Nhật
Ký
Nhật Ký 30 Tháng 9, 2003
Việt Nam: The Best Book?
Cuốn sách hay nhất viết về
Việt Nam,
theo Jonathan Mirsky,
trên tờ Điểm Sách Nữu Ước,
NYRB, số đề ngày 9 tháng Mười 2003, là cuốn vừa mới xb:
Chiến Tranh Việt Nam: Cách Mạng và Thay đổi xã hội tại đồng bằng
sông Cửu
Long, 1930-1975
của David W.P. Elliott. Nhà
xb M.E. Sharpe, hai tập, 1,547 trang, giá 140 US.
Học giả, nhà phê bình nổi
tiếng thế giới Edward Said đã mất
Tin Văn sẽ giới thiệu bài
viết của E. Said, trên tờ Thế Giới Ngoại Giao, Le Monde Diplomatique,
số Tháng
Chín, 2003: Chủ Nghĩa Nhân Bản, Thành Lũy Cuối Cùng Chống Lại Sự Man Rợ.
[L'humanisme, dernier rempart
contre la barbarie].
Ao ước hiểu biết những nền
văn hóa khác sẽ gạt bỏ ra ngoài mọi tham vọng thống trị. Nhân bản là
như thế
đó. Nếu không, sẽ là man rợ.
[... la volonté de comprendre
les autres cultures exlut toute ambition dominatrice. Là est
l'humanisme. Sinon
la barbarie l'emporte.]
Đọc bài: Phỏng Vấn E. Said đã
đăng trên Tin Văn
Sau
Thơ Hiện Đại, bị đối xử
phân biệt bởi trò thờ phụng khẩu cà
nông [male cult], tới lượt truyện ngắn bị đe dọa. Tờ TLS, 12 Tháng
Chín, 2003,
mục Sổ Tay cho biết, Tháng Mười 2002, đã có một "hội nghị khẩn cấp"
tại Newcastle, gồm nhà văn, nhà biên tập, nhà khoa bảng, và "những
chuyên
gia văn chương", để bàn về "làm thế nào chiến đấu chống lại nạn phân
biệt đối xử đối với hình thức nghệ thuật này, một chủng loại đang có
nguy cơ
diệt chủng. Có cả website:
Hãy cứu lấy truyện ngắn của
chúng ta: saveourshortstory.org.uk
Trong bài Ê Đi Tô, Val
McDermid viết:
Short stories matter. For
most of us, the short story is where our relationship with narrative
begins.
Fairy tales, children's stories, myth - it all comes in the form of
stories
whose apparent economy disguises layers of meaning and complexity that
resonate
in our heads and hearts for lifetimes.
Truyện ngắn, chính nó đó. Bởi
vì với hầu hết chúng ta, truyện ngắn là nơi chốn mà liên hệ của chúng
ta với
[thể văn] tự sự bắt đầu....
Oct 9, 2003
JM COETZEE (1940-)
Nobel Văn Chương 2003
Thông báo báo chí của Viện
Hàn Lâm Thụy Điển
Trong khi thám hiểm, khai
phóng sự yếu đuối, và thất bại,
Coetzee làm bật ra cái chất
thiêng, cái chất huyền, cái gọi là yếu tính của con người.
Những Kỳ Tích Về Walter
Benjamin
John Maxwell Coetzee sinh
tại Cape
Town (Nam
Phi) ngày 19.2.1940. Học tại Đại học Cape Town
và sau đó tại Đại học Texas, lấy bằng Ph.D (1969), và trở lại Nam Phi
năm 1972,
dậy Anh ngữ tại Đại học Cape Town. Tiểu thuyết gia, nhà phê bình, dịch
giả;
những cuốn tiểu thuyết của ông là về hậu quả của chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc.
Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, thực ra là hai truyện vừa,
"Dusklands" (1974), ông đối chiếu sự hiện diện của người Mỹ tại Việt
Nam với những người Hòa Lan đầu tiên định cư tại Nam Phi. Trong lịch sử
31 năm
của giải thưởng văn học The Booker, ông là người đầu tiên hai lần đoạt
giải,
lần thứ nhất vào năm 1983 với cuốn "Đời và Thời của (Life and Times of)
Michael K.", và năm 1999, với cuốn "Disgrace" (Nhục nhã). Và bây
giờ, là Nobel văn học 2003.
"Cũng không mệt lắm
đâu."
Coetzee là một con người ít
nói, lạnh lùng, theo một số sinh viên của ông. Giles Foden, deputy
literary
editor của tờ Guardian kể, tuy không quen, nhưng có gặp Coetzee vài lần
trong
năm. Một lần gặp tại ghế sau một chiếc taxi, vào năm 1955, khi ông vừa
nhận
giải The Irish Times's international fiction prize. Trước đó, ông đã
lãnh bộn
rồi.
"Ông chắc thấy mệt với
chuyện lãnh giải?", Giles Foden lầu bầu nói. Lúc đó cũng quá khuya rồi.
Ông chỉ mỉm cười. Đâu một lát
sau, 'cóc' mới mở miệng:
"Cũng không mệt lắm
đâu."
Nhưng có một lần, Giles Foden
nghĩ là đã nhận ra một tí, của cái gọi là 'thép trong tâm hồn', của
ông. Đó là
lần gặp trong một buổi đọc văn tại Waterstone's. Một thính giả đứng lên
hỏi:
-Ông có nghĩ, như vậy là đúng
không, cái việc chúng ta đang ngồi đây bàn về văn chương trong khi
người Mẽo
oanh tạc Serbs?
Coetzee không nói gì. Người
đó hạch tiếp:
-Liệu có một mối liên hệ nào
giữa hai chuyện đó không?"
"Thẳng thừng mà nói,
không!" Coetzee trả lời.
Tay tra hỏi kia bèn ngồi xuống.
Đã lâu, trong một cuộc phỏng
vấn trên tờ Điểm Sách Paris, Gabriel García Marquez cho biết,về cuộc
gặp gỡ
giữa ông và con bọ của Kafka, khi mới tập viết:...
"Một tối, một người bạn đưa cho tôi mượn
một cuốn truyện ngắn của Franz Kafka. Khi về phòng, tôi mở ra đọc Hóa
Thân.
Dòng đầu tiên hầu như đánh tôi văng ra khỏi giường"... Tin Văn đã giới
thiệu
bài phỏng vấn này.
Trên Người Nữu Ước số mới
nhất, đề ngày 6 tháng 10, 2003, ông kể chi tiết, ông đã viết truyện
ngắn đầu
tay dưới bùa chú của Kafka như thế nào:
"Những ngày tiếp theo,
tôi không dám tới Đại Học, sợ bùa linh của con bọ hết thiêng"...
Một người bạn của ông
"cảnh cáo": "Chắc là bạn đã nhận ra 'trouble' mà bạn dây dưa vào
rồi đấy nhé... Bây giờ bạn ở trong
'showcase' của những nhà văn được đời nhìn nhận, và bạn còn phải làm
nhiều chuyện
lắm, để xứng đáng với nó."
Ông tóm tắt, kinh
nghiệm con
bọ: Nó [con bọ] chứng tỏ cho tôi thấy, không cần thiết phải chứng minh
sự kiện.
Chắng có gì chứng tỏ một sự kiện là "thực", đối với một nhà văn,
ngoài quyền năng bùa chú của ông ta. Vẫn là chuyện người đẹp Ngàn Lẻ
Một Đêm,
nhưng không phải ở trong cái thế giới mà mọi chuyện đều có thể, mà là
thế giới
kia kia, một thế giới không thể sửa chữa, nơi mọi chuyện đều đã mất
(the
irreparable world where everything had been already lost). Tin Văn sẽ
giới
thiệu bài viết của ông, trong một kỳ tới.