|
To be or not to be
... And take away
the lanterns. Night.
Akhmatova: Requiem
Chương 9 cuốn
Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta, của D.M Thomas là câu
nổi tiếng của Shakespeare, Hiện hữu hay không hiện hữu, và kèm vào đó,
là câu thơ của Akhmatova, trong
Kinh Cầu:
Đèn đuốc ư, dẹp đi! Đêm
rồi.
Nguyễn Huy Thiệp phải đợi 30 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, phải đợi
chính đứa thân yêu của ông ngập vào ma tuý, mới nhìn ra vóc dáng ông
hoàng Đan Mạch, và sứ mệnh bi thảm của hắn: Giết bố!
D.M.Thomas cho biết, Hamlet, ngay
từ thoạt kỳ thuỷ của thời đại Stalin, đã
bị cấm. Tuy không chính thức, nhưng đám cận thần đều biết, Stalin không
muốn Hamlet được trình
diễn. Trong một lần tập dượt tại Moscow Art, Stalin hỏi, có cần thiết
không, thế là dẹp. Vsevolod Meyerhold, đạo diễn, người ra lệnh
Pasternak dịch Hamlet,
đành quăng bản dịch vô thùng rác, nhưng ông tin rằng,
nếu bất thình lình, tất cả những kịch cọt đã từng được viết ra, biến
mất, và may mắn sao, Hamlet
còn, thì tất cả những nhà hát trên thế gian này đều được cứu thoát. Chỉ
cần diễn hoài hoài kịch đó, là thiên hạ ùn ùn kép tới đầy rạp. Tuy
nhiên, cả đời ông, chẳng có được cơ may dựng Hamlet.
The
logic of the suicide bomber.
Sự chiếm đóng, chứ không phải tôn
giáo, mới là vấn đề.
Susan Sontag, nhà văn Mẽo mới mất,
trong một bài viết trên Người Nữu Ước, đã gây sốc, khi cho rằng, cuộc
tấn công nhắm vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới không phải được gợi
hứng từ thù hận "văn hoá, văn minh", hay "thế giới tự do", mà là chống
đối những hành động và những liên minh tôn sùng Mẽo.
Bây giờ quan điểm của bà đang trở thành quen thuộc, và trở thành
"dòng chính" trong những tác phẩm mang tính khoa học mới mẻ nhất,
về khủng bố, thí dụ như "Chết
Để Thắng: Tính Lô Gích Chiến Thuật Của Chủ Nghĩa Khủng Bố Tự Sát" (1)
tác giả Robert A. Pape. Đây là cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất,
theo tạp chí The American Political Sience Review.
Khủng Bố Bằng Tự Sát là để trả lời cho hành động chiếm đóng, "Suicide
terrorism is a reponse to occupation", Pape trả lời phỏng vấn qua điện
thoại. Ông là giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Chicago.
Đất người ta mà cứ vô tư vô giải phóng, bố ai mà chịu được!
(1) Dying to Win: The
Strategic Logic of Suicide Terrorism, Random House.
Khi “Hai Lúa” mở hội thảo… tại nhà!
Chuyện “Hai Lúa” miền Tây xuất ngoại đã hiếm, chuyện
Hai Lúa tự mở hội thảo lại càng hiếm hơn....
Còn chuyện Hai Lúa mở trang Tin Văn nữa chứ!
Do trục trặc khâu
phát
hành
Chân Dung Văn Học
bữa nay, 29 Tháng Bẩy, 2005
mới có mặt tại tiệm sách Tự Lực,
và trên lưới.
Những tiệm sách khác, trong tuần tới.
Trân trọng cáo lỗi, và xin kính mời.
Nhà xb Văn Mới
Đây [Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, của Đỗ
Long Vân] là một bản văn lạ, đẹp như mơ, theo nghĩa này: Tất cả
những giấc mơ
đều có chút chi huyền bí, và đây là vẻ đẹp của chúng. Nhưng có vài
giấc mơ quá huyền bí đến nỗi không hiểu nổi, và bạn có thể cho chúng
hàng
trăm lời giải thích khác nhau, đều được cả. (1)
Tháng Hai này là giỗ
thứ mười, tôi cũng có mối tri tình với anh ấy trên ba muơi năm. Gửi anh
bài thơ viết riêng cho J. HV [NLV].
Nếu đi về phía đường Hai
bà Trưng, bạn có thể kiếm một chỗ ngồi như
thế, nhưng vắng vẻ, dễ chịu hơn, là khu cà phê đường Gia Long, gần Thư
Viện Pháp, nhà thương Grall. Đây là nơi Gấu thường ngồi với ông bạn nhà
thơ Joseph Huỳnh Văn, những ngày mới làm tờ Tập San Văn Chương.
Có một lần, ông chủ hợp tác xã mộc, là thi sĩ Joseph Huỳnh Văn, đã ký
lệnh tha Gấu ra khỏi trại cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi.
Số là, ông làm một cái giấy, xác nhận Gấu là nhân viên HTX, nhờ vậy,
nhà nước coi thằng này không còn là thành phần ăn hại xã hội, và cho về.
Về, là ra vỉa hè Bưu Điện, khởi nghiệp
viết mướn.
Tôi chờ đợi khi ra
khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương
Grall, nhìn ra ngoài đời và khi đó, chiến tranh đã hết.
Những
ngày ở Sài Gòn.
Chiến tranh quả có hết, ở ngay cổng nhà thương Grall.
Lên
đường!
Điểm tụ tập là
trên đường Gia Long, đối diện nhà thương Grall, xe buýt sẽ bốc người từ
đó. Mật hiệu di tản trên Đài Phát Thanh Quân Đội Mẽo là một mẩu tin
thời tiết, “thời tiết lúc này là 105 độ và còn tăng”, tiếp theo là tám
nốt nhạc, bài Giáng Sinh Trắng.
Thirty
Years at 300 Millimeters
by Hubert Van Es
(1) Ý của Steiner, trong Errata.
ĐỘC TẤU
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
A
Surprise From
Long Ago
and Far Away
by Dirck
Halstead
Tên Của
Cuộc Chiến I: Sawada
Tên
của cuộc chiến II: Betsy
Viết là
Khiếp
Ký ức Huế
[hay Tên của cuộc chiến III: Thọ]
Subtle
dissent
of a Balkan bard
Đọc
giữa
hai dòng chữ: Tính ly khai tinh tế của một nhà thơ vùng
Balkan.
Cuộc đời
và tác phẩm của Ismail
Kadare
Ngày
Xưa, Xóm Gà
Hình như, có những chi
tiết, những kỷ niệm, bạn chỉ nhớ lại, một khi
cái khoá an toàn được mở ra.
Phượng Hoàng và Bồ
Câu
Lần
đầu tiên anh cầm tay em, là bữa đi ciné. Lần đầu, vì hôm
sau anh phải đi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung. Em như miễn
cưỡng
"chiều" anh. Ở trong rạp, anh cầm tay em, em giật ra. Bực mình, anh
giữ chặt lại. Nghĩ sao, em để yên. Anh như nghe em nói: thôi được rồi,
tui
thương ông đó. Được chưa?
NQT: Cầm Dương Xanh
For
a lousy battery
Ẩn hả, nhớ
chứ
[The
Spy Who Loved Us]
14 15 16
Bass nhắc tới
Greene, coi PXA như từ tác phẩm của Greene bước thẳng
ra. Greene mới là người đưa ra cụm từ lực lượng thứ ba, mà ông cựu thủ
tướng VC Víp Ka Ka nói tới, trong bài phỏng vấn gây chấn động, và do
đó, bị thiến lên thiến xuống. Víp Ka Ka coi DVM thuộc lực lượng thứ ba,
nhưng với Greene, từ này là để chỉ Trình Minh Thế.
Lực lượng thứ
ba là nhóm người mà tay Pyle, người Mỹ trầm lặng, muốn
gặp gỡ, hỗ trợ, coi, đây con ách chủ bài chống lại VC.
*
Re:
Con bọ của
Kafka, và cuộc chiến Việt Nam.
Kafka không hề
muốn đẻ ra... con bọ.
Nói rõ hơn, ông chỉ muốn viết một tác phẩm hạnh phúc, thanh thản,
heureuse et sereine (1). Thay
vì vậy, lại là những ác mộng, "mà sự chân thực của ông đã đọc cho ông
ta viết ra", [que sa sincérité lui dicta].
Thay vì một
cái nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn. Thay vì
một con người Việt Nam hạnh phúc và thanh thản. Chỉ có một con bọ, "mà
Hai Lúa chân thành nêu ra ở đây."
Thảm chưa!
(1) "Sereine"
là chữ Phạm Duy Khiêm sử dụng, khi viết [bằng tiếng Tây], Truyền
Kỳ Về Những
Miền Đất Thanh Thản, Légendes des terres sereines , những
chuyện như Sơn Tinh, Thuỷ
Tinh....
|