*

 






A TALK WITH FRIEDRICH NIETZSCHE

 
Most highly respected Professor Nietzsche,
sometimes I seem to see you
on a sanatorium terrace at dawn
with fog descending and song bursting
the throats of the birds.

Not tall, head like a bullet,
you compose a new book
and a strange energy hovers around you.
Your thoughts parade
like enormous armies.

You know now that Anne Frank died,
and her classmates and friends, boys, girls,
and friends of her friends, and cousins
and friends of her cousins.

What are words, I want to ask you, what
is clarity and why do words keep burning
a century later, though the earth
weighs so much?

Clearly nothing links enlightenment
and the dark pain of cruelty.
At least two kingdoms exist,
if not more.

But if there's no God and no force
welds elements in repulsion,
then what are words really, and from whence
does their inner light come?

And from where does joy come, and where
does nothingness go? Where is forgiveness?
Why do the incidental dreams vanish at dawn
and the great ones keep growing?

Adam Zagajewski: Without End

Lèm bèm với Nietzsche

Nietzsche, triết gia vĩ đại,
Một bữa Gấu thấy ông ta ngồi
ở sân thượng nhà an dưỡng
vào lúc sáng tinh mơ, sương mù la đà, chim ca hát

Cao, đầu giống như viên đạn,
Ông ta soạn một cuốn sách mới
Và nội lực ở trong người ông
tỏa ra thành một màn sương khói chung quanh ông
Tư tưởng của ông diễn hành như những binh đoàn tiếp nối nhau,
[như trong câu hát của PTD, những binh đoàn kéo nhau  ra tiền tuyến,
đường ra trận mùa này đẹp lắm….]

Ông ta biết Anne Frank thì đã chết
Cùng bạn học, bạn bè, trai, gái,
bạn của bạn cô bé, và bà con của cô

Những từ là cái gì, tôi muốn hỏi ông ta,
cái gì thì là sự trong sáng, rõ ràng,
và tại sao những từ vẫn tiếp tục bốc cháy cả 1 thế kỷ sau đó,
mặc dù trái đất thì đã quá nặng?

Rõ ràng là chẳng có gì kết nối sự sáng ngời thông tuệ,
với nỗi đau đen của sự độc ác
Ít ra có hai vương quốc hiện hữu
Nếu không muốn nói là còn nhiều, nhiều lắm.

Nhưng, nếu không có Chúa và không có sức mạnh
nối những phần tử xô đẩy nhau thì
những từ thực sự nghĩa là gì, và
từ đâu mà chúng có được thứ ánh sánh nội ở trong chúng?

Và niềm vui đến từ đâu, và từ đâu hư vô đến?
Sự tha thứ thì ở đâu, ở đâu có thứ của hiếm đó?

Và tại làm sao những giấc nhỏ, tình cờ,
như của Gấu thì lại biến mất vào lúc rạng đông,
Trong khi những giấc mộng lớn ăn cướp Miền Nam của VC,
thí dụ, thì cứ vưỡn còn hoài, và còn tiếp tục lớn lên mãi? 

IN WARSAW

What are you doing here, poet, on the ruins
Of St. John's Cathedral this sunny
Day in spring?

What are you thinking here, where the wind
Blowing from the Vistula scatters
The red dust of the rubble?

You swore never to be
A ritual mourner.
You swore never to touch
The deep wounds of your nation
So you would not make them holy
With the accursed holiness that pursues
Descendants for many centuries.

But the lament of Antigone
Searching for her brother
Is indeed beyond the power
Of endurance. And the heart
Is a stone in which is enclosed,
Like an insect, the dark love
Of a most unhappy land. 

I did not want to love so.
That was not my design.
I did not want to pity so
That was not my design
My pen is lighter
Than a hummingbird's feather.
This burden
Is too much for it to bear.
How can I live in this country
Where the foot knocks against
The unburied bones of kin?

 I hear voices, see smiles. I cannot
Write anything; five hands
Seize my pen and order me to write
The story of their lives and deaths.
Was I born to become
a ritual mourner?
I want to sing of festivities,
The greenwood into which Shakespeare
Often took me. Leave
To poets a moment of happiness,
Otherwise your world will perish.

It's madness to live without joy
And to repeat to the dead
Whose part was to be gladness
Of action in thought and in the flesh, singing, feasts,
Only the two salvaged words:
Truth and justice.

Warsaw, 1945

Nè, tên thi sỡi kia, mi làm cái trò gì ở đây,
Trên những điêu tàn của Nhà Thờ St. John
Vào một ngày xuân đẹp nắng như thế này?

Mi nghĩ gì, vào lúc này, khi gió đùa về đây,
Từ những nát tan ở khu Vistula,
Bụi đỏ của đá vụn

Mi thề, mi đếch bao giờ
làm một kẻ khóc lóc, than thở theo đúng lễ nghi
Mi thề mi chẳng bao giờ rờ vô
những vết thương sâu hoắm của nước Mít của mi.
Bởi vì nếu khóc than như thế là mi biến chúng thành thiêng liêng
Thứ thiêng liêng đặc biệt Mít, rất ư khó chịu, thứ thiêng liêng chết tiệt,
Đeo đuổi dân Mít từ thuở dựng nước cho tới bi giờ. 

Nhưng sự than thở của Antigone
Dành cho người anh của nàng
Thì vượt quá cả quyền uy của sự bền bỉ chịu đựng.
Và trái tim thì là 1 hòn đá,
trong đó có một tình yêu u tối, như côn trùng,
Của một miền đất cực kỳ bất hạnh. 

Gấu đếch muốn yêu nước Mít bằng thứ tình yêu cà chớn đó.
Đó không phải là sở nguyện của Gấu.
Gấu cũng đếch muốn thương hại kiểu đó.
Cũng đếch phải sơ đồ của Gấu
Cây viết của Gấu thì nhẹ hơn nhiều.
Nhẹ hơn cả một cái lông… chim!
Thứ gánh nặng đó, quá nặng cho nó,
Để mà mang, khiêng, chịu đựng.
Làm sao Gấu sống ở xứ đó
Khi bàn chân, đi tới đâu, là đụng tới xương của họ hàng, bà con,
Những người không được chôn cất.
Gấu nghe những tiếng nói, nhìn thấy những nụ cười.

Gấu không thể viết bất cứ điều gì; năm bàn tay
nắm lấy cây viết của Gấu và ra lệnh viết
Câu chuyện về cuộc đời và cái chết của họ.

Không lẽ Gấu sinh ra
để là 1 tên khóc than theo nghi lễ, Nhà Thờ, hay Cửa Phật?
Gấu muốn hát về những lễ hội.
Về cánh rừng xanh mà Shakespeare
thường rủ Gấu vô đó chơi.
Hãy để thi sĩ cho một khoảnh khắc hạnh phúc,
nếu không, thế giới của bạn sẽ tiêu tùng. 

Đúng là khùng điên, ba trợn,
Nếu sống mà đếch vui, đếch thú, đếch sướng gì hết!
[Hà, hà!]
Và lập lại những người đã chết
Lập cái cái phần vui vẻ, sung sướng hạnh phúc của hành động,
Trong tư tưởng, trong thân xác còn tươi rói, trong hát hỏng, lễ hội.
Chỉ hai từ cứu rỗi:
Sự thực và công lý 

Warsaw, 1945
Czeslaw MIlosz: New and Collected Poems

Note: Leave
To poets a moment of happiness,
Otherwise your world will perish.

[Lâu lâu phải cho Gấu tự thổi, nhe!]


TO BOREDOM

I'm the child of your rainy Sundays.
I watched time crawl
Over the ceiling
Like a wounded fly.

A day would last forever,
Making pellets of bread,
Waiting for a branch
On a bare tree to move.

The silence would deepen,
The sky would darken,
As Grandmother knitted
With a ball of black yarn.

Heaven is like that.
In eternity's classrooms,
The angels sit like bored children
With their heads bowed.

Charles Simic

Về Buồn Chán

Tôi là thằng bé những Chủ Nhật mưa của bạn.
Ngó thời gian bò trên trần nhà
Như một con ruồi bị thương.

Ngày dài lê thê,
Làm những mẩu bánh mì
Ðợi một cành cây
Trên cái cây trần trụi
Chuyển động.

Im lặng sẽ càng im lặng
Bầu trời sẽ càng tối thêm,
Trong khi Bà đan
Với một trái banh ni lông đen.

Thiên Ðàng thì như thế đó.
Trong những lớp học của vĩnh cửu
Thiên thần ngồi như những đứa trẻ buồn chán
Ðầu chúi xuống.

LABOR AND CAPITAL

The softness of this motel bed
On which we made love
Demonstrates to me in an impressive manner
The superiority of capitalism. 

At the mattress factory, I imagine,
The employees are happy today.
It's Sunday and they are working
Extra hours, like us, for no pay.

 

Still, the way you open your legs
And reach for me with your hand
Makes me think of the Revolution,
Red banners, crowd charging.

 

Someone stepping on a soapbox
As the flames engulf the palace,
And the old prince in full view
Steps to his death from a balcony.

 

Lao động và Vốn

Ôi cái nệm giường khách sạn,
mềm mại, êm ái làm sao
Khi chúng tôi làm tình
Và điều này làm tôi ngộ ra sự ưu việt của chủ nghĩa tư bản.

Ở xưởng sản xuất nệm,
Công nhân bữa hôm nay thì đều hạnh phúc,
Hẳn là thế.
Chủ nhật mà, và họ làm giờ phụ trội
Như chúng tôi, và không được trả tiền.

Tuy nhiên, cái cách mà em dạng hai chân của em ra
Và lấy tay với tôi,
Làm tôi nghĩ đến Cách Mạng
Băng rôn đỏ, đám đông lấn tới, lấn tới.

Một người nào đó đạp nhằm cái hộp đựng xà bông
Trong khi lửa táp Dinh Ðộc Lập
Và Tông Tông Diệm, trong cái nhìn toàn thể
Bước vào cái chết từ bên ngoài ban công 

 

Những người vô hình

 Simic: The Invisible

Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu đâu... 
Biển

1 

Nó luôn luôn ở đó.
Những nỗi ghê rợn rộng lớn của nó thì được giấu kín
Bằng bữa tiệc đại tiệc bận đồ lớn này:
Ba muơi năm mới có ngày hôm nay, vui sao nước mắt lại trào?
Nào hoa, nào chim
Và những đứa trẻ chơi ở công viên Lê Văn Tám 

Chỉ những chiếc lá nói sự thực
Chúng rì rào âm u
Rồi buông mình xuống
Như lắng nghe một con chuồn chuồn
Có thể biết khá nhiều về những kẻ vô hình,

Hay là tại sao cánh của nó lại trong mờ như thế, dưới ánh sáng
Nhanh như thế, mỗi khi cất cánh
Vừa mới thấy nó, mà đã bay đi mất rồi: 

Chuồn chuồn có cánh thì bay
Có thằng VC đang rình mày đây nè! 

2

 Liệu những bóng đen biết gì về nó?
Cái cách mà chúng, cũng thế, tới và đi
Như làm 1 cú viếng thăm vương quốc của những người đã chết
Nơi chúng làm điều chúng làm
Trước khi vội vã trở lại với chúng ta 

Đúng ngày hôm nay Gấu trầm trồ chiêm ngưỡng
một cái bóng đen mà Gấu tóm được
Trong khi đi một mình trên con phố Nguyễn Du tưởng tượng
Và Gấu vừa mới mon men gạ chuyện
Thì bóng đen này đã bất thình lình rời bỏ Gấu

BHD đó ư, Gấu gọi theo?
Thông điệp nào em mang về cho anh cu Gấu?
Liệu nó thì đầy những hàm hồ u tối
Gấu không thể nào mà biết được, dù tưởng tượng cách mấy,
Trong khi lừ đà lừ đừ giữa trưa, một ngày nắng ấm Sài Gòn? 

4 

Đúng vào lúc bạn tắt đèn
Họ trở lại
Hai người đã mất
Bạn gọi họ là hai đấng sinh thành.

Bạn sẽ mơ đêm nay
Bạn gặp lại cô bạn gái ngày nào
Cô gái đã từng yêu bạn
Và một cô khác nữa
Đã từng cho phép
Bàn tay của bạn lùa bên dưới
Chiếc áo bà ba của cô. 

Thay vì vậy, thì đây là chiếc chìa khóa,
trên cái dĩa đựng ba thứ lặt vặt,
chẳng thể mở bất cứ 1 cái cửa
Cái áo mưa đã xài rồi bạn kiếm thấy ở nhà thờ
[và ở blog của hòa thượng THT],
Con quạ què mà người hàng xóm của bạn giữ 

Đây là con ruồi mà bạn đã tra tấn
Cục đá bạn ném vào người bạn tốt nhất của bạn
Con heo ré lên một tiếng rùng rợn
Khi mũi dao thọc vô cổ của nó 

5 

Người ở đó vẫn truyền tụng
Về một ông già mù
Thẩy xúc xắc bên lề đường
Và giúi tiền cho mấy đứa con nít
Để chúng cho ông biết
Con lục, hay con nhất. 

Khi chúng ở lớp học
Ông hỏi bất cứ một người
Khi nghe tiếng chân
Anh đưa thư đi lòng dzòng
Đám nhà hòm đưa hòm lên xe tang
Hay chính ông, Thưa Ngài
Nếu ông lớ ngớ mò tới đó 

7 

Cô Russell thân mến: 

Ðêm, cô dẫn một mình em,
Tới thư viện trống rỗng của thành phố.
Em không làm sao theo kịp,
Khi cô dảo nhanh qua những dẫy sách,
Thì thầm những cái tên
Giơ ngón tay chỉ những cuốn em cần đọc, 

Rồi thì hoàn toàn quên đứa học trò,
Cô giựt sợi dây đèn,
Và để mặc em trong bóng tối,
Sờ soạng tìm một cuốn,
Giữa những giá sách,
Hẳn nhiên rồi, không phải cuốn đó

 Chẳng mấy chốc em hiểu liền sau đó,
Khi tới bàn của cô thủ thư,
Dưới cái nhìn thương hại của cô giáo của mình,
Cái nhìn theo em ra tận đường phố,
Nơi em sợ không dám dừng lại,
Ðể coi cái cuốn cầm trong tay là cuốn chi chi,
Cho tới khúc ngoặt ở một góc phố.

THE MUSE

When at night I await the beloved guest,
Life seems to hang by a thread. "What is youth?" I
demand
Of the room. "What is honor, freedom, the rest,
In the presence of her who holds the flute in her hand?"

But now she is here. Tossing aside her veil,
She considers me. "Are you the one who came
To Dante, who dictated the pages of Hell
To him?" I ask her. She replies, "I am." 

1924

Nữ Thần Thi Ca


Ðêm, ta đợi vị khách quí
Ðời như treo sợi chỉ
"Tuổi trẻ là cái chi chi"?",
Ta hỏi căn phòng
“Danh dự, tự do, cái còn lại,
Thì là cái gì, trước nàng, người cầm cây sáo ở trong tay? 

Nhưng bây giờ, nàng ở đây. Kéo cái mạng che mặt qua một bên,
nàng nhìn ta ra ý dò hỏi. “Bà có phải là người đọc từng trang Ðịa Ngục
cho Dante chép, phải không?” Ta hỏi nàng.
“Không phải ta, thì là ai?”

Song about songs

It seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.

1917

Bài ca về những bài ca

Có vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc

 

THE LAST TOAST

I drink to the house, already destroyed,
And my whole life, too awful to tell,
To the loneliness we together enjoyed,
I drink to you as well,
To the eyes with deadly cold imbued,
To the lips that betrayed me with a lie,
To the world for being cruel and rude,
To God who didn't save us, or try.

1934

Anna Akhmatova

Bữa nhậu chót

Ta uống mừng căn nhà đã hoàn toàn bị tiêu huỷ
Mừng trọn đời ta, thật dễ sợ nếu phải kể ra
Mừng nỗi cô đơn ta và mi cùng chia sẻ
Mừng mi nữa chứ, làm sao không?
Mừng đôi mắt lạnh lùng chết người
Mừng cặp môi thốt lời dối trá
Mừng thế giới quá tàn nhẫn, thô bạo
Mừng Ông Trời đếch thèm cứu vớt,
và cũng chẳng thèm thử cứu vớt


The City Where I Want to Live

The city is quiet at dusk,
when pale stars waken from their swoon,
and resounds at noon with the voices
of ambitious philosophers and merchants
bearing velvet from the East.
The flames of conversation burn there,
but not pyres.
Old churches, the mossy stones
of ancient prayer, are both its ballast
and its rocket ship.
It is a just city
where foreigners aren't punished,
a city quick to remember
and slow to forget,
tolerating poets, forgiving prophets
for their hopeless lack of humor.
The city was based
on Chopin's preludes,
taking from them only joy and sorrow.
Small hills circle it
in a wide collar; ash trees
grow there, and the slim poplar,
chief justice in the state of trees.
The swift river flowing through the city's heart
murmurs cryptic greetings
day and night
from the springs, the mountains, and the sky.

Adam Zagajewski

 

Thành phố mà tôi muốn sống ở đó

Thành phố thì êm ả vào lúc chạng vạng tối,
khi những ngôi sao lợt lạt tỉnh lại sau cơn ngất
và rộn ràng vào buổi trưa, với những giọng nói
của những triết gia ham hố và nhà buôn tham vọng,
mặc những chiếc áo nhung Ðông Phương.
Ngọn lửa của những cuộc nói chuyện cháy bỏng ở đó,
không phải ngọn lửa giàn thiêu.
Nhà thờ cổ, những viên đá rêu phong
của lời cầu nguyện xưa cũ, cả hai là khối bì,
và phi thuyền của nó.
Ðúng là cái thành phố
nơi người ngoại quốc không bị trừng phạt
một thành phố mau lẹ nhớ,
và chậm chạp quên,
chịu đựng thi sĩ, tha thứ tiên tri,
vì cái tội thiếu đến thảm hại tếu tếu, khôi hài, tưng tửng.
Thành phố dựa trên
những khúc dạo của Chopin,
lấy từ đó, chỉ niềm vui và nỗi buồn.
Những ngọn đồi nhỏ bao quanh nó,
tạo thành một cái vòng choàng cổ rộng;
những cây tro, mọc ở đó, và cây bạch dương gầy gò,
công lý chính của nhà nước của cây.
Con sông nhanh nhẹn chảy qua trái tim của thành phố
thì thầm những lời chào bí ẩn
đêm và ngày
từ những mùa xuân, những núi non, và bầu trời 

Whatever Happened

Whatever happened had already happened.
Four tons of death lie on the grass
and dry tears endure among the herbarium's leaves.
Whatever happened will stay with us
and with us will grow and diminish. 

But we must live,
the rusting chestnut tells us.
We must live,
the locust sings.
We must live,
the hangman whispers.

Adam Zagajewski 

Bất Cứ Cái Chó Gì Xẩy Ra

Bất cứ cái chó gì xẩy ra thì đã xẩy ra mất mẹ nó rồi.
Bốn tấn người chết nằm trên cỏ,
Ba triệu người chết ở cả Nam lẫn Bắc Kít,
và những giọt nước mắt cứ thế ở mãi cùng những chiếc lá bàng
ở trong truyện Ðôi Bạn của Nhất Linh
[những chiếc lá của cây herbarium: cây mẫu]
Cái chó gì xẩy ra thì sẽ bám chặt lấy chúng ta
và cùng với chúng ta, sẽ lớn mãi ra, và nhỏ mãi đi. 

Nhưng chúng ta phải sống,
[Thằng Còi, Cái Hĩm… không, không, Anh Phải Sống]
cây hạt rẻ gỉ sét bảo chúng ta.
Chúng ta phải sống,
con châu chấu hát.
Chúng ta phải sống,
HPNT thì thầm bên tai Gấu.
 

Search

I returned to the town
where I was a child
and a teenager and an old man of thirty.
The town greeted me indifferently
but the streets' loudspeakers whispered:
don't you see the fire is still burning,
don't you hear the flame's roar?
Get out.
Find another place.
Search for it
Search for your true homeland.

Adam Zagajewski

Tìm

Tôi trở về thành phố
Nơi tôi đã sống như một đứa bé
Và một thằng bé
Và một ông già 30 tuổi
Thành phố dửng dưng đón tôi
Nhưng cái loa ở đầu đường thì thầm:
Mi không thấy lửa vẫn cháy,
Mi không nghe ngọn lửa gào?
Cút cha mày đi!
Tìm một nơi chốn khác
Tìm nó.
Tìm quê hương thực sự của mi.



AMERICA'S SUN

(FROM EICHENDORFF, FROM KRYNICKI)

Outside the window, America's blinding sun.
In a dark room, at a table
sits a man, no longer young,
who thinks about what he's lost
and what remains.

I am that man.
I try to guess what losses
the future holds.
I still don't know what I'll discover.

Adam Zagajewski

Mặt trời CANADA

Bên ngoài cửa sổ, mặt trời mù Canada.
Trong căn phòng tối, ở một cái bàn
Thằng cha Gấu ngồi, trẻ gì nữa, sắp đi xa rồi.
Thằng chả nghĩ về cái mất
và cái còn.
Tớ đúng là thằng cha Gấu đó
Nó cố đoán cái mất,
tương lai cầm.
Nó vưỡn không biết, nó sẽ khám phá ra cái gì .

CAMOGLI

High old houses above the water
and a drowsy cat waiting for fishermen
on furled white nets:
a quiet November in Camogli –
pensioners sunbathe on lounge chairs,
the sun rotates sluggishly
and stones revolve slowly
on the gravelly shore,
but it, the sea, keeps turning landward,
wave after wave, as if wondering
what happened to summer's plans
and our dreams,
what has our youth become.

CAMOGLI

Những căn nhà cũ, cao, vượt lên khỏi mặt biển,
và một chú mèo lơ mơ ngủ, chờ ngư phủ
trên mớ lưới trắng được cuộn lại:
Tháng Chạp êm ả ở Camogli –
những người ở trọ tắm nắng trên những chiếc ghế dựa,
mặt trời quay uể oải
và những hòn đá lượn chầm chậm
trên bãi sỏi,
nhưng biển, cớ làm sao cứ hướng về đất liền
sóng tiếp sóng, như ngạc nhiên,
chuyện gì xẩy ra cho những chương trình mùa hè
và những giấc mộng của chúng ta,
và tuổi trẻ của chúng ta thì sẽ ra làm sao.

Adam Zagajewski

AT THE CATHEDRAL'S FOOT

In June once, in the evening,
returning from a long trip,
with memories of France's blooming trees
still fresh in our minds,
its yellow fields, green plane trees
sprinting before the car,

we sat on the curb at the cathedral's foot
and spoke softly about disasters,
about what lay ahead, the coming fear,
and someone said this was the best
we could do now-
to talk of darkness in that bright shadow.

Adam Zagajewski

Ở chân Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn

Một lần, vào Tháng Sáu, một buổi chiều
trở về sau một chuyến đi xa
trí nhớ còn đầy ắp, mới tinh
những tàng cây nở rộ Paris
những cánh đồng vàng,
cây xanh trải dài trước xe,

chúng tôi ngồi ở lề đường, trước Bưu Ðiện,
dưới chân Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn,
và nhẹ nhàng, như trong mơ, nói về những thảm họa,
về những gì trải ra trước mắt [coi hình thì biết],
về nỗi sợ hãi sắp tới,
và thằng cha Gấu phán:

Ðiều tuyệt vời nhất chúng ta có thể làm bây giờ -
là nói về Bóng Tối,
về Lời Dối Trá Lớn
trong cái bóng dâm sáng ngời dưới chân Nhà Thờ Ðức Bà, Xề Gòn
 


ĐÊM NGỦ BỤI Ở NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

 
Bốn mươi năm tôi trở về đây
Đứa bé ngày xưa ngủ dưới chân Người
Maria, trái tim Người còn đọng lại
Một thời thơ dại của riêng tôi 

Đứa bé qua đêm với bầy se sẻ
Bầy chim không ngủ sớm bao giờ
Thao thức từ đầu hôm tới sáng
Vỗ hoài không thấy một cơn mơ

Đứa bé nằm trên tờ báo cũ
Như nằm trên tấm thảm bay xa
Ngày lang thang đêm xuống không nhà
Sự sống tự nhiên thành phép lạ

Từng ấy năm kẻ ở xa về
Ngủ bụi trong căn nhà Đức Mẹ
Vòm mái cuốn cong như vòng nghiệt ngã
Thuở xưa buồn tôi tự dắt tôi đi 

Lại thức sớm theo người đi lễ sớm
Ngọn đèn nhà Chúa thật cô đơn
Nhớ da diết tiếng xe thổ mộ
Đêm đã buồn lóc cóc lại buồn hơn

Từng ấy năm chớp bể mưa nguồn
Cuốn theo tiếng ngựa thồ mất hút
Tôi trở về đây đầu đã bạc
Sự yên bình đừng hỏi có hay không

Cao Thoại Châu 


*

 Jen & Bạn học lạc vô thời Trung Cổ, 2009

Tôi đi qua một thành phố Trung Cổ

Tôi đi qua một thành phố Trung Cổ
vào một buổi chiều hay buổi rạng đông
Tôi thì trẻ măng, hoặc khá già. Tôi không có đồng hồ
hay tấm lịch, mà chỉ có một dòng máu cà chớn, cứng đầu,
đo sự trương nở vô cùng.
Tôi có thể lại bắt đầu cuộc đời, đời của tôi,
hay đếch phải của tôi,
mọi thứ xem ra dễ dàng,
cửa sổ của những căn phòng thì hé mở,
những số mệnh khác khục khặc.
Xuân, hay đầu hè,
tường ấm áp
không khí nhẹ, mềm như vỏ cam
Tôi thì thật trẻ, hay khá già,
Tôi có thể chọn,
Tôi có thể sống.

Adam Zagajewski


On Swimming

The rivers of this country are sweet
as a troubador's song,
the heavy sun wanders westward
on yellow circus wagons.
Little village churches
hold a fabric of silence so fine
and old that even a breath
could tear it.
I love to swim in the sea, which keeps
talking to itself
in the monotone of a vagabond
who no longer recalls
exactly how long he's been on the road.
Swimming is like prayer:
palms join and part,
join and part,
almost without end. 

Bơi

Những con sông của xứ này thì ngọt lịm
như bài ca của tên hát rong
mặt trời nặng lang thang về hướng tây
trên những toa màu vàng của đám xiệc.
Những ngôi nhà thờ làng nho nhỏ,
nâng niu một sợi im lặng,
mịn và xưa đến nỗi chỉ một hơi thở
là có thể xé nó ra.
Tôi mê bơi ở biển,
biển thì cứ lèm bèm với chính nó,
bằng một giọng đều đều của một gã ma cà bông
không còn nhớ đã lang thang trên đường từ bao lâu rồi.
Bơi thì cũng giống như cầu nguyện
Bàn tay nối bàn tay rồi lại rời ra,
nối và rời,
hầu như không bao giờ tận cùng.

I Walked Through the Medieval Tovvn

 

I walked through the medieval town
in the evening or at dawn,
I was very young or rather old.
I didn't have a watch
or a calendar, only my stubborn blood
measured the endless expanse.
I could begin life, mine
or not mine, over,
everything seemed easy,
apartment windows were partway open,
other fates ajar.
It was spring or early summer, warm walls,
air soft as an orange rind;
I was very young or rather old,
I could choose, I could live.


 

AT THE CATHEDRAL'S FOOT

In June once, in the evening,
returning from a long trip,
with memories of France's blooming trees
still fresh in our minds,
its yellow fields, green plane trees
sprinting before the car,

we sat on the curb at the cathedral's foot
and spoke softly about disasters,
about what lay ahead, the coming fear,
and someone said this was the best
we could do now-
to talk of darkness in that bright shadow.

Adam Zagajewski

Ở chân Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn

Một lần, vào Tháng Sáu, một buổi chiều
trở về sau một chuyến đi xa
trí nhớ còn đầy ắp, mới tinh
những tàng cây nở rộ Paris
những cánh đồng vàng,
cây xanh trải dài trước xe,

chúng tôi ngồi ở lề đường, trước Bưu Ðiện,
dưới chân Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn,
và nhẹ nhàng, như trong mơ, nói về những thảm họa,
về những gì trải ra trước mắt [coi hình thì biết],
về nỗi sợ hãi sắp tới,
và thằng cha Gấu phán:

Ðiều tuyệt vời nhất chúng ta có thể làm bây giờ -
là nói về Bóng Tối,
về Lời Dối Trá Lớn
trong cái bóng dâm sáng ngời dưới chân Nhà Thờ Ðức Bà, Xề Gòn

&

Joseph Brodsky @ Toronto Oct 1995

An interview with Joseph Brodsky

Bởi vì ông nhắc tới những nhà thơ lớn lao, tôi nghĩ có lẽ chúng ta xoay câu chuyện quanh đề tài này, và nhắc tới 1 nhà thơ vĩ đại nhất của thế kỷ. Wystan Hugh Auden

Tuyệt! Rất tuyệt [Cười lớn]

Ông nhắc tới, trong bài “Ðể làm hài lòng một cái bóng”, “To Please a Shadow”, một trong những lý do ông học tiếng Anh, hay trở nên ngày càng quấn quít với nó, là để “thấy mình gần gụi với một người mà tôi nghĩ là một đầu óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Wystan Hugh Auden". Và rồi ông bàn về những phẩm chất của ông ta. Những phẩm chất mà tôi đặc biệt thích thú của ông ta, là ‘equipoise’ và ‘wisdom’. Vai trò của Auden trong sự nghiệp của ông như là 1 thi sĩ, là gì?

Tôi sẽ trả lời câu hỏi này như tôi có thể. Ông ta đi vô tôi, enter, theo 1 nghĩa nào đó, ông ta đi vô cuộc đời của tôi. Thì cứ nói như vầy, chúng ta đang nói chuyện, ở đây, tôi đang ngồi đây, và tôi cảm thấy ông ta là một phần của tôi… Khi tôi gặp ông ta 22 năm trước đây, tôi 32 tuổi, và ông ta chỉ còn sống được 1 năm nữa…

Cũng trong cùng bài essay, ông nó về sự quan trọng đối với mọi độc giả là có ít nhất 1 nhà thơ để mà lận lưng.  Với ông, hẳn là Auden. Nhưng ngoài Auden ra, liệu Eugenio Montale có xứng đáng…

Xứng đáng quá đi chứ. Tôi nghĩ phải thêm vô Thomas Hardy, Robert Frost… Tôi thấy mình gần Frost hơn so với Auden. Bạn có nhớ không Lionel Trilling đã từng gọi Frost là 1 nhà thơ khủng khiếp. Còn Eliot.... Bishop, bà này Canada chính gốc. Trong số ngoại nhân, làm sao bỏ qua Milosz. Wislawa Szymborska mà không bảnh sao, a wonderful lady…

*

Số Brick, Nhật ký văn học, đặc sản Toronto, cây nhà lá vườn, tình cờ Gấu cầm nó lên ở tiệm sách, và ngỡ ngàng khám phá ra cả 1 lô bài viết thật là tuyệt vời, đa số về thơ. Chưa kể bài viết về Trăm Năm Cô Ðơn của Garcia Marquez, của 1 tay đồng hương với tác giả, phải nói cực ác, và vấn nạn mà nó nêu ra: Làm sao những xứ sở Mỹ Châu La Tinh tiếp tục viết, dưới cái bóng khổng lồ, ma quỷ của Trăm Năm Cô Ðơn?

[Ui chao, Gấu lại nhớ đến Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh: Có vẻ cái vía của nó khủng quá, khiến đám nhà văn VC, kể cả Bảo Ninh, như bị teo chim, hết còn viết được nữa!]

Bài phỏng vấn Brodsky cũng quá tuyệt, trong có 1 nhận xét của ông về thơ tự do, thần sầu. Cuộc phỏng vấn xẩy ra 1 năm sau khi Gấu tới định cư Toronto, Canada, cũng là 1 chi tiết thú vị. Hai bài về nhà thơ Vat cũng thần sầu, 1 ông kể kinh nghiệm lần đầu làm thơ, khi còn là 1 đứa con nít, và cũng là 1 lần tiên khám phá ra 1 cái nơi mà người ta gọi là nhà tù. Về già, ông vưỡn cứ làm thơ, bất chấp người ta nói: Già như mi cớ sao làm thơ?

Gấu về già mới có được cái thú làm thơ, dịch thơ, thành thử rất tâm đắc với câu trên:

 “He’s so old, isn’t he ashamed to write poems?”


The Invisible


Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu đâu...

2

Don't the shadows know something about it?
The way they, too, come and go
As if paying a visit to that other world
Where they do what they do
Before hurrying back to us.

Just today I was admiring the one I cast
As I walked alone in the street
And was about to engage it in conversation
On this very topic
When it took leave of me suddenly. 

Shadow, I said, what message
Will you bring back to me,
And will it be full of dark ambiguities
I can't even begin to imagine
As I make my slow way in the midday sun?

Charles Simic

Liệu những bóng đen biết gì về nó?
Cái cách mà chúng, cũng thế, tới và đi
Như làm 1 cú viếng thăm vương quốc của những người đã chết
Nơi chúng làm điều chúng làm
Trước khi vội vã trở lại với chúng ta

Đúng ngày hôm nay Gấu trầm trồ chiêm ngưỡng một cái bóng đen mà Gấu tóm được
Trong khi đi một mình trên con phố Nguyễn Du tưởng tượng
Và Gấu vừa mới mon men gạ chuyện
Thì bóng đen này đã bất thình lình rời bỏ Gấu

BHD đó ư, Gấu gọi theo?
Thông điệp nào em mang về cho anh cu Gấu?
Liệu nó thì đầy những hàm hồ u tối
Gấu không thể nào mà biết được, dù tưởng tượng cách mấy,
Trong khi lừ đà lừ đừ giữa trưa, một ngày nắng ấm Sài Gòn?

NGUYỄN LƯƠNG VỴ

CHUYỆN VÃN

Gửi NQT

Có những bài thơ viết muộn
Vì không thể viết sớm hơn
Ngặt nỗi thương thầm gió ruộng
Vẫn còn vuốt mắt sương thôn

Vì đâu núi xương sông máu?!
Cơ tâm bặt tiếng lâu rồi
Cơ trí gầm gừ cơ khí
Ba trăm năm…? Hỏi mà chơi!

Hỏi ông trời - Ổng cắc cớ
Hỏi Như Lai - Ngài mím chi
Hỏi Giê-Su - Cây thập giá
Thi sĩ! Cứ mần thơ đi

Thật sự là thơ đã ngủm
Nên mần thơ là đám ma
Đám ma đám người một bụm
Đứng trông thiên cổ khóc òa…

2/2005

 NLV

Simic: The Invisible

Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu đâu...

2

Don't the shadows know something about it?
The way they, too, come and go
As if paying a visit to that other world
Where they do what they do
Before hurrying back to us.

Just today I was admiring the one I cast
As I walked alone in the street
And was about to engage it in conversation
On this very topic
When it took leave of me suddenly. 

Shadow, I said, what message
Will you bring back to me,
And will it be full of dark ambiguities
I can't even begin to imagine
As I make my slow way in the midday sun?

Charles Simic

Liệu những bóng đen biết gì về nó?
Cái cách mà chúng, cũng thế, tới và đi
Như làm 1 cú viếng thăm vương quốc của những người đã chết
Nơi chúng làm điều chúng làm
Trước khi vội vã trở lại với chúng ta

Đúng ngày hôm nay Gấu trầm trồ chiêm ngưỡng một cái bóng đen mà Gấu tóm được
Trong khi đi một mình trên con phố Nguyễn Du tưởng tượng
Và Gấu vừa mới mon men gạ chuyện
Thì bóng đen này đã bất thình lình rời bỏ Gấu

BHD đó ư, Gấu gọi theo?
Thông điệp nào em mang về cho anh cu Gấu?
Liệu nó thì đầy những hàm hồ u tối
Gấu không thể nào mà biết được, dù tưởng tượng cách mấy,
Trong khi lừ đà lừ đừ giữa trưa, một ngày nắng ấm Sài Gòn?

DEATH OF A PIANIST

 
While others waged war
or sued for peace, or lay
in narrow beds in hospitals
or camps, for days on end

he practiced Beethoven's sonatas,
and slim fingers, like a miser's,
touched great treasures
that weren't his. 

Cái chết của một cầm dương thủ

Trong khi kẻ khác gây chiến tranh
hay thưa gửi hòa bình, hay nằm
trong những chiếc giường chật hẹp ở bệnh viện
hay trại tù, chờ ngày tận cùng

hắn chơi những bản sonatas của Beethoven,
và những ngón tay gầy guộc của hắn, thì giống như của một kẻ keo kiệt,
mân mê những kho tàng lớn
đếch phải của hắn.

DEAD SPARROW


Among all objects
the dead sparrow in its gray topcoat of feathers
is the least unusual.
Even a roadside stone looks like
life's prince when compared
to a dead sparrow.
Flies circle it,
intent as scholars.

Sẻ chết

Trong tất cả mọi thứ
con chim sẻ chết trong bộ lông xám của nó
thì là điều ít ai thèm để ý đến nhất.
Ngay cả cục đá bên đường thì cũng giống như
ông hoàng của cuộc đời
nếu phải so với cái chết của con chim sẻ.
Ruồi vần vũ quanh nó,
hăm hở, như mấy tay khoa bảng với mảnh bằng cử nhân Triết, Ðại Học Văn Khoa Xề Gòn!


THE THIRTIES

The thirties
I don't exist yet
Grass grows
A girl eats strawberry ice cream
Someone listens to Schumann (mad, ruined
Schumann)
I don't exist yet
How fortunate
I can hear everything 

Thập niên 30

 

Thập niên 30
Ðảng CS Mít ra đời
May quá, tớ chưa ra đời
Cỏ mọc
Một em mút cây cà rem dâu
Một người nghe Schumann
(một Schumann khùng điên, tàn tạ)
Chưa có tớ
May quá,
Tớ nghe thấy hết!

 

WATCHING SHOAH IN A
HOTEL ROOM IN AMERICA

There are nights as soft as fur on a foal
but we prefer chess or card playing. Here,
some hotel guests sing "Happy Birthday"
as the one-eyed TV nonchalantly shuffles its images.
The trees of my childhood have crossed an ocean
to greet me coolly from the screen.
Polish peasants engage with a Jesuitical zest
in theological disputes: only the Jews are silent,
exhausted by their long dying.
The rivers of the voyages of my youth flow
cautiously over the distant, unfamiliar continent.
Hay wagons haul not hay, but hair,
their axles squeaking under the feathery weight.
We are innocent, the pines claim.
The SS officers are haggard and old,
doctors struggle to save them their hearts, lives, consciences.
It's late, the insinuations of drowsiness have me.
I'd sleep but my neighbors
choir "Happy Birthday" still louder:
louder than the dying Jews.
Huge trucks transport stars from the firmament,
gloomy trains go by in the rain.
I am innocent, Mozart repents;
only the aspen, as usual, trembles,
prepared to confess all its crimes.
The Czech Jews sing the national anthem: "Where is my home ... "
There is no home, houses burn, the cold gas whistles within.
I grow more and more innocent, sleepy.
The TV reassures me: both of us
are beyond suspicion.
The birthday is noisier.
The shoes of Auschwitz, in pyramids
high as the sky, groan faintly:
Alas, we outlived mankind, now
let us sleep, sleep:
we have nowhere to go.

Coi phim Shoah [Lò Thiêu]
tại một phòng khách sạn ở Mẽo

Ðêm mượt như lông ngựa non
Nhưng chúng ta thích chơi cờ, chơi bài. Ở đây,
một vài vị khách hát “Chúc Mừng Sinh Nhật”
trong khi chiếc TV một mắt chán chường xào đi xào lại mớ hình ảnh
của nó.
Những cây cối từ thuở còn con nít của tôi vượt qua một đại dương để chào đón tôi từ màn hình.

Mấy người nhà quê Ba Lan hăm hở bàn về
có Ông Giời hay không có Ông Giời,
trong khi đám Do Thái thì lại câm lặng, mệt nhoài, hết hơi, do cái chết dài của họ.
Những con sông của những chuyến du ngoạn của thời trẻ của tôi chảy
một cách thận trọng qua đại lục xa vời, không thân quen..
Những toa tầu chở cỏ khô, không, không phải cỏ khô mà là tóc, 
Những cái trục của nó thì kêu ken két do chở nặng quá.
Chúng tôi thì vô t
ội, những cây thông kèo nài.
Những tên SS thì hốc hác, và già,
Những vị y sĩ chiến đấu cố cứu tim, gan, và luơng tâm cho họ.
Khuya rồi, cơn buồn ngủ thấm vào tôi
Tôi tính chơi một giấc nhưng mấy ông hàng xóm
vẫn ong ỏng, “Chúc Mừng Sinh Nhật”:
Họ la lớn còn hơn cả mấy người Do Thái đang chết.
Những xe tải thật bự chuyên chở những ngôi sao, từ b
ầu trời
Những chuyến xe lửa ảm đạm đi trong mưa

Tôi thì vô tội, Mozart ăn năn;
Chỉ cây dương, như thường lệ, run rẩy,
sửa soạn thú mọi tội lỗi của nó.
Ðám Do Thái Czech hát quốc ca: “Nhà tôi đâu…”
Làm gì có nhà; nhà cháy rồi, quyện trong lửa có tiếng huýt của hơi ga lạnh
Tôi mỗi lúc một thêm vô tội, và buồn ngủ.
Cái TV trấn an tôi: Ta và mi thì đều quá cả sự nghi ngờ.
Sinh nhật ồn, ồn quá.
Những chiếc giầy của Lò Thiêu, chất thành kim tự tháp, cao như bầu trời, rên rỉ nhè nhẹ:
Than ôi, chúng ta thì sống dai hơn cả nhân loại, bây giờ, hãy để cho chúng ta ngủ, ngủ;
Chúng ta chẳng có nơi nào để mà đi

Adam Zagajewski: Without End