Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 


*

Back from Quán Chùa

*

phiên. khúc nắng

phố. nắng nắng. đổ. tràn xuống. những con đường. xe. chạy
phố. nắng nắng. lóa. những ô cửa kính loáng. nắng
phố. nắng nắng. ôm. hâm hấp những cao ốc. ngất. ngư
trưa phố. nắng những bàn chân. chậm
những nơi đến khác. nhau
nắng. phố tỏa màu đóa. ngột
những chiếc honda. vụt mùi. xăng
mùi nắng. hàng quán. rong. chiếc nón. lá
che mặt. những đôi mắt không. dám nhìn
cuộc sống. gió. vượt biên. bụi len lỏi vào. những
khẩu trang. ngất ngư phố. nắng
nắng. sàigòn phố. nắng. cũ soi. bạc thếch
có chợt bóng mát. khi tà áo thướt. vội
có chợt bóng mát. bởi hàng me. gốc phượng
nắng. sàigòn còng lưng trần. chiếc xe ba gác. trĩu
dốc cầu. đứng thẳng nắng. những giọt. mồ hôi
nắng. lẫn trong. mưa đứng dong. mắt
khô ran phố. nắng. chiếc xe đạp. vệt. đẫm
lưng nắng. cũ phố. sàigòn cũ. ký ức cũ
phố. nắng lộng. mới toanh. khu shoping
bến đợi. subway sâu. lòng đất tiếng. rít
của những chuyến xe điện. nắng. óa trên những
bậc thang. và dừng lại. điểm cuối cùng. của
nắng. chỉ còn phố. tiếng kèn đồng. cùng lời than. vãn
đi. về. của những chuyến xe  

Đài Sử

Tks

óa trên những bực thang, hay lóa... ?

NQT

óa.

Tks

TV/Độc giả



*

Rạp Đa Kao


Thơ Mỗi Ngày

CRAZY ABOUT HER SHRIMP

We don't even take time
To come up for air.
We keep our mouths full and busy
Eating bread and cheese
And smooching in between.

No sooner have we made love
Than we are back in the kitchen.
While I chop the hot peppers,
She wiggles her ass
And stirs the shrimp on the stove.

How good the wine tastes
That has run red
Out of a laughin mouth!
Down her chin
And onto her naked tits.

"I'm getting fat," she says,
Turning this way and that way
Before the mirror.
"I'm crazy about her shrimp!"
I shout to the gods above.

Charles Simic

Khùng vì tôm của em

Hai đứa đâu có thì giờ
Để mà thở
Hai cái mồm lúc nào cũng đầy và bận
Đợp bánh mì, phó mát
Không đợp thì hôn

Mần một phát, chưa kịp thở, là đã bò xuống bếp
Trong khi tớ lăng xăng chặt ớt
Thì em lắc mông
Cời cời mấy con tôm trên lò

Ui, rượu vang mới thơm làm sao
Chảy dài một đường đỏ từ cái mồm đang cười toét
Tới cằm,
Tới luôn hai vú trần của em

“Chắc là em mập quá mất”, em nói
Ngúng nguẩy trước gương
“Tớ khùng vì tôm của em rồi”,
Gấu la lên với Ông Giời,
Ở phía bên trên đang ngó xuống.

DESCRIPTION OF A LOST THING

It never had a name,
Nor do I remember how I found it.
I carried it in my pocket
Like a lost button
Except it wasn't a button.

Horror movies,
All-night cafeterias,
Dark barrooms
And pool halls,
On rain-slicked streets.

It led a quiet, unremarkable existence
Like a shadow in a dream,
An angel on a pin,
And then it vanished.
The years passed with their row

Of nameless stations,
Till somebody told me this is it!
And fool that I was,
I got off on an empty platform
With no town in sight.

Charles Simic

Miêu tả một món đồ mất

Nó chẳng hề có tên
Mà tớ thì cũng đếch nhớ bằng cách nào tìm thấy nó
Tớ bỏ nó vô túi
Như 1 cái nút áo bị mất
Chỉ có điều nó đếch phải cái nút áo 

Phim kinh dị
Quán cà phê mở suốt đêm
Xe cút kít u tối
Phòng bi da
Mưa cắt phố 

Nó sống 1 cuộc sống thầm lặng chẳng ai để ý tới
Như cái bóng trong một giấc mộng
Một thiên thần trên cây đinh ghim
Và rồi nó biến mất
Những năm qua đi với

Những nhà ga không tên
Cho tới khi một người nào đó biểu tớ, nó đó!
Không ai khùng như tớ
Ga vắng tênh vậy mà xuống tầu
Chẳng nhìn thấy một thành phố nào trước mặt.


*

Une bimbo nommée désir

Child = Bambino = Bimbo (1)

“Pour survivre, il aurait fallu qu'elle soit plus cynique ou moins proche de la réalité. Au lieu de cela, elle était un poète au coin de la rue essayant de réciter ses vers à une foule qui lui arrache ses vêtements. "

Ðế sống sót, phải đểu giả và đừng có dí mặt thật gần vào đống kít, tức cuộc đời.
Thay vì vậy thì em là thi sĩ ở 1 góc đường, cố tìm cách đọc thơ cho lũ man rợ xúm nhau lột truồng em ra để chiêm ngưỡng bướm của em.


@ NMG's 1998

Có thể nói Nguyễn mộng Giác là « chuyên gia » về thể loại này : ông còn là tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử, lấy thời kỳ Tây Sơn làm bối cảnh, bộ truyện Sông Côn Mùa Lũ, bốn cuốn, dài khoảng 2000 trang, viết tại Sài Gòn từ tháng 5-1978 đến tháng 3-1981, tu chính tại Hoa Kỳ 1990, và nhà An Tiêm của Thanh Tuệ xuất bản, cùng năm, tại Cachan-Paris và California. Sách được tái bản trong nước, tôi không nhớ xuất xứ, vì tôi có một bộ nhưng đã gửi tặng… tác giả ! Sách, vì ấn hành trong nước, đã gây tai tiếng và phiền hà cho người viết tại Mỹ.
DT

Note: NMG bị tai tiếng và phiền hà đâu phải vì sách in ở trong nước. Và cũng đâu phải  vì cuốn được in ở trong nước!
Viết như thế thì thà đừng viết thì hơn, bởi vì ai cũng biết, ông bị phiền hà như thế nào, và vì sao.
*

Trong tác phẩm viết về cuộc nội chiến Quốc Cộng 1954-1975  Mùa Biển Động,  ông tả nhân vật Lãng, một nhân vật lính Miền Nam Việt Nam Cọng Hòa đeo từng xâu tai người, đã gây nên một  làn sóng chống đối mãnh liệt trong cộng đồng Người Việt Hải Ngoại.
Những độc giả phản đối cho rằng nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã mô tả sai lạc trầm trọng chi tiết dùng một hình ảnh chiến tranh rất “xâm lăng và gây hấn”  như “đeo xâu tai người” đặt vào nhân vật binh sĩ Miền Nam Việt Nam Cọng Hòa. Khi mà người lính Miền Nam đã quá lành đến độ không thể  (impossible)  hành động như thế.  Khi mà trong thực tế cuộc chiến Quốc Cọng là do phe Cọng Sản Hồ Chí Minh từ Miền Bắc vào “xâm lăng” và “gây hấn”  Miền Nam, và phe Miền Nam Việt Nam Cọng Hòa chỉ là phe  “tự vệ”  ở bên này vĩ tuyến 17.  Độc giả từ Miền Nam đã phản đối và cho đó là một nhân vật tiểu thuyết mô tả sai sự thật. Không người lính miền Nam nào có thể hành động hung hãn và khát  máu như thế.
Nhiều cộng đồng hải ngoại đã có những cuộc biểu tình chống nhà văn Nguyễn Mộng Giác khi ông đến trò chuyện tại các địa phương San Jose, Seatle, Houston ....

Gió O

Thời gian viết cho Văn Học, GCC có hỏi NMG vụ này, vì qua trễ quá, chẳng biết gì hết. Ông cho biết, ông phải xin lỗi đám kiêu binh Ngụy là vì đụng tới Mặt Trận Khiến Chán, và Mặt Trận tính nhập cuộc!

Gấu không dám hỏi thêm, đụng tới Khiến Chán thì “hư đại cuộc”, hay là…  lạnh cẳng!

Khi Gấu viết về Bảo Ninh, ông nói, hồi đó đó, mà anh viết như thế là chúng làm thịt anh rồi
Nếu suy từ câu trên, thì hồi đó đó, chắc là lạnh cẳng!
Mà làm sao mà không lạnh cho được!
Nhưng nếu như thế, thì tại làm sao mà đụng tới... chúng?
Liệu NMG có luờng được hậu quả, khi đụng phải chỉ một cái tai người lính VNCH?

Làm UPI, Gấu đã từng gửi những tấm hình, lính VNCH [đám gốc Miên] chặt đầu VC, treo lủng lẳng trên 1 cây sào dài, hai anh lính khiêng tòng teng… Cái chuyện lấy lòng, gan, phèo...  VC nhậu cũng là chuyện....  thường, như Gấu được nghe kể!

Trên TV có lần Gấu viết "đám hủi VC", hình như vậy, và 1 vị bác sĩ đã chỉnh, viết như thế là đụng chạm tới những người bị bịnh này, vì họ - những bịnh nhân của bịnh này - đâu có… hủi!

Và Gấu phải xin lỗi, vì đúng như thế. Đây là 1 thói quen của dân Mít chúng ta, vẫn thường nói, “đừng dây với hủi”, và là 1 thói quen xấu, cần phải bỏ.
Một vài độc giả viết mail, chỉnh Gấu, sao phải xin lỗi?
Rồi có ông còn đi xa hơn, [chắc là quá quí Gấu], cằn nhằn, ông sao hay "xin lỗi" quá!
Nào là xin lỗi Thầy Cuốc, khi Thầy cao giọng, có mấy thằng khốn NQT như mi.
Xin lỗi Sến cô nương, vì dịch sai tùm lum tà la, khi Sến nhờ dịch 1 bản văn tiếng Tây!

Cái sự lầm lẫn nặng nề nhất của NMG là lấy tên Tường, của HPNT, cho nhân vật của mình, Gấu đã lên tiếng để ông lên tiếng nhận lỗi, khi ông còn sống. Vì chỉ có cách xin lỗi, thì mới cứu được tác phẩm. Nhiều người nghĩ Gấu "có gì" với NMG. Làm sao "có gì" được. Gấu viết cho tờ Văn Học của NMG, liền tù tì hai năm trời, và là người độc nhất được ông trả tiền. Cho đến lúc ngưng viết, chẳng hề xẩy ra chuyện gì giữa đôi bên, tại sao mà lại "hằn học, có gì" với ông, vô lý quá!
Nhưng không viết ra, là “ vết nứt” [chữ của NMG] của tác phẩm cứ còn hoài.
Chỉ có Thảo Trường, khi còn sống, là nhận ra ý của Gấu.
Lẽ dĩ nhiên, sự thể là còn do, Gấu không đọc được NMG.
Gấu cứ mong đám bạn ở trong nước, tình cờ vớ được bài Gấu viết về Đường Một Chiều của ông, để hiểu, tại làm sao mà từ những ngày đó, Gấu dám phán, ông không thể viết truyện dài.

Gấu cũng rất thích 1 truyện ngắn của ông, kể câu chuyện 1 người đến nhà bạn đòi nợ tiền bạc gì đó, và quên cả chuyện đòi nợ, vì nhìn qua 1 cái khe cửa phòng tắm, thấy cả 1 tòa thiên nhiên của cô người làm. Thế là cứ đứng chết trân ở đó!
Võ Đình khi còn sống có lần nhận xét, cũng nhớ mài mại, nên xếp NMG vào loại, [nhà] văn chay, hay mặn?
Đoạn tả cảnh Tường làm thịt một em mà chẳng đã sao?
Hà, hà!

Tôi nghĩ HL dường như có thành kiến về MBĐ hay cá nhân NMG. (1)
Vị này, một tác giả nổi tiếng, rất quí Hai Lúa, tức GCC, tức GNV, tức “bad Gấu”!


The Higgs boson
Bước nhảy vọt vĩ đại của khoa học

*

Peter Higgs đã kiếm ra Phân Tử Thượng Đế


“Official Inquiry Among Grains of Sand”
“Một cuộc điều tra chính thức giữa những hạt cát”


 Liu Xiaobo

Bi Khúc Bốn Tháng Sáu

Phiên Khúc 17


Thơ Dịch

*

Des vertus de l’infidélité en traduction
Đạo đức học của sự không trung thuỷ trong dịch thuật
[Thuổng Thầy Cuốc, “đạo đức học của sự nổi giận”]

Chỉ có bản nháp, làm đếch gì có "bản chung quyết", vốn thuộc cõi tôn giáo, hoặc mệt nhọc.

*

Borges, Buenos Aires, 1943


Ghi chú trong ngày

Xử VC

The Saigon Execution
October 2004
by Horst Faas

*

Regarding the Pain of Others
by Susan Sontag.

"the clarity of everything is tragic"
- Witold Gombrowicz

Charles Simic

Note: Bức hình, trên 1 số NYRB đã cũ, May 1, 2003, tình cờ GNV vớ lại được, trong bài viết của Charles Simic, điểm cuốn của Susan Sontag: Nhìn nỗi đau của kẻ khác, Regarding the Pain of Others.
Trong bài viết, Simic cũng nhắc đến cái thú của quản giáo Khờ Me Ðỏ, trước khi làm thịt ai, thì cho nguời đó được chụp 1 tấm hình làm kỷ niệm.
Bài viết của Simic, quả đúng là của thi sĩ, thật tuyệt. Ông viết về kinh nghiệm ấu thời của ông, ở vùng Balkans.
Có thể nói, qua bài viết của ông, thì cả lịch sử nhân loại được chia ra làm hai, một thời kỳ không có hình, và một, có hình.
Chỉ khi có hình, thì chúng ta mới được thưởng thức nỗi đau của kẻ khác, dù không là chứng nhân tận mắt.
Archives of Horror, Ảnh Khố của Sự Ghê Rợn, là theo nghĩa đó.

Tỏa Sáng Ðộc Ác  

*

Quản giáo, cai tù Pol Pot, giống như của Stalin, có cái thú trước khi làm thịt ai thì cho chụp hình làm kỷ niệm

"Who are you who will read these words and study these photographs, and through what cause, by what chance, and for what purpose, and by what right do you qualify to, and what will you do about it?"

"Perhaps the camera promises a festive cruelty", Judith Butler has suggested, of the images of Abu Ghraib; she writes provokingly of "the moral indifference of the photograph, coupled with its investment in the continuation and reiteration of the scene as a visual icon". Thus are Sontag's theories dealt with. Butler's are still current. Linfield joins a select company.


Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo.
Sebald:
Phát biểu khi là ông Hàn

Liệu có một tên VC nào cảm thấy bị lột mặt nạ, trơ ra là một tên phản bội, và một tên lường gạt, ở ngay trên chính quê hương của nó?

Hay 1 tên VNCH, nhưng gốc Bắc Kít Di Cư, ở quê hương…. Mẽo của nó?

Ðược đằng đầu lân đằng chân

Ðọc bài bình loạn chính trẹo của Ông Số 2, Gấu thấy nực cuời, do cái sự ấu trĩ của nó. Làm sao mà lại so sánh hai sự kiện Tây đánh VN từ hổi nảo hồi nào với chuyện TQ xử lý [nội bộ] thằng em Bắc Kít ngày hôm nay.

Khi Tây đánh VN, chúng đánh Miền Nam trước, vì dễ ăn hơn, chúng quen thuộc đường đi nước bước ở Ðàng Trong hơn so với Ðàng Ngoài, chưa kể đến lý do tiềm ẩn của cuộc chiến: khai hoá, mang văn minh đến cho những xứ sở bán khai, nhưng “Chúa đi trước, võ khí đi sau”: sự đàn áp Ky Tô giáo của Nhà Nguyễn là ngòi nổ làm bùng ra cuộc chiến xâm luợc. Giả như nhà Nguyễn khôn ngoan, như nước Nhật đã từng làm, lịch sử VN chắc là khác đi nhiều.
Ðây là chiến thuật đầu cầu, trong quân sự, xưa như trái đất, mắc mớ đến chiến thuật dạy cho Việt Nam một bài học của TQ?

Ðâu có phải chuyện nắm cái đầu, là đám chóp bu Bắc Bộ Phủ.

Giữa VC và TQ có rất nhiều mắc míu, và cái sự sợ hãi TQ của đám chóp bu VC là do đó mà ra. Ông số 2 này, trí nhỏ, bàn toàn chuyện tào lao, lại thêm cái tâm cũng chẳng lớn gì cho lắm, đọc chán phèo.
Một người thực sự đau cú đau TQ, thì lập tức lại thấy nhói lên cái đau của Miền Nam. Bởi vì chính là do đối xử khốn nạn  trong thời gian chiến tranh, bằng mọi cách phải chiến thắng, đánh 100 năm, đốt sạch Trường Sơn… và để chiến thắng, thì lạy lục thằng Tẫu, cung phụng chúng. Bắt gái Bắc làm hộ lý, phục vụ sex chúng… và hậu quả là ngày hôm nay. 

Chúng ta cứ giả thử, sau 30 Tháng Tư, Bắc Kít thực sự ôm lấy Nam Kít, cả nước cùng nhau xây dựng cái nhà Mít, thì làm sao thằng Tẫu dám ngó ngoé?

Chính là do Tây đánh Nam Kỳ trước, cho nên Gia Long mới bị VC & Bắc Kít qui tội cõng rắn cắn gà nhà, còn Ky Tô giáo trở thành kẻ thù muôn đời của những tên VC cực VC như Thái Dúi.

Cứ giả dụ như thằng Tây ngu ngốc, đánh Bắc Kít trước, thì chúng được cái gì?

Hỏi là trả lời. Tuy nhiên Bắc Kít mới là mục tiêu sau cùng của Tây, cùng với nó, là giấc mộng ngược sông Hồng lên tận Vân Nam của Ðồ Phổ Nghĩa. Lịch sử lập lại, khi Kissinger gặp Mao Xếnh Xáng là giấc mộng này, lại một lần nữa được thực hiện giữa Mafia Do Thái [chữ của Bà Huệ, Gió O], và anh Tẫu.

Tay Số 2 này, Bắc Kít di cư, khôn tổ cha, chưa hề sứt 1 sợi lông chim suốt cuộc chiến, rồi ra hải ngoại lo học lấy đủ thứ bằng cấp, rồi lo làm báo, cả 1 cơ sở báo chí to tổ bố, trong bao nhiêu năm trời, chưa làm được 1 việc thiện, chưa sứt 1 đồng đô la. Thời gian Gấu qua Cali, ghé thăm bạn làm tại đây, thấy ông VC nhà văn VTH được tòa báo o bế, ban cho cả 1 văn phòng tổ chảng, còn Gấu, bạn "thân", cùng giới viết văn Sài Gòn ngày nào, ông vờ luôn, Gấu còn mừng.

Tuy nhiên, khôn cỡ đó, làm sao không mất Miền Nam.
Có 1 lần Gấu đọc 1 bài ký của ông trên tờ Thế Kỷ 21, ông sót sa, Sài Gòn có người chết đói rồi đó.
Ngay bên hông Chợ Bến Thành!
Quí hoá thật.

V/v không sứt 1 đồng đô la, thì không chỉ ông số 2, mà cả một bộ lạc, clan, [cờ lăng] đều y chang.
“Giai thoại” sau đây, là do DN, báo SGN, kể: Lần tưởng niệm, hay giỗ đầu Mai Thảo, hình như vậy, băng Cờ Hoa Lăng Bác đứng ra tổ chức, và cái tay DNY hô hào, lập giải thưởng văn học Mai Thảo, thế là 1 cái quỹ được thành lập, và 1 trong những vị thính/khán giả có mặt bèn xung phong bỏ vô… túi DNY 200 đô.

Và bà DN tự hỏi, giải thưởng thì sẽ muôn đời lục quân… Miền Nam, nhưng còn hai trăm đô, chắc là sau đó DNY bỏ vô account của ông ta, tiền lời của nó, bi giờ là bao nhiêu?

Cả 1 băng đảng, suốt cuộc chiến không đứa nào sứt 1 sợi lông… chân, bỏ chạy cũng lẹ nhất, bao nhiêu năm ở hải ngoại, không làm được chỉ 1 việc nhỏ cho ‘đại cuộc’, chỉ chăm chăm lo làm giầu, cả 1 đám bây giờ giầu xụ, bao nhiêu cơ quan báo chí, truyền thanh… đều thuộc vào tay chúng hoặc hậu duệ của chúng, thử hỏi sự khốn kiếp đâu có thua gì VC ở trong nước? Chúng chửi VC, bằng thứ tâm địa khốn kiếp như thế, làm sao có… phép lạ xẩy ra?


Ghi 1/chet_vi_tinh.html

Note: Bài đang hot!
Lạ thật! Làm sao mà độc giả mò ra nó?



Cali Tháng Tám 2011

*

Chợ Cũ, Hàm Nghi, thiên đường 1 thời của GXK [Gấu Xì Ke]

*

Đường Trương Minh Giảng

Phía bên trái, lui lại 1 tí là Chợ TMG. Tới 1 tí, phiá bên phải, là hẻm nhà Joseph Huỳnh Văn, quá tí nữa, phiá bên trái, nhà Ngọc Dũng, Chợ Vườn Xoài, nhà ông anh rể của Gấu, Nguyễn Hoạt [Hiếu Chân], rồi tới Cổng Xe Lửa số 6, Nhà Thờ Ba Chuông…
Nhà Lý Hoàng Phong, tác giả Sau Cơn Mưa, anh ruột Quách Thoại cũng ở khu này
Trúc Sĩ có 1 truyện dài “Xóm Vẹc” (?), là viết về khu này.

Lần độc nhất, Gấu gặp LHP, là cái lần ông ở trong hẻm đi ra ngoài phố, chắc thế, kiếm sạp báo, kiếm bài viết của Gấu, cũng là bài điểm sách đầu tiên trong đời, về “Sau Cơn Mưa” của ông. Nhìn thấy Gấu, [ông chắc biết], ông giơ tay cầm tờ báo, vẫy vẫy, ra ý chào, đồng thời ra ý khoe, hay khen, và nói, nghe nhiều người nói về bài viết của anh, kiếm thấy nó rồi!
Ông là chủ tờ Văn Nghệ, còn là tờ báo vứt truyện ngắn đầu tay “Những Con Dã Tràng” của Gấu vô thùng rác.
Gấu không gửi cho báo Văn Nghệ, mà cho tờ Sáng Tạo, nhưng TTT đọc, tính đăng, thì báo ngỏm, ông bèn chuyển hết số bài vở còn lại, cho Văn Nghệ, chắc thế.
Gấu thấy tên của Gấu, ký là Sơ Dạ Hương, ở Hộp Thư Tòa Soạn, thì đoán vậy.
 

Bài điểm sách của Gấu, là trên tờ nhật báo Dân Chủ của Vũ Ngọc Các. TTT kêu Gấu viết phụ trang Văn Học. Đây cũng là nơi - nếu tin theo hồi ức của Mai Thảo, trong “Chân Dung 15 nhà văn” (?) – Mai Thảo lần đầu tiên gặp Thanh Tâm Tuyền, bạn quí sau này của ông, và lầm với 1 tay thợ sắp chữ, và tay này còn láo lếu dám hỏi xin ông một điếu thuốc lá!

Cũng trong Chân Dung, Người kể chuyện, đã lôi Rượu Chưa Đủ, truyện ngắn thần sầu mở ra cõi văn Dương Nghiễm Mậu, từ 1 thùng rác, 1 tòa soạn, một tờ báo, không nhớ báo nào, vì hình như ông cũng không nói ra, và Gấu đã lầm với tờ Văn, nhưng 1 vị bạn văn, cho biết, khi đó, chưa có tờ Văn.

Phải viết rõ như thế, để giải thích cái vụ ra sạp báo đầu ngõ.

Ba cái hình cũ về Sài Gòn, trên TV, với riêng Gấu, là cả 1 trời kỷ niệm, đẹp thần sầu, nhưng cũng đầy bi thương, tan nát!

Rạp Đa Kao, khi đó, là nơi Gấu hay chở 1 em tới coi ciné.
Hồi đó, ở Phú Nhuận, sống nhờ Bà Trẻ, gia đình sống bằng cái sạp bán đồ mã não của Bà Trẻ ở Chợ Phú Nhuận.  Không còn ở hẻm Xóm Đội Có nữa, mà dời qua hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, đằng sau Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Em ở xóm Đội Có cũ, người quen xưa, thì cứ cải luơng như vậy cho nó tiện, vì em rất mê đọc truyện trên mấy tờ nhựt báo… Đâu có dám đưa em đi rạp gần nhà, khu Phú Nhuận, mà phải tới Rạp Đa Kao!

Bữa nào Gấu kể tiếp, sợ Gấu Cái bực!

1958. Học xong Trung học tôi thi vô Trường Quốc Gia Bưu Điện vừa mới được thành lập sau một năm lân la làm quen cái không khí đầy nao nức của tương lai như đang giục giã ở ngay đầu ngã tư của cuộc đời, ở đại giảng đường Đại Học Khoa Học. Bạn thử tưởng tượng một học sinh nghèo, sống chui rúc ở cuối con hẻm Đội Có, Phú Nhuận, nơi đám người nghèo khổ bám quanh thành phố, khi chiến tranh chưa dồn dập đem những tiện nghi đến tận giường ngủ, xó bếp, rồi lấy đi một số người thân, quanh năm chỉ biết xài đèn dầu, uống nước giếng. Đám thanh niên, ngoài những lúc tự an ủi lẫn nhau bằng những mối tình tưởng tượng, bằng những tiếng hát nhái theo giọng Út Trà Ôn, Trần Văn Trạch quanh cây đàn ghi ta bên cạnh giếng nước, vào những lúc con xóm sau một ngày mệt lả, mặc tình cho bóng đêm và muỗi đói hành hạ; buổi sáng chỉ còn cách kéo nhau ra mấy dẫy nhà lụp xụp, mặc tình ngắm nghía mấy cô gái họ vẫn thường trầm trồ, mỗi lần thoáng thấy bóng. Các cô lúc này xắn quần cao, thoăn thoắt giữa đám rau muống xanh um phủ kín mấy vũng nước đen ngòm, nguồn lợi thứ nhì sau mấy ao cá, một nơi chốn hẹn hò khác nữa của các cô cậu choai choai, và của đám con nít; bỗng một ngày đẹp trời, thấy như Alice lạc vào xứ thần tiên, lạc vào trường Đại Học Khoa Học.
Phở hồi đó ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi trong túi có mấy đồng bạc cắc bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa trước bán hết mấy món đồ xi cho mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, vẫn thường xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng mã não, chiếc cà rá hình trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy nghệ sĩ cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng xôn xao cùng tôi qua những hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú Nhuận, trong hơi phở có chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn, mấy bà mấy cô đi chợ tiện thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của cô gái trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con hẻm mươi, lăm phút rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ nhà, khi ra tới nơi chỉ còn kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ quen thuộc của cô còn nán lại phía sau lưng đòn gánh.

 (2)