Chú chỉ ra
tính chất văn chương miền Nam và miền Bắc hay quá. (2)
Câu trên, là từ 1 độc giả TV, và cũng còn là nhà văn đi từ Miền Bắc, để
khen
GCC, khi viết về cuộc chiến vừa qua, qua bài viết về Võ Phiến
Võ
Phiến rời Việt Nam ngay 1975, ông không có "cơ hội" ở lại chịu chung
với cả miền Nam những cay đắng khổ nhục sau đó. Ở lại là chết, nhưng do
bỏ đi
"sớm", ông không cảm nhận được nỗi vinh quang và nhục nhằn của kẻ ở
lại: một cách nào đó, ông không cảm nhận sự thực, về "thất bại trong
chiến
thắng", đối với những người Cộng Sản, và do đó ông không "trực
giác" cơ hội thống nhất đất nước, không phải theo kiểu chiếm đoạt Miền
Nam: chỉ ở trong nhục nhã cay đắng của Miền Nam thất trận, chúng ta mới
có thể
hiểu những năm tháng ghê rợn cả một miền đất sống dưới tai trời ách
nước là chủ
nghĩa Cộng Sản; và ôm lấy những đồng bào ruột thịt Miền Bắc
Đây
là một tất yếu lịch sử. Những chuyện Bắc Tiến, giải phóng Miền Bắc,
những ngày
1954 chỉ để nói cho vui, để lên tinh thần... tại sao vậy? Bởi vì nếu
coi ngôn
ngữ mới là căn phần của con người, văn chương Miền Nam không hề mang
chất đế
quốc, không hề nhắm tới quyền lực. Từ một văn chương như thế làm sao có
thể đi
xâm chiếm Miền Bắc, cho dù là để giải phóng?
Văn
Học Tổng Quan của Võ Phiến, đoạn nói về nhà văn Miền Bắc thoắt
chốc vào Nam ra
Bắc, dưới những bút hiệu khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như
vậy, là
quá tếu và không hiểu cả hai miền, còn hạ giá (hay quá đề cao?)nhà văn
Miền
Nam. Bởi vì, văn chương Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến
tinh
thần chiếm đoạt, tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai
hoá, vẫn
tự coi như là quyền năng chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một
bài học,
và phải trả bằng xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ
khai hoá!
Một cách nào đó, nếu chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa
Cách Mạng
Pháp, và chủ nghĩa Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân
của văn
học hiện thực xã hội chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền
lực. Nhìn
theo cách thế đó, chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn
chương phản
kháng ở trong nước. Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ,
những lời
nói lành lặn của nó... (3)
*
Gấu có lẽ là người đầu tiên
nhắc đến sự liên hệ giữa Trái Tim của Bóng Đen, của Conrad, và
phim Tận Thế là Đây, của Coppola, trong giới Mít, do đọc một
bài viết về Conrad trên tờ Người Nữu Ước, những ngày còn giữ
mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG, cc 1997-98.
Tên bài viết nguyên là: Ngài
là Mr. Kurtz, tôi đoán thế? [I presume]. Gấu bèn đổi thành Ngài là Đồ Phổ
Nghĩa, tôi đoán vậy
Sự liên hệ giữa truyện và phim, là do tác giả bài viết nêu ra:
Độc giả khó thể quên, cảnh
tượng Marlow, trên boong tầu, chiếu ống nhòm, tới những vật mà ông miêu
tả là những đồ trang điểm, ở trên ngọn những con sào, gần nhà Kurtz, và
rồi ông nhận ra, mỗi món đồ trang trí đó là một cái đầu lâu - đen, khô,
mi mắt xụp xuống, cái đầu lâu như đang ngủ trên ngọn con sào. Những
người chưa từng đọc cuốn truyện, cũng có thể nhìn thấy cảnh này, bởi vì
nhà đạo diễn Francis Coppola đã mượn nó, khi chuyển Heart of Darkness
vào trong phim Tận Thế Là Đây, Apocalypse Now.
Nhưng, chỉ đến khi đọc bài của Đinh Linh, bản tiếng
Việt, do Lê Đình Nhất
Lang dịch, từ bản tiếng Anh, đăng trên Guardian, trong đó, có nhắc
đến câu phán của Coppola: Tận Thế là Đây "là" Việt Nam, thì Gấu này mới
hiểu ra là, tay đạo diễn này, cũng nhìn ra, như Gấu đã từng nhìn ra, [và
phách lối, kiêu ngạo, tưởng rằng chỉ có độc nhất Gấu nhìn ra chân lý!] (b)