*

 
1 2 3 4

Đặng Tiến đọc NXT






Le Ballon Rouge (Quả bóng màu)
Phải dịch là Quả Bóng Đỏ!
NQT

*

Đọc muộn thơ bạn

*

Nguyễn Trọng Khôi & Nguyễn Xuân Thiệp

*
 Bài thơ Hoa Phù Dung quả đúng của bạn ta.  (1)

Trên đầu còn có lời đề tặng.
Tặng Dung. Làm năm 1970

(1) Vụ này, hình như là do một em Bắc Kít, tác giả Chuyện Tình Bướm Mít ở Nữu Ước gì gì đó, đã từng chôm thơ của ai đó, chôm cả thơ của bạn ta, thì phải? 

*

Borges có một câu trứ danh, Một bài thơ, đúng lúc [tới điểm cực khoái, hay cực khổ của nó?], biến thành bi khúc.
Every poem in time becomes an elegy
Borges: Possession of Yesterday [Sở hữu Ngày hôm qua]
Câu này mà áp dụng cho bạn ta thì thật tuyệt:
Và còn có thể áp dụng chung cho mọi bài thơ "in time" của Miền Nam sau 1975.
*
Trong bài nghiên cứu dài thòng, "Borges và Nghệ Thuật Tưởng Niệm" (1), Thomas H. Ogden, M.D. đã dựa vào hai bài thơ xuôi của Borges, cả hai đều được viết sau khi ông gặp hai mất mát lớn lao trong đời, và từ đó, đề nghị:
Cái sự tưởng niệm hết đỗi bảnh kia [tác phẩm "Pierre Menard, Author of the Quixote" [1941], và "Borges và Tôi" [1941], chúng xoáy vào một yêu cầu mà chúng ta tự hứa với chúng ta, làm sao tạo ra được một điều gì đó - hoặc một hồi nhớ, một giấc mơ, một câu chuyện, một bài thơ, một đáp ứng cho một bài thơ, và cái một điều gì đó này sẽ được đẻ ra, sao cho xứng đáng, sao cho ngang bằng với cái mất mát khổng lồ kia, hoặc có liên quan tới nó, hoặc đây chính là, kinh nghiệm, chính sự mất mát.
(1) Bài viết này, Gấu có. Bi giờ, ai muốn đọc, là phải chìa đít [credit] ra!

Trong bài đọc Chuyện Kể Năm 2000, khi thiên hạ khen um lên, một tuyệt tác, Gấu này đã lên tiếng, cảnh báo, coi chừng, coi chừng, dựa theo Walter Benjamin, khi ông phán, "Mọi tài liệu về văn minh đều là một tài liệu về dã man".
Và từ đó, có vẻ như mấy ông Hàn [đã thấm đòn của Benjamin?, hay của Gấu, khi lập lại?], bèn thay đổi hẳn cách cho Nobel.
Và Gấu bèn gật gù, đi một đường ngợi khen, chỉ có mấy năm gần đây thôi, Nobel mới xứng đáng là giải thưởng văn học số 1 trên thế giới.
Trước đây, Nobel được trao cho những tác giả có những thành tựu khổng lồ, suốt đời... Bi giờ, bạn chỉ cần một tác phẩm hách xì xằng, và tác phẩm hách xì xằng này, khi được viết ra, cũng chẳng để vinh danh tập thể, đám đông, nhân loại... Cao Hành Kiện là một ví dụ tuyệt vời: Lịch sử một cá nhân chống lại lịch sử cả một lũ, cả một cộng đồng, cả một dân tộc.
*
Và từ đó, Gấu phân biệt ra được, có một khoảng cách rất lớn giữa tác phẩm người tù của Bùi Ngọc Tấn, và của những sĩ quan Ngụy cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp, Thanh Tâm Tuyền.
*
Sự tương phản càng nổi bật, khi so sánh những dòng thơ của một "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện – mộc mạc, chơn chất - với những dòng thơ của một sĩ quan cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp trong "Tôi Cùng Gió Mùa". Như "hắn" và ông Thanh Vân, ‘mỗi người một mặt bằng khác nhau’, số phận của Nguyễn Chí Thiện nghiệt ngã hơn nhiều: ông từ chối những chói lòa của thơ văn cách mạng, từ chối làm cai tù, chấp nhận làm ngục sĩ liên miên. Ông đâu biết trút nỗi đau của ông vào đâu, nên đành cứ nhè ông Hồ mà "vạc", nhè chế độ mà "chửi", rồi quăng vào tòa đại sứ, hy vọng những lời chửi của ông vọng tới thế giới bên ngoài. "Tã trắng thắng cờ hồng", một ẩn dụ thơ như thế là từ đời sống mà ra. Hy vọng "tã trắng thắng cờ hồng" của ông, là trông vào một Miền Nam ông chưa từng biết tới. Hãy nhớ lại nỗi đau của ông, khi nghe tin Miền Nam thất trận.

Còn những dòng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát của Nguyễn Xuân Thiệp, là do đằng sau ông có cả một đồng đội, cả một chân lý, lẽ phải, chính nghĩa mà chỉ khi vào tù ông mới có được. (Hãy nhớ lại giấc mơ của "nhân loại", khi Cộng Sản Miền Bắc còn che giấu được mục đích chiếm đoạt Miền Nam, bằng cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, thống nhất hai miền: Mơ sáng ngủ dậy, thấy biến thành người Việt!)

Văn nào, thơ nào? Ngay cả những dòng thơ của Paul Celan mà còn bị lạm dụng. Nhưng đây không phải lỗi của ông, như nhà thơ Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm, thơ của mình bị người đời sử dụng như là một trò phù thuỷ." Bài thơ "Điệu Tango của Thần Chết" của Celan, sau chiến tranh, đã đem đến cho người Đức một niềm khuây khỏa lớn lao, kỳ diệu, chẳng thua gì câu chuyện "khôi hài đen", một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng lúc đó: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do Thái về Auschwitz!". Chính vì thế, mà Adorno cảnh cáo tiếp: Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia có thêm sự huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability – (Phỏng vấn G. Steiner). Đây cũng là lý do tại sao những vần thơ mộc mạc của Nguyễn Chí Thiện vẫn chuyển tải được Cơn Kinh Hoàng của thế kỷ: nó vẫn còn đúng với thực tại Việt Nam:
Còn Đảng là còn Khổ,
Hết Đảng là có Phở!
Đọc muộn thơ bạn
Tôi Cùng Gió Mùa

Tôi Cùng Gió Mùa, in dưới bảng hiệu nhà xb Văn Học. Khi đó Gấu làm công cho NMG, ông bèn thẩy cho một cuốn.
Thành thử chẳng có lời đề tặng.
Nhưng cái duyên văn nghệ nó lại mắc mớ đến tờ VHNT của PCL, mà trụ sở của nó ở Texas.
Lần bà chủ báo lấy chồng, có mời vợ chồng Gấu.
Bèn quyết định đi dự, nhân tiện gặp NXT luôn. Khi đó anh làm một tờ báo văn học [Phố Văn?] và Gấu có gửi bài đăng.
Nhưng chuyến đi phải huỷ, vào phút chót, vì cái dịch cúm gà cúm vịt gì đó, phát tác tại thành phố Gấu đang ở.
Đi, chẳng lẽ mang virus theo, gieo họa cho bè bạn ?
Giả như trong đám cưới, có người biết, trong số khách mời có người đến từ "thành phố bị vây hãm", làm sao họ dám tới dự?
*
Vì vậy, gọi là bạn, cũng hơi cường điệu.
Nhưng thực sự, Gấu tin, NXT coi Gấu là bạn.
Ấy là vì một cái thư anh gửi, cám ơn, khi nhận được cuốn sách Gấu gửi tặng. Lời lẽ trong thư khiến Gấu tin như vậy.
*
Bạn văn. Dựa hơi bạn bè.
Sao nghe cứ ra dựa lưng nỗi chết?
Tình trạng của Gấu mới thảm. Hồi mới lớn, mê văn chương, chưa ghê bằng mê bạn. Hoặc hai cái mê đó là một.
Thế rồi, gặp thảm họa, rớt xuống bùn đen. Mấy ông bạn quí mừng quá!
*
Cái cay đắng của mấy đấng bạn thân, bạn quí, bạn hiếm của Gấu, về già Gấu hiểu ra được, nhân một ông cũng tốt nghiệp cử nhân triết, Đại học Văn Khoa Sài Gòn, phán, Gấu không phải thuộc lớp khoa bảng [như ông ta?].
Đó là do họ đều học triết, và đều nghĩ, chỉ có họ mới có quyền nói về triết, về hiện sinh, về phận người, về Camus, về Sartre...
Mấy ông Mít học trường Tây, thì lại nghĩ khác: Mày có biết tiếng Tây không đấy, mà đòi đọc?
*
Ông anh nhà thơ của Gấu chẳng đã từng thực sự ngạc nhiên, khi nghe Gấu nói, mê cuốn Buồn Nôn của Sartre, và đã từng bật cười khi nghe thằng em hét: Sẽ viết về thơ của ông anh.
-Ừ thì viết đi!
Nhưng với ông, là vấn đề 'ngộ' hay không 'ngộ', một tư tưởng triết học. Một cõi thơ.
Hiểu, với ông, có nghĩa là đốn ngộ, là... mặc khải!
*
Thành thử, về già, gật gù nói, thằng đó bạn tao, nó khác rất nhiều, so với khi còn trẻ.
*
Trở lại chuyện tra từ điển.
Nhà văn Lâm Chương có lần cho biết, ông không biết nghĩa của từ hận thù, cho tới khi đi tù VC.
Cũng theo ý đó, Léon Bloy viết:
L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
[W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis, trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức].
Oanh kích vs Pháo kích

Câu của Bloy, ứng vô trường hợp của Gấu. Có tí khác:
Có những kỷ niệm, hồi ức, mà bạn quên hẳn chúng, chỉ tới khi đau thương bất ngờ thọi cho bạn những cú chết người, và làm bật chúng ra!

*
9- Paul Eluard
: Nhà thơ phải là công dân có ích nhất trong tập thể của y. Thơ không phải một đồ mỹ thuật nhưng là một đồ vật hữu dụng. Thơ thành ra cách bài trí…Thơ giao tranh để đoàn kết mọi người.
Nguồn

Thú thực, Gấu rất ớn những câu phán vô tội vạ như thế này. Bởi vì không có nguyên tác đi kèm, thành thử, không làm sao kiểm chứng được. Tin Văn luôn cố làm sao, có ngay kèm câu tiếng Việt, nguyên tác, hoặc một bản dịch, không phải tiếng Việt, của nó.
Những từ đáng ngờ ở trong câu trên là "công dân có ích nhất trong tập thể của y", "thơ là đồ vật hữu dụng... Thơ giao tranh..."
Quái đản quá!

Tuy nhiên, Gấu post lại câu trên, là vì nó có liên quan tới bài viết, về thơ của NXT.
Thảo nguyên vs Trại tù.
*

Since its publication, in 1923, “The Prophet” has sold more than nine million copies in its American edition alone. There are public schools named for Gibran in Brooklyn and Yonkers. “The Prophet” has been recited at countless weddings and funerals.
Kể từ khi được xuất bản vào năm 1923, Nhà Tiên Tri bán được hơn 9 triệu cuốn, chỉ tính phần Mẽo in mà thôi. Có những trường công lập tên Gibran ở khu Brooklyn, và Yonkers. Nhà Tiên Tri được hát lên ở những đám cưới, và khóc lên ở những đám ma.

*
Ui chao, Tôi cùng gió mùa thật xứng đáng, hoặc hát lên, hoặc khóc lên, y chang! Với, chỉ người Việt hải ngoại mà thôi.
Nhưng, ở trong nước, có thể ngược lại: Hát lên ở đám ma, và khóc lên, ở đám cưới!

 
Mấy anh VC bốc phét, cú Xô Viết Nghệ Tĩnh là Tổng Diễn Tập cho cú Cách Mạng Tháng Tám; Tết Mậu Thân, Thực Tập Lớn cho Đại Thắng Mùa Xuân 1975.
Giả như học tập tốt, lao động tốt, thực hành tốt, bài bốc phét trên, chúng ta có thể coi Tôi cùng gió mùa, Thơ ở đâu xa, cái mầm của  chúng là từ khí hậu Miền Nam?

Rằng: Chỉ có một cuộc sống như thế, thì, khi gặp hiểm nguy, thì, mới có cứu rỗi?

Đúng như thế. Đây đúng là ý của Holderlin, khi phán:
Nhưng chỉ ở nơi mà có hiểm nguy,
Thì chính ở đó, có cứu rỗi.
"Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve"

Những "où", những "là" đó, là nói về, chỉ một nơi chốn.
Bởi thế, mà Heidegger, trong "Tại sao thi sĩ, trong thời điêu đứng?", coi Rilke là thi sĩ của đêm đen, của mạt kỳ, của thời điêu đứng.
Chỉ có triết gia, thì mới lèm bèm về thơ, tới chỉ, và chỉ có Heidegger, với kinh nghiệm, đã từng phò Nazi, thì mới phán về thơ thời mạt kỳ, tới chỉ. Bài "Tại sao thi sĩ trong đời điêu đứng?", quả là bảnh nhất trong những bài phán về thơ, và nhất là, thơ tù.
*
Giả như không có những ngày tháng điêu đứng, cay nghiệt đó, liệu anh có yêu em nhiều như vậy không?

Cầm Dương Xanh


Đặng Tiến đọc thơ NXT


Trăng khuya như một loài chim quý
Bay
suốt nghìn năm hót một lần.
Dưới mái chùa tây văng tiếng kệ
Vị sư già đã thức, chuông ngân.
Âm thanh như một làn hương sữa
Chảy xuống hồn ta đã lặng dần
Hạt lệ muối rơi, giờ đọng lại
Trăng nguyệt cầm ơi, ngọc mới đông (...)
Giữa cuộc vui này ta có mặt
Sao tâm xao xuyến những trời xưa
Đếm sao, nào biết sao mờ tắt
Trận bão mùa qua đã dứt chưa...

(1980, tr.98)

Không uyên bác thì không làm được thơ như vậy. Từng hình ảnh một, không có gì mới ; lối so sánh ánh trăng lưỡi liềm với cánh chim cũng đã có người dùng. Nhưng cách liên hoàn những hình ảnh thì sáng tạo và bất ngờ, vì nó phục vụ cho ý hướng riêng tập thơ : khổ nạn của lịch sử, và đời người, chỉ là cơn bão rớt, trong khi con người trong nhân loại và dân tộc, là một khoảng trời xanh miên viễn. Tư tưởng ấy, tự nó không cao siêu, nhưng sống trọn vẹn nó qua những thảm kịch lớn lao của đất nước và cá nhân, thì phải cao cường. Thơ Nguyễn Xuân Thiệp chứng tỏ con người có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua những trầm luân, và thi ca là một thành tố của năng lực kia. Thi ca hiểu theo nhiều lớp lang : cách nhìn đời, lối tiếp cận và lối diễn đạt, nói chung là cách sống. Ngôn ngữ, thi pháp giúp Nguyễn Xuân Thiệp sống trọn vẹn và tràn đầy ý thức và tâm cảm. Thơ Nguyễn Xuân Thiệp mới ở đó, ở chỗ không giống ai. Nó mạnh một khi đã đủ sức từng trải gian truân. Và hay nhờ tài năng cấu tứ, sử dụng từ pháp và âm pháp, trong kiến thức rộng rãi và xúc cảm sâu xa.


Borges có một câu trứ danh, “Một bài thơ, đúng lúc [tới điểm cực khoái, hay cực khổ của nó?], biến thành bi khúc.”
Every poem in time becomes an elegy
Borges: Possession of Yesterday [Sở hữu Ngày Hôm Qua]
Câu này mà áp dụng cho bạn ta thì thật tuyệt

Và còn có thể áp dụng chung cho mọi bài thơ "in time" của Miền Nam sau 1975.
*
Trong bài đọc Chuyện Kể Năm 2000, khi thiên hạ khen um lên, một tuyệt tác, Gấu này đã lên tiếng, cảnh báo, coi chừng, coi chừng, dựa theo Walter Benjamin, khi ông phán, "Mọi tài liệu về văn minh đều là một tài liệu về dã man".
Và từ đó, có vẻ như mấy ông Hàn [đã thấm đòn của Benjamin?, hay của Gấu, khi lập lại?], bèn thay đổi hẳn cách cho Nobel.
Và Gấu bèn gật gù, đi một đường ngợi khen, chỉ có mấy năm gần đây thôi, Nobel mới xứng đáng là giải thưởng văn học số 1 trên thế giới.
Trước đây, Nobel được trao cho những tác giả có những thành tựu khổng lồ, suốt đời... Bi giờ, bạn chỉ cần một tác phẩm hách xì xằng, và tác phẩm hách xì xằng này, khi được viết ra, cũng chẳng để vinh danh tập thể, đám đông, nhân loại... Cao Hành Kiện là một ví dụ tuyệt vời: Lịch sử một cá nhân chống lại lịch sử cả một lũ, cả một cộng đồng, cả một dân tộc.
*
Và từ đó, Gấu phân biệt ra được, có một khoảng cách rất lớn giữa tác phẩm người tù của Bùi Ngọc Tấn, và của những sĩ quan Ngụy cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp, Thanh Tâm Tuyền.
*

Mấy anh VC bốc phét, cú Xô Viết Nghệ Tĩnh là Tổng Diễn Tập cho cú Cách Mạng Tháng Tám; Tết Mậu Thân, Thực Tập Lớn cho Đại Thắng Mùa Xuân 1975.
Giả như học tập tốt, lao động tốt, thực hành tốt, bài bốc phét trên, chúng ta có thể coi Tôi cùng gió mùa, Thơ ở đâu xa, cái mầm của chúng là từ khí hậu Miền Nam?

Rằng: Chỉ có một cuộc sống như thế, thì, khi gặp hiểm nguy, thì, mới có cứu rỗi?

Đúng như thế. Đây đúng là ý của Holderlin, khi phán:
Nhưng chỉ ở nơi mà có hiểm nguy,
Thì chính ở đó, có cứu rỗi.
"Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve"

Những "où", những "là" đó, là nói về, chỉ một nơi chốn.
Bởi thế, mà Heidegger, trong "Tại sao thi sĩ, trong thời điêu đứng?", coi Rilke là thi sĩ của đêm đen, của mạt kỳ, của thời điêu đứng.
Chỉ có triết gia, thì mới lèm bèm về thơ, tới chỉ, và chỉ có Heidegger, với kinh nghiệm, đã từng phò Nazi, thì mới phán về thơ thời mạt kỳ, tới chỉ. Bài "Tại sao thi sĩ trong đời điêu đứng?", quả là bảnh nhất trong những bài phán về thơ, và nhất là, thơ tù.
*
Giả như không có những ngày tháng điêu đứng, cay nghiệt đó, liệu anh có yêu em nhiều như vậy không?

Cầm Dương Xanh

*

Tay văn sĩ Tây này, Gấu cũng tự mình khám phá ra [mình], lần mò mẫm khu sách Tây trong một thư viện Toronto, "vô tình" nhặt lên cuốn L’inespérée, và biết ngay đây là cuốn sách viết về cô bạn.

Bài Cầm Dương Xanh ra đời, đúng khi vừa đọc xong câu văn:

Gấu viết kể từ khi Cô Bạn đọc
Chữ sao muộn màng, so với cuộc đời của chúng ta. (1)

Sau khi gặp Con K. về [tên cô bạn cũng bắt đầu bằng chữ K!], bi giờ viết thêm, vưỡn còn kịp! (2)

(1)
J'écris depuis que tu me lis.
Les mots sont en retard sur nos vies.

Christian Bobin: L’inespérée.
(2)
Gấu có một kỷ niệm tuyệt tuyệt cú mèo, về cô bạn, kỷ niệm này liên quan đến Yanni, những ngày đầu đến xứ lạnh, cái dĩa CD đầu tiên được nghe, và “Sách Huyền”:
Anh vưỡn còn nghe Yanni?

Cứ nhủ thầm với mình, viết ra đi, viết đi, đọc vậy đủ rồi, nhưng viết ra rồi, có khi lại tiếc, liệu thế nhân mắt trắng có tay nào xứng đáng đọc nó không!

Hà, hà! 

*