|
Bài trên tờ Time,
có vẻ như đồng tình với "em" làm phim,
nhưng bài trên NYRB thì phán, đếch được, và giải thích lý do tại sao
phim thất bại.
GCC sẽ đi đường lèm bèm tiếp, vì có thể, nó cũng nằm trong “vấn nạn” -
như Thầy Kuốc
phán, "ở Việt Nam hiện nay, có không ít
người, kể cả
trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất
gần với
chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa - cả hai
“cũng sử dụng khủng
bố” để thôn tính thế giới?
Cũng cần phải
xác định thêm 1 lần nữa, là Marx không liên quan gì đến CS, đến khủng
bố, như
TV đã trích dẫn Hannah Arendt [Từ Dối
Trá đến Bạo
Lực, chương Về Bạo Lực, Sur la
Violence]:
Bạo lực càng
trở nên một khí cụ đáng ngờ và không đi đến đâu trong những liên hệ
quốc tế,
thì nó lại càng trở nên thật quyến rũ, và thật hữu hiệu ở bên trong cái
gọi là
cách mạng…
Marx không
phải không ý thức đến bạo lực trong lịch sử, nhưng ông chỉ ban cho nó 1
vai trò
thứ yếu, cái xã hội cũ đi đến mất tiêu thì không phải do bạo lực mà là
do những
mâu thuẫn nội tại… cái gọi là “chuyên chính vô sản” chỉ có thể được
dựng lên
sau Cách Mạng và chỉ trong 1 thời kỳ ngắn…
Cái phim
này, Gấu coi rồi. Quả có quá nhiều vấn đề liên quan đến tra tấn.
Gấu có
tí kỷ
niệm thời thơ ấu về nó. Trên tờ NYRB, tác giả bài điểm phim đặt
câu hỏi, và
trả lời, Tại sao Zero Dark Thirty thất
bại.
Tờ Time, trên, coi đây là phim
gây tranh cãi nhất trong năm. TV sẽ đí đường lèm bèm cùng lúc, giới
thiệu cuốn của
Améry:
Jean Améry: Par-delà le
crime et le
châtiment
Torture,
writes Améry, has "an indelible
character". Whoever was tortured, stays tortured.
Sebald: Chống Lại Sự Không Thể Đảo
Ngược: Về Jean Améry, trong Lịch sử
tự nhiên
về huỷ diệt
[Against the Irreversible. On Jean Améry. On the natural history of
destruction, nhà xb Vintage Canada].
Améry viết, tra tấn có cái tính quái dị, không thể tẩy xoá đi được, là:
Ai đã
từng bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn.
Câu này, theo
Gấu tôi, đọc đảo
ngược lại, vẫn có nghĩa.
Rằng, kẻ tra tấn, là cứ thèm tra tấn suốt đời!
|