*
Nhật Ký









*
28.9.2006

Người thứ ba

Dọn

Phê

Ác Mộng
Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?

Bạn coi những bức hình ở đây, bức nào của UPI, là do Gấu gửi, bằng phương pháp vô tuyến viễn ảnh, radiophoto.
Dirck Halstead là sếp UPI đầu tiên của Gấu. Anh đến Sài Gòn đúng thời gian phi trường Biên Hòa bị pháo kích, cùng thời gian Bope Hope, danh hề Mẽo, cùng bầy em, "anh tiền tuyến em hậu phương", tới Việt Nam để hát, và diễu cho lính Mẽo nghe. Gấu còn nhớ, báo chí kể, là, Bope Hope, khi nhìn mấy hố pháo kích, [không phải oanh kích, thưa mấy 'bạn hiền' ở Diễn Đàn. Xin coi Oanh kích vs Pháo kích], đã trầm trồ, nơi này làm sân golf thì thật tuyệt!
Phải đến khi Tướng Râu Kẽm trở về quê hương, thì giấc mộng lớn của anh hề Mẽo mới được thực hiện.
Dirck, chủ nhân trang TheDigitalJournalist có lần than thở, chiến tranh VN làm mất tiêu tuổi trẻ của những người như anh. Câu than này còn một ý nghĩa đau xót riêng: Vì chiến tranh VN mà hai vợ chồng anh chia tay.
Mới đây, khi mới liên lạc lại được, hỏi, anh cho biết, tao không có lấy vợ nữa. Chơi bời thì có, nhưng vợ, không, một lần đủ rồi.
*
Người cha ôm xác con hỏi lính VNCH: Tại sao? (1)
(1) Nhân đọc bài trên talawas liên quan tới bức hình trên của Faas. Chú thích cho thấy, đây là binh sĩ VNCH.
 ut
HUYNH THANH MY (alias) HUYNH CONG LA
Mekong Delta, Vietnam, 1965 (AP)
Born: June 1, 1937 in Long An, Vietnam
Died: October 10, 1965 near Can Tho, Vietnam.
Huỳnh Thành Mỹ là nhiếp ảnh viên hãng AP đầu tiên bỏ mạng trong khi UPI, người đầu tiên bị cuộc chiến làm cho sống dở chết dở là Nguyễn Thành Tài. Anh là người giới thiệu gã chuyên viên trẻ cho UPI, ngay sau khi AP có mạch vô tuyến viễn ảnh. Một lần, vì quá đói hình, anh mò lên, nghe đâu khu Long Thành, gạ một người lính làm "người mẫu" cho anh chụp một série hình, cảnh một anh lính trúng đạn Việt Cộng, buông rơi súng rồi từ từ khuỵ xuống. Đối với một chuyên viên sử dụng camera, chuyện này quá thường, nhưng với một nhiếp ảnh viên, đây là một hành động đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh, làm chủ bản thân, làm chủ tình hình... Bạn cứ thử tưởng tượng trong lúc súng nổ đạn bay mà cứ bình chân như vại, căn từng chút ánh sáng, lấy từng góc độ cho không phải một, mà năm, bẩy tấm hình nghệ thuật, chụp một người trúng đạn đang từ từ... từ giã cõi đời.
Hình đem về hãng, rửa ra, gây chấn động trong đám phóng viên, nhiếp ảnh viên UPI. Viên trưởng phòng hình ảnh tuyên bố, kể từ chiến tranh Algérie đến nay mới lại có một série hình độc đáo như vậy. Trước mắt, Tài được thưởng "Nhiếp ảnh viên số một trong tháng". Câu chuyện đúng ra không ngừng ở con số một đó, vì tiếp theo vinh quang, tiền bạc của ngày hôm nay, còn giải thưởng Pulitzer của ngày mai. Nhưng không ngờ khi hình được đăng lại trên báo chí Việt Nam, đám cảnh sát Tổng Nha ngửi thấy mùi là lạ qua cái tên Việt Nam, Nguyễn Thành Tài. Giá tên một nhiếp ảnh viên người Nhật, người Mỹ thì lại không sao. Họ bèn liên lạc với tiểu khu, nơi có trận đánh xẩy ra. Sau khi được xác nhận không có một trận đụng độ, chạm súng nào trong thời gian đó, họ sau cùng kiếm ra anh lính đã tử trận nhưng vẫn còn sống. Tài bị kết tội "phá hoại tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa." Sau vụ đó, anh hết còn được UPI tin tưởng. Trong một lần theo hành quân, anh bị mảnh mìn muỗi cài giữa đám lá cây xớt qua mang tai, không may chạm dây thần kinh, trở thành ngớ ngẩn, sau cùng bị UPI cho thôi việc.
Cõi Khác

Sự khác biệt giữa hai từ oanh kích và pháo kích còn là đề tài trọng tâm, của nhà văn Đức W.G. Sebald, trong cuốn “Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt”, xb sau khi ông mất vì tai nạn xe hơi, khi ông tự hỏi, tại sao văn chương Đức lại vờ đi một đề tài quan trọng như thế: Những cuộc "oanh kích” của quân đội Đồng Minh huỷ diệt những thành phố Đức?
Và ông tự trả lời, người Đức vốn có thói quen không phô ra những vết thương, những tủi nhục có tính cách riêng tư, trong gia đình.
Nếu như thế, người Việt chúng ta, nhất là người dân Miền Nam, cũng có thói quen không phô ra những tủi nhục, khi họ bị người anh em Miền Bắc cho ăn “pháo kích”, như một cách nhắc nhở, chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc: Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Sinh Nhật Bác…
Nếu có chăng, thì là chút lòng ưu tư của "Tướng Givral", khi ông mủi lòng trước những cái chết của thường dân, và có thể, run sợ về một cái chết của chính ông ta, bởi vì những trái rốc kết vốn vô tình, và mù loà, cho nên ông bèn ra lệnh cho ngưng pháo kích.
Đêm nay ngưng pháo kích!
Ôi chao Gấu lại nhớ đến Bác, và nỗi lòng của nhân dân Mít, khi biết Bác không ngủ, lo lắng cho Bác, và dặn dò Bác, ngày mai nhớ ngủ bù nghe Bác, nếu không, không ngủ mãi, là trở thành điên, thành khùng!
Đêm nay Bác không ngủ
Ngài mai Bác ngủ bù!
Hậu quả của những vụ pháo kích, nếu có chăng, chỉ là chứng đái dầm của một cô gái, [cô gái lớn của Gấu], ngay khi còn là một thai nhi nằm trong bụng mẹ đã phân biệt ra được tiếng réo của những trái pháo khi bay qua, và sau này, ngay cả khi đã thành lập gia đình, vẫn còn mắc chứng đái dầm.
Oanh kích vs Pháo kích
*
Nhân nhắc tới PXA.
Cái tít Tên Điệp Viên Tuyệt Hảo, của một cuốn sách mới ra lò, ở Mẽo, về PXA, thực sự ra, là từ The Perfect Spy của John Le Carré.
Độc giả nào đã đọc qua cuốn trên, thì chắc là hiểu ra cái ý nghĩa xỏ lá của nó. Tay điệp viên tuyệt hảo của Le Carré, suốt đời thù ông bố của mình, [là Anh Quốc, chúng ta có thể hiểu ngầm], vì ông này đã đẩy con vô cái nghề khốn nạn đó [ngoài đời, ông bố Le Carré còn là một tên lừa đảo, có lần mượn cả tên con để lường gạt người quen. Trên tờ Người Nữu Ước, Le Carré có viết về chuyện này, nếu Gấu nhớ không lầm].
Gấu sợ rằng, tay tác giả cuốn sách mới ra lò về PXA, cũng muốn nói thay cho nhân vật của mình, cái ý nghĩ thầm kín đó chăng?
Nên nhớ PXA cũng là một thứ Bắc Kỳ di cư như Gấu, và biết đâu, ông cũng đau nỗi đau Yankee mũi tẹt thèm thuồng thiên đàng Miền Nam, như Gấu?
*
Gần gụi nhất, thì có từ "cứt" của NHT. Từ này, chỉ mấy ông nhà văn trong nước mới hiểu trọn vẹn "ý nghĩa" của nó. [Gấu tính dùng từ "mùi vị", nhưng thấy đểu quá, giống NHT quá, sợ bị gán tội "đạo từ"].
Thảm nhất là, khi NHT văng nó vào trong văn chương, ông quên không chỉ cách giăng lưới bẫy cứt, thế là nó cứ ở mãi trong văn chương trong nước, chờ cho đến khi nào có một nhà văn khác, tìm được một 'thế thân" cho nó, thì nó mới hết nghiệp và tơ lơ mơ ngủ trở lại.
*
Graham Greene còn viết về Bloy, trong cuốn The Lost Childhood  [tập tiểu luận]. Chê cũng dữ, mà khen cũng thú.
Bài viết Man Made Angry [Tại sao Gấu cay đắng như thế]  mở ra thật dữ dằn:
Thật mất thì giờ chỉ trích thằng cha Gấu, nhà văn, mày có biết tiếng Tây không đấy? Thằng chả chỉ lo có mỗi một chuyện là tự vẽ vời ra mình, từ nỗi cay đắng, là một thằng Yankee mũi tẹt, bỏ chạy cái ao làng xứ Đoài mây trắng lắm, từ thù hận và tủi nhục...

Nhưng Bloy, đích thị xừ luỷ, viết về mình, mới phách lối làm sao:
I am forty-three years old, and I have published some literary works of considerable importance. Even my enemies can see that I am a great artist. Also, I have suffered much for the truth, whereas I could have prostituted my pen, like so many others, and lived on the fat of the land. I have had plenty of opportunities, but I have not chosen to betray justice and I have preferred misery, obscurity and indescribable agony. It is obvious that these things ought to merit respect.

Tớ [Gấu] cũng sắp xuống  lỗ rồi. Cũng có tí tác phẩm, khá bảnh, phải nói, thật bảnh. [Thí dụ, Những Ngày Ở Sài Gòn, Lần Cuối Sài Gòn ?]. Ngay cả mấy cái thằng thù tớ [Gấu] đến phát điên lên, cũng phải úp mặt vô tường [chữ của ông con NĐT], lẩm bẩm, đúng, đúng, Gấu là một nghệ sĩ nhớn!

Thật mất thì giờ chỉ trích thằng cha Gấu, nhà văn, mày có biết tiếng Tây không đấy? Thằng chả chỉ lo có mỗi một chuyện là tự vẽ vời ra mình, từ nỗi cay đắng, là một thằng Yankee mũi tẹt, bỏ chạy cái ao làng xứ Đoài mây trắng lắm, từ thù hận và tủi nhục...
Oanh kích vs Pháo kích


Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner, rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông Tây Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu, phán, cái chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc rối hơn nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt muốn ăn cướp Miền Nam, và mi sợ chuyện đó!

Ba thằng lăng nhăng


Chuyện hai thành phố
1 2
Có một lần ngủ nhà Cẩn, đang đêm cảnh sát xét sổ gia đình. Lẽ tất nhiên không có tên Gấu.
Trong khi viên cảnh sát kiểm tra nhân số, ghi ghi, chép chép, Gấu biết thân phận, lui cui đi kiếm đôi dép xỏ vô chân... anh ta ngưng viết, ngạc nhiên hỏi:
-Đi đâu?
Gấu cũng ngạc nhiên, hỏi lại:
-Thì theo ông về bót chứ đi đâu?
Anh ta bật cười.
Lần đó, đưa về đồn cảnh sát Quận Ba, ở khu Ngã Sáu Hoà Hưng, nằm trên đường Lê Văn Duyệt.  Cẩn qua nhà Bà Trẻ, mang sổ gia đình tới, tới tận trưa Gấu mới được thả.
Hai lần đụng độ cảnh sát VNCH của Gấu, lần nào cũng thú vị. Lần kia, khi vừa mới ra trường Bưu Điện được tí ngày, tí tháng, đã có tí tiền còm, và gần như ngày nào cũng ghé xóm, thường sau khi tan sở. Lần xém bị bắt, vào lúc 10 giờ sáng, đang lui cui làm việc, bỗng nhớ xóm quá, thế là dzọt.... Gấu đã kể rồi, trong Chuyện hai thành phố 2

Vài kỷ niệm về Mai Thảo