|
Sách Mới
Trân trọng giới thiệu độc
giả Tin Văn,
Hình Bóng Con Tàu I, II,
của Nguyễn Chí Kham
Bếp Lửa
trong Văn Chương
"Nơi chốn
không chết như con người, nhưng chúng tang thương dâu bể đến nỗi chẳng
còn chi
được giữ lại, về một thời nó đã là..." , W. Trévor viết về miền thơ ấu
(Ái
Nhĩ Lan) của ông.
Tôi chỉ muốn
thêm vô: "... chẳng còn chi được giữ lại, cho một con người ngày xưa đã
từng
ở đó."
Tôi cũng có
đọc một lời khuyên, nên viếng thăm nghĩa địa, mỗi lần ghé một thành
phố.
Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn,
(Garcia Marquez), muốn bỏ Macondo, tìm
một đất
lành khác. Anh giải thích: "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất
có một
người chết". Ursula, bà vợ dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một
cái mả, tôi sẽ ra đó nằm."
Còn nhớ một
cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy
là động
mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?...
Bài trên,
khi viết, là tính dùng làm Tựa cho
tập truyện ngắn đầu tay của 1
anh bạn.
Nhưng khi anh đọc, và Gấu đọc lại, thì vưỡn còn ngửi ra mùi nước đái,
ngập ngụa Ga Hàng Cỏ
khiến cô gái Bắc Kít xúc động, và nhận lời cầu hôn của anh VC lên tầu
vô Nam
chiến đấu; mùi nước đái và cử chỉ cầu hôn “lấn át” cái cử chỉ thật nên
thơ của
anh tù cải tạo Miền Nam chưa từng tới Hà Nội, nhưng đã mê từ khi còn đi
học, đọc
Nhất Linh,… Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ
lên thành cầu, như rụt
rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn.
Anh đề nghị
Gấu viết 1 bài khác. Và cái bài khác
kia thì thật vừa ý anh, và Gấu, vì đọc, thì lại ra cả 1 cõi Miền Nam
"nhân hậu và
cảm động" ở trong đó (1)
Bài viết bên
lề một cuốn sách
Tôi quen
Nguyễn Chí Kham đã lâu, từ cái hồi Nghệ
Thuật. Truyện "đầu tay" của
tôi, Nghệ Thuật số 9. Của
anh, số 10. Thành thử, giữa hai người viết, không có
tinh thần trên, dưới. Trộm nghĩ, cũng còn may, ra tới ngoài này, được
chiêm ngưỡng
chiếu bồ đoàn của một vị nữ tu, thí dụ vậy, chuyện trên, dưới tựa giấc
chiêm
bao, hoặc thuộc tiền kiếp.
Dẫn nhập,
theo kiểu thù tạc, cũng không. "Thì cứ lảm nhảm đi, anh già này cũng
làm
cho tụi mình vui lên được một vài phút!", hình như tôi đã loáng thoáng
nghe, có một người trẻ, nói về thế hệ cha chú của mình, những chủ xị,
"mastermind" của cuộc chiến thịt da nát tan, người chết hai lần...
Khi đọc sơ mấy
truyện anh đưa,1 tôi chợt nẩy ra ý nghĩ, hay là mình thử đề nghị với
anh, với
người đọc, một cách viết "kép", theo kiểu Faulkner, khi viết Những
Cây Cọ Dại, The Wild Palms: hai truyện viết song song, xen kẽ,
bề ngoài chẳng
có chi liên hệ.
Ở đây, có
quá nhiều liên hệ. Hai đứa cùng thời, cùng bị cuộc chiến hành hạ, và
khi thoát
ra, mỗi đứa một cách. Và tôi cũng tin rằng, khó có ai còn lành lặn, sau
một cuộc
chiến như thế. Sau những ngày học tập dài như thế. Tuy vậy, vết thương
của anh,
có vẻ không nặng nề, qua những truyện ngắn kế bên. Anh mang theo vầng
trăng qua
những trại tù, và nó cứ thơ ấu mãi, như một cậu học trò ở trong anh.
Cái cậu học
trò này, ngày xưa, chỉ mong được cô giáo gõ cho vài cái vào tay, sau
này bắt
chước Anatole France, nhẹ nhàng an ủi cô giáo, khi cô nằm trên giường
bệnh:
"Hãy ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ lên đường." Cậu học trò, không có
những bước chân sáo, không đi qua vườn Lục Xâm Bảo, nhưng ngày ngày
mang cơm
cho cô giáo của mình. Cậu có một ông bố ở trong quân đội, có một bà mẹ
phải tần
tảo nuôi con... Tôi không hiểu, tại sao cậu lại có mãi một vầng trăng
thơ ấu,
như thế, trong một cuộc sống như thế. Sau một cuộc chiến như thế. Đây
là một
phép lạ của những bài toán hình học, của những giờ học ngoại ngữ chăng?
Nếu cậu
không gặp một cô giáo như thế, liệu cậu có tìm ra vầng trăng "thề"
thơ ấu mãi hay không? Và cái bài học văn chương, phải chăng nó cũng bắt
nguồn từ
đó?
Có những
truyện ngắn thuộc loại "kiệt xuất"; đọc, ta ngỡ ngàng, đến nghẹt thở,
nhưng kể cả tác giả, lẫn người đọc, đều không tin, nó sẽ có những "đàn
em". Tác giả khi viết, và độc giả, khi đọc, đều cảm thấy sẽ có lúc phải
chia tay với nhân vật trong truyện. Truyện ngắn Bức Tường của Sartre, Kẻ Xa Lạ của Camus, hay
Rượu Chưa Đủ của Dương Nghiễm Mậu, chẳng hạn. Tôi cứ nghĩ đến
cảnh
chia tay của họ Dương, với bầy sư tử của ông. Tôi vẫn nghĩ, những
truyện ngắn
như vậy, là những ẩn ức, những phẫn nộ, những nỗi đau, của đời sống,
nhiều hơn
là của văn chương.
Với Nguyễn
Chí Kham, độc giả không gặp những truyện ngắn như vậy. Truyện ngắn của
anh
không tạo những cú sốc, theo cả hai nghĩa văn chương, lẫn cuộc đời. Cô
giáo
trong truyện Trăng ơi, thơ ấu mãi
không làm người đọc bận tâm với một con quỷ của
sự tò mò: cô có những nét riêng, để người đọc nhớ, và làm cho cậu học
trò mới lớn
phải bâng khuâng. Người đọc có thể tưởng tượng, nhưng đừng quyết đoán,
việc cô
tức giận, khi cố gắng làm cho cậu học trò hiểu một bài toán: một cố
gắng để
ngăn chặn tình cảm, chỉ ở mức đó, giữa hai người. Có thể chính vì vậy
mà cậu học
trò không thể chia tay với cô giáo, và tìm cách cho cô giáo sống lại
mãi mãi,
cùng với vầng trăng thơ ấu. Chúng ta sẽ còn gặp cô, ở trong những
truyện sau.
Và tôi cứ tưởng
tượng ra cậu học trò ngày xưa, đã nói với cô giáo như thế này:
"Đó là
một điều cô dậy em, tâm hồn của em. Cô dậy em rất nhiều điều. Trước
tiên, cô đã
nhốt em trong nụ cười của cô, như người học trò trong lớp học tháng
tám. Rồi cô
trả em về thế gian, với bổn phận viết về nó, như nó là: đen rợn người ở
bên
trên, trong trắng nhiệm mầu ở bên dưới .
"C'est
une chose que tu m'as apprise, mon âme. Tu m' as appris beaucoup de
choses. Tu
m'as d'abord enfermé dans ton rire comme un écolier dans la classe au
mois
d'aout, puis tu m'as rendu au monde avec pour devoir de l'écrire comme
il est:
affreusement noir en dessus, miraculeusement pur en dessous."
(Christian
Bobin, L'inespérée).
Đen một cách
ghê rợn, phải chăng là những ngày dài, trước, trong, và sau trại tù?
Trong trắng
nhiệm mầu, là vầng trăng thơ ấu mãi?
NQT
Bài viết bên
lề một cuốn sách
Đây là tác
phẩm thứ ba, trong một bộ ba, a trilogy, về một vừng trăng của Nguyễn
Chí Kham.
Độc giả đã từng
ngắm vừng trăng chiếu xuống hai mái đầu, một cậu học trò, và một cô
giáo, soi
sáng mối tình thánh thiện, đầu đời của cậu, trong Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi. Độc giả
đã nhìn thấy vầng trăng này soi chiếu suốt con đường tù của chàng,
trong những
Trại Cải Tạo ở Miền Bắc Việt Nam, trong Nắng
Hồng Phương Nam. Bây giờ vừng
trăng này, theo chàng quân nhân ngày nào, đi tới tận Mẽo quốc, sống cái
đời lưu
vong, cái đời Trăng Đất Khách…
JLB - Je
crois que si l'on écrit un livre assez long, ce livre devient
autobiographique.
Sinon, il n'a aucune vie. Un livre a la vie que l'écrivain lui donne.
Dans le
cas de Flaubert, on pourrait parler d'un autre roman : "Don
Quichotte". Au commencement, Don Quichotte n'est rien. Ses histoires
sont
assez puériles, mais à la fin, pendant la deuxième partie, Don
Quichotte est
déjà Cervantès. Ou Cervantès se confond avec lui. Et quand il meurt,
c'est
atroce pour Cervantès, c'est comme si lui-même mourait. C'est un autre
grand
livre.
Jorge Luis
Borges : Le goût de l'épopée
Propos
recueillis par Robert Louit
Magazine
Littéraire n°125 - Juin 1977
Borges: Nếu
bạn viết một cuốn sách khá dài, nó sẽ trở thành một cuốn tự thuật. Nếu
không,
nó sẽ đếch có một đời sống nào hết. Cuốn sách có một cuộc đời, và đó là
cuộc đời
mà nhà văn đem lại cho nó. Trong trường hợp Flaubert, có thể viện thêm
một cuốn
tiểu thuyết khác: Don Quixote. Vào lúc thoạt đầu, Don Quixote là cái
đếch gì?
Những câu chuyện ở trong đó mới nhăng nhít làm sao, nhưng ở đoạn chót,
tức phần
hai, Don Quixote đã là Cervantes. Hay nói một cách khác, Cervantes, Don
Quixote
nhập vào nhau. Và khi anh chàng chết, mới thê thảm làm sao! Cứ như thể
là
Cervantes, đích thị ông ta, chết.
Lại một cuốn tiểu thuyết lớn lao khác [so với
cuốn Bouvard et Pécuchet của Flaubert].
Bạn có thể đọc
bộ ba "Trăng Học Trò, Trăng Tù, Trăng Đất Khách" (1) theo cách đó: Tức
coi đây là tự thuật, cuộc đời, của một nửa miền đất, qua "ba mùa"
trăng. (2)
(1) Trăng Ơi
Thơ Ấu Mãi, Nắng Hồng Phương Nam, Thành Phố Tuổi Trẻ.
(2) Ba Mùa
là tên một cuốn phim của đạo diễn Tony Bui.
NQT
Thành
Phố Tuổi Trẻ
NQT đọc
Nắng Hồng
Trăng Ơi, thơ ấu mãi:
Bài Viết Bên Lề
JLB - Je
crois que si l'on écrit un livre assez long, ce livre devient
autobiographique.
Sinon, il n'a aucune vie. Un livre a la vie que l'écrivain lui donne.
Dans le
cas de Flaubert, on pourrait parler d'un autre roman : "Don
Quichotte". Au commencement, Don Quichotte n'est rien. Ses histoires
sont
assez puériles, mais à la fin, pendant la deuxième partie, Don
Quichotte est
déjà Cervantès. Ou Cervantès se confond avec lui. Et quand il meurt,
c'est
atroce pour Cervantès, c'est comme si lui-même mourait. C'est un autre
grand
livre.
Jorge Luis
Borges : Le goût de l'épopée
Propos
recueillis par Robert Louit
Magazine
Littéraire n°125 - Juin 1977
Borges: Nếu
bạn viết một cuốn sách khá dài, nó sẽ trở thành một cuốn tự thuật. Nếu
không,
nó sẽ đếch có một đời sống nào hết. Cuốn sách có một cuộc đời, và đó là
cuộc đời
mà nhà văn đem lại cho nó. Trong trường hợp Flaubert, có thể viện thêm
một cuốn
tiểu thuyết khác: Don Quixote. Vào lúc thoạt đầu, Don Quixote là cái
đếch gì?
Những câu chuyện ở trong đó mới nhăng nhít làm sao, nhưng ở đoạn chót,
tức phần
hai, Don Quixote đã là Cervantes. Hay nói một cách khác, Cervantes, Don
Quixote
nhập vào nhau. Và khi anh chàng chết, mới thê thảm làm sao! Cứ như thể
là
Cervantes, đích thị ông ta, chết.
Lại một cuốn tiểu thuyết lớn lao khác [so với
cuốn Bouvard et Pécuchet của
Flaubert].
Bạn có thể đọc
bộ ba "Trăng Học Trò, Trăng Tù, Trăng Đất Khách" (1) theo cách đó: Tức
coi đây là tự thuật, cuộc đời, của một nửa miền đất, qua "ba mùa"
trăng. (2)
(1) Trăng Ơi
Thơ Ấu Mãi, Nắng Hồng Phương Nam, Thành Phố Tuổi Trẻ.
(2) Ba Mùa
là tên một cuốn phim của đạo diễn Tony Bui.
NQT
|
|