năm 1939, bị Gestapo bắt, do một bài viết trên
báo chui.
Sau đó bị đầy đi trại tập trung Ravensbruck. Milena mất tại đây, vào
ngày 17
tháng Năm, 1944, khi bà 48 tuổi, do bệnh tật, tuy được sự giúp đỡ của
những người
CS Tiệp cùng bị giam giữ.
Thư cho Milena
được xuất bản lần đầu, vào năm 1952, bởi Willy Haas, một người bạn của
cả hai,
người gửi và người nhận. Milena đã giao cho ông, khi người Đức chiếm
đóng
Prague. Tôi có nhiều lý do để thực hiện việc làm này, và tin rằng
Milena không
phản đối. Nhiều năm sau, con gái của Milena đã không đồng ý với nhận
định của
Haas, và cho rằng, cả Kafka, lẫn mẹ bà, sẽ không cho phép xuất bản
những bức
thư.
Nhưng nhân loại, may mắn thay, đã được đọc chúng. Hơn nữa, ngay
trong bài essay, Letters of Notable
People, chính Milena đã đưa ra ý tưởng, một
khi mà sự hiểu biết về nghệ thuật của chúng ta chưa hoàn hảo, chúng ta
cần nhiều
hơn là sự khẳng định của nghệ sĩ; một khi chúng ta còn phải đặt ngón
tay vào vết
thương, như Thomas, chúng ta có quyền thuyết phục chính chúng ta, rằng
vết
thương vẫn còn đó, rằng nó thì sâu hoắm.
Em nghĩ sao? Liệu tôi vẫn
có thư, bữa Chủ nhật? Có thể, phải không? Nhưng đam
mê thư thật vô nghĩa. Liệu một cái, là đủ, liệu một cái, là hiểu đủ? Lẽ
dĩ
nhiên là vậy, tuy nhiên, tôi đang ngả đầu ra phía sau, uống từng lá
thư, từng
con chữ, chỉ quan tâm một điều, rằng tôi không muốn ngừng uống. Hãy
giải thích
điều đó đi, cô giáo Milena!
Mong ước độc nhất của
tôi, là đặt đầu mình trên lòng em, cảm thấy tay em trên đầu
mình, và cứ ở như vậy, cho trọn thiên thu.
Tình
Yêu như Trái Phá
Sắp phát hành 300 bức thư tình của Trịnh
Công Sơn
Note: ‘Bỗng
dưng muốn khóc’, và bỗng nhớ đến những bức thư của Kafka gửi cho Milena!
*
LTH:
Nói về Trịnh Công Sơn, một đỉnh điểm điển hình cho một công dân sáng
tác đóng
góp vào việc làm mất Miền Nam vào tay Miền Bắc. Tôi nghe một cuộc phỏng
vấn
trên một đài truyền hình trên net, bà Đặng Tuyết Mai vợ phó tổng thống
Nguyễn
Cao Kỳ kể lại bà cho mời ông Trịnh Công Sơn vào hát nhạc tình ca
và bắt
tay với nhau khen nhau này nọ trong dinh thự ông Phó Tổng Thống Nguyễn
Cao Kỳ.
Rồi chính ông Trịnh Công Sơn ra ngoài làm nhạc Phản Chiến nhiều hơn ai
hết. Thời
ấy mấy ai dám làm nhạc Phản Chiến đĩnh đạc và được sống sốt như ông
Trịnh Cộng
Sơn. Phản Chiến là phong trào Quốc Tế. Tôi nghe nói có lúc chính quyền
Miền Nam
đòi bắt ông Trịnh Công Sơn, nhưng Người Mỹ không cho. Rồi tôi lại nghe
ông Trịnh
Công Sơn theo VC với những người thân và bạn thân của Nhóm Huế của ổng
theo fò
VC tối đa, đến độ VC về Sài Gòn năm 1975 là Trịnh Công Sơn nhào
ra hát
bài Nối Vòng Tay Lớn trên Đài Phát Thanh Sài Gòn. Tôi cũng mê nhạc
Trịnh Công
Sơn, mê chết đi được. Nhưng thú thật, ở một cương vị cá nhân bị mất mát
quá nhiều
vì chiến tranh, tôi cũng phải nhìn lại cuộc chiến với suy tư để tự đi
tìm cho
mình một lời giải thích. Tôi muốn hỏi ông một câu ông nghĩ sao về
trường
hợp của Trịnh Công Sơn?
HHT:
Tôi khinh anh ta.
Trích Gió –O phỏng vấn
Hoàng Hải Thuỷ
Theo NQT
tôi, nhận xét của LTH và thái độ của HHT, chỉ nói lên bề mặt của trường
hợp
TCS.
Với HHT, ông
ở lứa tuổi không bị gọi lính, cũng đã từng sống 1 phần nào, thì cứ nói
đại như
vậy, cuộc đời của mình, khác hẳn với 1 người như TCS, 1 nghệ sĩ thù
ghét chiến
tranh, như mọi nghệ sĩ, và rất yêu cuộc đời, chưa từng biết mùi đời nó
ra làm
sao, vậy mà lúc nào cũng phải lo nơm nớp, mỗi khi ra đường, bị Quân
Cảnh thộp cổ!
TCS chắc chắn nghiêng về phiá VC, nhưng ông không thể chọn đường lên
rừng
theo
VC, vì ông đâu có mê cái chuyện cầm súng giết người, hay cổ võ người
khác đi giết
người, theo cái kiểu, đường ra trận mùa này đẹp lắm!
Còn bảo nhạc
của ông phản chiến ư? Có thể nói, phản chiến là ‘yếu tính’ của cả 1
miền đất,
là Miền Nam Cộng Hòa. Cả 1 miền đất nói không với cuộc chiến, chưa kể
cái đám
khốn kiếp nằm vùng tiếp tay cho cuộc chiến. Làm sao không mất nước?
Mất nước rồi thì đổ tội tứ lung tung, sao không thấy cái tội của chính
mình ở
trong đó?
Trong bài viết
thật ngắn, ngay khi TCS đi xa, Gấu đã viết về cái điều cả 1 miền đất
nói
“Không” đó. (1)
Phản chiến
quốc tế là của quốc tế, còn phản chiến của Miền Nam, là của lòng người
Miền
Nam, khác hẳn thứ tâm lý ăn cướp của Miền Bắc, và, ngay cả cái tâm lý
ăn cướp
này nó cũng có những lý do tiềm ẩn của nó! Cái tâm lý ăn cướp của Miền
Bắc còn
đánh lừa được cả một đế quốc CS quốc tế, làm sao mà chúng ta không bị
lừa cho
được?
Cả 1 đế quốc
Đỏ đứng đằng sau Miền Bắc, phục vụ ý đồ ăn cướp của Miền Bắc, ngụy
trang
bằng
chân lý nước Việt Nam là một, bằng chiến thắng thằng Mỹ là chiến thắng
của
CS chống
lại Tư Bản bóc lột vv và vv…
Quốc tế Đỏ chẳng đã từng
khuyên, thôi tha cho thằng Mẽo, sức mạnh quân sự của
nó ghê gớm lắm đấy, đừng chọc giận nó, anh VC Miền Bắc phán, việc đó để
tụi em
lo, đàn anh chỉ cần chi viện, đủ súng, đủ đạn, đủ hoả tiễn, là OK!
[còn lèm bèm tiếp]
(1)
… Phải
tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung,
trong những
đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó,
chắc là
quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng
nhạc
bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với
riêng tôi,
qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở
thành tiếng nói
chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi
cùng nói:
hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ
miền nam
chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu
ái với
miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và
người Mỹ
sẽ ra đi. Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó.
Nhạc Trịnh
Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính
là tính
phản chiến của cả một miền đất.
TCS, sau
1975, bị VC đầy đọa như thế nào, thì chúng ta biết, ông "phản tỉnh" như
thế nào,
thì chúng ta hay, “đéo” phải là cuộc chiến giải phóng, mà là nội chiến,
rồi
ông “sám hối” bằng rượu, đến nỗi bị Hồ Tôn Hiến làm nhục, chúng ta cũng
biết,
vào gái, toàn chiêm ngưỡng gái đẹp, chiêm ngưỡng và kính trọng, contemplation
et respect, tình yêu
lý tưởng, amour platonique....
Chúng ta có thể “thương” ông, nhưng làm
sao... khinh ông ?
Khinh, là
khinh thế nào? Ông đâu làm gì mà khinh ông? Lên Đài Phát Thanh Sài Gòn
hát Nối
Vòng Tay Lớn? Đó không phải là giấc mộng lớn của cả dân Mít? Nó
không trở
thành giấc mộng lớn, thì phải khinh, phải thù cái lũ VC khốn nạn, đánh
lừa dân Mít, bằng lời
hứa lèo giấc mộng
lớn, chứ sao lại khinh người hát nó?
|