
Notes
Souvenir
Memoir
1 2
|
Kỷ
Niệm
Borges
trong bài viết Những tiền thân của Kafka, đưa ra vấn
nạn,
theo Gấu, liên quan tới ‘đạo văn’, theo cái nghĩa ‘trái tim của bóng
đen’, nghĩa
là, ở ‘tận cùng của tận cùng’ của vấn đề: Liệu có văn học, nếu không có
đạo văn?
Hay, lương thiện hơn, tao nhã
hơn: Liệu có chuyện 'ảnh hưởng'?
Ba búa Trình Giảo Kim mà nhà
thơ TTT truyền lại cho GNV liên quan mật thiết đến vấn đề nêu trên.
Búa, hay bài học thứ nhất: Muốn
viết văn phải có thầy.
Thầy một cách nào đó, là… tiền
thân của một nhà văn!
Riêng về Thầy, theo Gấu có
hai loại. Một, là người mà bạn học theo rồi vượt lên, đi xa hơn, đào
sâu hơn….
Một, một thứ sư phụ mà bạn biết
rằng chẳng bao giờ với tới được.
Nhà văn, thứ tin rằng mình là
nhà văn, đều có thầy.
Còn những thứ khác, cũng là nhà văn đấy, đầy rẫy trong
thiên hạ, nhưng chỉ viết được một tí ti, một thời gian, là hụt hơi,
hoặc dậm chân
tại chỗ, hoặc viết thì viết đấy, nhưng chính họ tự biết, giá mà không
viết cũng
chẳng sao! Có tớ thì chợ cũng thế, mà không có tớ thì chợ vẫn cứ thế!
Dos phán một câu, nhiều người
nhắc lắm, nhưng có lẽ ít người nhận ra, đây là một trong ba búa TGK:
« Je me
suis contenté de porter à l'extrême ce que vous ne vous êtes jamais
aventuré à
pousser ne fût-ce que jusqu'à mi-chemin ».
Tạm dịch: Tớ khoái đẩy đến cực điểm,
cái chuyện mà thế nhân chỉ dám làm có.. một nửa.
Bất cứ
một nhà văn, thứ thực,
[“thực”, ít ra, tệ lắm, là với chính mình, khi tin vào chính mình], là
phải luôn
tâm niệm bài học trên đây của Dos.
Trong quá khứ, làm cái nghề
viết tay trái, tức là viết phê bình, điểm sách, sở dĩ Gấu bị chửi, bị
coi như..
hủi, ấy là vì, mỗi lần viết, là tìm cách báo động cho tác giả cuốn
sách, hãy đẩy
đến cực điểm cái điều mà mi chỉ làm được một nửa, ở trong cuốn sách mà
Gấu Nhà
Văn đang mất công đọc, chỉ vì mi, cho mi chứ không cho Gấu Nhà Văn!
[Ui chao, lại nhớ đến lời
khen tặng, ‘rất nhân hậu và cảm động’, của một độc giả: Vị này nhìn
thấu "tim đen"
của “anh cu Gấu”.]
Hà, hà, hà!
Kafka và
những người đi trước
ông
Jorge Luis Borges
Tôi đã
có lần tính làm một
nghiên cứu những tiền thân của Kafka. Thoạt đầu, tôi coi ông một mình
trong cõi
ngôn từ như loài phượng hoàng, nhưng lật vài trang, tôi lại có ý nghĩ,
có thể
nhận ra giọng nói của ông, hay những cung cách, ngón nghề của ông, ở
những bản
viết từ những dòng văn chương, thế này thế khác, thời này thời nọ. Tôi
ghi lại
một chút ở đây, theo kiểu biên niên.
Đầu tiên là nghịch lý Zenon,
chống lại sự chuyển động. Một vật chuyển động ở A (Aristotle tuyên bố)
không
thể tới B, bởi vì trước hết, nó phải vượt nửa khoảng cách giữa hai
điểm, và
trước đó, nửa của một nửa, và trước đó, nửa của "nửa của một nửa"; cứ
như thế cho tới vô cùng; bài toán này y hệt như trong "Lâu Đài"; và
vật chuyển động, mũi tên và Achilles là những nhân vật Kafka đầu tiên
trong văn
chương.
Trong bản viết thứ nhì may
mắn sao nằm trước tôi, sự tương tự không phải ở dạng, mà là giọng kể.
Một ẩn dụ
của Han Yu, người viết thơ xuôi thế kỷ thứ 9, được in lại trong cuốn
sách đáng
yêu của Margouliès, Tuyển tập văn chương Trung-hoa với phần dẫn giải
(1948).
Huyền hoặc, trầm lắng, là đoạn tôi đánh dấu: "Ai cũng thừa nhận kỳ lân
là
một linh vật mang đến điềm lành, điều này đã được nói rõ trong mọi cuốn
thơ ca,
biên niên, tiểu sử có minh họa, và nhiều bản viết khác mà uy tín của
chúng
không cần bàn cãi. Ngay cả trẻ con và đàn bà nhà quê cũng biết kỳ lân
tạo điềm
tốt. Nhưng con vật này lại không hề hiện diện giữa đám thú vật nuôi
quanh nhà,
thật khó thấy, nó không để vướng mình vào bảng phân loại. Nó không như
con
ngựa, con bò, con chó sói, hay con nai. Trong những điều kiện như thế,
chúng ta
có thể đối mặt với kỳ lân, và không biết một cách chắc chắn, con gì
đây. Chúng
ta biết, con vật như thế đó có tên là con ngựa, con vật có những cái
sừng như
vậy là con bò. Nhưng chúng ta không biết kỳ lân như thế nào."(1)
Bản văn thứ ba từ một nguồn
dễ dự đoán hơn nhiều: những bài viết của Kierkegaard. Tinh anh đồng
điệu giữa
cả hai người viết là một điều ai cũng nhận ra. Điều chưa được nói tới,
như tôi
cho tới lúc này hiểu được, đó là sự kiện, Kierkegaard, như Kafka, viết
nhiều
ngụ ngôn tôn giáo, về những đề tài trưởng giả, đương đại. Lowrie, trong
cuốn Kierkegaard của
ông, (Oxford University, 1938), đã chuyển ngữ hai trong
số đó.
Một là câu chuyện một người làm bạc giả, dưới sự kiểm soát gắt gao, đếm
giấy
bạc trong Ngân hàng Anh; cùng một đường hướng như vậy, Thượng Đế sẽ
không tin
tưởng Kierkegaard, và đã giao cho ông một nhiệm vụ để hoàn thành, chính
bởi vì,
Người biết ông ta vốn thân quen với cái xấu.
Đề tài câu chuyện ngụ ngôn kia là về những
chuyến thám hiểm Bắc Cực. Qua giới tăng lữ, những vị trưởng lão Đan
Mạch tuyên
bố, việc tham dự vào những chuyến thám hiểm như thế có lợi cho hạnh
phúc đời
đời của linh hồn. Tuy nhiên họ thừa nhận, thật khó, và có lẽ thật vô
phương,
tới được điểm Cực, và không phải tất cả mọi người, ai cũng có thể đảm
nhận cuộc
phiêu lưu. Sau cùng, họ đi đến thông báo, bất cứ một chuyến đi nào - từ
Đan
Mạch tới London,
chúng ta cứ nói vậy - trên chuyến tầu chạy theo giờ giấc thường lệ -
đều được
coi là một chuyến thám hiểm Bắc Cực.
Diễn dịch thứ tư ở đây, tôi
tìm thấy trong bài thơ của Browning,
"Lo sợ và Ngại ngùng", được xuất
bản năm 1876. Một người đàn ông có, hoặc anh ta tin tưởng có, một người
bạn nổi
tiếng. Chẳng bao giờ anh ta gặp bạn, sự thể là, cho tới nay, người bạn
chưa
từng giúp đỡ anh ta, tuy bao câu chuyện đã được kể, về những nét quý
phái,
phong nhã số một của người bạn, bao thư từ thực sự của người bạn chạy
lòng vòng
đâu đó. Rồi có người tỏ ra nghi ngờ về những điều này, và những chuyên
viên
khảo tự tuyên bố, những lá thư là bịa đặt. Người đàn ông, trong dòng
thơ chót,
hỏi: "Và phải chăng, người bạn này là... Thượng Đế?"
Những ghi nhận của tôi còn
hai câu chuyện. Một là từ Chuyện
không vui (Histoires Déobligeantes), của Léon
Bloy, về một vài người sở hữu đủ thứ trái địa cầu, bản đồ thế giới, chỉ
dẫn
đường xe lửa và những tuyến đường lớn, nhưng chết mà chưa từng toan
tính một
lần rời xa tỉnh nhà. Câu chuyện kia nhan đề "Carcassonne" và là tác phẩm của Lord
Dunsany. Một quân đội bách chiến bách thắng, gồm những chiến sĩ, rời
tòa lâu
đài vô định, chinh phục những vương quốc, nhìn thấy những quái vật, vét
kiệt
những sa mạc, những núi non, nhưng họ chẳng bao giờ tới được
Carcassonne, mặc
dù có lần họ đã thoáng nhìn thấy, từ xa. (Câu chuyện này, như người ta
dễ dàng
nhận ra, là đảo ngược triệt để của câu chuyện trên; trong câu chuyện
thứ nhất,
là thành phố không thể bị bứng khỏi, còn trong chuyện thứ nhì, chẳng
bao giờ
tới được.)
Nếu tôi không lầm, những mẩu
đa dạng tôi vừa kể, giống Kafka; nếu tôi không lầm, tất cả chúng, chẳng
cái nào
giống cái nào. Sự kiện thứ nhì này có ý nghĩa hơn. Trong từng bản văn,
chúng ta
nhận thấy, hoặc nhiều hoặc ít, phong cách riêng của Kafka, nhưng nếu
Kafka chưa
từng viết một dòng, chúng ta sẽ không nhận ra tính chất này; nói một
cách khác,
chúng chưa hề hiện hữu. Bài thơ "Fears
and Scruples" của Browning
tiên liệu tác phẩm của Kafka, nhưng cái đọc Kafka của chúng ta rõ ràng
làm sắc
bén, và làm sai lệch cái đọc bài thơ. Browning đã không đọc nó như bây
giờ
chúng ta đọc.
Trong tự vựng của những nhà phê bình, từ "tiền thân"
(precursor) không thể thiếu được, nhưng nên tháo gỡ mọi trò luận chiến
hoặc
ganh đua. Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của
riêng người
đó. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như
là nó sẽ
sửa đổi tương lai. (2).
Trong tương quan này, điều không quan trọng, đó
là đặc
nét, hay đa nét, của những người trong cuộc. Tính tiền thân của những
huyền
thoại tối tăm và những định chế tàn bạo, ở Kafka thời đầu, trong Betrachtung, ít chất Kafka hơn,
nếu so với Browning và Lord
Dunsany.
(Dịch
từ bản Anh ngữ của James
E. Irby, trong tập Mê cung,
Labyrinths, nhà xb A New Directions Book).
Chú thích của tác giả:
(1). Sự không thừa nhận những
linh vật và cái chết có tính lăng nhục, hoặc như là tai nạn, của chúng
ở nơi
tay con người, là những đề tài truyền thống của văn chương Trung Hoa.
Xin coi
chương chót cuốn sách của Jung, Tâm lý học và Thuật luyện kim,
Psychologie und
Alchemie (Zurich,
1944), trong có hai minh họa ngồ ngộ.
(2). Xin coi T. S. Eliot: Quan điểm, Points
of
View (1941), pp. 25-26.\
NQT chuyển ngữ
Sự thể
là, mỗi người viết
sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó. Tác phẩm của anh ta sửa
đổi
quan niệm của chúng ta về quá khứ, như là nó sẽ sửa đổi tương lai.
Đây là
câu mà TTT chỉ cho Gấu, búa thứ nhất trong ba búa TGK: Mi phải
kiếm ra
ông thầy của mi nếu muốn trở thành nhà văn.
Gặp Faulkner, biết ngay đây là sư phụ của Gấu!
*
Sự thể
là, mỗi người viết
sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó:
Đệ tử kiếm ra sư phụ. Không
phải sư phụ kiếm ra đệ tử.

Hay là
sự xuất hiện của một
cuốn sách như thế đã kéo theo cùng với nó sự xuất hiện của một lớp độc
giả như
thế? Trong một vài trường hợp, chính học trò khám phá ra những tay
thầy. Phải
chăng đó cũng là trường hợp của "bậc thầy" TTT?
Câu
trên, trong bài viết về
TTT, vào năm 1973, trong số Văn đặc biệt về ông, chứng tỏ, Gấu khám phá
ra Borges,
khi chưa đọc, chưa hề biết có một Borges!
Cũng là
một giai thoại tuyệt
vời về GNV!
Kỷ
Niệm
Ông
không tin vào huyền thoại
nhà văn, và còn nghi ngờ tớ mà cũng là nhà văn ư?
Il ne croyait pas au mythe de
l'écrivain, il doutait lui-même d’être un écrivain.
Trong sự từ chối lớn văn chương như nó đang phô ra, có sự báng bổ cần
thiết,
bắt buộc.
Il y a, dans ce grand refus de la littérature telle qu'elle se fait,
quelque
chose d'une profanation nécaissaire
Trên tờ NYRB số mới nhất, May
13, 2010, Adam Thirlwell, điểm cuốn Verses
and Versions: Three Centuries of
Russian Poetry [tạm dịch: Thơ vần và bản văn: Ba thế kỷ thơ
Nga], do Nabokov
tuyển và dịch, nhà xb Harcourt, 441 trang, 40 đô Mẽo], mở ra bài viết
của mình bằng
một ‘anecdote’, giai thoại, thật thú vị:
Vào ngày May 28,
1940, hai vợ
chồng Nabokov và ông con trai tới New York, một người bà con, theo
lịch trình sẽ đón họ. Do
lầm lẫn về thời gian, chẳng có ai đón, và phải dùng tắc xi. Tới nơi,
nhìn đồng
hồ thấy ghi 90, bà vợ Vera đau xót quá, chìa tờ 100 đô độc nhất mà họ
mang từ Âu
Châu. Ông tài xế lắc đầu nói, 96 xu, làm sao tớ… thối?
Thế rồi, tác giả bắt
qua Brodsky,
với câu phán trứ danh của ông:
Nếu có gì tốt trong cái sự lưu
vong, thì đó là, nó dậy cho con người ta sự nhún nhường. Brodsky viết năm 1987, 15 năm sau khi rời
Liên Xô.
"If there is anything good
about exile, it is
that it
teaches one humility’.
Câu trên, GNV đọc, ngay những
ngày mới bỏ chạy được ra hải ngoại, tiếng Anh tiếng U thì cũng làng
nhàng, đọc
thì cũng ba nháng, thành, lưu vong dậy ta bài học: sự tủi nhục!
[“humility” thành
“humilié”, tiếng Tây, có nghĩa là bị sỉ nhục!]
Sau này, ngẫm lại GNV
ngộ ra
là, câu hiểu sai đó, mới là câu đúng, đối với GNV!
Chính vì thế, nên đọc ra như
thế!
Cái
tiệm chuyên bán sách báo
tiếng Tây, nằm trên con phố bảnh nhất, tại khu phố bảnh nhất Toronto,
Gấu biết
nó lần thứ nhất khi mới qua đây, qua một tay bà con của tay biếm gia số
1 hải
ngoại, ông này Gấu biết, là qua vợ chồng cô bạn giới thiệu, cô bạn là
cái cô học
Văn Khoa, trong Kiếp Khác,
truyện ngắn có tới 3, 4 ấn bản khác nhau, mới
đây thôi,
Gấu được một ông bạn ở trong nước kiếm được, và gửi cho số Văn có in
truyện ngắn
đó lần đầu tiên, khác xa cái bản in trong tập truyện ngắn Những Ngày Ở
Sài Gòn,
lại càng khác xa, cái bản viết lại, khi gặp lại cô bạn tại xứ lạnh, ô
hô, không
phải, cái bản viết ở trại tị nạn, khi quá nhớ cô!
Hà, hà!
Câu văn trên, là từ Faulkner
mà ra.
Cái tay
Lộc, làm UPI, khi đó đó,
gọi là văn ‘bè rau muống’.
Cũng một tay Bắc Kít di cư.
Nếu không, biết chó gì tới
rau muống!
GNV qua
đây là 1994. Bây giờ
2010. Trong ngần ấy năm, tới tiệm trên không biết bao nhiêu lần, không
hề biết,
ở gần ngay đó, trong một passage giống như passage Eden ở Sài Gòn ngày
nào, có
một tiệm chuyên cho muớn những cuốn phim cổ lỗ sĩ, thời Gấu mới lớn, và
mê chúng
như điên, khi còn Sài Gòn. Nào là Touchez pas au Grisbi,
trong có bản Jazz nổi tiếng, chơi bằng khẩu
cầm, có thể cây khẩu cầm này, sau được TTT mượn, đưa cho Kiệt thổi, cho
Oanh
nghe, trong Một Chủ Nhật Khác, bởi vì
cái thời đó, tất cả bọn chúng tôi, trong có ông, đều mê Jazz như điên, Smoking my sad cigarette, Oh, let me go
lover, Touchez pas au Grisby….
Nói tóm lại là, vào những
ngày
sắp đi xa, Gấu lại được sống lại Những
Ngày Ở Sài Gòn, tại Sài Gòn (1)
Đúng là cái dấu báo sắp đi
xa!
(1)
POEMS
(1905-1915)
THE
CITY
You said:
'I'll go to another land, I'll go to another sea.
Another city will be found, a better one than this.
My every effort is doomed by destiny
and my heart - like a dead man - lies buried.
How long will my mind languish in such decay?
Wherever I turn my eyes, wherever I look,
the blackened ruins of my life I see here,
where so many years I've lived and wasted and ruined.'
Any new
lands you will not find; you'll find no other seas.
The city will be following you. In the same streets
you'll wander. And in the same neighborhoods you'll age,
and in these same houses you will grow grey.
Always in this same city you'll arrive. For elsewhere - do no
hope-
there is no ship for you, there is no road.
Just as you've wasted your life here,
in this tiny niche, in the entire world you've ruined it.
C.P. Cavafy
Sài Gòn
Bạn nói:
“Tớ sẽ đi tới
một biển trời khác,
Và sẽ kiếm thấy một Sài Gòn khác, bảnh hơn Sài Gòn này.”
Mọi cố gắng của tớ thì đều bị số phận trù ẻo
Và trái tim của tớ – như một người chết – bị chôn vùi.
Tớ còn phải nức nở than van bao lâu nữa, trong cái thành phố thối rữa
như thế
này?
Nhìn đi đâu, về hướng nào,
Thì cũng vẫn những điêu tàn đen đủi, là cuộc đời của tớ mà tớ nhìn thấy,
Ở một nơi trong bao tháng năm, tớ hoang phế đời mình."
Bạn sẽ
chẳng tìm thấy
một biển trời mới mẻ nào đâu, nghèo mà ham!
Sài Gòn sẽ tò tò bám theo bạn, như một con đỉa đói!
Cũng vẫn những con phố đó,
Nào ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao (1) nào con hẻm 72 Thị Nghè,
Nào Đống Rác Chợ Cũ, nào Xóm Ken bên kia Thủ Thiêm
Vẫn những chòm xóm đó mà bạn cứ thế mà mòn mỏi, tàn tạ đi
Mớ tóc xam xám, rồi muối tiêu, rồi bàng bạc, rồi trắng toát!
Vẫn Sài Gòn mà bạn sẽ tới!
Ui chao đừng hy vọng, đừng trông mong,
Chẳng có tầu, mà cũng chẳng có đường.
Như bạn tàn tạ cuộc đời của bạn, ở đây.
Ở Sài Gòn-Toronto này!

Cuốn
sách Gấu dịch, cuối cùng,
trước khi đứt phim, là một cuốn sách đen, série noire, của James
Hadley
Chase, lấy bối cảnh Sài Gòn, có cái tên na ná như Pas d'Orchidées pour Miss Blandish (1938) cũng của J.H. Chase, đã từng được Hoàng
Hải
Thuỷ phóng
tác thành Trong vòng tay du đãng. Cuốn này là từ Giáo
Đuờng của Faulkner bước thẳng
qua!
Đúng như vậy.
Nhưng chỉ đến khi Gấu đọc đuợc điều này trên một số báo Le Magazine
Littéraire,
thì mới nhận ra, tếu thế.
Gấu đã từng
nhìn thấy bản kẽm của bản dịch
cuốn 'cuối cùng' này, do tay Quyên Di thầu. QD trước 1975 cũng có một
tờ báo, có
order Gấu
viết mấy bài, cùng làm chung với ông Nhàn, nhà xb Vàng Son. Gấu quen
anh do
cùng làm tờ báo Thiếu Nhi của ông
Nhàn,
anh hình như cùng băng với Nguyễn Trọng
Khôi, Nguyễn
Mai, Từ Kế Tường. Sau 1975, anh có tí việc làm ở tờ Công An, dưới quyền
một tay
ký giả nằm vùng nổi lắm, tự dưng Gấu quên mẹ mất tên, ồ, nhớ ra rồi
Huỳnh Bá
Thành!
Nhờ QD mà Gấu có dịp yết kiến HBT, tại tờ Công An. Cú gặp hụt này cũng
thú vị
lắm.
Sau cuốn cuối
cùng trên, tới bi giờ, là cuốn bắt đầu: Istanbul!
Số
báo này có quá nhiều bài
tuyệt cú mèo. Bài về Giáo Đường, của Faulkner, khui ra một chi
tiết thật thú vị: Cuốn Pas d'Orchidées pour Miss Blandish
(1938) của J.H. Chase, đã từng được Hoàng Hải Thuỷ phóng tác thành Trong
vòng tay du đãng, là từ Giáo Đuờng bước thẳng qua. Cái từ
tiểu thuyết đen, roman noir, của Tây không thể nào dịch qua tiếng Mẽo,
vì sẽ bị lầm, "đen là da đen", nhưng có một từ thật là bảnh thế nó, đó
là "hard boiled", dur à cure, khó nấu cho sôi, cho chín. Cha đẻ của từ
này, là Raymond Chandler, cũng một hoàng đế tiểu thuyết đen!
Bài viết về Chandler
của nữ hoàng trinh thám Mẽo, Patricia Highsmith cũng tuyệt. Rồi bài trả
lời phỏng vấn của Simenon, trong đó, ông phán, số 1 thế kỷ 19 là Gogol,
số 1 thế kỷ 20 là Faulkner, và cho biết, cứ mỗi lần viết xong một cuốn
tiểu thuyết là mất mẹ nó hơn 5 kí lô, và gần một tháng ăn trả bữa mới
bù lại được!
Bài trò chuyện với tân nữ hoàng trinh thám Tây Fred Vargas cũng tuyệt
luôn: "Tôi chơi trò thanh tẩy" ["Je joue le jeu de la catharsis"].
Viết trinh thám mà là thanh tẩy!
Bài nào cũng muốn dịch cống hiến độc giả Tin Văn, trong khi bận lo dọn
Kít!
Chán thật!
Mệt thật!
*
Nhưng mà , em
mệt thật đấy!
|