Thơ Ba Lan Hậu chiến

ANNA SWIRSZCZYNSKA

I Knocked My Head Against the Wall

As a child
I put my finger in the fire
to become
a saint. 

As a teenager
every day I would knock my head against the wall. 

As a young girl
I went out through a window of a garret
to the roof
in order to jump. 

As a woman
I had lice all over my body.
They cracked when I was ironing my sweater. 

I waited sixty minutes
to be executed.
I was hungry
for six years. 

Then I bore a child,
they were carving me
without putting me to sleep. 

Then a thunderbolt killed me
three times
and I had to rise from the dead three times
without anyone's help.

Now I am resting
after three resurrections.

Đập đầu vô tường
Khi còn là 1 đứa bé
Tôi đưa ngón tay vô ngọn lửa
Để trở thành 1 vị thánh

Là thiếu nữ tuổi teen
Ngày nào tôi cũng đập đầu vô tường

Là…  nhái bén
Tôi đi qua cửa sổ gác xép, ra mái nhà
Để nhảy 1 phát

Là đàn bà
Chấy rận đầy người
Chúng nổ lắp bắp khi tôi ủi đồ

Tôi đợi sáu chục phút
Để được làm thịt
Tôi đói
10 năm.

Rồi tôi có bầu
Chúng đục tôi
Không cho tôi ngủ

Rồi thì sét đánh tôi
Ba lần
Và tôi phải sống lại ba lần
Không ai giúp tôi

Và bây giờ tôi đang nghỉ ngơi
Sau ba lần tái sinh

ANNA SWIR

1909-1981

Fire consumed the city of Warsaw. First, the part where the Germans had made the ghetto, and then the rest of the city. A lonely woman running through streets that are on fire is enough as a metaphor of a "limit situation."

Lửa nuốt Warsaw. Thoạt đầu, khu ghetto, sau, trọn thành phố. Một người đàn bà mình ên chạy qua những phố xá rực lửa đủ để trở thành 1 ẩn dụ về một “hoàn cảnh giới hạn”.

 

I'M AFRAID OF FIRE

Why am I so afraid
running along this street
that's on fire.

After all there's no one here
only the fire roaring up to the sky
and that rumble wasn't a bomb
but just three floors collapsing.

Set free, the naked flames dance,
wave their arms
through the gaps of the windows,
it's a sin to peep at
naked flames
a sin to eavesdrop on
free fire's speech.

I am fleeing from that speech,
which resounded here on earth
before the speech of man.

Translated from the Polish by Magnus J. Krynski and Robert A. Maguire

Tôi sợ lửa

Ðó là lý do tôi quá sợ
Khi chạy dọc theo con phố
Ðang cháy 

Chẳng còn một ai
Lửa cuồn cuộn thấu trời
Không phải tiếng bom nổ
Một tòa nhà ba từng sụp đổ

Lửa xổng chuồng,
Lửa khoả thân nhảy múa
Giơ những cánh tay
Qua những khoang cửa sổ

Ðúng là 1 tội lỗi
Lé mắt nhìn
Lửa trần truồng
Một tội lỗi
Nghe lén lời của lửa
Trong cơn xổng chuồng

Tôi bỏ chạy lời của lửa
Ðang vang dội ở đây, trên mặt đất,
Trước lời của con người.

"Hoàn cảnh giới hạn", là thuật ngữ của triết hiện sinh, để diễn tả cái hữu hạn của đời người, sinh tử lão bịnh. Cái vụ một em bé TQ 2 tuổi bị xe cán hai lần đang chấn động cả thế giới thì cũng đâu thua gì cái vụ một ông Mít, may, giữ được cái túi tiền từ 1 tên cướp giựt, nhưng không may, cái túi bị rách, tiền tung toé ra, và dân Mít qua đường tranh nhau lượm bỏ túi.
Một khi cả 1 miền đất thản nhiên bỏ đói 1 đứa con địa chủ, những năm đấu tố, thì mọi cái ác đều được phép, và đều từ…  Mùa Thu mà ra.

ANNA SWIR
1909-1984

I have translated a number of poems by Anna Swir (in reality, Anna Swirsz­czynska), because I value her for the intensity and warmth of her poetry, dictated by eros, or by empathy and pity for suffering people. Her poems on war and the Nazi occupation in Poland are among the best in their conciseness. She was also a militant feminist and author of uninhibited love poems.

THE SAME INSIDE

Walking to your place for a love feast
I saw at a street corner
an old beggar woman.

I took her hand,
kissed her delicate cheek,
we talked, she was
the same inside as I am,
from the same kind,
I sensed this instantly
as a dog knows by scent
another dog.

I gave her money,
I could not part from her.
After all, one needs someone who is close.
And then I no longer knew
why I was walking to your place.

Translated from the Polish by Czeslaw Milosz and Leonard Nathan

Tôi đã dịch một số bài thơ của Anna Swir (tên thực, Anna Swirsz­czynska), bởi vì tôi rất chịu sức căng, sự ấm áp của thơ bà, được phán ra thật bảnh, bởi sự ướt át, hay bởi lòng thấu cảm, thương hại dành cho những con người đau khổ. Những bài thơ về chiến tranh, về Nazi chiếm đóng Ba Lan, là trong số những bài bảnh nhất, do cái sự súc tích, kiệm lời của chúng. Bà còn là 1 nhà nữ quyền dấn thân, và tác giả một số thơ tình “vượt rào”

Bên trong như nhau

Đi bộ tới nơi bạn ở để dự một bữa tiệc tình
Tôi nhìn thấy ở góc phố
Một bà già hành khất

Tôi cầm tay bà
Hôn má mảnh khảnh của bà,
Chúng tôi nói chuyện
Bà, bên trong của bà, y chang bên trong của tôi
Từ cùng một thứ
Tôi cảm thấy điều này liền lập tức
Như một con chó ngửi ra liền mùi của một con chó khác.

Tôi cho bà tiền
Và không làm sao rời bà.
Thì cũng thường thôi, nói cho cùng
Ai đó, thì cần ai đó, cận kề.
Thế là tôi quên mất,
Tại làm sao tôi đi bộ tới chỗ bạn ở.


Thơ Mỗi Ngày

Anna Swir

Đọc Thơ Trước Nửa Đêm

Ngu Yên

Anna Swir  ('Swirszczynska)( 1909-1984 ) sinh ở Warsaw. Tốt nghiệp đại học về Văn chương Ba lan. Bà làm thơ, viết kịch và truyện trẻ em. Qua đời vì bệnh ung thư 1984 tại Keakow.
NY

Note: Krakow, không phải Keakow.
Bài thơ này, TV đã giới thiệu.
*

ANNA SWIR
1909-1984

Poetry readings are not common in some countries. In others, among them Poland, they draw an audience that doesn't treat poetry as an aesthetic experience only.
Rather, in one way or another, such audiences bring to the event their multiple questions about life and death. This poem captures well the ignorance and helplessness of both the poet and her listeners.

Đọc thơ thì hơi bị hiếm ở vài xứ sở. Ở những xứ khác, trong có Ba Lan, thính giả kéo t
i không chỉ để nghe đọc thơ, như 1 kinh nghiệm thẩm mỹ, mà còn ưu tư về chuyện sống, chết, ba cái lăng nhăng khác nữa. Bài thơ dưới đây nắm bắt đúng cái sự ngỡ ngàng, vô tri, bất lực, giữa ngưi đọc, và người nghe, thơ.

POETRY READING

I'm curled into a ball
like a dog
that is cold.

Who will tell me
why I was born,
why this monstrosity
called life.

The telephone rings. I have to give
a poetry reading.

I enter.
A hundred people, a hundred pairs of eyes.
They look, they wait.
I know for what.
I am supposed to tell them
why they were born,
why there is
this monstrosity called life.

Đọc thơ

Lạnh,
Tôi cuộn người thành trái banh
Như giống chó thường làm 

Ai sẽ nói cho tôi biết
Tại sao tôi sinh ra
Tại sao cái quỉ ma này
gọi là cuộc đời

Chuông điện thoại
Tôi phải đi một đường đọc thơ
cho thính giả mê thơ

Tôi đi vô
Cả trăm người
Cả trăm cặp mắt
Họ nhìn
Họ đợi
Tôi biết họ đợi gì
Đợi tôi nói với họ
Tại sao họ sinh ra
Tại sao có cái quỉ ma gọi là cuộc đời

Translaled from the Polish by Czeslaw Milosz and Leonard Nathan

Hay, bài này, cũng của
ANNA SWIR

ANNA SWIR

1909-1984

THE SEA AND THE MAN

You will not tame this sea
either by humility or rapture.
But you can laugh
in its face.

Laughter
was invented by those
who live briefly
as a burst of laughter.
The eternal sea
will never learn to laugh.

Translated from the Polish by Czeslaw Milosz and Leonard Natha

Biển và Người

Mi sẽ không thuần hóa biển
Bằng, hoặc khiêm nhường, hoặc say mê
Mi chỉ có thể cười vào mặt nó.

Tiếng cười được phát minh bởi những kẻ
Cuộc sống ngắn ngủi
Như 1 phát cười
Biển vô tận
Chẳng bao giờ học cười.

Như Milosz viết, chuyện đọc thơ không phải xứ nào cũng có. Bài thơ của Anna Swir không phải là về chán thơ, không thèm làm thơ nữa, tại sao Mai Thảo trốn thơ, sau Lò Thiêu mà còn làm thơ... mà là về cái chuyện đọc thơ, và trong những cuộc đọc thơ như thế, ở xứ Ba Lan của ông, thính giả hỏi đủ thứ chuyện, không chỉ về thơ.
Xứ Bắc Kít cũng có trò đọc thơ này, trong thời gian chiến tranh Chống Mẽo cứu nước, và bi giờ, hết rồi. Và bi giờ, nhìn lại, thì Gấu biết là "bịp"!

[GCC sẽ đi 1 đường về kỷ niệm này, sau]

V/v Krakow.

Zagajewski ra đời ở đây. Thi sĩ Ba Lan hình như ông nào, bà nào cũng có viết, làm thơ về Krakow

Krakow's story: a Unesco City of Literature built out of books

Không chỉ Zagajewski.

http://www.tanvien.net/Dayly_Poems/40.html

& *

Introduction by Adam Zagajewski

This poetry is about the pain of the twentieth century, about accepting the cruelty of an inhuman age, about an extraordinary sense of reality.
And the fact that at the same time the poet loses none of his lyricism or his sense of humor-this is the unfathomable secret of a great artist.

Thơ này là về nỗi đau của thế kỷ 20, về chấp nhận cái sự độc ác, tàn bạo, dã man của thời phi nhân, về cảm quan cực kỳ khác thường về thực tại. Nhưng, sự kiện, cùng lúc, nhà thơ không mất đi 1 tí gì của chất trữ tình, hay cái cảm quan cà chớn, tếu táo, tưng tửng của mình –  thì đó là cái bí mật khủng ơi là khủng của 1 đại nghệ sĩ.

Adam Zagajewski: Introduction
(Translated by Bill Johnston)

Miền Nam trước 1975 có "Đồng Nai Tam Kiệt", là TTT, BG, TTY

Ba Lan cũng có Tam Kiệt. Hai trong Ba Kiệt [đừng lộn với anh chàng chăn trâu học lớp 1 lên làm Thủ Tướng VC], đợp Nobel văn chương, là Czeslaw Milosz và Wislawa Szymborska.
Kiệt thứ ba, là Zbigniew Herbert. Bài “Intro" của Adam Zagajewski thật tuyệt.

Trên TV đã giới thiệu bài của Adam Zagajewski viết về thơ trí tuệ của Milosz.

Nay xin đi thêm 1 đường Herbert.
Trân trọng đón coi.

Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]
Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski

TWO DROPS 

No time to grieve for roses, when the forests are burning.
                                                     -JULlUSZ SLOWACKI 

The forests were on fire-
they however
wreathed their necks with their hands
like bouquets of roses

People ran to the shelters-
he said his wife had hair
in whose depths one could hide 

Covered by one blanket
they whispered shameless words
the litany of those who love

When it got very bad
they leapt into each other's eyes
and shut them firmly 

So firmly they did riot feel the flames
when they came up to the eyelashes 

To the end they were brave
To the end they were faithful
To the end they were similar
like two drops
stuck at the edge of a face

Zbigniew Herbert : Chord of Light
1956

Hai giọt

Làm gì có thời gian để mà than khóc những bông hồng, khi rừng đang cháy
                                                                                    -JULlUSZ SLOWACKI

Rừng đang cháy –
Tuy nhiên họ vòng tay ôm cổ
Như những bó hồng

Mọi người chạy vô hầm trú ẩn –
Anh ta nói, vợ tôi tóc dầy thật dầy và tôi có thể ẩn náu ở trong đó

Trùm 1 tấm mền
Họ thì thầm những lời chẳng hổ thẹn
Lời kinh của những kẻ yêu nhau

Khi tình trạng trở nên quá tệ
Họ nhẩy vô mắt nhau
Và đóng chặt lại

Đóng chặt, họ không cảm thấy ngọn lửa
Khi họ trườn lên tới mi mắt

Tới chót, họ thật can đảm
Tới chót, họ thật thương nhau
Tới chót họ giống như hai giọt
Dính ở cuối mặt

Bài thơ trên mở ra Tuyển tập thơ 1956-1998, của Zbigniew Herbert.

Vẫn trong bài Giới thiệu, Adam Zagajewski viết:

EVERY GREAT POET lives between two worlds. One of these is the real, tangible world of history, private for some and public for others. The other world is a dense layer of dreams, imagination, and phantasms. It sometimes happens-as for example in the case of W B. Yeats-that this second world takes on gigantic proportions, that it becomes inhabited by numerous spirits, that it is haunted by Leo Africanus and other ancient magi.

 Mọi thi sĩ lớn thì đều sống trong [giữa], hai thế giới. Một, thế giới thực, sờ mó, mân mê được, thế giới của lịch sử, riêng tư với một số người, và công cộng đối với những người khác.
Thế giới kia, là một tầng dầy đặc của những giấc mơ, của sự tưởng tượng, của những hồn ma bóng quế. Đôi khi xẩy ra điều này – thí dụ như trong trường hợp của W.B. Yeats – cái thế giới thứ nhì ham hố quá, chiếm nhiều chỗ quá, chứa đủ thứ hồn ma, tinh anh, thần thánh, yêu ma…  cái thế giới bị ám ảnh bởi Leo Africanus, hay một vì phù thuỷ cổ xưa khác.

            Take the well-known poem “Apollo and Marsyas." It is constructed on a dense, solid foundation of myth. An inattentive reader might say (as inattentive critics have in fact said) that this is an academic poem, made up of elements of erudition, a poem inspired by the library and the museum. Nothing could be more mistaken: Here we are dealing not with myths or an encyclopedia, but with the pain of a tortured body.

            Lấy bài thơ nổi tiếng của ông,“Apollo and Marsyas." Nó được xây dựng trên 1 cái nền dầy đặc, cứng ngắc, của huyền thoại. Một độc giả gà mờ sẽ nói - ngay cả Thầy Kuốc, nhà phê bình sắc sảo nhất hải ngoại "đâu phải thời nào cũng có được", cũng sẽ phán, đây là 1 bài thơ kinh điển, hàn lâm, của những người có bằng cử nhân Triết Văn Khoa Sài Gòn, như…  Thầy Đạo, được làm bằng ba cái trò sao chép bậy bạ, làm ra vẻ ta đây trí thức, uyên bác; một bài thơ được gợi hứng từ thư viện và viện bảo tàng.

Nhảm ơi là nhảm: Ở đây, trên trang Tin Văn của thằng cha Gấu Cà Chớn, chúng ta đang đụng tới, không phải những huyền thoại, hay bách khoa toàn thư Wiki VC, nhưng mà là cái đau của một người dân Mít, một cơ thể Mít, bị VC tra tấn! 

Hà, hà!

Bài thứ nhì của tuyển tập thơ Herbert cũng thật là tuyệt.
TV post ở đây, thay cho 1 chuyến về xứ Mít ăn Tết không làm sao thực hiện được.

PLACE

I returned years later
perhaps too well-fed

I wanted to check the place

the hills were smaller
and brown water ran
in the rescue trenches

grass mostly the same
angelica remembered

the view contracted
was merely normal
for so much fear
for so much hope

birds were flitting
from lower branches
to higher branches

so even they could not
offer me confirmation

Xứ Mít

Nhiều năm sau Gấu trở lại xứ Mít
Béo tốt, mập mạp,
Nhờ bơ sữa xứ người

Gấu muốn thăm thú lại nơi chốn xưa
Những ngọn đồi [Đà Lạt] xem chừng nhỏ hơn
Và một thứ nước mầu nâu
Chảy trong những con mương giải thoát (1)

Cỏ hầu như vẫn như xưa
Mùi hoa lan [ở ngã tư Phan đình Phùng – Lê Văn Duyệt, Sài Gòn]
Được tưởng nhớ

Cái nhìn làm co thắt con tim
Thì cũng chuyện bình thường
Bao nhiêu nỗi đau,
Cho biết bao là hy vọng

Chim bay từ cành thấp
Lên cành cao

Ngay cả chúng
Cũng đếch nhận ra Gấu. (2)

(1) Từ "rescue" này khó dịch quá!
(2) Ngay cả chúng cũng không thể dâng hiến sự xác nhận.
NQT





No automatic alt text available.






Anna Swir sinh tại Warsaw, bố là họa sĩ, lớn lên trong môi trường nghệ thuật. Tác phẩm đầu tay, những bài thơ xuôi ngắn, xb năm 1936 đã bảo đảm với thiên hạ, đây là một nữ thi sĩ rất ư là ưu tư về việc làm thơ, và thơ của bà lấy nguồn từ thơ Ba Lan thời trung cổ, và từ hình ảnh hội họa. Những năm Warsaw bị Nazi đô hộ, và thời gian phục vụ, như nữ y tá trong quân ngũ, trong cuộc nổi dậy Warsaw Uprising 1944, tạo ấn tượng sâu đậm ở nơi bà, nhưng phải những năm sau đó, nó mới khiến bà tìm ra được một thể loại xứng đáng với những kinh nghiệm này.
Như chính bà nói, một nhà văn thì có hai nhiệm vụ cơ bản, thứ nhất, kiếm ra 1 văn phong riêng cho mình, thứ nhì, huỷ diệt nó. Cái nhiệm vụ thứ nhì thì rất ư là khó khăn.
Bà tới được cái “goal” này - một văn phong trần trụi bám chặt vào thực tại – vào lúc muộn màng ở trong đời của bà, thập niên 1970, nhưng những ai biết những dòng thơ đầu đời của bà, thì nhận ra, cái lô gic nội tại của phát triền, nảy nở. Vào cái lúc trưởng thành rất ư là bảnh tỏng của mình, bà là tác giả của những bài thơ, nữ tính, dữ dằn, cũng như là những bài huê tình tàn ác, dã man, "của 1 thứ súc tích hiếm hoi". Ký của bà, về cuộc nổi dậy, gồm có những bài thơ miêu tả, căng thẳng, “Xây dựng 1 chiến tuyến”, xuất hiện năm 1972. [Bài thơ này, Mít đọc, thì bèn nhớ đến "Hãy cho anh khóc bằng mắt em, những cuộc tình duyên Budapest", của TTT]
Bà thì thật là hung dữ, sáng suốt, tới đỉnh, cực kỳ ngây ngất… khủng khiếp.
Tuy được coi là nhà thơ thần sầu, nhưng lại chiếm giữ 1 vị trí riêng lẻ, có lẽ là do bà rất tởm lũ phê bình gia!

ANNA SWIRSZCZYNSKA

I Knocked My Head Against the Wall

As a child
I put my finger in the fire
to become
a saint.
As a teenager
every day I would knock my head against the wall.
As a young girl
I went out through a window of a garret
to the roof
in order to jump.
As a woman
I had lice all over my body.
They cracked when I was ironing my sweater.
I waited sixty minutes
to be executed.
I was hungry
for six years.
Then I bore a child,
they were carving me
without putting me to sleep.
Then a thunderbolt killed me
three times
and I had to rise from the dead three times
without anyone's help.
Now I am resting
after three resurrections.



*

Milosz
 

FLIGHT

When we were fleeing the burning city
And looked back from the first field path,
I said: "Let the grass grow over our footprints,
Let the harsh prophets fall silent in the fire,
Let the dead explain to the dead what happened.
We are fated to beget a new and violent tribe
Free from the evil and the happiness that drowsed there.
Let us go "-and the earth was opened for us by a sword of flames.

Goszyce, 1944

Poetry and History: Polish Poetry after the End of the World

In 1973, when I was twenty-three years old, I decided to stop in Warsaw during a year I was traveling in Europe. From that trip I remember one chilly gray dusk in particular when I walked through the neighborhood that had once been the Warsaw Ghetto. People were bustling home from work, but their activity only seemed to accentuate the eerie and even ghostly absence of all those missing persons, an annihilated people. One didn't need to travel to Auschwitz to feel guilty absence and palpable vacancy. That night I reread Czeslaw Milosz's poems "A Poor Christian Looks at the Ghetto," "A Song on the End of the World," and "Dedication." This last poem was addressed to "You whom I could not save," and dated Warsaw, 1945. Its key stanza has thereafter set a standard of moral seriousness in poetry:

What is poetry which does not save
Nations or people?
A connivance with official lies,
A song of drunkards whose throats will be cut in a moment,
Readings for sophomore girls.
That I wanted good poetry without knowing it,
That I discovered, late, its salutary aim,
In this and only this I find salvation.

Milosz's early poems are all haunted by survivor's guilt, the poignancy of living fi r what was, for so many, the world's end. Poetry here becomes an offering to the dead, a form of expiation, a hope for redemption.
    Reading the work of Zbigniew Herbert, Tadeusz Rózewicz, and Wislawa Szymborska-the half-generation after Milosz-I soon discovered that all of postwar Polish poetry was similarly haunted by guilt, initiated in the apocalyptic fires of history. These writers shared an important collective experience, and the formative nature of that experience helped shape the spirit of their work. Born in the early 1920s, they grew up during one of the few periods of independence in Polish history, but they came of age during the terrible years of World War II. Poland lost six million people during the war, nearly one-fifth of its population, and the young writers felt the almost crushing burden of speaking for those who did not survive the German occupation. "I am twenty-four / led to slaughter / I survived," Rozewicz wrote in "The Survivor." It was no boast. No wonder, then, that at the conclusion of "Dedication"
Milosz asks for the dead to free him:

They used to pour millet on graves or poppy seeds
To feed the dead who would come disguised as birds.
I put this book here for you, who once lived
So that you should visit us no more.

Edward Hirsch: How the Read a Poem and Fall in Love with Poetry


IN WARSAW

What are you doing here, poet, on the ruins
Of St. John's Cathedral this sunny
Day in spring?

What are you thinking here, where the wind
Blowing from the Vistula scatters
The red dust of the rubble?

You swore never to be
A ritual mourner.
You swore never to touch
The deep wounds of your nation
So you would not make them holy
With the accursed holiness that pursues
Descendants for many centuries.

But the lament of Antigone
Searching for her brother
Is indeed beyond the power
Of endurance. And the heart
Is a stone in which is enclosed,
Like an insect, the dark love
Of a most unhappy land. 

I did not want to love so.
That was not my design.
I did not want to pity so
That was not my design
My pen is lighter
Than a hummingbird's feather.
This burden
Is too much for it to bear.
How can I live in this country
Where the foot knocks against
The unburied bones of kin?

 I hear voices, see smiles. I cannot
Write anything; five hands
Seize my pen and order me to write
The story of their lives and deaths.
Was I born to become
a ritual mourner?
I want to sing of festivities,
The greenwood into which Shakespeare
Often took me. Leave
To poets a moment of happiness,
Otherwise your world will perish.

It's madness to live without joy
And to repeat to the dead
Whose part was to be gladness
Of action in thought and in the flesh, singing, feasts,
Only the two salvaged words:
Truth and justice.

Warsaw, 1945

Nè, tên thi sỡi kia, mi làm cái trò gì ở đây,
Trên những điêu tàn của Nhà Thờ St. John
Vào một ngày xuân đẹp nắng như thế này?

Mi nghĩ gì, vào lúc này, khi gió đùa về đây,
Từ những nát tan ở khu Vistula,
Bụi đỏ của đá vụn

Mi thề, mi đếch bao giờ
làm một kẻ khóc lóc, than thở theo đúng lễ nghi
Mi thề mi chẳng bao giờ rờ vô
những vết thương sâu hoắm của nước Mít của mi.
Bởi vì nếu khóc than như thế là mi biến chúng thành thiêng liêng
Thứ thiêng liêng đặc biệt Mít, rất ư khó chịu, thứ thiêng liêng chết tiệt,
Đeo đuổi dân Mít từ thuở dựng nước cho tới bi giờ. 

Nhưng sự than thở của Antigone
Dành cho người anh của nàng
Thì vượt quá cả quyền uy của sự bền bỉ chịu đựng.
Và trái tim thì là 1 hòn đá,
trong đó có một tình yêu u tối, như côn trùng,
Của một miền đất cực kỳ bất hạnh. 

Gấu đếch muốn yêu nước Mít bằng thứ tình yêu cà chớn đó.
Đó không phải là sở nguyện của Gấu.
Gấu cũng đếch muốn thương hại kiểu đó.
Cũng đếch phải sơ đồ của Gấu
Cây viết của Gấu thì nhẹ hơn nhiều.
Nhẹ hơn cả một cái lông… chim!
Thứ gánh nặng đó, quá nặng cho nó,
Để mà mang, khiêng, chịu đựng.
Làm sao Gấu sống ở xứ đó
Khi bàn chân, đi tới đâu, là đụng tới xương của họ hàng, bà con,
Những người không được chôn cất.
Gấu nghe những tiếng nói, nhìn thấy những nụ cười.

Gấu không thể viết bất cứ điều gì; năm bàn tay
nắm lấy cây viết của Gấu và ra lệnh viết
Câu chuyện về cuộc đời và cái chết của họ.

Không lẽ Gấu sinh ra
để là 1 tên khóc than theo nghi lễ, Nhà Thờ, hay Cửa Phật?
Gấu muốn hát về những lễ hội.
Về cánh rừng xanh mà Shakespeare
thường rủ Gấu vô đó chơi.
Hãy để thi sĩ cho một khoảnh khắc hạnh phúc,
nếu không, thế giới của bạn sẽ tiêu tùng. 

Đúng là khùng điên, ba trợn,
Nếu sống mà đếch vui, đếch thú, đếch sướng gì hết!
[Hà, hà!]
Và lập lại những người đã chết
Lập cái cái phần vui vẻ, sung sướng hạnh phúc của hành động,
Trong tư tưởng, trong thân xác còn tươi rói, trong hát hỏng, lễ hội.
Chỉ hai từ cứu rỗi:
Sự thực và công lý

Warsaw, 1945

Thơ và Lịch Sử: Thơ Ba Lan sau Tận Cùng Thế Giới

Năm 1973, 23 tuổi, tôi quyết định ngừng ở Warsaw 1 năm, trong chuyến đi Âu Châu. Kỷ niệm xám xịt, nhất là khi loanh quanh ở cái khu Ghetto. Phố phường bận rộn, nhưng hình như càng làm nặng thêm sự vắng mặt u uẩn của những người đã mất. Bạn chẳng cần phải tới Lò Thiêu làm khỉ gì, chỉ ở đây thôi mà đã cảm thấy cái sự trống vắng tội lỗi, mân mê, sờ xoạng được!
Tối hôm đó, tôi đi 1 đường đọc thơ Milosz. Ui chao, những bài thơ đầu đời thơ của ông, ám ảnh làm sao, là cái mặc cảm sống sót, cái nỗi thống khổ, “sống, sau những cái đó”, cái tận cùng thế giới đó.

Thơ như thế, là 1 dâng tặng cho người chết, một hình thức cứu chuộc.

Cái bài thơ "Bay", nhân ngày Thơ ở
xứ Mít, tặng những tên Bắc Kít may mắn hạ cánh an toàn ở xứ người, cũng được!

Bay

Khi chúng ta bỏ chạy thành phố cháy đỏ
Và nhìn lại từ cánh đồng lúa mì đầu tiên

Gấu
phán: Hãy để cho cỏ mọc xóa vết chân của chúng ta
Hãy để cho những tên tiên tri, thiên sứ câm lặng trước ngọn lửa

Hãy để cho người chết giải thích cho người chết chuyện gì xẩy ra

Số mệnh của chúng ta, là cho ra đời một giống Bắc Kít
mới, hung bạo
Thoát ra khỏi Cái Ác Bắc Kít Ngày Xưa!

Nào đi!

Và thế là mặt đất mở ra cho chúng ta

Bằng một lưỡi gươm lửa!