gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Gate Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây




Đọc để làm gì?
"Will burns us, and power destroys us: but knowledge leaves our frail organism in a perpetual sate of calm."
Roland Barthes.
Đọc Lolita ở Teheran đứng đầu danh sách best sellers, của tờ Nữu Ước Thời Báo, liền tù tì 18 tháng trời, tại Mẽo, theo TLS, số 6 Tháng Bẩy, 2005. Câu chuyện thực về một nhóm tiểu thư Iran dám liều lĩnh đọc cuốn sách tai quái, tác hại đó, coi như một hành động nhằm lật đổ chế độ không tự do, quả đã gây hứng khởi cho trí tưởng tượng dân Mẽo.
Lạ một điều, dân Mẽo rất lười đọc. Vì đâu có ai cấm họ đọc!
Chính thế mà nhà văn Tây Phương thèm được gắn xi vô miệng, như bạn văn của ông ở Đông phương.
Lẽ dĩ nhiên, sách không địch nổi ba trò games, nhạc MP3, iPod. Nhưng đẩy đến tận cùng, theo TLS, đây là vấn đề: Thay vì đọc, vì thích thú, thì người Mẽo lại loay hoay với câu hỏi: Đọc để làm gì?
Mấy thiếu nữ Iran đọc Lolita, yêu nó, vì nó nói cho họ về tự do, còn những người Mẽo lại mê nghe về chuyện đó [love to hear abt it]

Huyền Thoại Mẹ
Không phải Huyền Thoại Mẹ nhắm vào đám khốn kiếp mê chiến tranh, và giàu có nhờ nó. HTM nhắm vào những con người đau khổ vì cuộc chiến, và không hề lợi dụng cuộc chiến đó.
[Mô phỏng câu của R. Barthes, trong bài Mother Courage Blind, viết về kịch của Brecht: Brecht's Mutter Courage is not for those who... get rich on war... No, it is to those who suffer from wars without profiting... that is the primary reason for its greatness: Mutter Courage is entirely a popular work].

A Surprise From Long Ago and Far Away
by Dirck Halstead
UPI's Saigon Bureau Staff
*
UPI's Radio Photo Operator

Tên Của Cuộc Chiến I: Sawada
Tên của cuộc chiến II: Betsy
Viết là Khiếp
Ký ức Huế
[hay Tên của cuộc chiến III: Thọ]


Baby in the box

For a lousy battery
*


After the war, our teachers had persisted in asking us why we thought Japan had been defeated. There was only one correct answer to this question: because we were not scientific enough.
"How is science useful to us?" I rebelled. "Science will enable us to win the next war".
Sau chiến tranh, mấy ông thầy của chúng tôi cứ ra đề hoài, tại sao Nhật Bản thua trận? Tại vì chúng ta chưa đủ khoa học. "Khoa học ích lợi gì cho chúng ta"? Tôi cáu quá, bèn phạng liền: Khoa học sẽ giúp chúng ta thắng cuộc chiến tới!
Oe
Hai Lúa mô phỏng đoạn trên, và tưởng tượng ra mình, là một cháu ngoan Bác Hồ:
Tại sao Miền Bắc thắng trận, đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào? Tại vì chúng em chỉ được dậy có một việc, là cắm cờ. Khoa học ích lợi gì cho chúng ta? Nếu thực sự hữu ích, thì xin khoa học dậy cho chúng em cách thua trận!
Bởi vì thắng trận nhục nhã lắm! (1)
(1) Câu này, Hai Lúa thuổng của nhà văn Ý, Malaparte [ông này mê phát xít, vô đảng, sau "tự tẩy não", và bị tống xuất, Britannica, de Luxe] , trong cuốn La Peau, Hai Lúa đã dịch, từ bản tiếng Tây, trước 1975, với cái tên thật là cải lương Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố [tít này của ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son], viết về nỗi tủi nhục của nước Ý khi được Chú Sam "giải phóng".
Trong Kaputt (1944), [Hai Lúa dịch được nửa chừng thì đứt phim], Malaparte kể chuyện khôi hài đen sau đây.
Một thằng nhóc Do Thái bị một sĩ quan Nazi tóm được. Tay sĩ quan có hai con mắt, một thật, một, thuỷ tinh, hai con giống hệt nhau. Hắn biểu thằng nhóc, mày nói đúng, con mắt nào là con mắt giả, tao tha.
Không một chút suy nghĩ, thằng nhóc tì chỉ ngay chóc. Viên sĩ quan ngạc nhiên, hỏi, làm sao mày biết?
- Dễ ợt! Con mắt thuỷ tinh có vẻ người hơn, so với con mắt thiệt!
Curzio Malaparte born June 9, 1898, Prato, Italy died July 19, 1957, Rome, pseudonym of  Kurt Erich Suckert, journalist, dramatist, short-story writer, and novelist, one of the most powerful, brilliant, and controversial of the Italian writers of the fascist and post-World War II periods. Encyclopædia Britannica.
Malaparte, [tên thực Kurt Erich Suckert], ký giả, kịch tác gia, nhà văn, một trong những nhà văn Ý, mãnh liệt, sáng giá, gây tranh luận nhiều nhất, thời kỳ phát xít và hậu đệ nhị thế chiến.

Sông Lô, sóng ngàn hùng vĩ, bãi dài ô lau, núi rừng âm u.
Đâu phải sóng.
Chỉ là nước mắt ông già bà già,
Dành cho những đứa con sinh Bắc tử Nam của họ.
[Mô phỏng thơ Akhmatova: What are the waves of the glorious quiet Don filled with?
The waves of the quiet Don are filled with fathers' and mothers' tears.]

Lời Giới Thiệu: Truyện ngắn Chị Cả Bống xuất hiện đầu tiên trên báo Người Hà Nội, số ra ngày 8/6/05. Lập tức toàn bộ số báo bị tịch thu. Ông phó tổng biên tập cho in bài "nổi loạn" này bị mất chức. Tác giả đang bị công an hù dọa liên tục. Hiện tại số báo ngày 8/6 này đang được phô tô truyền tay nhanh chóng tại Hà Nội, vượt xa cả số phát hành chính thức là 2000 tờ. Những số báo đã lỡ gởi ra trước khi có lệnh tịch thu mà các đại lý nhanh tay giấu được ngay lập tức được bán với giá gấp 10 lần ( 20. 000 đồng một tờ). Tại Sài Gòn nơi tác giả lấy bối cảnh để viết, giá lên gấp hai mươi, ba mươi lần.
[Trích mạng Ý Kiến]

Subtle dissent of a Balkan bard
Đọc giữa hai dòng chữ: Tính ly khai tinh tế của một nhà thơ vùng Balkan.
Cuộc đời và tác phẩm của Ismail Kadare

 Ẩn hả, nhớ chứ
[The Spy Who Loved Us]
14
*
Đây là bức hình được Bass nhắc tới trong bài viết, nơi PXA đưa ông thầy TKT  lên trực thăng, vào những giây phút cuối cùng của Sài gòn, và bị lầm là Toà ĐS Mẽo, nhưng thực ra là một cơ sở của CIA. Như trong bài viết của Hubert Van Es, tác giả bức hình, cho thấy, đây là một building ở góc Tự Do và Gia Long.
[If you looked north from the office balcony, toward the cathedral, about four blocks from us, on the corner of Tu Do and Gia Long, you could see a building called the Pittman Apartments, where we knew the C.I.A. station chief and many of his officers lived. Several weeks earlier the roof of the elevator shaft had been reinforced with steel plate so that it would be able to take the weight of a helicopter. A makeshift wooden ladder now ran from the lower roof to the top of the shaft. Around 2:30 in the afternoon, while I was working in the darkroom, I suddenly heard Bert Okuley shout, ''Van Es, get out here, there's a chopper on that roof!'']
Thirty Years at 300 Millimeters
by Hubert Van Es
Ẩn được thưởng mề đay chiến công sau chót, là do vai trò của ông chơi trong chiến dịch sau cùng, Chiến Dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn. Nhưng việc làm sau cùng của chàng, trong chiến tranh, là một hành động vì bạn. Trong những giờ phút sau cùng Sài Gòn sắp rơi vào tay Cộng Sản, Ẩn xếp đặt cho cuộc trốn chạy của một người thầy cũ, Ông Trùm Gián Điệp Của Miền Nam, Trần Kim Tuyến. Trong bức hình trứ danh chụp cảnh chiếc trực thăng cất cánh, trên đỉnh một căn nhà vẫn cứ bị lầm là Toà Đại Sứ Huê Kỳ, thực ra, là mái một căn cứ của Xịa, cách đó hai dẫy nhà [blocks], người cuối cùng đang leo thang lên máy bay, là Trần Kim Tuyến. Bên dưới, đệ tử của Ông Thầy, Phạm Xuân Ẩn đứng, vẫy tay, bye bye.
Bass: Tên điệp viên mê Mẽo, The Spy Who Loved Us

Như bạn biết, tít bài viết của Bass là từ một phim 007: Tên điệp viên mê tôi. Tên điệp viên, James Bond, Hồng Mao. Tôi, một em KGB. Người yêu của em, cũng điệp viên KGB, bị Bond làm thịt. Thành thử, khi Bass sử dụng lại,  thay "me", tôi, bằng "us", chúng ta, thì "us" lại đèo thêm nghĩa US, tức Mẽo.
 
Cái tít là rất "lôi thôi", có khi bạn chỉ đọc cái tít là đã muốn rinh cuốn sách về nhà liền. Như Ẩn tự hào về tên của anh, cũng thế, nội chữ Bond, trong James Bond, là đủ viết cả một cuốn sách. Theo nghĩa đó, cuốn Người Mỹ Trầm Lặng kể như là đã viết xong, khi Greene nhìn thấy Phượng, và biết Phượng nghĩa là gì. Như đọc ra lời tiên tri, Greene hiểu rằng, mình sẽ viết xong một cuốn sách về chiến tranh Việt Nam, và cuốn sách đó sẽ trở thành một lời chúc dữ, một lời nguyền rủa cho đất nước mê vinh quang, mê chiến thắng hơn cả yêu đời sống, yêu con người.
"Phuong," I said – which means Phoenix, but nothing nowadays is fabulous and nothing rises from its ashes. "Phượng", tôi nói, "Phượng có nghĩa là Phượng hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là huyền hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó".
NQT: Tản mạn về phim và Những ngày ở Sài Gòn
Theo nghĩa đó, Thanh Tâm Tuyền, đọc Trầm tư của một tên tội tử hình của HHT, nghĩ đến giấc mơ Đức Phật trở lại thế gian của vị thần linh miền nam (1), qua hình ảnh cánh đồng miền bắc nát bấy, miếng thịt giữa làng, cái phong bì...., và đã mường tượng ra được con bọ VC, là vậy.
Cũng theo nghĩa đó, bạn có thể coi, bao nhiêu nước chảy qua con cầu Tin Văn này, là để đi tìm, về một cái tên, cho một cuộc chiến.

Phượng, của Greene gây ám ảnh cho chúng ta, đám Mít, nhưng Phượng, trong cái tít một bài thơ Shakespeare, "The Phoenix and the Turtle" mới gây nhiều tranh cãi, trong cả giới học giả, nhất là trong lớp độc giả báo TLS một thời gian dài: Phoenix nào, là ai, Turtle nào, là ai? Nhân vật nào trong lịch sử? Trong hai con, con nào đực, con nào cái... Bữa nào rảnh, sẽ lôi ra trình cho độc giả Tin Văn thấy, cái gọi là tò mò của người đọc.
Lạ nữa, TTT đã dịch bài thơ, làm đề từ cho cuốn Một Chủ Nhật Khác, cuốn tiểu thuyết sau cùng và đích thực của ông, trước khi đứt phim.

Nếu có dịp nói chuyện với anh TTT, nhớ cho TC gửi lời hỏi thăm. Hồi em quen nhà thơ chuyên môn làm thơ tán gái, và luôn luôn thành công, có gặp ảnh. Ảnh mắng: "Lại trốn học hả?"
"Viết vậy đủ rồi. Vả cũng hết sức. Trời cho sao thì hưởng vậy."
Tôi lại nhớ, lần nói chuyện qua điện thoại với ông anh, đã lâu. Và, vậy đủ rồi.

(1): Chữ của Thanh Nam, lúc đó là tổng thư ký tờ Nghệ Thuật, [sau giao lại cho VL] nơi đăng loạt bài TTT viết về HHT:
- Anh dám đụng vô vị thần linh của miền nam hả?
Bây giờ, giá mà được đọc lại cả hai, tác phẩm cùng bài điểm sách?

Hai Lúa đã từng đọc, hầu như tất cả các tác phẩm của HHT. Và đã từng kể lại, khi còn là học sinh trung học, vô Thư Viện Quốc Gia Sài Gòn, ở đường Gia Long, để chép lại từng chữ, truyện ngắn Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp của ông, khi ông đi tù, và đang nghiền ngẫm ở trong đầu, Trầm Tư.
Truyện ngắn đó, và những trang tiếng Tây, tác phẩm triết học của Trần Đức Thảo, về duy vật biện chứng.

Ôi "choa", giá mà còn nguyên cả cái đam mê đọc, chép, và mơ mộng... như hồi đó, nhỉ!

Nhưng không phải đợi vô tới Sài Gòn, Hai Lúa mới biết đến cái tên HHT. Biết, từ hồi còn học Nguyễn Trãi, Hà Nội, khi ông làm tờ Đông Phương, hay Phương Đông. TTT, khi còn là sinh viên ở Hà Nội, đã từng tham dự một cuộc thi truyện ngắn, do HHT tổ chức, trên báo của ông. Truyện ngắn tên là Phát Súng, được giải nhì, nhưng bị tòa báo tự kiểm duyệt, không đám đăng.
Bà cụ nhà thơ kể cho Hai Lúa nghe câu chuyện trên, và cho biết thêm, hồi ở Hà Nội, nhà thơ đã bị tụi Phòng Nhì để ý, theo dõi, vì  hay vô thư viện, mà vô là đọc sách Mác Xít.

Hai Lúa quen Cao Bồi, nhân lần ngồi chung bàn với TTT tại Quán Chùa. Cao Bồi thực sự quen TTT, chứ không quen Hai Lúa. Sau anh ta hay ngồi với Hai Lúa, là vì cả hai đều hay ngồi Quán Chùa. Cả hai đều làm cho Mẽo, và văn phòng của hãng thì đều gần đó.