Notes
1
|
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Vị độc giả,
order, hãy post lại bài viết từ năm 1973 về TTT, đăng trên tờ Văn, số
đặc biệt
về nhà thơ, và, sau khi đọc, mail cám ơn, rồi đưa ra nhận xét, hồi "còn
con nít" mà đã viết như thế, thì khủng khiếp quá!
Nhưng ông để thêm một câu, thật đau như hoạn:
Và bây giờ, ông Gấu
già, từng trải, đọc thiên kinh vạn quyển, phục sinh, sống hết cuộc đời
thứ
nhì, sắp ngỏm lần thứ nhì rồi.. .. thì cũng không thể nào viết như thế
được!
Vị độc giả còn
đưa ra nhận xét, người ta cứ nói ông Gấu coi TTT là thần tượng, nhưng
đọc bài
viết, thì mới thấy, chưa người nào đập TTT đau như thằng em của ông!
Chứng cớ: Bếp
Lửa là một cuốn tiểu thuyết thất bại, như cuốn La Nausée cũng đã từng
thất bại,
chính là vì tác giả của chúng lo làm cách mạng, nhưng có dịp mần cách
mạng, thì lại để
lỡ!
Ui chao, nhận xét của
vị độc
giả làm Gấu giật mình, đọc lại bài thì ra quả là như vậy!
Nhờ đọc lại bài viết, Gấu còn
nhận ra một nhận xét thật là tuyệt vời của Le Clézio về cuốn La Nausée
sau được
đưa vào hồ sơ cuốn này. Hoá ra là, Gấu đã từng đọc Le Clézio cũng từ
hồi mới lớn,
vậy mà.. quên!
*
L'efficacité
d'un livre tel que La Nausée n'est
pas celle d'une œuvre de vulgarisation; ce
qui est exprimé là n'est pas une facilité, ni un système. C'est un
accord
parfait entre Sartre et le monde, un accord tel que seule la vie réelle
pouvait
le fourrnir. Sartre a vécu La Nausée, et
il fallait qu'il l'écrive. Nous
vivions La
Nausée, et
nous devions lire ce livre. Cette double expérience et
cette double nécessité sont les véritables raisons de cette œuvre.
C'est cela
la force de l'écriture de Sartre, et cela sa vertu. Les mauvais livres
sont
peut-être avant tout des livres inutiles. Et le génie est peut-être
tout
simplement la plus grande adhésion au contrat social.
Le
Clézio.
Đừng mong
chuyện phổ biến, khái quát hoá, hiệu quả của một cú đánh, của một cuốn
sách,
như cuốn Buồn Nôn,
La Nausée.
[Vậy mà mấy anh chị Mít vưỡn nhìn ra kinh nghiệm "Buồn Nôn", ở một Cô
Tư
miệt vườn Cà Mâu!].
Điều được diễn giải ở trong đó, thì không có chi là tự nhiên, hay liên
quan tới năng khiếu, và cũng chẳng mắc mớ tới hệ thống.
Đây là một sự
thoả thuận - một cái “deal”, như danh từ thời thượng bi giờ - giữa
Sartre và thế
giới, một sự thoả thuận mà chỉ đời thực mới có thể cung hiến. Sartre đã
sống La
Nausée, và ông phải viết nó ra. Chúng ta đang sống La Nausée, và chúng
ta phải
đọc nó. Cái kinh nghiệm kép này, và cái sự cần thiết kép này, chúng là
những lý
do đích thực của tác phẩm. Đó là sức mạnh của cách viết của Sartre, và
phẩm hạnh
[tiết tháo, chữ của Đặng Tiến dùng, để chỉ TTT] của ông.
Những cuốn sách
dở, trước hết, có lẽ là những cuốn sách vô dụng. và thiên tài, biết đâu
đấy, giản
dị chỉ là sự gia nhập lớn lao vào cái khế ước xã hội.
Nhìn như thế, cả
một nền văn chương trong nước, thì là… vô dụng, bởi vì có anh chị nhà
văn nào dám
gia nhập vào cái khế ước xã hội đâu?
*
Bạn đọc đoạn trên, rồi đọc TTT, khi ông trả lời Le Huu Khoa.
Trong
Thơ giữa chiến tranh và trại tù - một bài trả lời phỏng vấn, in
trong tập Mảng
Lưu Vong, La Part d'Exil, nhà xb Đại học Provence, 1995 (1) - ông đã
nói về Bếp
Lửa, "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn
lựa miễn
cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn
cách mạng.
Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong
khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân
vật
trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt
của lịch
sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.
Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp
nối Bếp Lửa. Ung
Thư là chấp nhận giữa "vô thường", và chút hơi ấm của nỗi chết
(l'existence de notre acceptation entre la vanité et la tièdeur de
mort). Cuốn
sách chẳng bao giờ được in ra..."
TTT đã sống Bếp Lửa, ông phải viết nó ra...
Tuy nhiên, cái deal giữa TTT
và xã hội, thì như ông đã từng phán:
Chúng nó làm Cộng Sản
Chúng ta làm tù nhân.
Và nếu như thế, thì
ông đã hiểu ra rằng, lịch sử của Miền Nam, “lại”
bắt đầu, khi những đứa con của nó đi vô Trại Tù:
"La vie humaine commence de l'autre côté du
désespoir" Sartre
["Cuộc sống của con người bắt đầu ở bờ bên kia của sự tuyệt vọng"].
Sartre (1)
Thơ ở đâu xa
là từ kinh nghiệm đó.
(1)
Bernard
Kouchner, chủ tịch Hội Y sĩ không biên giới, trích dẫn làm đề từ cho cuốn
viết về tị nạn, Sự bất hạnh của những người khác, Le
Malheur des
Autres.
*
Khi
Adorno nói, sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn
nói, theo
như tôi hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có thơ, thì phải có Auschwitz trong cái
gọi là
thơ đó.
Elfriede Jelinek
Nhật Ký Tin Văn
Nhật
ký. Câu của Camus, hóa ra là từ Énigne: Tôi lớn lên cùng những đứa cùng
tuổi,
cùng tiếng trống Đệ Nhất Chiến, và lịch sử, từ đó, không ngừng chỉ là
sát nhân,
bất công hay bạo lực. (1)
(1) Gấu check lại, không phải. Trong L'énigne không có câu văn này.
Không hiểu nguyên văn của nó là như thế nào! Đây là một
trong những câu văn chìa khóa, thuở mới lớn, để mở cánh cửa hiện sinh.
Marx thì có câu này: Bí mật của vô
sản là cái chết của tư bản.
Gấu
tới Xứ Lạnh ngày 18 Jan, 1994. Những dòng trên, Tháng Ba, chắc là những
dòng đầu tiên viết trên xứ người.
11
Tháng Ba 94. Đọc Phản Hồi ký [Malraux], một trong những cuốn đầu tiên
mua tại một tiệm sách trên đường College St. Tiệm này sau bị dẹp.
Sinceriy...
Sự chân thực ở trong Bếp Lửa của TTT, ảnh hưởng Dos. Sự sáng suốt của
thế hệ tiếp theo [tức thế hệ Tâm, so với ông Chính, ông bố dượng], ảnh
hưởng Camus.
*
Old
dogs
have more dignity
Comfort them
since you pity them
Chó già giữ giá
An ủi chúng, khi cám cảnh chúng.
Beckett: Waiting for Godot
Mùa Đông
Con
chó đen đùa với bãi tuyết
Người đàn ông đi hết mùa Đông
Cây khắc nét khô vào nền
trời xám
Nghe nói mùa Thu ở đây đẹp
lắm
Tụi mình chạy xe đuổi theo lá đổi mầu
Trên
xa lộ
Trong thơ Nguyễn Du
Trong hạnh ngộ.
Lạnh,
Hai vợ chồng ôm cặp
Đứng đợi xe
Ở đầu ngã tư
Cuối cuộc đời
Học giùm mấy
đứa con còn kẹt lại
Tuổi năm mươi gấp sách lại đứng nghe
Đi
trong gió
Nỗi nhớ
Sài-gòn buốt trên đầu ngón tay
|
|