Notes
1 2
3
|
NMG vs Lịch Sử
Gấu này
cứ loay hoay, hì hục,
dằn vặt, làm tình làm tội chính mình, với câu hỏi, tại làm sao mà ngay
lần đầu đọc
NMG, đã dám phán, ông này không thể nào viết truyện dài, và, liệu,
những
Sông Côn Mùa Lũ, Mùa Biển Động, đã có cơ hội nhìn thấy ánh sáng mặt
trời, chính
vì câu phán chết người đó ?
Bây
giờ, Gấu như mơ hồ nhận
ra, tại sao ngày đó đã phán “vừa sai, vừa đúng” như vậy.
NMG
thiếu sự tưởng tượng của
một nhà văn. Từ đó, không thể viết truyện dài.
NMG quá
mê mẩn với Dos, và thờ
Dos làm thầy, và viết trường thiên tiểu thuyết, viết sử thi… chỉ là là
vì muốn nối gót
Thầy!
NMG,
dân Bình Định, và còn
mang trong người giấc mơ Quang Trung Nguyễn Huệ, thống nhất giang sơn
về một cõi,
và, nếu dư dả thì giờ, đánh Tầu chơi, đòi lại hai tỉnh Lưỡng Quảng!
Chính
là do thiếu tưởng tượng
nên NMG bệ ngay nhân vật ngoài đời vô trong tiểu thuyết của mình.
Gấu
mường tượng ra điều này, nhân
đọc Greene viết về Dickens trẻ.
THE
YOUNG DICKENS
…. It
is a mistake to think
of Oliver Twist as a realistic story: only late in his career did
Dickens learn
to write realistically of human beings; at the beginning he invented
life and
we no more believe in the temporal existence of Fagin or Bill Sykes
than we
believe in the existence of that Giant whom Jack slew as he bellowed
his Fee Fi
Fo Fum. There were real Fagins and Bill Sykes and real Bumbles in the England of his day, but he had not
drawn them,
as he was later to draw the convict Magwitch; these characters in
Oliver Twist
are simply parts of one huge invented scene, what Dickens in his own
preface called
“the cold wet shelter-less midnight streets of London”. How the phrase goes echoing
on
through the books of Dickens until we meet it again so many years later
in “the
weary western streets of London on a cold dusty spring night” which
were so melancholy
to Pip. But Pip was to be as real as the weary streets, while Oliver
was as
unrealistic as the cold wet midnight of which he formed a part.”
Thật
sai lầm khi coi Oliver
Twist là một câu chuyện hiện thực. Chỉ đến cuối đời viết Dickens mới
chịu cắp sách
đi học cách diễn tả theo kiểu hiện thực [xạo hết chỗ nói] về lũ người
lũ ngợm; ở
vào thuở thoạt đầu, ông phịa ra cuộc đời… ; những nhân vật ở trong
Oliver Twist
giản dị chỉ là những phần của một sàn diễn rộng lớn được tác giả phịa
ra, điều
mà Dickens trong lời Tựa của chính ông cho cuốn sách của mình gọi là
“những con
phố khuya lạnh lẽo, ướt át, không nơi trú ẩn của London”. Ôi chao, câu
văn cứ rền
rĩ xuyên suốt những tác phẩm của ông, cho
tới khi chúng ta lại gặp lại nó, bao nhiêu năm sau, trong những “con
phố phía Tây
rã rượi của London, trong một đêm xuân lạnh lẽo, bụi bặm”, buồn ơi là
buồn với Pip. Nhưng Pip thì thực, y như cái đêm lạnh lẽo bụi bặm mà
anh ta đang
buồn bã cùng với nó, trong khi Oliver thì không thực như là nửa đêm
lạnh lẽo ướt
át mà thằng bé cũng đóng góp cái phần ‘mưa ở đâu về như vết thương’, của nó vào trong đó.
Thần
sầu!
Đọc, lại cám cảnh thằng cu Gấu
nhà quê, mồ côi, ngày nào trong Hà Nội.
*
Q đi lễ, và hỏi tôi có thể đi cùng, tôi lắc đầu, gọi mua một gói lạc
rang. Người đàn ông làm tôi nhớ tới người Tầu già bán lạc rang ở bờ hồ
Hà Nội. Tôi có nhiều kỷ niệm về thành phố nhỏ bé và cũ kỹ đó. Nhà tôi ở
Bạch Mai, gần ngay bên đường xe điện. Tôi thường tinh nghịch để những
viên sỏi nhỏ lên trên đường sắt, rồi hồi hộp chờ chuyến xe chạy qua.
Suốt thời thơ ấu, tôi bị chiếc xe điện mê hoặc. Một lần trốn vé xe, tôi
cùng một thằng bé đánh giầy ngồi ở cuối tầu, nơi dùng để nối hai toa xe
lại với nhau. Thằng bé đánh giầy nói, nó thường ngồi như vậy, ngay cả
khi có tiền mua vé. Hôm đó trời lạnh, tôi đội một chiếc béret dạ đen,
một tay nắm vào thanh sắt, một tay cầm cặp sách vở. Thằng bé đánh giầy
đầu tóc bù xù, tay cầm hộp đồ nghề, tay cầm khúc bánh mì nhai ngồm
ngoàm. Những người đi đường nhìn chúng tôi với vẻ buồn cười, ngạc
nhiên. Lúc đầu tôi rất sợ, nhưng dần dần cảm thấy thích thú. Bỗng
nhiên, không hiểu sao, tôi nhớ lại được một đoạn nhạc tôi đã quên từ
lâu, và tôi hát nho nhỏ, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Thằng bé đánh giầy
nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Tôi tức giận, hát thật lớn, vừa hát vừa đập
vào thành xe ầm ầm. Bỗng tôi cảm thấy đầu lành lạnh. Tôi ngửng lên, và
thấy người soát vé đang giận dữ nhìn tôi, tay cầm chiếc mũ dạ. Thằng bé
đánh giầy vẫn tiếp tục cười, tôi ngưng hát, và ngưng đập vào thành xe.
Cuối cùng không biết nghĩ sao, người soát vé vứt chiếc dạ xuống đường.
Xe lúc đó đang chạy nhanh. Tôi cúi nhìn xuống con đường nhựa chạy vùn
vụt, tôi sợ hãi không dám nhảy xuống. Tôi chợt nghĩ tới đến cha tôi.
Tôi nhìn thằng bé đánh giầy ra vẻ cầu cứu. Nó nhẩy xuống, nhặt chiếc mũ
dạ, đội lên đầu, rồi nhìn tôi nhe răng cười, tỏ vẻ chế nhạo. Sau đó,
tôi thỉnh thoảng gặp thằng bé đánh giầy quanh quẩn tại khu tôi ở, đầu
đội chiếc mũ dạ của tôi. Mỗi lần thoáng thấy nó, là tôi vội vã lẩn
tránh, chỉ sợ nó nhận ra tôi.
Những con dã tràng
Cuốn
I Những
đợt
sóng ngầm
in xong từ đầu năm
1984, phát hành đã lâu mà tôi có cảm tưởng tác phẩm đã rơi vào hư
không. Tôi tự
biết cuốn đầu chỉ là dàn truyện, giới thiệu cách nhân vật chính, sơ
luợc nêu ra
một số vấn để sẽ khai triển trong các cuốn sau, nên chắc chắn sẽ không
có sức lôi
cuốn nhiều. Để tự an ủi tôi thường nghĩ đến năm mươi trang đầu của cuốn
Bác sĩ
Zhivago, năm mươi trang rời rạc, lê thê, ai không kiên nhẫn thì bỏ
cuộc, nhưng
nếu đọc quá năm mươi trang đó thì bị cuốn hút vào không khí vừa thơ
mộng vừa bi
thảm không ngưng lại được. Dù sao, nhờ cuốn I ra đời nên tôi cũng có
hứng bắt đầu
viết cuốn 2.
Đột nhiên, một năm
sau khi cuốn I Những Đợt Sóng Ngầm được
phát hành, nhiều tờ báo đem cuốn sách ra để chỉ trích, chửi bới. Ngay
tại nơi tôi
ở….
NMG.
Ở đây có một số vấn
đề:
Một năm đâu có phải
là một thời gian dài, để cuốn sách đánh động độc giả. Thành thử cái cảm
giác viết
vào hư vô, tôi sợ rằng, đó chính là nhận xét của chính NMG, về đứa con
tinh thần
của ông.
Do đó, ông mới nhắc
tới Bác sĩ Zhivago. Tại sao Dr Zhivago? Tại sao Pasternak?
Ấy là vì, nằm
trong sự so sánh đó, là tham vọng của tác giả. NMG trong thâm tâm cũng
muốn viết
một cuốn sử thi về cuộc chiến Mít, giữa Yankee mũi tẹt và thằng em ruột
thịt
Nam Bộ của nó!
*
OEDIPUS
The
historian is neither
Caesar nor Claudius, but he often sees in his dreams a weeping,
lamenting
crowd, the host of those who have not lived enough, who wish to live
again… It
is not only an urn and tears which these dead ask of you. It is not
enough for
them that we take their sighs upon ourselves. It’s not a mourner they
would
have, it is a soothsayer, a vates. So
long as they have no such person, they will wander about their
ill-sealed
graves and find no rest.
They must have an Oedipus who
will explain to them their own enigma, of which they have not had the
meaning,
who will teach them what their words, their acts meant, which they did
not understand.
They must have a Prometheus, so that, at the fire he has stolen, the
voices
which floated like snowflakes in the air might rebel, might produce a
sound,
might begin to speak. There must be more; the words must be heard which
were
never spoken, which remained deep in their hearts (search your own,
they are
there); the silences of history must be made to speak, those terrible
pedal
points in which history says nothing more, and which are precisely its
most
tragic accents. Then only will the dead be resigned to the sepulcher.
They are
beginning to understand their destiny, to restore the dissonances to a
sweeter
harmony, to say among themselves, and in a whisper, the last words of
Oedipus:
Remember me. The shades greet each other an subside in peace. They let
their
urns be sealed again. They scatter, lulled by friendly hands, fall back
to
sleep and renounce their dreams. That precious urn of bygone times-the
pontiffs
of history bear it and transmit it to each other with what piety, what
tender
care! (no one knows how pious but themselves), as they would bear the
ashes of
their father or of their son. Their son? But is it not themselves?
1842. Quoted in Monod, Vie et pensée de Michelet, II, 6
Roland Barthes: Michelet
They are beginning to understand
their destiny, to restore the dissonances to a sweeter harmony, to say
among
themselves, and in a whisper, the last words of Oedipus: Remember me.
Remember me. Hãy nhớ Gấu này
nhé!
Đăng ngày: 04:21 01-09-2008
Dọn
Hà Nội không bỏ một
chữ.
Nhưng
giả như họ thiến vài chữ, liệu NMG có chịu không?
Giả
như đám Hà Nội có tham chiếu bài viết của NMG, Nhìn lại những trang viết cũ, trong
đó, ông so sánh đám hàng thần lơ láo Miền Nam, những ngày sau 30 Tháng
Tư, với đám quan lại thời Tây Sơn, trước họa Bắc Phương, và từ đó, suy
ra "thâm ý" của NMG, cái cuộc giải phóng Miền Nam thì cũng cùng một dã
tâm ăn cướp như của Mãn Thanh ngày nào, và từ đó, bật ra cái sự hào
hùng của Nguyễn Huệ ra Bắc, thống nhất đất nước, lật ngược căn cước
lịch sử Mít?
*
Ui chao, liệu NMG thực sự có cái cao ngạo, có cái tham vọng ngất trời
như thế chăng? Và nếu như thế, cái sự nhục nhã để cho VC sờ chim thì
cũng chẳng thấm vào đâu so với Hàn Tín ngày nào!
Viết
đến đây, Gấu lại nhớ những ngày Trần Trường, Gấu may mắn làm sao có
mặt, và cũng túc trực, chen vai sát cánh cùng đám biểu tình, bằng cách
hàng ngày ngồi đánh cờ tướng ở một tiệm cà phê ngay kế bên tiệm
Hi-Tech. Và, đọc Thảo Trường viết về người tù binh nằm trong nôi. Bữa
ghé NMG, hỏi đã đọc chưa, NMG gật gù, bảnh, bảnh thật, cả một cuộc biểu
tình ghê gớm như thế, mà chỉ là “tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy” trước cặp
mắt ngây thơ của đứa con nít nằm trong nôi! [Đây là Gấu diễn ý của NMG,
chứ thực tình, không nhớ đúng nguyên văn câu phán của ông]. Mấy bữa sau
gặp TT, kể, bạn ta gật gù, ông NMG phán như thế, đến tai đám biểu tình,
là bỏ mẹ thằng này!
*
Note: V/v Hàng thần lơ láo
Phần tường thuật cuộc họp
giới sĩ phu Bắc hà do Ngô Văn Sở tổ chức, những gì tôi tưởng tượng ra
đều dựa
trên kinh nghiệm trải qua trong mấy năm sống dưới chế độ cộng sản sau
tháng Tư
1975. Quang cảnh bên ngoài Bộ Lễ là quang cảnh bên ngoài những trung
tâm qui
định cho sĩ quan và công chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa đến trình diện
đi học
tập cải tạo. Diễn tiến cuộc họp cũng có phần na ná như những cuộc “học
tập
chính trị” Ủy ban Quân quản Sài Gòn tổ chức cho giới trí thức văn nghệ
chế độ
cũ. Nhờ sống qua một cuộc đổi đời lớn lao, tôi chứng kiến được chẳng
những thế
thái nhân tình, mà còn cả ảnh hưởng sâu đậm của quyền lực lên phong
cách, dung
mạo, tính tình và cả khả năng của con người. Hình như quyền lực là kích
thích
tố mạnh khủng khiếp, đến nỗi có thể biến một người nhút nhát vụng về
thành
người tự tín, ăn nói đĩnh đạc, nét mặt rạng rỡ, cái uy có sẵn được bồi
đắp thêm
bằng cái uy tự phát qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói. Tôi đã chứng kiến
hiện tượng
đó trong thời kháng chiến ở Liên khu Năm, khi chính quyền loại bỏ tất
cả cán bộ
thuộc thành phần tiểu tư sản, địa chủ... và đưa thành phần bần cố nông
lên nắm
chính quyền. Sau 1975, tôi chứng kiến một lần nữa sức mạnh của quyền
lực. Trong
chương 90, tôi đưa kinh nghiệm này vào truyện qua uy lực của Ngô Văn Sở
trước đám
sĩ phu thất thế của Bắc hà.
Ngược
lại, mất quyền lực mang
theo nguy cơ mất nhân cách, và vì biết mình đang mất nhân cách nên dồn
hết sự
khinh mạn, giận dữ lên - không phải kẻ thù đang nắm quyền lực - mà lên
những
người cùng cảnh ngộ với mình. Thái độ ngoan ngoãn vâng phục của sĩ phu
Bắc hà
trước Ngô Văn Sở, và khung cảnh xô bồ mất trật tự của hội nghị khi Ngô
Văn Sở
trao quyền chủ toạ cho Ngô Thì Nhậm minh chứng tâm lý thông thường đó.
NMG: Nhìn lại những trang
viết cũ. [Tiền Vệ]
*
Trong những buổi họp Tổ của
Tổ Thơ Văn, ông Nguyễn Mộng Giác, cũng là một Tổ Viên, một văn nghệ sĩ
Sài Gòn
Mặt Dzầy đến dự khóa học, nhưng ông làm Thư Ký của Tổ. Không ai bầu ông
làm Thư
Ký Tổ, ông xin với Vũ Hạnh cho ông làm Thư Ký, ông ngồi bên Vũ Hạnh,
tức ông
ngồi đối diện với bọn Văn Nghệ Sĩ Sài Gòn Mặt Mo Hàng Thần Lơ Láo. Suốt
khóa
học 21 ngày, không một lần ông Nguyễn Mộng Giác ngồi chung với anh em,
ông
không nói chuyện với bất cứ anh em nào, ông luôn nép bóng, bám đít tên
Vũ Hạnh.
Ông tự nguyện làm tay sai cho chúng nó, ông làm những biên bản cuộc họp
với
những lời nịnh bợ, những lời nhận tội mà anh em văn nghệ sĩ không nói
để làm
vui lòng chúng nó. Ông làm thế để mong được Vũ Hạnh nó che chở. Vũ Hạnh
nó
không yêu cầu ông làm những việc ấy, ông tự nguyện làm tay sai cho nó.
Trong cái gọi là buổi học
cuối cùng của Khoá Bồi Dưỡng Chính Trị II, Tháng 7 năm 1976, tôi được
anh chị
em trong Tổ Thơ Văn bầu làm đại diện để phát biểu trong lễ bế mạc. Vũ
Hạnh yêu
cầu bầu một đại diện dự khuyết, ông Nguyễn Mộng Giác được bầu.
Tổ Thơ Văn có An Khê Nguyễn
Bính Thinh, Ngọc Thứ Lang, Nguyễn Ước, Phù Hư, Phan Nghị, Nguyễn Đình
Toàn, Cao
Nguyên Lang, Lê Minh Ngọc, Mai Anh, Phan Kim Thịnh, bà Mộng Tuyết, chị
Kiều
Oanh, Nguyễn Thị Minh Ngọc ..vv.. và ông Nguyễn Mộng Giác. Tất cả
khoảng 30
người. Từ ngày đó đến nay các anh An Khê Nguyễn Bính Thinh, Ngọc Thứ
Lang, Phan
Nghị đã qua đời.
Trong một buổi họp Tổ ông
Nguyễn Mộng Giác nói về Kim Dung. Tôi ngồi đó mà chẳng nghe gì cả, hồn
trí để ở
đâu đâu. Ông NM Giác nói lên bổng, xuống trầm theo kiểu thầy giáo giảng
bài cho
các em học sinh tiểu học, nên tôi thấy khó chịu, không muốn nghe. Ông
nói xong,
đến phần anh em góp ý, thấy Cao Nguyên Lang hỏi Nguyễn Mộng Giác mấy
câu có vẻ
gay gắt. Khi tan về, trong lúc hai anh văn nghệ sĩ Sài Gòn te tua lui
cui mở
khoá xe đạp, tôi hỏi Cao Nguyên Lang:
- Sao ông có ác cảm với hắn
thế? Hắn nói gì thì nói, mặc hắn. Anh em cả..
Cao Nguyên Lang hậm hực:
- Trước kia nó viết trong số
những độc giả của Kim Dung có những người từng đi kháng chiến nhưng
thất vọng
với kháng chiến nên bỏ về thành, nay nó nói những người đó là bọn phản
bội
kháng chiến. Nó trở giọng. Mình không nói làm sao được.
Khi được bầu làm đại diện Tổ
tôi nghĩ đến chuyện tôi phải nói sao trước bọn cộng sản và trước anh
em. 500
người họp lại trong Nhà Hát Lớn đường Tự Do. Tất nhiên tôi không thể
nào nói
bướng, tôi cũng không thể mở miệng ca tụng cộng sản hay tự nhận mình là
tên ngu
si bao nhiêu năm sống mắt mù, tai điếc nay nhờ Đảng mới được sáng mắt,
sáng
lòng. Anh em chúng tôi không bảo nhau nhưng suy bụng tôi ra bụng anh
em, tôi
chắc anh em tôi cũng như tôi, chúng tôi cùng nghĩ “Bị bắt buộc phải nói
thì nói
làm sao cho đỡ nhục, cùng lắm thì nói gì cũng được nhưng đừng nói mình
sáng
mắt, sáng lòng. Nói mấy tiếng đó nhục lắm.” Tôi viết những lời tôi nói
ra một
trang giấy, định sẵn nếu bọn Vũ Hạnh hỏi tôi định nói gì tôi sẽ đưa bản
đó ra
cho chúng xem, nhưng khi nói được nửa chừng tôi sẽ nói vài câu không có
trong
bản viết. Nhưng ngày bế mạc đến, không thấy bọn trong cái gọi là Hội
Văn Nghệ
Giải Phóng hỏi gì đến tôi cả. Trước giờ các đại diện Tổ phát biểu, Ngọc
Thứ
Lang hỏi tôi:
- Mày có lên nói không?
Tôi trả lời:
- Tao không biết.
Tôi muốn nói “Tao không biết
chúng nó có cho tao lên nói không.” nhưng tôi nghẹn họng, tôi chỉ nói
được có
ba tiếng “Tao không biết!”
Thế rồi đại biểu Tổ Một Thơ
Văn lên phát biểu đầu tiên, người được gọi lên phát biểu là ông Nguyễn
Mộng
Giác.
Blog Hoàng Hải Thuỷ
Note: Gấu không tham dự
cái vụ trên. Chỉ học tập cải tạo tại chỗ, ba ngày, tại
hội trường Bưu Điện, số 11 Phan Đình Phùng, tức Trung Ương Cơ Xuởng VTD
ngày nào, rồi sau đó, đi làm tiếp.
V/v VH, qua NTV cho biết, chính tay VC nằm vùng này OK cho in SCML,
nhưng sau đó, NMG vượt biên, nên phải mãi sau này, khi NMG trở về, và
qua đầu nậu MQL, cuốn sách mới được xb ở trong nước.
NTV cho biết, đã dự bữa tiệc bia với NMG ăn mừng cuốn sách được VH gật
đầu.
Đây là những sự kiện có tính lịch sử, liên quan tới SCML: Đã từng được
VC OK cho in, sau được mang lén ra hải ngoại in, rồi lại trở về, và
được VC OK lần thứ nhì, cho xb ở trong nước.
NQT
Cái vụ ‘văn
nghệ sĩ Sài Gòn Mặt Dzầy dự khóa học’, theo như Gấu còn nhớ được, hoàn
toàn khác
hẳn cái vụ sĩ quan VNCH trình diện học tập cải tạo. Nhà nước mới không
bắt buộc
văn nghệ sĩ Sài Gòn Mặt Dầy phải tham dự, và sở dĩ có sự tham dự đông
đảo, như
HHT viết, là do… đói quá.
Họ hy vọng sau khóa học VC thí cho một công việc nào đó!
Gấu chỉ học
cải tạo tại chỗ, tại Bưu Điện, theo đúng ngành nghề của một chuyên viên
kỹ thuật.
Sau ba ngày học tập về tội ác Mỹ Ngụy, sau khi nộp cái căn cước Ngụy
cho ban quân
quản Bưu Điện, Gấu trở về nhiệm sở cũ.
Và như thế,
NMG, bởi vì ông là giáo sư, là hiệu trưởng, là trưởng ty văn hoá giáo
dục gì gì
đó, thì, ông cũng như Gấu, nghĩa là không bắt buộc phải tham dự cái lớp
học khỉ
gió trên!
Thành thử cái
vụ hàng thần lơ láo, là cố đấm ăn xôi, có thể như vậy chăng?
Lạ một điều,
Gấu không thể hiểu được tại sao NMG lại thù cái đám VNCH như vậy. Ông,
phải nói,
là người được chế độ đó ưu đãi, hơn cả thằng thư ký nhà giây thép là
Gấu, tại làm
sao mỗi lần phải nhắc tới VNCH, là ông rất ư là bực mình?
Thí dụ, bài mới nhất
của ông, trên Da Mầu, cho thấy:
Trước hết
tôi xin kể một chuyện hậu trường văn chương ở đây, nơi vẫn được
xưng tụng là
thủ đô của người Việt tỵ nạn.
Một nhà thơ
từng lê la mười năm ở các nhà tù cộng sản miền Bắc, được đoàn tụ
gia
đình chưa được bao lâu lại mắc vào vòng lao lý hơn ba mươi tháng vì tội
liên hệ
phản động. Cả gia đình nhà thơ vừa qua Mỹ theo diện H.O chưa đầy một
năm. Gia
đình đông, đến Mỹ vào lúc kinh tế suy thoái, việc làm khó kiếm mà tiền
nhà tiền
ăn cứ chồng chất hằng tháng phải trả, nhà thơ vẫn có một quyết định hết
sức
thơ: ông chạy đôn chạy đáo xoay tiền in được một tập thơ đẹp, sau đó
chạy đôn
chạy đáo tổ chức một buổi họp mặt văn nghệ để trình làng tập thơ của
mình. Bạn
bè tới dự đông đảo, bạn nghề thời ở Sàigòn và các tỉnh, bạn tù ngoài
Bắc và Chí
Hòa, bạn văn quen trước quen sau. Một người bạn văn được mời lên diễn
đàn để
phát biểu cảm tưởng về tập thơ. Những lời trân trọng, nghiêm túc, chí
tình.
Nhưng ở phần cuối, như muốn điểm xuyết cho một bài phát biểu phần lớn
toàn những
ý trân trọng ngợi khen, người bạn tỏ ý tiếc là tập thơ của nhà thơ cựu
tù nhân
cộng sản “chưa có nhiều lửa”.
NMG
Những lời
khen chê như vậy, là chuyện rất thường tình, ở những buổi ra mắt sách.
Một nhà văn, một nhà thơ “thứ thiệt”, theo như Gấu hiểu được, chẳng ai
chấp
chuyện đó. Thành thử, không thể dựa vào những lời phán vô tội vạ như
vậy để mà
xét đoán thơ văn. Và những buổi ra mắt sách như thế, thường là cũng nhờ
vào sự
giúp đỡ của một đoàn thể nào đó, và đây là cái giá phải trả, đâu có gì
phải thắc
mắc. Gấu sở dĩ chưa từng ra mắt sách ở hải ngoại, là vì chẳng muốn nhờ
cậy bất
cứ ai. Lần ra mắt tác phẩm Lần Cuối Sài Gòn, là ở nhà Khánh Trường,
giữa bạn bè,
và sau đó, còn một buổi thứ nhì, ở nhà NMG, chắc ông còn nhớ.
|
|