Đọc trong Ghi Chú cũ rích
của Hai Lúa, không biết chôm của ai, tư tưởng
này: Mỗi một khi mà cái đẹp mất đi, thì cái phần xấu xa tệ hại của nó
không đi theo, cứ mặt dầy ở lại.
Áp dụng vào Trâm Thạc, cái đẹp nhất, là hai cuộc sống rất đỗi
riêng tư của họ. Cuộc đời mãi mãi tuổi hai mươi của họ.
Cái tởm nhất, cừ ì lại, là thép đã tôi, thối đến mức như thế đấy!
Bây giờ nhà nước ta lại bắt lớp trẻ ngửi!
Dostoevsky, Fyodor.
Tôi dậy một khóa học về Dos, và đã được hỏi nhiều lần là tại sao không
viết một cuốn về Dos. Tôi luôn trả lời, cả một thư viện, với đủ thứ
ngôn ngữ, về ông ta, đã có rồi, tôi lại chẳng phải là học giả. Tuy
nhiên, còn một lý do khác.
Nếu viết, thì đây là một cuốn dựa trên sự thiếu tin cậy. Mà đã thiếu
tin cậy, thì viết làm gì.
Nhà văn lớn lao này, Dos, đã ảnh hưởng, chẳng ai cùng thời với ông so
được, ngoại trừ Nietzsche, lên tư tưởng Âu Châu và Mỹ Châu. Balzac
không, Dickens không, Flaubert không, Stendhal không, tuy đều là những
cái tên phổ cập hiện giờ. Ông ta sử dụng một hình thức tiểu thuyết mà
chưa ai dám dùng, trước ông hay sau ông, mặc dù George Sand đã thử bắt
chước, để trình bầy một hiện tượng bao la rộng lớn mà chính ông kinh
nghiệm, từ bên trong con người của ông, và do đó cảm nhận được: sự băng
hoại của niềm tin tôn giáo.
Những chẩn đoán của ông về cơn băng hoại này, hoá ra là thật là đúng.
Ông nhìn ra cơn băng hoại này, và hậu quả của nó, ở trong đầu của tầng
lớp sĩ phu Nga. Cuộc Cách Mạng Nga đã tìm thấy những lời tiên đoán về
nó,
của nó, ở trong
Lũ Người Quỉ Ám,
đúng như Lunacharsky công khai thú
nhận, và trong
Huyền Thoại về
Viên Đại Phán Quan" [The Legend of the
Grand
Inquisitor]...
Milosz's ABC's
Về
Nhà