Edward Said
Từ 30
năm nay, E. Said là
người phê bình văn học, giảng dậy Đại Học, và có uy tín nhất trên thế
giới
trong việc giải trừ chủ nghĩa thực dân trong văn hóa, khi đứng ở địa vị
một nhà
trí thức nhược tiểu phương Đông, phê phán văn chương, và học thuật của
phương
Tây, trong việc mô tả và trình bầy xã hội châu Phi, châu Á.
Phỏng
vấn dưới đây, do
Eleanor Wachtel thực hiện cho đài CBC Radio (Canada);
được in trong (More)
Writers & Company (nhà xb Vintage Canada, 1997).
Edward
Said không đơn giản.
Khi cố gắng mô tả ông, tôi đụng những nhãn hiệu thật chỏi nhau. Ông là
tín đồ
Ky-tô, Ả-rập Palestine;
thân phụ phục vụ trong quân lực Hoa-kỳ thời kỳ Đệ Nhất Chiến. Một nhà
khoa bảng
sống tại Mỹ trong 40 năm qua, thành viên, tiếng nói trực tiếp của Hội
đồng Quốc
gia Palestine (Palestinian National Council) từ 1977-1991; tuy nhiên
ông không
tin cậy chủ nghĩa quốc gia, lên tiếng chỉ trích Sađam Hussein và bênh
vực
Salman Rushdie.
Học tại Princeton
và Harvard, giáo sư môn văn chương so sánh, ông mê nhất, những cuốn
tiểu thuyết
trong đó ông chỉ ra, nào là chủ nghĩa phân biệt sắc tộc, chủ nghĩa đế
quốc,
cũng như tinh thần phe nhóm, địa phương.
Tiếng
tăm quốc tế của ông, là
từ cuốn Chủ nghĩa Đông-phương, Orientalism (1978), một cuốn sách gây
tranh
luận, và làm bực mình. Một cuộc khai quật, mổ xẻ thái độ của Tây-phương
đối với
Hồi-giáo và Đông-phương, và cùng với nó là điều mà Said mô tả: "một
màng
lưới phân biệt sắc tộc, nguyên mẫu văn hoá, và ý thức hệ phi nhân."
Ngoài
ra, Said còn chính trị hóa, điều vốn giản đơn được coi là "văn chương
so
sánh". Cuốn sách trở thành đề tài hội thảo, và được dịch ra 15 thứ
tiếng.
Cuốn
sách xuất bản năm 1993
của ông, "Văn hóa và Chủ nghĩa Đế quốc", đặc biệt là do tham vọng và
tính uyên bác của nó. Như một nhà điểm sách nói về ông: "Said là một,
trong số đếm trên đầu ngón tay, những nhà phê bình lớn lao, mang tính
nhân bản,
vượt biên cương, bờ ngăn".
Trong
cuốn sau, Said phân
tích tác phẩm của Austen, Thackeray, Dickens, Eliot, Kipling, Conrad,
những tác
giả khác, và khẳng định rằng: thời đại hoàng kim của tiểu thuyết Anh
mắc míu
ngay từ khởi thuỷ với sự thành lập Đế quốc Anh. Rằng biện minh cho chủ
nghĩa đế
quốc nằm ngay trong tim trong hồn giấc mơ văn hóa Tây-phương. Ông còn
đi xa
hơn. Ông nghiên cứu thật tỉ mỉ văn chương những cựu thuộc địa, và vẽ ra
bản đồ
lịch sử cuộc đề kháng, và cùng với nó, là văn chương phản ảnh cuộc
kháng chiến
đó. Ở đây, ông lại đi sâu, và xa hơn, trên cái nền của cuốn trước,
Orientalism.
Said
tiếp tục kếp hợp phê
bình văn hóa với nghiên cứu chính trị, người đọc hiển nhiên nhận ra
điều này,
trong hai bài viết năm 1996: "Đại diện cho người Trí thức
(Representation
of the Intellectual)", và "Hòa bình và Bất mãn: Những tiểu luận về
Palestine trong Tiến trình Hòa bình Trung Đông (Peace and Its
Discontents:
Essays on Palestine in the Miđle East Peace Process").
Vào năm
1992, bác sĩ phát
hiện, ông bị bệnh hoại huyết (leukemia). Bệnh chỉ làm ông cất cao tiếng
nói. Nó
cũng làm ông phải thực hiện một chuyến thăm viếng Jerusalem, nơi chốn
ra đời,
và khởi sự viết hồi ký về cuộc đời trước 1967 của ông.
Bài
phỏng vấn được thực hiện
tại văn phòng của ông tại Đại học Columbia vào ngày 26 tháng Hai, 1993;
đúng
ngày Trung tâm Thương mại Thế giới bị ăn bom.
Wachtel:
Ông từng nói, cái
nền của ông là một chuỗi những đổi dời, di xứ, và không thể vãn hồi.
Rằng cái
cảm quan ở giữa những nền văn hóa bám riết ông. Có lẽ chúng ta nên lần
theo
những đổi dời, bắt đầu bằng nơi chôn rau cắt rốn: Jerusalem,
thời Palestine.
Ông cảm thấy ở giữa những văn hóa, khi còn là một đứa trẻ?
Said:
Đúng như vậy. Tôi sinh
ra ở Jerusalem, cha tôi là từ Jerusalem, nhưng
ông thuộc mẫu người khá lạ.
Sống ở Hoa Kỳ trước khi lấy vợ. Ông trốn đi lính cho Thổ Nhĩ Kỳ, qua Mỹ
vào năm
1911 hay 1912. Họ tính bắt ông đi đánh nhau ở Bulgaria,
tôi nghĩ vậy. Lúc đó ông
16 hay 17 tuổi. Sau đó, ông gia nhập quân đội Hoa Kỳ, vì nghĩ rằng sẽ
được đi
chiến đấu chống Thổ Nhĩ Kỳ. Thực sự, ông gia nhập quân đội Canada, rồi
bỏ ngũ,
vì biết họ sẽ không đưa ông qua Trung Đông. Sau đó mới tới quân đội Hoa
Kỳ. Ông
chiến đấu ở Pháp, và bị thương ở đó. Thành công dân Hoa Kỳ. Sau chiến
tranh
chừng một năm, khoảng 1919, ông trở lại Palestine,
làm ăn chung với một người bà con. Cuối thập niên 1920, ông có một cơ
sở kinh
doanh sách vở và đồ dùng văn phòng tại Ai Cập. Tôi sinh tại Jerusalem
vào năm 1935,
khi đó cha mẹ tôi đi đi lại lại giữa Palestine, và Ai Cập. Tôi không
sống nhiều
ở Palestine, và ở bất cứ nơi nào, là vì vậy. Chúng tôi lúc nào cũng di
chuyển.
Có thể, đầu năm Ai Cập, giữa năm Palestine,
cuối
năm ở Lebanon,
nơi đây chúng tôi có một căn nhà. Lại thêm, có cha là công dân Hoa Kỳ,
tôi thừa
hưởng cùng lúc hai thứ, Hoa Kỳ và Palestine.
Tôi sống ở Ai Cập, mà không phải là người Ai Cập. Tôi cũng giống cha,
một mẫu
người phức hợp kỳ cục. Đây là hồi ức sớm sủa nhất của tôi.
Wachtel:
Ông cũng đã từng coi
mình là một thiểu số trong một thiểu số.
Said:
Cha mẹ tôi đều là tín
đồ Tín Lành (Protestants) ở Palestine.
Điều này thực sự có nghĩa, họ bị tách rời khỏi khối đa số tín đồ Ky-tô
(Christians), khối đa số này lẽ dĩ nhiên lại là thiểu số trong một xã
hội thiết
yếu là Hồi-giáo. Hầu hết tín đồ Ky-tô giáo ở Trung Đông - hay ít ra ở
vùng
Levant - là theo Chính Thống giáo Hy Lạp (Greek Orthodox), nhưng cha mẹ
tôi lại
là con cái của những người đã cải đạo, không còn giữ gốc Chính Thống
Giáo Hy
Lạp. Cha tôi, qua cha của cha tôi, trở thành tín đồ Anglican - một
Episcopalian. Má tôi - qua ông già của bà - trở thành Baptist. Đây là
một trong
những điều lý thú từ những phái đoàn truyền giáo mà ra. Khi tới
Palestine,
Lebanon, Jordan, và Syria vào những năm 1850, họ đã thất bại, không làm
sao cho
những người Hồi giáo hoặc Do-thái chuyển qua Ky-tô giáo; đây là điều họ
định
làm; thay vì vậy, cuối cùng họ chuyển những tín đồ Ky tô từ khối đa số
qua
những tân giáo mới như trên.
Wachtel:
Một đứa bé, lại ở
giữa những nền văn hoá như thế, thì sao?
Said:
Tôi phải nói sự thực,
một cách "thực thà, lương thiện nhất": thật thê thảm. Hồi ức đeo đuổi
hoài hoài, ngay từ bé: mình là thứ trôi sông lạc chợ (a misfit). Xấu hổ
trần
ai. Tôi luôn luôn bức xức về liên hệ của mình với người khác, như thể
lúc nào
cũng muốn được như họ, hoặc Hồi giáo/Ai Cập, hoặc Hồi giáo/Palestinian.
Và tôi
luôn luôn có cảm giác (mình) hoàn toàn không đúng. Cuốn sách tới của
tôi có tên
là "Không Hoàn Toàn Đúng" (Not Quite Right). Tôi luôn luôn nghĩ rằng,
mình có đây là để trả giá cái điều đó (I was being made to pay for it),
cách
này hoặc cái khác.
Tôi
quên không thêm vô một
yếu tố quan trọng: tôi luôn học, trường Anh hoặc trường Pháp. Thành thử
ngoài
vấn nạn căn cước Arab, còn chuyện do học hành mà ra. Vào cái tuổi mười
ba, mười
bốn, có thể nói là tôi biết mọi điều về lịch sử Anh, hay Pháp. Nhưng
tôi chẳng
biết gì về nơi tôi đang sống. Đó là phong cách học (style of
education). Đây là
một sự mất thoải mái thường xuyên. Gia đình tôi khu trục nó, bằng cách
tạo vỏ
bọc chung quanh chúng tôi. Chúng tôi khác biệt nhau một cách không bình
thường,
và chúng tôi - bốn chị em và tôi - mỗi đứa có những loại quà khác nhau.
Hậu quả
là chúng tôi sống trong một thế giới giả đò (a make-believe world), và
thế giới
này không có liên hệ gì tới: a/ thực tại, b/ lịch sử và thực tế nơi
chốn mà
chúng tôi đang sống.
Wachtel:
Nói chung là ông
không hòa đồng được với một số bạn bè. Như tôi được biết, khi gia đình
ông chạy
qua Cairo vào năm 1947, ông đã trải qua vài tháng tại một ngôi trường
có tên là
"Eton của Trung Đông", dành cho con nhà quyền quí, trong đó có ông
vua tương lai của Jordan, King of Hussein, và tài tử Omar Sharif.
Said:
Vào thời học chung, tôi
không biết anh sẽ là một tài tử nổi tiếng. Anh là đầu đàn trong trường,
lớn hơn
tôi bốn hoặc năm tuổi, và thường chỉ chơi với đám nhỏ như tôi. Học sinh
ở đây
được phép có thầy riêng. Và bị đòn không ít. Ngày đầu tiên tôi đã bị
đòn vì nói
chuyện trong lúc cầu nguyện. Thầy toàn người Anh, họ đều tỏ ra khinh bỉ
học trò
như tụi tôi. Luôn luôn có chiến tranh giữa hai bên. Đó là những ngày
cuối cùng
người Anh còn hiện diện tại Ai Cập, thành thử mấy ông thầy coi như họ
là những
người còn lại sau cùng, đại diện cho cả một đế quốc. Nói chung thật
không vui
vẻ một tí nào, vài năm sau (ở đây ghi là vài năm, trong khi câu hỏi,
vài tháng.
CTND), tôi bị đá văng ra khỏi trường.
Wachtel:
Tại sao?
Said:
Thì bị gán cho là hạnh
kiểm xấu, thực sự là, luôn gây rối trong lớp, chọc tức mấy ông thầy.
Bây giờ
nhìn lại, tôi có cảm tưởng những ông thầy là những người lính già mệt
mỏi của
Đệ Nhị Chiến. Nếu họ quay lưng về phía lớp học, là nó biến thành bãi
chiến
trường - chúng tôi thô bỉ không thể tưởng tượng được - và họ chỉ còn
một cách
lắc đầu. Họ là người Anh (British), và không thể hiểu những điều chúng
tôi nói
bằng tiếng Ả Rập. Một sự kiện quan trọng: khi tới nhập học, chúng tôi
được phát
một tập kỷ yếu, trong đó là những luật lệ; luật thứ nhất: tiếng Anh là
ngôn ngữ
ở trong trường, và nếu học sinh bị bắt gặp đang nói tiếng Ả Rập, hay
một ngôn
ngữ khác, người đó bị đánh đòn, hoặc bị nhốt. Bởi vậy chúng tôi nói
tiếng Ả Rập
là để tấn công thầy giáo. Ông già tôi sau đó quyết định, nếu có cố cho
tôi trở
lại trường Anh, thì cũng như không. Thế là ông tống tôi qua Mỹ, vào
một trường
thanh giáo chán không thể chịu được, ở New England.
Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy tuyết, vẻ đẹp của nó.
Wachtel:
Nhưng trường học là
một thảm họa?
Said:
Nó thật kinh khủng.
Nhưng do tôi khá khôn, lại học được, nên họ không thể đuổi. Tôi không
nói tên
trường, vì nó thật sự nổi tiếng. Bạn phải thức dậy vào giờ ma họp chợ
(ungodly
hour), và làm những chuyện như vắt sữa bò, hoặc đủ thứ chuyện "thánh
thiện" khác. Nhưng do tôi đã được cái lò Anh (the English system) huấn
luyện quá kỹ, cho nên mọi thứ đều là trò trẻ con đối với tôi. Mấy
chuyện còn
lại đều quá tệ. Vả chăng, ngay cả ở đó, tôi cảm thấy mình không hợp với
hệ
thốngỉ. Có thể là do bản chất, tôi không thích nó, hoặc trong tôi
thiếu, cái
gọi là hệ thống. Bởi vậy sau hai năm, tốt nghiệp, với điểm cao nhất,
tôi vẫn
không được ngợi khen hoặc công nhận giá trị. Khi cố hỏi, họ nói tôi
không hội
đủ điều kiện đạo đức. Và tôi chẳng bao giờ tha thứ cho họ về chuyện coi
thường
luật lệ học vấn, do chính họ đặt ra, khi phải đối diện với thành quả
của tôi.
Wachtel:
Ông coi cuốn
"Văn hóa và Chủ nghĩa Đế Quốc" như một cuốn sách của lưu vong. Như
thế, ông đúng là một con người mà những quan tâm hiện thời được "kiểm
tra
một cách chặt chẽ" bởi cuộc tranh chấp giữa văn hóa từ đó ông được sinh
ra, và văn hóa ông đang sống. Ông có nghĩ, theo một nghĩa nào đó, chúng
ta đều
là những kẻ lưu vong trí thức. Ông có coi lưu vong là một sự kiện hồ
hởi?
Said:
Tôi không biết bất cứ
một điều kiện nào khác, để mà nói ra sự thực với bà. Năm nay tôi 57
tuổi. Năm
ngoái tôi trở lại Palestine,
sau 45 năm xa nó. Đi với vợ con. Chúng tôi có trở lại căn nhà nơi tôi
ra đời.
Thật dễ chịu khi được nhìn lại căn nhà, sau bao năm tháng như thế đó,
nhưng
cũng thật rõ ràng: tôi không thể trở lại. Tôi thực sự không hiểu được
thế nào
là cảm thấy hoàn toàn ở nhà. Tôi cứ giả dụ, như nó là những trái nho
chua chát,
và có lẽ cũng chẳng đáng tìm kiếm làm chi.
Wachtel:
Tôi nghĩ là, ngay từ
khởi thuỷ, ông đã cố tách rời, văn chương và chính trị. Một bên là
nghiên cứu
văn học Anh theo lối trường lớp, và một bên là những quan tâm chính trị
của
ông. Tôi nghĩ, ông có một cuộc sống rất là "schizophrenic" (thần kinh
bại liệt), như ông đã từng gọi. Làm cách nào, ông kiếm ra con đường để
nối kết
những điều ông quan tâm?
Said:
Sự kiện (cần nói ra
là), chúng ta sống trong thế giới. Đây là vấn đề thời-cơ (time and
right
event). Trong trường hợp của tôi, đó là Cuộc Chiến 1967. Lúc đó, tôi là
một bậc
mô phạm gương mẫu; tôi làm toàn những điều phải, điều đúng - học trung
học, đại
học, lấy bằng Ph. D., có việc làm, tạo môi trường bạn bè, có sách xuất
bản - và
rồi 1967: thế giới mà tôi biết đó vỡ vụn ra. Thêm nhiều phần đất
Palestine,
phải nói là phần còn lại của Palestine, bị Do Thái tước đoạt - West
Bank, và
Gaza - và bất thình lình, tôi cảm thấy mình bị cuốn hút vào khu vực
này. Tôi
chưa từng dậy môn văn chương Trung Đông - Tôi có dậy vài cuốn sách Ả
Rập, qua
bản dịch, nhưng cơ bản mà nói, mọi sáng tác của tôi là về văn chương
Tây-phương. Thế là tôi bắt đầu tự làm quen với chính mình, với cái phần
đời bị
đàn áp, hủy diệt, tức phần lịch sử đời tôi như là một người Ả Rập. Tôi
làm được
vài chuyện. Tôi đi Trung Đông khá thường xuyên. Lấy vợ ở đó. Một người
đàn bà
Trung Đông. Và lần thứ nhất trong đời, tôi lo học, nghiên cứu một cách
hệ thống
ngữ văn (philology) Ả Rập, và những tác giả cổ điển thuộc truyền thống
Ả Rập. Vào
thời điểm này, lực lượng Palestine đụng độ nặng nề với những người
Jordanians.
Bởi vì phần lớn gia đình tôi sống ở Jordan,
tôi tới viếng thăm bà con ở Amman
vào năm 1970. Ở đó, tôi gặp một số bạn bè cùng học trung học, người Palestine, họ đã
trở về
và gia nhập lực lượng. Thật là một cú sốc đối với tôi. Và cứ thế tôi
càng ngày
càng dính líu tới phong trào, khi nó chuyển tới Beirut (thời gian những năm 1970, gia
đình
tôi ở đó). Tôi ngày càng quan tâm tới những vấn đề chính trị trong cuộc
chiến
đấu của người Palestine.
Lẽ tự nhiên, trong đó có cả quan tâm tới những giải pháp cho nỗi đau bị
tước
đoạt, lưu vong, cuộc chiến chính trị cho nhân quyền, chiến đấu để nói
lên điều
không thể nói lên được. Tất cả mớ bòng bong, và rồi cuốn sách của tôi,
Orientalism, đã thoát thai từ kinh nghiệm đó.
Wachtel:
"Chủ nghĩa
Đông-phương" là một trong những cuốn tạo ảnh hưởng nhất của ông. Trong
đó,
ông đưa ra vấn đề: những người Ả Rập hay thế giới Đông-phương đã được
tiêu biểu
như thế nào, trong và bởi, những người Tây-phương. Cơ bản mà nói: nó đã
được
tiêu biểu sai (misrepresented).
Said:
Có tiêu biểu là có là
sai lạc, hoặc thế này hoặc thế khác. Nhưng trong "Chủ nghĩa
Đông-phương", tôi khẳng định một điều rằng: những quan tâm trong việc
tiêu
biểu hóa Đông-phương qua cái nhìn Tây-phương, đều nằm trong sự kiểm
soát của đế
quốc, và đây là những "đặc quyền" của nó. Tôi cố gắng chứng tỏ: cuộc
xâm lăng Đông-phương, bắt đầu với Nã Phá Luân, vào cuối thế kỷ 18, và
tiếp tục
khi Anh và Pháp cứ thế ăn sâu vào Đông phương, nó đã tạo nên mầu sắc,
và hình
dáng cho cái gọi là tiêu biểu hóa Đông-phương bằng cái nhìn Tây-phương.
Điều
này chẳng mắc mớ gì tới cách giải thích, vào thế kỷ 19, của đa số những
nhà
khoa bảng chuyên nghiên cứu về Đông-phương - đặc biệt là những giáo sư
người
Đức, cũng có cả những giáo sư người Anh, và Pháp. Theo họ, nó (sự tiêu
biểu,
cái nhìn Đông-phương bởi Tây-phương) mang tính khách quan, và khoa học.
Thực
sự, đây là vận hành của quyền lực, và kiểm soát thường xuyên, liên tục
đám dân
mà họ cố gắng cai trị.
Wachtel:
Những những hình ảnh
- những biếm họa (caricatures) của một Đông-phương không thể nào chiếu
giọi,
một phương Đông huyền bí, tính quỉ ma, sự ghê rợn của thế giới Ả Rập -
tại sao
chúng "cần thiết được tạo ra"?
Said:
Tôi nghĩ, ở đây sự ngu
dốt, thiếu hiểu biết đã đóng một vai trò lớn lao. Đã có một sự thù
nghịch, và
nó ngăn cản điều mà tôi gọi là sự trao đổi bình thường giữa những văn
hóa. Một
trong những điều thực sự quái lạ, đó là có một sự liên tục bướng bỉnh,
ngu đần
giữa những cái nhìn Âu-châu về Hồi Giáo ở thế kỷ 12, và những cái nhìn
Âu-châu
về Hồi Giáo của thế kỷ 18, 19, và 20: chúng cứ thế, không thay đổi.
Trước hết,
tôi khẳng định: không có một Đạo Hồi, Islam, thuần nhất, và giản dị. Có
rất
nhiều tín đồ Hồi giáo (Muslims) và rất nhiều cách để giải thích Đạo Hồi
(Islam)
- đây là chủ đề một cuốn sách khác nhan đề là "Covering Islam" (Tạm
dịch: "Theo dõi Hồi giáo"). Có một khuynh hướng, luôn luôn muốn đồng
hóa, gói tròn cái khác, một điều gì đó, do ngu dốt, một phần; ngoài ra
còn do sợ
hãi, bởi vì những đạo quân Ả Rập đã tiến vào Âu-châu, và bị đánh bại ở
thế kỷ
14, và 15. Thành thử ý nghĩa này đã có từ lâu rồi. Thứ nữa, lẽ dĩ
nhiên, còn bộ
ba tín ngưỡng nhất thần: Đạo Hồi là sau chót, trong ba tín ngưỡng nhất
thần lớn
(hai đạo kia là Do-thái giáo và Ky-tô giáo). Theo một nghĩa nào đó, sự
liên hệ
gần gũi giữa người Ả Rập, thế giới Hồi-giáo với Âu-châu đã phát sinh từ
một
điều khó chịu, mất thoải mái. Thật dễ hiểu: con người, khi đứng trước
dị biệt,
thường miêu tả cái đó nguy hiểm, cái đó đáng sợ, cuối cùng giản đơn nó
về một
vài bản kẽm có sẵn.
Điều
này thực đáng sợ. Rằng
trọn lịch sử tạo thành Đông-phương đang được giảm trừ, cho nên, bây
giờ, trong
báo chí Tây-phương, thí dụ vậy, những gì mà người đọc về Đạo Hồi, về
thế giới Ả
Rập, đã được tối giản một cách ghê sợ, và được hóa trang, giả mạo, như
là lịch
sử của hai hoặc ba trăm năm liên hệ gần gũi giữa những người Âu-châu,
và về một
mức độ nào đó, những người Mỹ, một bên, và bên kia, là những người Ả
Rập và
những người Hồi giáo. Như thể cả hai luôn ở trong thế đối diện, ở giữa
họ là
con mương rộng lớn, và cứ thế đôi bên ném đồ ăn hư thối vào nhau.
Watchtel:
Chuyện này không
thể thay đổi?
Said:
Không. Và ngày càng tệ.
Khi có khủng hoảng, như Cuộc Chiến Vùng Vịnh, và trên cái nền "chuyện
thường ngày ở huyện" của giới truyền thông báo chí Mỹ, những bản kẽm
như
trên ngày càng trở nên hết hấp dẫn, mất đi dần sự tha thứ, tính xác
thực của
chúng. Càng ngày, chúng càng không đáp ứng thực tại có thể chấp nhận
được, mang
tính nhân bản. Đạo Hồi ở Tây-phương là nguyên mẫu sắc tộc, văn hóa cuối
cùng có
thể chấp nhận được; bạn có thể rũ bỏ mà không cần nghĩ làm như vậy là
sai, hay
phải lo ngại, sợ hãi.
Wachtel:
Tại sao ông lại nghĩ
nó là như vậy?
Said:
Có nhiều lý do, nhưng
tôi nghĩ nguyên nhân chính là không có sự ngăn ngừa. Không một người
phương
Tây, hay nói như thế này, không một người Bắc Mỹ nào hiểu biết nhiều về
thế
giới Hồi giáo. Nó ở ngoài kia, nó chủ yếu là sa mạc, (ở đó có) rất
nhiều cừu,
lạc đà, những con người miệng ngậm dao, những tên khủng bố, vv... Gia
tài văn hóa,
những cuốn tiểu thuyết, và những cuốn sách khác xuất hiện bằng tiếng
Anh không
hề quan tâm, để ý tới nó. Chẳng có gì ngăn chặn người ta ở đây nói điều
họ mong
muốn. Về mặt khác, những người Ả Rập và những người Hồi giáo không thực
sự hiểu
những phương thức chính trị về biểu thị văn hóa ở Tây Phương. Hầu hết
những chế
độ ở trong thế giới Ả Rập lại mang tính độc tài cơ bản, rất không được
lòng
dân, những chế độ thiểu số hoặc loại này hoặc loại khác; họ không quan
tâm khi
nói bất cứ một điều gì về chính họ, bởi vì như vậy là bắt buộc chường
mặt ra để
biện minh, về những chỉ trích. Những huyền thoại về Mỹ Châu, và Tây
Phương
trong thế giới Ả Rập đã được bản kẽm hóa, tất cả những người Mỹ đều quá
ám ảnh
bởi sex, họ có cẳng dài, họ ăn rất nhiều. Hậu quả là, nơi đúng ra có
con người,
lại chỉ thấy trống không, nơi đúng ra có trao đổi, đối thoại, cảm
thông, lại
chỉ có một thứ không-trao đổi tệ hại.
Wachtel:
Một trong những mâu
thuẫn bề ngoài, phức tạp của đời ông, đó là: mặc dù là thành viên chính
quyền-lưu vong Palestine, một quán quân trong vấn đề giải phóng
Palestine, ông
lại tỏ ra không thoải mái với chủ nghĩa quốc gia.
Said:
Chủ nghĩa quốc gia thật
dễ thoái hoá, biến thành chủ nghĩa sô vanh (chauvinism). Khi bạn bị tấn
công ba
bề bốn bên, nhất là trong những phong trào như của người Palestine, khi
mà
chúng tôi không thực sự có nhiều bạn bè; nó dễ trở thành co cụm, và coi
tất cả
mọi người không suy nghĩ như nó, đều là kẻ thù. Đây là trường hợp đối
với những
người Palestine
sống trong thế giới Ả Rập. Thật quá dễ hiểu. Đã có một thời, là một
người Palestine
là một điều
thực phong nhã, cao cả. Nhưng thế giới Ả Rập ngày càng bị thu hẹp, giản
trừ,
cùng với nó là nghèo đói, kinh tế, xã hội phân hóa. Mọi người quá mệt
mỏi vì
cuộc chiến đấu kéo dài quá lâu. Lại thêm vấn đề nghi ngờ lẫn nhau. Cứ
thế họ
càng trở nên co cụm thành những nhóm nhỏ, đồng nhất, tin tưởng nhau.
Hãy nhìn
chuyện xẩy ra ở Nam Tư, nơi vốn được coi là một nhà nước đa văn hóa, đa
ngôn
ngữ; nó đã thoái hóa đưa đến thanh lọc chủng tộc (ethnic cleansing).
Cũng
chuyện như thế xẩy ra ở Lebanon, nơi một xã hội đa nguyên (pluralistic
society), với những người Ky-tô và Hồi, cuối cùng đã trở thành một cuộc
tắm máu
hàng ngày, vì cái điều được gọi là tấm căn cước, như người ta thường
gọi tại
đây. Nếu bạn bị hỏi căn cước, và nếu bạn có một cái tên sai, một tôn
giáo lầm,
bạn sẽ bị bắn, hoặc bị cắt cổ.
Tôi sợ
rằng, những chuyện
không vui về chủ nghĩa quốc gia cũng đang ló diện tại những xã hội như
Hoa Kỳ,
và có thể ở Canada
cũng vậy. Những cộng đồng sắc tộc khác nhau đang cảm thấy vấn đề làm
thế nào để
bảo tồn, gìn giữ căn cước của riêng họ, chống lại sự tấn công của những
kẻ
khác. Chính trị căn cước biến thành chính trị phân biệt, và người ta cứ
thế lui
vào pháo đài. Tôi có cảm tưởng quái đản là "một người nào đó" đang
khoái chuyện này, thường là những người ở trên cao, vốn thích chuyện
giựt dây
những cộng đồng, khiến họ chống đối lẫn nhau. Nó cổ điển, và là luật
chia để
trị của đế quốc. Thí dụ như ở Ấn Độ, bạn có trong tay người Sikhs,
người
Muslims, người Hindus phụ thuộc vào bạn, và nghi ngờ những người ái
quốc. Đó là
tất cả cái phần gọi là tiến trình của chủ nghĩa quốc gia. Về điều này,
tôi tự
cảm thấy chẳng vui vẻ một chút nào hết.
Wachtel:
Như vậy là những
chuyện quá đa đoan phức tạp đã khiến cho ông ở vào thế đi trên dây, bởi
vì ông
phải bước hai bên, không chỉ về chính trị, mà còn theo kiểu, của một kẻ
đánh
động, đưa ra những giải pháp cho chủ nghĩa đa văn hóa, và kinh điển văn
học
(the literary canon). Một mặt ông hô hào chuyện cởi trói (opening
things up),
một mặt ông bảo vệ qui tắc văn chương, kinh điển văn học.
Said:
Tôi bảo vệ điều mà tôi
gọi là tác phẩm tốt (good work). Nguyên tắc chính của tôi khi đánh giá
một cuốn
tiểu thuyết, một bài thơ, hay một vở kịch, không liên quan gì tới căn
cước cá
nhân người viết ra tác phẩm. Căn cước cá nhân, cũng thú vị đấy, nếu
biết được,
nhưng đây không phải là giải pháp chính cho vấn đề. Một cá nhân "may
mắn" thuộc loại có mầu da "đúng", có giới tính "được",
có quốc gia "ngon", như vậy không có nghĩa là tác phẩm của người đó
tốt, tuyệt. Có lẽ bà đã nghe nói về Hanan Ashrawi, một phụ nữ Palestine, phát
ngôn viên của Phong Trào Giải
Phóng Palestine, PLO. Bà là một sinh viên của tôi, và đã có viết một
luận án
văn chương về West Bank dưới sự chiếm
đóng. Bà
đã nhận ra một điều, là một người Palestine, và viết về (cái việc) bị
chiếm
đóng, bị thống trị, như vậy không có nghĩa là sáng tác ra được một bài
thơ hay,
hoặc một cuốn tiểu thuyết tốt. Đấy là vấn đề, và nó thật quan trọng.
Tôi
không nói, như thế là
không chủ quan. Phải rất chủ quan, nếu quyết tâm viết ra một tác phẩm
tốt. Tôi
thường đụng hoài với những người nói về khách quan tính, nhất là trong
giới truyền
thông. Bởi vì hiển nhiên, mọi chuyện trên đời đặt trên cái nền diễn
giải mang
tính chủ quan. Theo một nghĩa nào đó, khi nói về phẩm chất là nói về
chủ quan
tính. Không ai có thể nói cho bạn, rằng cuốn sách này lớn lao, vĩ đại,
"bạn phải tin như vậy, bởi vì tôi nói ra điều này". Đây là vấn đề của
tra hỏi, nghiên cứu. Theo tôi, một cuốn sách hay đòi hỏi một cái đọc
kỹ, đọc đi
đọc lại, cứ mỗi lần đọc lại có thêm thú vị, hoặc là do nó mở rộng phần
ý thức,
tăng khiếu thưởng ngoạn, cảm tính hay gì gì đi nữa, một tác phẩm kém
không đạt
được như vậy. Chúng ta ai cũng có kinh nghiệm này. Bạn đọc một cuốn
tiểu thuyết
của Danielle Steel - như tôi thường đọc - bạn đâu cần phải đọc lại,
nhưng nếu
bạn đọc một cuốn của Dickens, bạn muốn trở lại với nó.
Wachtel:
Ông có trích dẫn
Walter Benjamin: Mọi tài liệu về văn minh đều là một tài liệu về dã
man. Một
cách nào đó, cuốn "Văn hóa và Chủ nghĩa Đế quốc" là bàn về vấn đề
này.
Said:
Đúng như vậy. Một tác
phẩm lớn lao không có nghĩa là nó tất yếu ngây thơ, vô tội, hoặc nó
chẳng mắc
mớ gì đến điều thô bỉ, tởm lợm. Khi "Văn hóa và Chủ nghĩa Đế quốc"
của tôi xuất hiện tại Anh, thế là có một trận bão phê bình điểm sách
nổi lên.
Rất nhiều người trong số đó cho rằng họ bị sỉ nhục, rằng một tác giả
thánh
thiện như Jane Austen thì có liên can gì tới đế quốc, nô lệ, mặc dù cái
điều
này không phải là tôi bịa đặt ra mà chính bà đã nói tới. Tôi không nói
là bà
kém tài văn đi, là vì điều này. Tôi chỉ muốn nói là tất cả những tác
phẩm nghệ
thuật cũng giống như con người đều mắc míu tới cái gọi là kém hấp dẫn,
dã man,
hoặc lúc này lúc khác, chỗ này chỗ nọ. Điều này thật dễ nhận ra trong
những tác
phẩm thuộc loại qui chuẩn của thế kỷ 19 tại Âu-châu. Chúng ta đều bị
vướng vào
chuyện nô lệ, đế quốc qua những gì được nói về chúng. Tôi không tin đây
là
chuyện khó hiểu. Câu hỏi đặt ra là: một khi bạn nhận ra điều này, bạn
làm gì
với nó? Bạn muốn đè bẹp nó, hay là bạn cho rằng có gì đâu mà phải quan
tâm, để
ý.
Wachtel:
Ông nói, ông không
muốn là một người khắt khe, nhưng ông lại tránh đọc văn chương cổ điển,
theo
nghĩa chúng là những tác phẩm tuyên truyền cho thực dân thuộc địa?
Said:
Tôi không đọc chúng
theo cách đó. Trong cuốn sách, tôi nói, thật lầm lẫn nếu giản trừ những
tác
phẩm cổ điển như thế, vào một bảng danh sách dài những trường hợp này
nọ, của
chủ nghĩa đế quốc. Hoặc nói đây là những tác phẩm mang tính đế quốc.
Chúng đâu
phải như thế. Chúng là một phần của văn hóa đế quốc, và một phần của
tiến trình
- như những lý thuyết gia về đế quốc thường nói - liên can tới không
chỉ những
hành xử ghê tởm nhất nhưng còn tới vài sắc thái tốt đẹp nhất của một xã
hội.
Rất nhiều người thật sáng chói đã liên can tới đế quốc: những nghệ sĩ
lớn, như
Delacroix; những nhà văn lớn, như Flaubert. Lẽ dĩ nhiên, trong mỗi
trường hợp,
bản chất, mức độ liên can khác biệt nhau, và cách nhìn của họ thật là
khác
biệt. Họ chẳng có gì là như nhau, và đây là lý do tại sao có rất nhiều
nghiên
cứu tìm hiểu, trong những cuốn sách của tôi, trong cả hai cuốn "Văn hóa
và
Chủ nghĩa Đế quốc" và "Chủ nghĩa Đông-phương". Tôi không cố gắng
chứng tỏ: họ đều là đế quốc, nhưng mà là: họ đưa ra những cái nhìn khác
nhau về
thế giới đế quốc, trong những tác phẩm của họ. Họ chi li, chau truốt
nó, đem
đến cho nó một vài loại cảm giác, sự thích thú; như Kipling đã làm với
(tác
phẩm) Kim, thí dụ vậy.
Wachtel:
Ông còn đưa ra một
nhận định rất khó nắm bắt, theo đó, tiểu thuyết và sự tạo thành đế quốc
đã mắc
míu với nhau, không thể nào gỡ ra được; rằng tiểu thuyết không giản dị
chỉ là
phản ảnh điều gì đang xẩy ra, nhưng chủ nghĩa đế quốc và tiểu thuyết,
một cách
nào đó, đã hỗ trợ lẫn nhau.
Said:
Đây là một nhận định
khá xa vời, nhưng tôi nghĩ, nó thực.
Wachtel:
Làm sao chúng hỗ trợ
cho nhau?
Said:
Cuốn tiểu thuyết Anh có
giá đầu tiên là "Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký (Robinson Crusoe)". Và
"Robinson Crusoe" sẽ không thể hiểu được nếu thiếu cuộc truy tìm săn
đuổi mang tính đế quốc. Lỗ Bình Sơn rời Anh quốc, bị đắm tầu, thấy mình
ở trên
hoang đảo, và chỉ trong vài ngày, vài trăm trang tiểu thuyết, anh ta
trở thành
ông chủ tất cả những gì quanh anh ta. Và sau đó, bạn nhận ra một điều
là, những
gì hoang đảo đã làm cho anh ta, cho phép anh ta tạo dựng một thế giới
riêng của
mình. Nói một cách khác, chủ nghĩa đế quốc, như ở mức độ như thế, đã
liên hợp
với một phương hướng sáng tạo nào đó. Sau này, vào cuối thế kỷ 19, John
Seely
nói, rằng sự kiện trung tâm Anh Quốc, sự kiện trung tâm văn hóa Anh,
căn cước
Anh, nó là: bành trướng. Điều này không đúng, đối với mọi xã hội. Nhận
định của
tôi là: trong thế kỷ 19 và 20, Anh quốc, tự thân nó, đã là một cái gì
thật độc
đáo. Ý nghĩ thật lạ đời: bạn đang ngồi ở London - hãy giả dụ bạn có một
căn
phòng nho nhỏ ở Hampstead - và buổi sáng, thức dậy, bạn nói: "Ta kiểm
tra
cuộc sống của hàng trăm con người", bởi vì mỗi một người Anh kiểm tra
một
trăm, hoặc trăm rưởi con người khác, nếu so dân số Anh và dân số Ấn-
độ, nơi họ
chiếm đóng trên ba trăm năm năm. Sự kiện đó, cộng thêm sự kiện này:
chưa có một
xã hội Tây phương nào giữ được tính cha chú (kiểm tra, chiếm đóng) liên
tục như
thế, trong truyền thống đế quốc, ngoài Anh quốc ra. Và sự liên tục
không bị bẻ
gẫy này còn là của chuyện viết văn, viết tiểu thuyết. Không có tiểu
thuyết Ý
trước 1860, hay 1870. Không có tiểu thuyết Đức, cho mãi đến sau 1870.
Với một
vài ngoại lệ, không có tiểu thuyết Tây-ban-nha, ở thế kỷ 19. Tôi đang
nói về sự
liên tục. Theo hầu hết các nhà sử gia, tiểu thuyết Anh bắt đầu với
những người
như Defoe vào ngay đầu thế kỷ 18 và cứ thế tiếp tục, không gẫy khúc,
qua thế kỷ
18, 19 và 20.
Wachtel:
Nhưng như vậy là ông
đặt nặng vấn đề nhân quả (causality), trong khi ở đây, chỉ là vấn đề
đồng thời
(synchronicity)?
Said:
Không, tôi không nói về
nhân quả, mà về đồng hành (accompaniment). Tất cả những tiểu thuyết gia
lớn của
thế kỷ 19 đều nhắc nhở tới những sự kiện chiếm đóng thuộc địa, thí dụ
như di
dân tới những nơi chốn như là Úc, Hoa Kỳ hay Phi Châu. Cũng như vậy,
tuy ở mức
độ thấp hơn, là Pháp. Nhận định của tôi là như thế này: Sự kiện chiếm
đóng
thuộc địa đã tác động lên trí tưởng tượng, gây hứng khởi, và là một
phần trong
cấu tạo căn cước cá nhân. Hầu hết tiểu thuyết thực sự chỉ là sáng tạo
ra một
căn cước giả tưởng, tôi là ai? Thí dụ, tôi là Pip, trong "Great
Expectations" ("Hoài Bão Lớn", tác phẩm của Dickens, CTND), hay
là Tom Jones, đứa con hoang. Người ta thấy anh ta ở trên giường, ở ngay
đầu
cuốn truyện; tới cuối truyện, chúng ta biết anh ta là ai. Tiểu thuyết
thực ra
chỉ là một dạng tích tụ văn hóa, và tiện nghi hóa, làm sao cho cái tôi
được
thoải mái, dễ thở trong xã hội. Một phần của tiến trình này đó là: cái
tôi bị
vướng víu với những mục tiêu mang tính đế quốc. Trong trường hợp
Mansfield Park
của Jane Austen, thí dụ vậy, đồn điền nô lệ mà Sir Thomas Bertram sở
hữu ở
Antigua đã được sử dụng như túi bạc bảo đảm cuộc sống ở Mansfield Park,
Anh
quốc. Điều tôi gọi là dự phóng hoá, ở trong giả tưởng, trong cách tự
sự, nó giả
dụ rằng Anh quốc đã dính chặt với những thuộc địa ở hải ngoại theo
nhiều đường
hướng khác nhau. Nhưng chúng ta không nhai đi nhai lại mãi cùng một
điều, bởi
vì mỗi cuốn tiểu thuyết là mỗi chút khác biệt.
Wachtel:
Liệu có thể bị coi
là quá ngây thơ khi coi: cốt truyện nó phải như vậy?
Said:
Đâu có gì là ngây thơ:
nó chính là cốt truyện. Nhưng tại sao cốt truyện đó mà không phải cốt
truyện
khác? Mọi cuốn tiểu thuyết liên quan tới chuyện chọn lựa, một phần của
nhà văn,
và của sự kiện, rằng đó là một đề tài sẵn có trong tầm tay; phần khác
thuộc về
tài sản trí thức, tình cảm, tưởng tượng, của người Anh. Nếu bạn đọc một
cuốn
tiểu thuyết Đức, sẽ khác hẳn. Sẽ chẳng có bàn vềà những vùng đất, lãnh
thỗ của
chúng ta, và chúng ta không thể đi Ấn-độ. Nó (Ấn-độ) có một chức năng
khác hẳn:
một chủ nghĩa hương xa (exoticism), đại khái như vậy. Trong khi ở Anh
quốc, nó
là một nơi chốn người ta có thể đi tới, bởi vì chúng ta ở đó, thí dụ
như trong
"Đường qua Ấn-độ, A Passage to India" (tác giả E.M.
Forster,
CTND); Kim, hay trong vài tác phẩm của Conrad. Anh quốc là tất cả mọi
nơi, nói
theo nghĩa đen. Bạn cứ thử nghĩ về nó, một phút thôi: rõ ràng là người
Anh gần
như chỗ nào cũng có. Vào thời kỳ 1918, một nhóm nhỏ những quyền lực
Âu-châu đã
ngự trị, chiếm đóng 85% thế giới. Cái điều giản dị, tự nhiên - chiếm
đóng, sở
hữu, vốn chỉ là một kinh nghiệm lịch sử - biến thành kinh nghiệm cho
trí tưởng
tượng (imaginative experience), bạn thấy không? Tôi tin nó là như vậy,
nó có
đó, và bạn làm gì với nó?
Wachtel:
Ông làm gì với nó?
Said:
Tôi nghĩ bạn phải coi
đây là một phần của một điều gì lớn lao hơn nhiều. Ý của tôi là: kinh
nghiệm
này một phần do việc đọc tiểu thuyết Anh. Tôi không nói phần quan trọng
nhất,
nhưng nó là một phần quan trọng. Người ta còn phải nhớ - nhiều người
không nhận
ra - một điều là: những nơi chốn được Jane Austen hay Kipling nhắc tới,
có một
lịch sử vượt ra ngoài vai trò của nó ở trong tiểu thuyết. Vào năm 1814,
khi
cuốn "(Công viên) Mansfield Park" được xuất bản, Antigua
là một thuộc địa đồn điền của Anh quốc, hầu hết những người đọc nó nói,
thì nó
như vậy, đúng rồi. Nhưng sự kiện (cần nói ở đây là), kinh nghiệm (về
một trú
sở, nơi chốn được nhắc tới, như ở trong tiểu thuyết) vẫn tiếp tục, và Antigua đã được giải phóng, trở thành độc lập.
Đã có
trọn một nền văn chương
thoát thai từ vùng Caribbean, được viết bởi những người như V.S.
Naipaul hay
George Lamming và cả một trường nhà văn Caribbean; họ nhìn kinh nghiệm
đế quốc
trong lịch sử của vùng đất này - như là thuộc địa nô lệ - khác hẳn cái
nhìn của
Jane Austen.
Điều
tôi đang nói: cách thích
thú nhất, đầy đủ nhất, để đọc những người như Jane Austen hay sau đó,
Kipling -
những người viết về Ấn-độ - đó là không coi họ chỉ như tác giả những
tiểu
thuyết Anh mà còn như những tác giả khác từ đó mà ra. Bạn có thể đọc họ
theo
kiểu đối âm (contrapuntally), nếu phải sử dụng một ẩn dụ của âm nhạc.
Họ cũng
vẫn bàn về cùng một đề tài, cùng một lịch sử, nhưng từ quan điểm khác
biệt. Khi
bạn đọc họ theo cách đó, bạn có cảm tưởng về tính tương thuộc
(interdependence)
của những nền văn chương vốn được coi như phải cách ly lẫn nhau. Không
có điều
gì thú vị hơn, hứng khởi hơn (nếu đọc theo kiểu đó). Bởi vì nó cho bạn
chạm tới
một cách viết lớn. Nó cho bạn cảm tưởng, đây là một cuộc thi (contest),
và rất
nhiều nền văn chương cùng tham gia trong một cuộc chiến đấu về một lãnh
thổ,
một vùng đất mang tính hình tượng hay có thực. Nó còn cho bạn chạm tới
những ý
tưởng giải phóng con người, rằng con người không thể nào chịu đựng
được, trong
một thời gian quá dài, chủ nghĩa thuộc địa. Tôi chắc chắn một điều,
những người
đọc Jane Austen, biết rất ít, chuyện gì xẩy ra tại một nơi mà Sir
Thomas
Bertram đã tới đó. Tác giả đâu có nói chi nhiều về nơi chốn đó, bởi vì
bà cũng
chẳng biết chuyện chi xẩy ra: nó chỉ là một nơi bạn đến đó lượm bạc rồi
trở lại
Anh quốc. Bạn đi, và nếu có một cuộc nổi loạn của nô lệ, như ở trong
tiểu
thuyết, bạn "thanh toán" (fix) nó, rồi trở về Anh.
Wachtel:
Có vẻ như những tiểu
thuyết gia thời Victoria
đã tiếp cận chủ nghĩa đế quốc theo cùng một kiểu, nếu nói về mưu đồ,
cốt
truyện.
Said:
Đúng như vậy. Nhưng
quan điểm của tôi, ở ngay đầu cuốn "Văn hóa và Chủ nghĩa Đế quốc", đó
là thế giới bây giờ đã thay đổi. Chẳng còn chuyện, những người Ấn-độ ở
Ấn,
Những người Anh ở Anh, và du lịch lòng vòng. Hầu hết những xứ sở
Âu-châu ngày
nay không còn là những xứ sở thuần nhất, hoàn toàn được tạo nên bởi
giống
trắng. Có một cộng đồng lớn người Ấn-độ ở Anh, cộng đồng rất lớn người
Bắc Phi
Hồi-giáo ở Pháp, ở Đức, Thụy-điển, Ý và cứ như thế... Thế giới đã được
pha trộn
(mixed) rất nhiều. Tại sao có người Bắc Phi ở Pháp? Phần lớn, là do
Pháp là ông
chủ thuộc địa ngày xưa, và khi những người này phải bỏ nhà bỏ cửa vì
nạn cướp
phá, họ chọn Pháp là nơi tới; họ là dân nói tiếng Pháp. Trường hợp được
coi là
đơn tính (unilateral) ở thế kỷ 19 không còn nữa. Có những nhà phê bình
viết
bằng tiếng Anh, nhưng không phải là người Anh. Khi Conrad viết "Giữa
Lòng
Đen, Heart of Darkness", ông tin rằng - và điều này hiển nhiên sai,
nhưng
không thể chê trách ông được, bởi vì do lệch lạc thời gian (the bias of
time) -
không một người Phi-châu nào có thể đọc nó; rằng ông viết cho những
người Anh.
Sự kiện là, những người Phi Châu bây giờ đã đọc "Giữa Lòng Đen", và
họ nhìn nó khác hẳn những người da trắng đồng thời với Conrad, vào thập
niên 1900,
và cái đọc của họ trở thành một yếu tố của cuốn tiểu thuyết. Như vậy là
cuốn
sách mở ra theo một đường hướng mà ngay cả những tác giả của nó như
Jane
Austen, Dickens hay Conrad, dù nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra
được. Điều
này thật đáng đón nhận bởi vì nó chỉ ra cho bạn thấy một mặt mới của
tác phẩm,
và nó khiến cho bạn nhìn sự vật trước đó bạn không thể nào nhìn thấy.
Wachtel:
Đó là lý do tại sao
Conrad là một tác giả ruột của ông?
Said:
Có một điều gì rất
"cùng một lứa bên trời lận đận" (tương đồng, affinity) giữa ông ta và
tôi. Bởi vì ông người Ba-lan, rời quê hương chừng 16 tuổi, sống một
thời gian ở
Thụy-sĩ, Pháp; học tiếng Pháp, và vào tuổi hai mươi, bắt đầu viết và
học tiếng
Anh, sống ở Anh, trở thành thành viên của Thương Thuyền Anh (British
Merchant Navy),
đi biển đâu chừng 15 năm, rồi định cư ở Anh. Khi là nhà văn, ông chừng
40 tuổi.
Ông luôn là người Ba-lan, ở bên ngoài cái gọi là vòng tròn Anh, theo
một nghĩa
nào đó, nhưng ông lại viết ra những cuốn tiểu thuyết Anh tuyệt vời. Ông
có một
thứ tâm thức lưu vong kỳ cục. Ông luôn ở bên ngoài bất cứ một hoàn cảnh
nào mà
ông viết về nó, và tôi chia sẻ tâm trạng này với ông. Cách ông nhìn sự
vật hoàn
toàn không giống bất cứ một người nào trong thời kỳ đó. Ông rất thân
thiện với
những người như Henry James và John Galsworthy, họ cũng là những nhà
văn tuyệt
vời nhưng không cho bạn cảm quan kỳ cục, muôn mặt của đổi dời và trên
tất cả,
chủ nghĩa ngần ngại, hồ nghi, đặc biệt là hồ nghi về căn cước và về
hiện hữu ổn
định (settled existence) như Conrad. Conrad là một trong số ít tiểu
thuyết gia
viết bằng tiếng Anh, theo cách của bậc thầy (tuy trong vài trường hợp
có thể
phản bác), về những nơi chốn như Indonesia, Malaysia, Thailand, Phi
Châu, và
Nam Mỹ. Ông ta thực sự là một người theo chủ nghĩa quốc tế
(internationalist),
của thời kỳ đế quốc.
Ông là
một khuôn mặt phức
tạp, và tôi không có ý giả dụ, tôi quan tâm tới ông là do ông chia sẻ
cùng một
cái nền khá giống nhau. Hoàn toàn không phải như vậy. Ông là một tiểu
thuyết
gia vĩ đại, và có một điều chi thật phức tạp, thật xum xuê mầu mỡ, và
cũng thật
giầu có về ông khiến tôi phải trở đi trở lại. Không một người nào nhìn
sự vật
hoàn toàn giống như cách ông nhìn. Còn một tương đồng nữa là, ông viết
tiếng
Anh như một người nào đó không phải là người nói tiếng Anh như tiếng mẹ
đẻ
(native-born speaker). Tôi kinh ngạc hoài về điều này. Có vẻ như ông
không thèm
để ý tới cú pháp (syntax). Cách nhấn tính từ cũng thật kỳ quặc. Cách
viết theo
bản năng ở một số điều như vậy thật là quá thích thú đối với tôi.
Wachtel:
Còn một nhận định
cũng thật khó nắm bắt nữa là: hơn bất cứ một lý thuyết nào khác như
Marxism,
giải cấu trúc, hay chủ nghĩa duy lịch sử mới (new historicism), chủ
nghĩa đế
quốc là chân trời chính trị xác định chủ chốt (the major determining
political
horizon) trực diện (vis-à-vis) với lý thuyết văn chương.
Said: Ý
niệm về một giàn dựng
toàn cầu trong văn chương thoát thai từ kinh nghiệm đế quốc. Loài người
(people) có những đế quốc toàn cầu - đế quốc Anh, đế quốc Pháp thực sự
đã là
như vậy - và bây giờ, ở thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã thành công trong việc đi
theo con
đường bá quyền của Anh và Pháp. Do đó, thật thiếu chín chắn, thiếu
nghiêm túc,
khi nghiên cứu văn hóa mà không tính tới cái chân trời rộng lớn hơn -
tôi muốn
nói cái giàn toàn cầu ở trên - Tất cả những gì tôi đang làm là nói
rằng: có một
sự nối kết. Tôi không nói mối nối này là giản dị, là trực tiếp hay mang
tính
nhân quả; tôi nói là có rất nhiều những liên-kết (inter-connections),
những
tương thuộc (inter-dependencies), giữa hai trái cầu. Cho tới nay, chủ
nghĩa đế quốc
đã vươn tới tầm toàn cầu, đang có tầm toàn cầu, như vậy đây là lúc giàn
dựng
cho sự gia nhập của một vài cơ cấu văn chương, một vài cơ cấu và cách
hành xử
văn hóa.
NQT
chuyển ngữ.