Notes
1 2 3 4
|
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Trăng ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ
ấu mãi?
Trăng
ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ
ấu mãi?
Đây cũng là một vấn
nạn mắc mớ đến Cái Ác.
NMG, khi đọc bài viết của Gấu,
dùng làm bài tựa cho tập truyện ngắn của NCK, đã chú ý đến một đoạn ở
trong đó,
liên quan đến tính tình của tác giả của nó, là NCK, và cùng với NCK, là
thứ văn
chương giống như vầng trăng thơ ấu mãi của con người.
*
Khi đọc sơ mấy truyện anh
đưa, (Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi], tôi chợt nẩy ra ý nghĩ, hay là mình thử đề
nghị với
anh, với người đọc, một cách viết "kép", theo kiểu Faulkner, khi viết
Những Cây Cọ Dại, The Wild Palms: hai truyện viết song song, xen kẽ, bề
ngoài
chẳng có chi liên hệ.
Ở đây,
có quá nhiều liên hệ.
Hai đứa cùng thời, cùng bị cuộc chiến hành hạ, và khi thoát ra, mỗi đứa
một
cách. Và tôi cũng tin rằng, khó có ai còn lành lặn, sau một cuộc chiến
như thế.
Sau những ngày học tập dài như thế. Tuy vậy, vết thương của anh, có vẻ
không
nặng nề, qua những truyện ngắn kế bên. Anh mang theo vầng trăng qua
những trại
tù, và nó cứ thơ ấu mãi, như một cậu học trò ở trong anh. Cái cậu học
trò này,
ngày xưa, chỉ mong được cô giáo gõ cho vài cái vào tay, sau này bắt
chước
Anatole France, nhẹ nhàng an ủi cô giáo, khi cô nằm trên giường bệnh:
"Hãy
ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ lên đường." Cậu học trò, không có những
bước
chân sáo, không đi qua vườn Lục Xâm Bảo, nhưng ngày ngày mang cơm cho
cô giáo
của mình. Cậu có một ông bố ở trong quân đội, có một bà mẹ phải tần tảo
nuôi
con... Tôi không hiểu, tại sao cậu lại có mãi một vầng trăng thơ ấu,
như thế,
trong một cuộc sống như thế. Sau một cuộc chiến như thế. Đây là một
phép lạ của
những bài toán hình học, của những giờ học ngoại ngữ chăng? Nếu cậu
không gặp
một cô giáo như thế, liệu cậu có tìm ra vầng trăng "thề" thơ ấu mãi
hay không? Và cái bài học văn chương, phải chăng nó cũng bắt nguồn từ
đó?
Trăng ơi thơ ấu mãi
Nhưng cái hồn của văn chương Miền Nam, mà Gấu có lần phán ẩu, nằm trong
nhạc sến, liệu nó còn nằm ở trong cái vầng trăng thơ ấu mãi?
*
"Đó là một điều cô dậy
em, tâm hồn của em. Cô dậy em rất nhiều điều. Trước tiên, cô đã nhốt em
trong
nụ cười của cô, như người học trò trong lớp học tháng tám. Rồi cô trả
em về thế
gian, với bổn phận viết về nó, như nó là: đen rợn người ở bên trên,
trong trắng
nhiệm mầu ở bên dưới .
"C'est une chose que tu
m'as apprise, mon âme. Tu m' as appris beaucoup de choses. Tu m'as
d'abord
enfermé dans ton rire comme un écolier dans la classe au mois d'aout,
puis tu
m'as rendu au monde avec pour devoir de l'écrire comme il est:
affreusement
noir en dessus, miraculeusement pur en dessous."
(Christian Bobin, L'inespérée).
Đen một cách ghê rợn, phải chăng
là những ngày dài, trước, trong, và sau trại tù?
Trong trắng nhiệm mầu, là
vầng trăng thơ ấu mãi?
NQT
Christan Bobin, cũng là một
phát giác tuyệt vời của Gấu, tại một thư viện Toronto, ở cái khu dành
riêng cho
sách Tiếng Tây của nó. Văn chương của tay này, thật ứng vào cái câu văn
chương
bèn cứ thơ ấu mãi, mà câu trên là một ví dụ.
Gấu khám phá Christian Bobin, đúng là cái cuốn Cô Bạn Không Làm Sao Mà
Dám Ao Ước, và đúng cái câu trên.
Bèn bệ ngay cuốn sách về nhà!
Thú vị làm sao, là sau này, Gấu có một độc giả, rất quí trang Tin Văn,
và cũng rất mê Bobin.
Bà hất hàm hỏi, Gấu mà cũng đọc Bobin ư, tôi có đủ sách của ông ta,
muốn đọc thì tôi gửi cho mà đọc.
Tks again both of U. NQT
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Nếu bạn
chỉ đọc bài TTT viết
về MT, khi ông nằm xuống, thì mới chỉ biết một nửa tình cảm của ông,
dành cho Hà
Nội, khi ra khỏi tù VC. May sao, chúng
ta còn đọc được bài của Ninh Hạ, tả cái cảnh tác giả và nhà thơ tất tả
thăm Hà
Nội, nhân một cơ hội thật là hãn hữu, và tuyệt vời.
“Khi từ Phú Thọ
ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ,
trông
xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của
một ngày
cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực
thẳm...
dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân
như là một câu thơ…
TTT: Trong đất trời
“Thưa cán bộ
thiếu mất một anh”. “Bỏ mẹ! Anh kiểm lại xem. Lúc lên tàu tôi đếm đủ.
Không nhẽ
rớt xuống đường. Ðếm lại!”. “Thưa cán bộ đúng là thiếu một”. “Có biết
thiếu ai
không?” “Thưa biết”. Ai?” “Nguyễn Thiệu Hùng”. Tôi vọt miệng nói tiếp
“Tôi nghe
nói anh ấy có bà cô ở đối diện ga. Chắc anh ấy tranh thủ ghé thăm. Cán
bộ đừng
lo. Ðúng giờ tàu vào Nam
chắc chắn anh ấy sẽ có mặt thôi”. Tôi biết rõ vì trước khi lên tàu Mai
Trung
Tĩnh có nói với tôi. “Vô kỷ nuật. Ông nại cho vào tù ở thêm cho biết
thế nào là
nễ độ”. Tay cán bộ răn đe. “Anh đi
ngay ra
khỏi ga, túm đầu anh ấy về ngay cho tôi”. “Tôi không rành đường sá, nhỡ
lạc
không về kịp chuyến tàu thì bỏ bu”. “Ði. Tôi bảo đi là cứ đi. Ðừng nôi
thôi”.
“Hay là cán bộ cho anh Dư Văn Tâm cùng đi. Anh ấy là dân Hà Nội chính
cống”.
“Ðược. Nhớ tìm được thì về ngay nhé. Khẩn trương!”. “Vâng!”. Tôi chạy
đến chỗ
ông Thanh Tâm Tuyền. “Mình đi thăm Hà Nội ba sáu phố phường”. “Ði thế
nào được.
Chúng nó giam lỏng”. “Cứ theo tôi. Thế mới tài!”. Ông không tin. Tôi
cười kể
cho ông nghe. Ông vội vã khoác chiếc áo măng tô màu đen. Ðội nón công
nhân kiểu
Lenin. Nón này là bảo vật tôi để lại cho ông kỷ niệm chia tay. Không
ngờ hai
anh em cùng được tha. “Anh đem tôi đi tham quan Hà Nội”. “Ông Hùng thì
sao?”.
“Dẹp qua một bên. Lo bò trắng răng. Ðến giờ tàu chạy thì ông ấy mò về”.
Thanh Tâm Tuyền
hóa xác. Thường ngày thong thả chậm chạp, giờ đi như chạy. Ðường phố
dường như
quá quen thân cho dẫu bao tang thương biến đổi. Ông bươn bả đi trước,
tôi chạy
theo. Không nói với nhau nhưng tôi biết ông đang xúc động khi trở về
nơi chốn
cũ. Tấp vào một quán phở bên kia đường để thưởng thức tô phở Bắc chính
hiệu.
Gọi mỗi đứa một cốc cà phê. Thế là nhất. Mấy năm đói khát thèm ăn, tô
phở làm
chúng tôi thất vọng đã đành mà ông chủ quán, thuộc loại bộ đội giải
ngũ, trong
bộ đồ lính cũ, lại càng làm cho tôi phát ngấy. “Phở ở đây mới là phở.
Trong Nam
các anh nàm
sao sánh được”. Tô phở phất phơ hai lát thịt nhỏ, mỏng dính. Nước dùng
bột ngọt
đậm chát. “Phét. Chúng mày lấy đâu ra thịt. Bố khỉ!” Tôi chửi thầm.
“Ông đói
dài mấy năm còn chả thấy ngon huống hồ...!”. “Các bác được Đảng khoan
hồng nhớ
về lao động...” Tôi nói đểu: “Thôi nhờ ông anh tốp lại! Mấy năm nghe
chán rồi.
Biết rồi khổ lắm nói mãi! Vào đây đớp phở mì chính (bột ngọt) chứ không
phải
nghe ông lên lớp. Tính tiền!”.
Ninh Hạ
Như vậy chỉ có Gấu
này, về, thật là huy hoàng!
Và cũng một phần,
là nhờ NTS và đồng bọn.
Lên xe tiễn
em đi , chưa bao
giờ buồn xế!
Gấu là
người đầu tiên hát,
như trên, chưa bao giờ buồn xế, những ngày bài hát Phạm Duy phổ nhạc
thơ Cung
Trầm Tưởng vừa mới ra lò và ngay lập tức, chinh phục cả Sài Gòn.
Cả nhà
bật cười.
Nhà ở
đây, là nhà bà cụ C.
Ông anh
cũng bật cười.
*
Thời
gian đó, cụ C cũng đã
mua phiá bên trên lầu, C. có phòng riêng. Ông anh có phòng riêng. Cụ
còn nuôi
thêm hai cô người làm. Hai chị em. Chắc cũng chẳng cần tới hai người,
nhưng
nuôi cô chị, chẳng lẽ bỏ cô em, đại khái vậy.
Hai cô
xẩm. Cứ mỗi lần, vào
buổi tối, Gấu ghé, thường là bụng đói, và cô chị biết liền, và bèn lấy
cơm
nguội ra cho Gấu ăn.
Thế rồi
Gấu mê, cả cơm nguội,
lẫn người ban cho mình cơm nguội.
Cô
biết. Và có lẽ cũng thương
Gấu!
*
Cụ nuôi
cô chị trước, ít lâu
sau, nuôi thêm cô em. Cô em, nhìn cái cảnh thằng cu Gấu tới, cô chị
lăng xăng
săn sóc cái bụng đói, hai con mắt đói, chắc là hiểu. Thành thử cô em
đối với
Gấu rất ư là tự nhiên, cứ như là người trong gia đình, đây là anh Hai
của mình
mà! Có những lần Gấu tới, không có cô chị, chắc là về nhà thăm gia
đình, thế là
cô em thay cô chị, lo săn sóc anh Hai, còn thân mật hơn cả cô chị, và
chẳng hề
có một tí mờ ám nào cả.
Gấu
cũng thế.
Cho tới
một bữa, Gấu, mắt lé,
nhìn cô em ra cô chị, và lỡ dại cầm tay. Thế là xong.
*
Lần về
thăm cụ, vào năm 2000,
Gấu vẫn canh cánh trong lòng, về hai cô xẩm. Hỏi thăm, cụ nói, tụi nó
đi nước
ngoài hết cả rồi. Gấu mừng quá. Nhưng một lát sau, cụ nói, tao nhớ lộn.
Hai đứa
nó vẫn còn ở Việt Nam.
*
Khủng khiếp thay là trí
tưởng
tượng của Gấu! Vừa nghe đánh ầm một tiếng, quả pháo đầu tiên từ chi khu
bắn đi
làm mặt nước sông rung lên bần bật, là cái
đầu của Gấu cũng ngộ ra là, mình yêu cô bạn, phải như thế, đúng như
thế, nếu
không làm sao có chấn động khủng khiếp đến như thế, vào đúng lúc đó ?
Nhưng có thể, cảnh phiên chợ vội vàng thu vén, chờ đêm xuống, giao lại
cho VC,
đã khiến cho tình cảnh thê thảm thêm lên chăng?
Ui
chao, bao nhiêu năm trời,
vậy mà đọc Rừng Tràm một phát, là đồng loạt hiện về, phiên chợ
chiều Cai Lậy, cây
cầu gỗ, và cô bạn, cô bạn….
*
Tôi biết anh còn muốn kể lại,
lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận
lỵ, khi đi
ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên
tai. Đó là
lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh
tưởng
tượng về cô bạn đều có thật. Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ
của thiên
nhiên, vẻ gớm ghiếc của số mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự
thông
cảm. Sau mặt nạ đầy hăm dọa của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt
khác, một cuộc
đời khác, đúng không, đúng không?...
Tự
Truyện
Trăng ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ
ấu mãi?
Lý thuyết Tiểu thuyết
Gấu đọc nó, ngay khi vừa mới lớn, khi lãnh
tiền UPI lần đầu tiên, cũng khoảng 1963, ngay sau khi ông Diệm bị làm
thịt, báo chí Mẽo đua nhau lập mạch viễn ký, vô tuyến viễn ảnh.
Bản trên do một ông bạn
tặng. Coi ngày tháng mua, tại Montreal cho thấy, nó ra lò cùng một đợt
với cuốn Gấu mua tại Sài Gòn.
Lần về VN, gặp NN, thấy ông ca cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết
của Kundera quá, bèn buột miệng, thua xa Lukacs!
Về lại Canada, thấy bán ở một tiệm sách Tây độc nhất tại Toronto,
bèn mua, và gửi tặng.
Chính vì đọc Lukacs, mà Gấu tan vỡ mộng viết tiểu thuyết, vì, cứ tưởng
tuợng ra được một cuốn nào, là đã có nằm sẵn trong bảng tuần hoàn Lý
thuyết tiểu thuyết của ông!
Trước
1975 ở Miền Nam, học
tiếng Mẽo chỉ để đi làm bồi, bởi thế, không có tay nào rành văn hóa
Mẽo.
Phải tiếng Tây cơ. Gấu cũng thế, vốn tiếng Mẽo làng nhàng, từ hồi học
trung học
Nguyễn Trãi Hà Nội, cuốn sách tủ là cuốn trên đây. Khi qua được trại tị
nạn Thái
Lan, chỉ tới lúc đó mới có ý định học tiếng Mẽo, để… viết văn!
Chính
là do đọc
Steiner mà Gấu lại viết trở lại. Gấu đã lèm bèm về chuyện này nhiều lần
rồi.
*
Nhớ, giấc mơ học tiếng Tây thưở đầu đời, chỉ để có thể viết được một lá
thư
bằng tiếng Tây cám ơn một ông Tây thuộc địa, chồng bà cô, người đã nuôi
Gấu ăn
học, những ngày ở Hà Nội. Ông Tây này đúng là người đã nhìn ra Gấu.
Không có
ông là không có Gấu. Khi bà cô thương tình thằng cháu mồ côi, kêu về
nhà, cho
ăn học, bà cũng không nghĩ gì nhiều đến tương lai thằng cháu mình, chỉ
đến khi
ông Tây, chồng bà gật gù khen ngợi thằng bé nhà quê thì bà mới quyết
tâm cho
cháu học nên người. Khi Gấu học ở Sài Gòn, hàng tháng bà vẫn gửi
tiền về.
Ui chao, khi đọc lá thư của bà cô, mày viết tiếng Tây mà tao cũng đọc
được, mới
sung sướng hạnh phúc làm sao.
Bà cô Gấu, me Tây mà, nói tiếng Tây nhưng đâu có viết được tiếng Tây.
Tiếng
Việt, chỉ đến khi bà sắp sửa đi Tây, những ngày 1954 tại Hà Nội, bà mới
kêu
thầy tới nhà dậy, để viết thư gửi về cho chùm khế ngọt!
Nhưng cái giấc mộng viết văn bằng tiếng Mẽo của Gấu quả là một giấc
mộng tuyệt
vời!
Khi ở trại tị nạn, Gấu mới bắt đầu học tiếng Mẽo! Trước đó, nói tiếng
Mẽo, chỉ
đủ để làm bồi Mẽo.
*
Có thể nói, giấc
mơ viết văn bằng tiếng Mẽo của Gấu chấm dứt, đúng vào buổi tối hôm đó,
ở một
thư viện Toronto, vô tình cầm lên của Ngôn ngữ và Sự Câm Lặng của
Steiner, và
cũng đúng lúc đó, ý tưởng của Tolstaya sống dậy: Chủ nghĩa CS không
phải từ
trên trời rớt xuống trúng đầu dân Nga, mà nó đã từ những từng sâu hoang
vắng
của lịch sử Nga sống dậy, cái tư tưởng, “người Nga không ăn thịt mà ăn
thịt lẫn
nhau” áp dụng cho xứ sở của giống dân Yankee mũi tẹt thì cũng mắm xốt
kít. Gấu
tự bảo mình, chuyện viết văn bằng tiếng Anh tiếng U đếch phải việc của
mày, việc
của mày là phải làm sao cho bao nhiêu triệu con người của cả hai miền
không chết
một cái chết tức tưởi, mờ ám vì cái nước sơn son mạ vàng: chiến tranh
giải phóng,
thống nhất đất nước. Họ chết là vì Cái Độc, Cái Ác, Cái Dã Man Tàn Nhẫn
của một
miền đất.
G. K. Chesterton
famously remarked of Dickens’s characters that they were “immortal
souls who
existed whether he wrote of them or not”, “creatures who were more
actual than
the man who made them”
G.K. Chesterton có
một nhận xét thật bảnh về những nhân vật của Dickens, "chúng là những
linh hồn bất
tử, cho dù ông ta có viết về chúng hay là không”, “những nhân vật thực
hơn cả
người làm ra chúng”.
Tuyệt.
Gấu cũng muốn hậu
thế có cùng cảm nhận như vậy, về BHD của Gấu!
Hậu thế.
Bây giờ
thì khỏi.
Bởi là vì, một độc giả Tin Văn đã từng gật gù, ngoài những
trang viết
về BHD, còn lại thì là đen thui.
Nhưng, BHD mà chẳng
đen ư? Gấu tính hỏi lại.
*
Vẫn đọc anh đấy
chứ . Mừng anh vẫn nhiều energy , và vẫn chứa chan tình cảm .
K
*
Nhắc tới
Chesterton, vì Gấu mới tha về từ một tiệm sách cũ một cuốn của ông, nhân đọc lời giới thiệu, thấy thú quá.
Trước
1975, là một chuyên
viên kỹ thuật của Bưu Điện, Gấu coi chuyện viết văn là chuyện ở ngoài
cõi đời
thường, ngày hai bữa đi làm kiếm tiền nuôi thân, nuôi gia đình. Trong
sở, trừ
một số thật thân, ít người biết Gấu làm nghề vụng trộm đó.
Nói vụng trộm, là cả với gia
đình, người thân. Mỗi lần viết, là phải đợi cho vợ con đi ngủ hết, mình
cũng
giả đò đi ngủ, và sau đó, len lén dậy, len lén ra bàn, bật cái đèn nho
nhỏ, ánh
sáng vừa đủ chiếu trang giấy, và sau đó, rị mọ viết. Khi đã nhập, chẳng
còn
biết mọi chuyện xung quanh, có khi Gấu Cái đứng ngay trước mặt, Gấu Đực
tui
cũng chỉ nhìn trân trân, không ý thức, không cảm giác, không nhận ra là
ai. Đó
là những lúc đang lên đồng, đang nhập đồng.
Còn khi chưa nhập, bị bắt gặp
tại trận đang làm cái việc vụng trộm đó, Gấu bực lắm. Cáu lắm. Gắt
nhặng lên.
Chính vì vậy, khi tờ Tin Sáng
của đám cách mạng 30 tháng Tư đăng danh sách những nhà văn phản động
đồi truỵ,
hình như chừng một tháng sau ngày 30 tháng Tư, Gấu chẳng hề biết, cho
tới khi
một anh bạn cùng sở dí tờ báo vào mặt, cười cười, bỏ đi. Đọc, Gấu thực
tình bị
choáng. Ngạc nhiên vô cùng. Cảm phục vô cùng, về cái sự tài ba của VC.
Và cũng
rất ư là bị sợ vô cùng.
Cái danh sách nhà văn phản
động đồi truỵ đầu tiên đó, như Gấu tui còn nhớ được, gồm có 12 tên. Gấu
đứng
hàng thứ 7, với tập truyện ngắn độc nhất Những Ngày Ở Sài Gòn.
Đám Sáng Tạo chiếm gần hết
danh sách.
Làm sao "nó" biết
mình viết văn? Làm sao "nó" có được Những Ngày Ở Sài Gòn? Đâu có còn
cuốn nào?
Bí mật về "nó", mãi
sau này, khi ra hải ngoại, tôi mới "ngộ" ra được.
Lần gặp lại ông cậu sau giải
phóng, ông cho biết, ngay từ trước 1975, ở Hà Nội, ông có đọc báo chí
Nguỵ, có
lần đọc thấy tên Nguyễn Quốc Trụ, trên tờ Điện Tín, ông đoán ra ngay,
đây là
thằng cháu của mình.
Cú sút thần sầu của
Andres Iniesta vào phút cuối của thời gian bù giờ làm tan biến giấc mơ
của Chelsea dự chung kết cup
Champions League lần thứ hai.
BBC
Nham
nhap tu do khi gap lai
Bao Ninh và cuon tieu thuyet sap "ra lò"
Câu kết của bác
Bảo Ninh, thật là tuyệt cú
mèo!
Bảo Ninh by Việt
Chiến
Có vẻ như ngôn ngữ
"anh Hai" (1)
của Gấu đang xâm nhập thoải mái nhiều trang net!
Nào là tuyệt cú mèo, thần sầu,
thần cú, phán, đại gia…. Toàn là chữ của Gấu!
Lẽ dĩ nhiên, trước đó, đã từng
có người dùng rồi, nhưng trên giấy, thí dụ như Duyên Anh [từ ‘tuyệt cú
mèo’ hình
như là của ông], nhưng trên net, Gấu là người đầu tiên!
Trang Tin Văn
có mặt trên
net trên 10 năm rồi, kể cả thời gian tá túc tại VHNT của PCL.
Tuy
nhiên, có một từ, đếch anh nào chị nào dám đụng tới.
Đó là từ.... YMT.
(1)
1.12.2004
Vũ
Tuấn Hoàng
Về bản dịch J. Brodski
Tôi dịch theo bản gốc là tiếng Nga và có tham khảo cả bản tiếng Anh
trên trang
web của Uỷ ban giải thưởng Nobel. Phải nói rằng, câu đầu tiên là câu
khó nhất
trong toàn bài. Khi đối chiếu bản tiếng Nga và bản tiếng Anh, tôi đã
thấy có độ
sai nhất định, thí dụ như trong tiếng Nga, tác giả dùng cụm từ “Kẻ
không gặp
may cuối cùng” thì bản tiếng Anh là “Total failure”… từ đó dẫn đến
việc, những
người chỉ biết tiếng Anh sẽ hiểu xa bản gốc đi một chút.
Còn về việc “đảo lộn tứ lung tung” như anh Nguyễn Quốc Trụ nói thì tôi
cũng xin
được giải thích như sau: Các dịch giả khác nhau sẽ có những bản dịch
khác nhau.
Theo tôi, dịch là một quá trình đi tìm sự thoả hiệp giữa hai ngôn ngữ,
giữa hai
nền văn hoá. Tôi hoàn toàn có thể dịch đúng theo trật tự như bản tiếng
Nga,
nhưng vấn đề là làm sao cho không bị Tây hoá mới là cái quan trọng. Một
đặc thù
của tiếng Nga là: Trong một câu, nếu tác giả muốn nhấn mạnh vào từ nào,
cụm từ
nào, thì thường đặt chúng ở cuối câu chứ không đưa lên đầu như tiếng
Việt. Bởi
vậy tôi đã chọn phương án dịch chủ ngữ trước.
Tôi đã xem kỹ phương án dịch của anh Trụ: “Làm một kẻ cà chớn trong chế
độ dân
chủ là số dách, không được vậy, thì làm kẻ tuẫn đạo, hoặc khốn nạn hơn,
làm kẻ ngồi
trên đầu nhân dân”. Tôi không thích ngôn ngữ kiểu “anh Hai” như vậy.
Chính
Brodski đã phản đối đưa ngôn ngữ đường phố vào văn chương, và ngược
lại.
[talawas]
Về cà rem của cà rem
Ta
tha thứ cho mi, vì mi có nhiều kẻ thù quá!
BHD phán, từ phiá bên kia vọng qua!
Nhớ,
hồi mới quen BHD, về khoe nhặng với bạn C. trong Thất Hiền, bạn
gật gù thông báo với cả bọn, Thánh nữ đó, mỗi lần Thánh nữ phán, là một
Thánh ngôn đối với bạn Gấu ta!
Còn
bà cụ C thì lắc đầu, nhà đó không chịu nổi một thằng như mày đâu!
Ông anh bèn cãi lại, nó lấy con H. chứ đâu phải gia đình con H. Mày cứ
lấy
nó đi, đem nó ra khỏi cái gia đình đó, là đại phúc cho con H đấy!
Ui chao, đúng ra, ông phải nói, đại phúc cho thằng Gấu chứ!
Mày lấy nó đi.
Ôi sao đơn giản như thế mà Gấu không làm được!
Về
già, nghĩ
lại, mới thấm đòn, tại sao ngày đó ngu thế. Vừa mới nghe em nói bây giờ
H hết lãng
mạn rồi, là điên lên, may là chưa tát tai cho em một cái, đúng như
DP, thằng bạn của
thằng em trai đã tử trận, khi đọc đoạn chạy theo em ở nơi cổng trường
Đại Học
Khoa Học:
-Gặp tay em là
em bạt tai cho vài cái rồi!
Sau
này, nhớ lại Maugham, nhớ ra cái mẹo của cô gái ở trong một
truyện ngắn
của ông, khi tìm cách tống cổ ông Phó Vương ra khỏi nhà, thì mới vỡ ra
rằng, BHD
cố tình nói như vậy, để tống cổ Gấu ra khỏi gia đình của cô, tránh cho
Gấu cái
khổ, phải dạ dạ vâng vâng thưa Bố, với ông bố vợ Bắc Kít!
Một mình em gọi ông ta là Bố là quá đủ rồi!
*
Ta
tha thứ
cho mi, vì mi ngu quá, không hiểu lòng ta. Ta không muốn mi phải gọi
cái ông bố
của ta là bố, nên đành phải từ chối tình mi.
Mi vừa ngu, vừa kiêu ngạo, vừa bướng bỉnh, vừa quá yêu ta... Chỉ cần ta
giả đò lắc đầu, là mi bỏ đi, ta biết trước như vậy...
Ui chao, sao mà khôn như thế, đúng là Gái Bắc Kít!
*
Trong Lục Mạch
Thần Kiếm, A Châu có tài hóa trang thần kỳ, đóng giả vai Kẻ Đại Ác Đoàn
Chính
Thuần, chịu chết dưới Giáng Long Thập Bát Chưởng của người yêu là Kiều
Phong,
trong khi ngắc ngoải, nằm trong lòng Kiều Phong, nghe người yêu gặng
hỏi, tại "nàm"
sao mà nàng phải "nàm" như vậy, à, thôi ta hiểu rồi, nàng sợ ta đánh
chết Đoàn Chính
Thuần, dòng họ Đoàn có Lục Mạch Thần Kiếm sẽ kiếm ta giết đi để trả
thù…
A Châu
mỉm cười mà đi, chàng hiểu em rồi, em chết là vì chàng, cho chàng, chứ
không vì
ai khác.
Bởi thế, mà,
qua bên kia, BHD mới ngoái lại mà nói rằng, ta tha thứ cho mi, vì cái
chuyện,
mi không hiểu lòng ta, đâu phải ta không yêu thương mi, mà vì ta không
muốn làm
nhục mi, khi bắt mi gọi ông bố Bắc Kít của ta là bố!
'Cảm tạ ông Gấu'
Wednesday,
June 10, 2009 12:27 PM
From:
To:
Kính gửi nhà
văn Nguyễn Quốc Trụ,
5, 7 năm
nay, có thể chỉ 1, 2 năm, không nhớ rõ bắt đầu đọc ông từ lúc nào, đọc
ở đâu,
nhưng cảm thấy nợ nặng, nặng nợ cùng ông từ lâu lắm nên kính gửi ông
vài lời cảm
ơn, ngộ nhỡ có thình lình đi tầu suốt, ai biết được, ngoài bẩy chục
sống nay chết
mai đâu chừng, xin ông vui lòng nhận cho lời cảm ơn của tấm lòng biết
ơn chân
thành này từ một độc giả lẽo đẽo vất vả theo ông trên giấy mực lem nhem
lẫn những
trang mạng chen chúc chằng chịt.
Học hỏi được
nhiều, cứ ung dung thuổng 5, 7% kiến thức rung cảm ông ghi đó là tôi
cũng đủ
tiêu xài đến cuối đời, lại nhận ra thấp thoáng đời cũ từ tản cư hồi cư
di cư rồi
di tản, thấy chuyện bông hoàng lan của mình trong hình ảnh bông hồng
đen, thấy
rụt rè mến phục Bếp Lửa đọc dạo nào trên xe đò đoạn đường Búng Lái
Thiêu trong
giọng ông hùng hồn ngợi khen Bếp Lửa, Một chủ nhật khác ... không dám
chửi cha
mấy thằng mấy con Bắc Kít, yankee mũi tẹt thì thỏa dạ nghe ông viết
giùm nỗi
thù hận thâm căn cố đế mang từ những trại Suối Máu, Trảng Sụp, Phú
Quốc, Xuân Lộc,
hết K nọ đến K kia, lia chia abc 123 có đủ!
Cảm ơn ông Gấu,
chúc ông vui mạnh luôn để cho độc giả ông được hưởng lợi.
Xin ông bảo
trọng.
TB: Tuần trước
tôi cũng lên Ottawa đi qua mấy chỗ ông chụp hình, hãnh diện lắm. Chỉ
tiếc uất
kim hương đã tàn cả nên lếch thếch theo con cháu lên nhà thủy tạ ăn ba
cái cọng
khoai tây chiên chua cả miệng, mệt cả người.
Phúc đáp: Đa
tạ.
Gấu
mấy bữa
nay đau nặng, thì nhận được thư bạn. Thật đỡ quá.
Khi
nào mạnh,
sẽ viết thêm.
Cho
gửi lời
cảm tạ và chúc an khang tới toàn gia đình bạn.
NQT
*
Nghe
anh Trụ bệnh nặng, thăm và chúc chóng hồi phục để còn chở cháu đi chơi
và chụp
hình, và nhất là viết cho thiên hạ đọc .
Cám
ơn đã đọc sách giùm, nhất là đọc và đem về những tản mạn cũng như những
bài
viết thú vị lấy từ các trang mạng và blogs .
Nhân
vụ ông già 88 tuổi James Von Brunn xách súng vào Holocaust Museum
ở
Washington D.C.bắn chết người mới thấy rằng lòng thù hận
không hạn
tuổi . (1)
Chúc
khỏe ,
K
*
Tks,
both of U.
Bịnh hết rồi, nhưng còn yếu xìu. Hết còn khoẻ và viết như trâu [chữ của
O]!
NQT
(1)
"It's
better to be strong than right," he said in one of his dark screeds
online, "unless you like dying. Crowds hate good guys."
Một ông bài Do Thái vô Bảo Tàng tưởng niệm Lò Thiêu xả súng bắn tưới.
"Bạn phải mạnh, không cần bạn phải đúng. Không lẽ bạn thích chết, bị
người ta
giết? Đám đông ghét thiện nhân."
*
Nhân bạn đọc Tin Văn
nhắc tới Bếp Lửa.
Sartre
mê làm
cách mạng, nhưng khi có dịp, ông lại để lỡ: Trong Buồn Nôn đã manh
nha những
điều sau này được đám tiểu thuyết mới phát triển.
Gấu đã từng
phán thật hách như thế về Sartre, trong Đọc
Bếp Lửa
của TTT. Từ hồi 1973.
Ra ý, Bếp Lửa cũng chịu đựng cùng một số phận như Buồn Nôn.
Về già, đọc
lại, Gấu sợ quá, làm sao mà hồi đó liều lĩnh như thế?
Nhưng, tuyệt
vời thay, đúng y chang.
Post sau đây, những lời tự thú của đám tiểu
thuyết mới:
IV.
LA
NAUSÉE LUE PAR LES ROMANCIERS DU SECOND
DEMI-SIÈCLE.
Trong
có một, ‘tuyệt vời thay’ tiên đoán y chang, số phận của cả một nền văn
học Mít
sau 1975: chuyên sản xuất, dịch thuật, toàn những thứ sách tồi, theo
nghĩa, vô
dụng.
Ai phán, bảnh như thế?
Le Clézio, Novel văn chương Tây:
L'efficacité d'un livre tel que La Nausée n'est pas celle d'une œuvre
de
vulgarisation; ce qui est exprimé là n'est pas une facilité, ni un
système.
C'est un accord parfait entre Sartre et le monde, un accord tel que
seule la
vie réelle pouvait le fourrnir. Sartre a vécu La Nausée, et il fallait
qu'il
l'écrive. Nous vivions La Nausée, et nous devions lire ce livre. Cette
double
expérience et cette double nécessité sont les véritables raisons de
cette
œuvre. C'est cela la force de l'écriture de Sartre, et cela sa vertu.
Les
mauvais livres sont peut-être avant tout des livres inutiles. Et le
génie est
peut-être tout simplement la plus grande adhésion au contrat social.
Những cuốn sách dở có lẽ, trước tiên, chúng là những cuốn sách vô dụng.
Văn chương trong nước, viết, đọc, dịch... đều cố tránh cái điều mà
Clézio gọi
là 'la plus grande adhésion au contrat social'.
Đám hiện sinh gọi là, [tránh] 'xuống thuyền'.
Chính
vì thế mà cả một nền văn chương trở nên vô dụng!
*
[Note: "Bếp Lửa Ottawa", là từ
ý này]
Note:
Bài viết này, nhờ Thư Quán của thi sĩ THT mà có được.
Lấy từ internet. Tks. NQT
Lần đầu đăng trên Tập san Văn chương. Sau
Văn đăng lại khi ra số
đặc biệt về TTT. Nhờ vậy mà còn.
Bài đăng trên TSVC có tên là Bếp
Lửa trong văn chương.
Không có khúc viết về thơ TTT.
Joseph Huỳnh Văn, tổng thư ký TSVC, thú bài này lắm.
Mày viết bài này là vì tao là
TTK, nếu không, đếch viết có phải
không?
Đúng như thế. Lúc đó, Gấu mê Cô Ba quá, chán mọi chuyện, không chỉ văn
chương.
Nay đăng lại, để nhớ bạn hiền, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.
Anh biểu, với một thằng đàn em, cũng nhà thơ: Tội thằng Trụ, nó nhiều
tình cảm
quá mà lụy một đời!
*
Bà Trẻ Gấu, người đã nuôi Gấu ăn học, đã cấm Gấu không được làm cái
nghề đánh
người, cũng nhận xét y chang về thằng cháu: Mày đi tu được đấy, nếu
không quá
lụy vì tình!
Thì BHD cũng phán y chang, thứ tình yêu đầy những passion, [em xài
tiếng Tây],
của anh đó, em không có.
Em "iêu" anh vì tội anh quá!
Ui chao, sao có người ngu như
thế, cô bạn "chửi": Vừa
nghe đến tên tui, vậy mà đã mê rồi, đã yên chí, đây là "cô bạn" của
mình rồi, thì đúng là cù lần!
Chờ đợi hàng hàng kiếp kiếp, chỉ để gặp tui, nhìn thấy tui, vậy là bõ
công chờ
rùi, thì đúng là đại cù lần
*
Biển
Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Sóng đẩy biển lên
cao, khi
xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả
Cát ở đây được con người chở từ
đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này
Số phận còn thua hạt cát.
Hàng cây trong công viên bên
đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của
biển...
Gấu
viết bài Bếp Lửa trong văn
chương, đúng là vì Joseph Huỳnh Văn
là tổng thư ký Tập San Văn Chương, để kỷ niệm sự gặp gỡ, nhưng nếu
không gặp
Joseph Huỳnh Văn, không thể viết được bài này.
Trong một lần lèm bèm về bài
thơ Biển, Gấu có khoe, lần được đi
thăm bãi biển Wasaga, và anh bạn dẫn đường đã nói về sự tích bãi biển
giả của
nó. Người ta đem cát ở đâu đến chỗ này đổ xuống, thế là thành cái bãi,
để móc
tiền cư dân thành phố Toronto.
Bài thơ được thành hình ở trong đầu Gấu, khởi từ ý tưởng đó.
Bài viết về Bếp Lửa cũng vậy. Lần đó,
theo Joseph đi gặp Đỗ Long Vân, khi
đó là anh lính truyền tin tại Đài Phát Tín Phú Lâm, xin bài viết Truyện
Kiều
ABC. Hình như Gấu đứng ngay đó, đọc loáng thoáng, vớ được câu này:
Cái mới nếu có chẳng qua là ở
trong một cách
đọc…
Và
Gấu biết, bài viết kể như
xong: Ta sẽ đọc Bếp Lửa ở mức không
độ của nó, vứt mẹ tất cả vào xọt rác, nào ý thức lạc loài, nào thân
phận nhược
tiểu, nào Malraux...
Trong một lần đi cùng NTiV lên
Montreal, nhậu với một tay chuyên
về điện ảnh, tay này cho biết, có một người bạn không hề bỏ một bài Tạp
Ghi nào
của Gấu [khi đó viết cho NMG, trên tờ Văn Học], nhưng Gấu đoán, ông bạn
này là
chính ông ta.
Trong lúc nhậu, chủ nhà hỏi
Gấu, anh viết một bài viết như thế
nào. Và Gấu trả lời, tất cả những bài viết của Gấu đều là cóp nhặt, đều
là kết
hợp của đủ thứ hầm bà làng, cho đến khi Gấu có được một cái "vision"
choàng lên tất cả.
Với bài Biển, "vision" của nó, là chi tiết về cát.
Với bài Bếp Lửa, cái vision của Gấu chiếu về cuốn của Barthes: Độ
không của
cách viết
Bài
viết Bếp Lửa kết thúc bằng câu:
Người ta có thể đọc hoài một cuốn sách, nhưng không chỉ có một cách đọc
cuốn
sách đó.
Nếu người viết có một "viễn ảnh" về bài viết, khi viết, thì người đọc,
cũng có một viễn ảnh, về bài viết, khi đọc.
Đọc một bài thơ, bài văn, như thế nào?
Hãy đọc nó, như là một viễn ảnh, của riêng bạn, về nó.
Và như thế, viễn ảnh còn là chìa khoá, password của riêng bạn, để mở ra
bài
viết
Có lẽ, chẳng ai có thể dậy bạn, đọc một bản văn.
Có thể, có những gợi ý, nhưng đọc nó như thế nào, là tùy ở bạn.
*
"Ai điếu một nền văn
chương
vô dụng", liệu có thể chôm NMC và đi một đường như vậy chăng?
Nhưng ai điếu kiểu này thì bực mình lắm đấy!
Ngay cả những
khi mấy đấng Yankee mũi tẹt bàn về Camus, [Tôi chọn Camus!], hay dịch,
tán tỉnh
về Kundera, về Kafka… nhảm cả đấy! Ấy là vì toàn tán tỉnh theo kiểu vô
dụng
cả, nghĩa là không tìm cách cho nó dính với da thịt Mít, vào cái
“contrat
social” Mít.
Hay lập lại những gì mũi lõ phán.
Nhục thật!
From:
Tien Dang
Subject: Tham hoi.
To: "nguyenquoctru" <quocoai_sontay@yahoo.com>
Date: Sunday, June 14, 2009, 6:04 AM
DT gu+i
NQTru:
...
Chuc
su+c khoe tot,
Chu
nhat vui,
Than
Dang
Tien
Note:
Ui
chao, Gấu lèm bèm về cái vụ bạn hiền bưng thơ về trong nước bị đám tai
trâu chê,
tưởng bạn giận, dè đâu không, chẳng thú sao?
Tks. NQT
|
|