Literary
Criticism
It must end
in the inexplicable
GABRIEL
JOSIPOVIC
June O.
Leavitt
THE MYSTICAL
LIFE OF FRANZ KAFKA
Theosophy, Cabala, and the modem spiritual revival 212pp.
Oxford University Press. £40 (US $65).
Stanley
Corngold and Ruth V. Gross, editors
KAFKA FOR
THE TWENTY-FIRST CENTURY.
286pp.
Camden House. $75.
Stanley
Corngold and Benno Wagner
FRANZ KAFKA
The ghosts in the machine
273pp.
Northwestern University Press. $34.95.
David
Suchoff
KAFKA'S
JEWISH LANGUAGES
The hidden
openness of tradition 267pp. University of Pennsylvania Press. $65.
Shachar M.
Pinsker
LITERARY
PASSPORTS
The making
of modernist Hebrew fiction in Europe
487pp.
Stanford University Press. $60.
On September
23 it will be 100 years exactly since Franz Kafka wrote his
breakthrough story,
"The Judgement". We are probably no nearer to understanding that or
any other of his works today than his first readers were, nor should we
expect
to be. These books help to show us why.
Kết cục thì
nó phải như thế đó: Đếch làm sao giải thích được!
Trên TLS, số
7 Sept 2012, GABRIEL JOSIPOVIC điểm 1 số sách mới ra lò về Kafka - vị
thầy gối
đầu giường của Sến - đưa ra nhận xét, vào cái ngày 23 Tháng Chín này,
thì kể
như là đúng 100 năm, ngày Kafka viết cái truyện ngắn khủng ơi là khủng,
“Sự
Xét Xử”. Và có thể
nói, vào giờ này, độc giả chúng ta cũng chẳng hiểu ông nhiều hơn, so
với những độc
giả đầu tiên của ông, và có lẽ sự thể nó phải như thế, nghĩa là nó phải
chấm dứt
bằng cái sự đếch làm sao hiểu được Kafka!
Ở đây, cũng
phải đi 1 đường ghi chú ngoài lề!
1. Cuốn Bếp
Lửa của TTT, chấm dứt bằng
lá thư của 1 tên Mít, là Tâm, bỏ đất mẹ ra đi, đếch thèm trở về, viết
cho cô em
bà con, buộc vào quê hương thì phải là ruột thịt, máu mủ. (1)
Quái là, đây cũng là nhận xét của Walter Benjamin, về Kafka: Cái con
quái vật,
con bọ VC, do Chúa Sẩy Thai mà có đó, nó chỉ trở thành bọ, vào 1 buổi
sáng, khi ngủ
dậy, ở trong căn nhà của bố mẹ nó.
Điều này giải thích, sự kiện, Nobel Toán Mít
phải nhận
cái nhà cho bố mẹ xong xuôi, rồi mới bỏ đi được!
2. Cuốn Sinh
Nhật của bạn quí của Gấu, khi mới
ra lò, Gấu đề nghị, nên đổi tít, là Sinh
Nhạt, và còn đề nghị viết bài phê bình điểm sách, “Đi tìm 1 cái mũ
đã mất”:
Ui chao, đây
đúng là chuyện xẩy ra với tác phẩm của Kafka, theo bài điểm trên như
đoạn sau đây cho thấy:
Truyện ngắn mà
Brod gọi là "Prometheus", được kiếm thấy trong Sổ Tay Octavo Notebooks,
của Kafka, đã được gạch bỏ [crossed out]. Câu kết thúc của truyện:
“Giai thoại
thường toan tính giải thích cái không thể giải thích; bởi vì dưng không
trồi
lên sự thực [chữ của TTT, trong Cát
Lầy], nó phải lại chấm dứt trong không thể cắt
nghĩa được”
[Nguyên văn: "Legend attempts to explain the inexplicable, because it
arises from a ground of truth, it must end in the inexplicable”]
Nói rõ hơn,
nhân loại không làm sao đọc được Kafka, vì có 1 thằng cà chớn Gấu "nào
đó", nẫng mẹ mất cái nón đội đầu của ông!
Bạn quí của ông, là Brod, thì cắt mẹ mất chim của Kafka, để biến ông
thành
Thánh!
Thánh đâu cần chim!
(1)
Thanh,
Không ngờ
Thanh còn nhớ đến anh.
Anh cảm động
khi đọc thư. Anh tưởng nơi quê hương không còn ai nhớ đến anh nữa. Đôi
lúc anh
vẫn ân hận rằng anh không buộc với xứ sở một dây liên lạc nào ngoài anh
ra. Nguời
ta gặp nhau ở ngoài phố rồi quên nhau ngay, thì ở quê hương hay một
phương trời
nào khác gì nhau.
Một hôm tình
cờ anh nghe đài phát thanh và được gặp giọng hát Thanh.
Vẫn giọng ấy.
Trở về mái nhà xưa. Anh định viết cho Thanh nhưng anh nghĩ biết đâu,
Thanh chẳng
đã quên anh rồi như mọi người. Được thư Thanh anh phải cám ơn Thanh
nhiều.
Thanh lại sống
một mình. Nga đã lấy chồng. Chắc Nga thôi viết văn rồi nhỉ? Bên này anh
cũng có
người bạn gái là văn sĩ nổi danh. Thanh hát lại là phải, anh đã chẳng
nói thế
sao? Vợ chồng Minh vẫn mạnh khỏe, được mấy cháu rồi? Hãy nói với Minh
lấy tên
anh đặt cho một đứa con của Minh để anh được đinh ninh anh còn nhiều
liên lạc với
quê hương.
Chúng ta là
những người sinh ra để đi một mình suốt đời. Thanh hãy can đảm nhận lấy
điều ấy.
Đi một mình suốt đời khó nhọc đấy chứ. Không có một sự gì ràng buộc ta,
thật là
bất hạnh.
Những buổi
trời lạnh, tự sửa soạn bữa ăn lấy, anh nhớ Thanh hơn hết. Anh chỉ còn
có Thanh
và chắc Thanh chỉ còn có anh. Hãy cho anh sự tin tưởng khi anh có dịp
trở về
quê hương, anh đã có sự ràng buộc, ấy là Thanh. Không phải những người
bạn. Bạn
chưa đủ. Buộc vào quê hương
phải là những người cùng máu mủ với mình.
Chúng ta phải
tự tạo lấy sự ràng buộc nhau để cùng bám chặt quê hương, nếu không
chúng ta sẽ
mất trong sự quên lãng.
Anh yêu quê
hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Tâm
Viết xong tại
Thủ Dầu Một
vào tháng
10-1956
Đọc cái thư
thấy sến ơi là sến.
Nhưng
phải như thế,
thì mới cân bằng được với cái nội dung của 1 cuốn sách, viết về anh Bắc
Kít,
Hà Lội, chưa sống đã già, chưa già đã chết, trong Bếp Lửa.